KÌ BỐN-e
Từ những điểm Heidegger vừa bàn đến, chúng ta thấy rằng “Nguồn-sống-đang-ở-trong” (Being-in) không fải là một sở-hữu mà Cái-đang-ở-kia (Dasein) một đôi khi có nó và một đôi khi không có nó, mà thực ra không có “Nguồn-sống-đang-ở-trong” Cái-đang-ở-kia (Dasein) vẫn có thể có “Lẽ-sống-ở-trong-ấy”. Chúng ta không thể nói rằng hễ con người “có mặt” hay “sống” là con người “có” một liên-hệ-với Nguồn-sống (Sein) hướng-về “Thế-jan”, tức là một thế-jan đôi khi chính con người xuất-hiện với thế-jan đó. Heidegger nói rõ, Cái-đang-ở-kia (Dasein) không bao jờ có ngĩa gần-kề với sự-sống trong í-ngĩa thoát khỏi “Nguồn-sống-đang-ở-trong”, nhưng đôi khi Cái-đang-ở-kia (Dasein) lại có khuynh-hướng muốn có liên-hệ với thế-jan. Muốn có liên-hệ với thế-jan cũng có thể vì Cái-đang-ở-kia (Dasein) khi là Nguồn-sống-trong-thế-jan, đã có mặt như vậy. Cái gọi là Nguồn-sống (Sein) này không xuất-hiện chỉ vì có lẽ-sống đang có mặt ở đây bên ngoài Cái-đang-ở-kia (Dasein) và có liên-hệ với lẽ-sống. Lẽ-sống đang có mặt (entity is prsent-at-hand) chỉ muốn có liên-hệ với Cái-đang-ở-kia (Dasein) khi nào có thể, theo í-muốn của nó vì tự nó có mặt ngay ở thế-jan,
Theo Heidegger, ngày nay chúng ta nói đến rất nhiều về “con-người có một cộng-đồng (Umwelt)”. Nhưng câu nói này không có ngĩa về bản-chất (ontologically) nếu cộng-đồng đó không có í-ngĩa rõ-ràng – ví zụ, sống nhưng thiếu “hội-thông tích-cực/ communicative actions” như Habermas lưu-í trong Communication and the Evolution of Society (1979). Cái gọi là “có một cộng-đồng” fải nằm trong í-ngĩa sống-động của “Lẽ-sống-ở-trong”, ngĩa là con-người fải nằm trong í-ngĩa “sống-trong” để thực-sự có một cộng-đồng, nếu không đó chỉ là một câu nói hay một cảm-jác mơ-hồ về “một cộng-đồng” mà thôi. Vì Cái-đang-ở-kia (Dasein) là một hiện-hữu đúng với Nguồn-sống-ở-trong, cho nên Cái-đang-ở-kia (Dasein) có thể khám-fá ra và hiểu được những sự-sống khác nhờ nó đối ziện với những sự-sống ở thế-jan. Câu nói “có một cộng-đồng” là một câu nói chẳng có ngĩa jì cả xét về mặt bản-chất (ontologically), vì câu nói ấy ám-chỉ “có vấn-đề”. Để jải-quyết vấn-đề này chúng ta cần hiểu Nguồn-sống (Sein) của cái-đang-ở-kia (Dasein).
“Có một cộng-đồng” chỉ có thể có nếu cộng-đồng ấy (environment) được xây-zựng trên nền-tảng có Nguồn-sống-ở-trong. Vì cái-đang-ở-kia (Dasein) là một hiện-hữu (entity) ở ngay trong Nguồn-sống-ở-trong (xin nhắc lại như trên), nên nó có khả-năng khám-fá ra những hiện-hữu khác mà nó trực-ziện hay gặp gỡ trong cộng-đồng. Bởi thế Dasein có thể hiểu được những hiện-hữu khác – tức con người fải có í-thức là mình đang có mặt mới hiểu được sự hiện-hữu của người khác, mới júp ích cho người khác, và mới cùng người khác có cái gọi là thế-jan này. Để jải-quyết câu hỏi về “có một thế-jan” thì chúng ta fải nhìn rõ bản-chất Nguồn-sống (Sein) của cái-đang-ở-kia (Dasein). Mặc zù như K. von Baer đã nhìn ra bản-chất của Nguồn-sống (Sein) trong Sinh-vật học (Biology), nhưng chúng ta chớ nên hiểu lầm bản-chất của Nguồn-sống (Sein) là Thuyết Sinh-vật (Biologism). Theo Heidegger, mặc zù “cộng-đồng” hay “chốn sinh-tồn” (environment) chính là cơ-cấu cho khoa Sinh-vật. Nhưng khoa Sinh-vật, một Khoa-học cụ-thể, vẫn không thể và chẳng bao jờ có thế định-ngĩa được Nguồn-sống (Sein), mà chỉ đưa ra jả-thiết mà thôi. Đúng thế, ngay cả những điều-kiện của lẽ tự-nhiên zành cho cơ-cấu để khoa Sinh-vật ngiên-cứu, thì cơ-cấu của Nguốn-sống (Sein) cũng chỉ được cắt-ngĩa theo Triết-học – tức là chỉ nêu lên bằng câu hỏi mà thôi. Điều-kiện theo lẽ tự-nhiên được nhận ra trước tiên như là một cơ-cấu của cái-đang-ở-kia (Dasein). Ngĩa là cái-đang-ở-kia (Dasein) là lẽ tư-nhiên (a priori condition).
Heidegger nhận-định rằng, chỉ còn cách hướng về cơ-cấu (ontology) như vừa bàn đến ở trên, chúng ta mới hiểu “cuộc-đời” là một Nguồn-sống (Sein) theo lẽ tự-nhiên (a priori). Hiểu được như thế là công-fu riêng của mỗi người (a privative manner). Kinh-ngiệm sống (ontically) và kinh-ngiệm về bản-chất (ontologically) là điều quan-trọng nhất hay ưu-tư nhất nằm trong í-ngĩa Sống-trong-thế-jan. Fân-tích ra lẽ Cái-đang-ở-kia (Dasein) cần fải hiểu rõ ngọn-nguồn.
Heidegger nêu lên câu hỏi như sau: “Chúng ta có lí-zo ngi-ngờ mọi nỗ-lực của chúng ta tìm hiểu về Nguồn-sống như thế hay không?” Cho zù chúng ta biết rằng Sống-trong là đúng, zường như chúng ta vẩn nge có chữ không. Và đây cũng là lẽ hiển-nhiên. Biết là “đúng” rồi lại cảm như “không đúng” tức là chúng ta đã rõ đây là vấn-đề của hiện-tượng, cho nên khả-năng nhận ra tính-chất “đúng/sai” là một í-thức hay cảm-nhận “đúng” (a genuine sense) về mặt hiện-tượng. Khi “Sống-trong-thế-jan” đã fô-bày rõ ràng chỉ là hiện-tượng, thì những jì jả-trá bị lột trần bởi chính Cái-đang-sống-ở-kia (Dasein). Cái-đang-sống-ở-kia (Dasein) thấy được hiện-tượng vì hiện-tượng nằm ngay ở nền-tảng của nó – tức là trong Cái-đang-ở-kia (Dasein) có những cái “đúng/sai”. Tôi là một người í-thức mình đang sống, tức là tôi biết những “đúng/sai” trong tôi. Bởi thế lúc nào và trong bất kì trường-hợp nào cũng có cái biết về Nguồn-sống (Sein) của Cái-đang-ở-kia (Dasein). Nói theo tiếng Việt, tôi, con-người-í-thức-đang-ở-đây (Dasein) hiểu thế nào là Sống (Sein); và zo đó, hiểu thế nào là sai. Tuy nhiên, theo Heidegger, trong rất nhiều trường-hợp, chúng ta suy-ziễn hiện-tượng ấy sai lầm về fương-ziện bản-chất (ontologically) ngay trong í-niệm về Nguồn-sống (Sein) của Cái-đang-ở-kia (Dasein). Không trình bày đúng hiện-tương, tức là không hiểu đúng Cái-đang-sống-ở-kia (Dasein) và zo đó cũng không hiểu đúng Nguồn-sống-trong-thế-jan. Muốn hiểu đúng Nguồn-sống-trong-thế-jan chúng ta fải chạm-mặt cùng nhau trong thế-jan, trên căn-bản Nguồn-sống (Sein) mà chúng ta đang-sống-ở-đây (Dasein) đều có.
Trong Cái-đang-sống-ờ-kia (Dasein) Nguồn-sống (Sein) mà chúng ta bàn đến ở trên luôn luôn rõ ràng (bekannt) ở một vài trường-hợp. Nếu ai cũng nhận ra nó (erkannt) thì cái “thức” về nó là cái “thức” của thế-jan (Welterkennen) và là một ví-zụ độc-đáo nhất (exemplification) về liên-hệ của của con người đối với thế-jan, mà trong chính-bản Sein und Zeit Heidegger gọi “con-người” ở đây là “tinh-thần” hay “Geist” vì sự hiểu biết này uyên-áo nhất. [như vậy thiếu hội-thông ơ thế-jan, con người là những kẻ vô-hồn]. Hiểu được thế-jan là trình-bày hay jới-thiệu mình với thế-jan, và bàn cho kĩ về sự hiểu-biết ấy. Việc làm như thế là hành-động quan-trọng của í-thức Sống-trong-thế-jan zù chưa ai biết đến.
Cũng theo Heidegger, vì cấu-trúc của Nguồn-sống (Sein) vẫn còn xa lắc xa lơ trong í-ngĩa về bản-chất (ontologically), cho nên chúng ta chỉ hiểu được Nguồn-sống (Sein) qua kinh-ngiệm sống (ontically) jữa thế-jan (Welt) và tinh-thần (Geist). Chúng ta chỉ na ná hiểu được Nguồn-sống (Sein) qua jao-tiếp với những cuộc-đời ở thế-jan để làm nền-tảng cho cái biết của mình xét về bản-chất (ontologically). Zo lẽ đó chúng ta cố-gắng nhìn cho rõ liên-hệ jữa thế-jan (Welt) và tinh-thần (Geist) như là nền-tảng và í-ngĩa về Nguồn-sống (Sein) của thế-jan và tinh-thần. Tức là nhìn cho rõ Nguồn-sống (Sein) đang-có-mặt-lù-lù-ở đây.
Heidegger viết rõ hơn: Mặc-zù chúng ta đã có kinh-ngiệm “Nguồn-sống-lù-lù-ở-đây” trước khi bị hiện-tượng bao fủ (pre-phenomenological experience) và chúng ta biết và nhận ra nó (erfahren und gekannt), Nguồn-sống ấy zường như vẫn vô-hình nếu chúng ta suy-ziễn nó hoàn toàn sai về bản-chất (ontologically). Nguồn-sống (Sein) của Cái-đang-ở-kia (Dasein) – hay nói nôm-na theo tiếng Việt: Nguồn-sống (Sein) của Cái-ta-có-í-thức-đang-ở-kia (Dasein) như thế vẫn chưa rõ-rệt, cho nên nó chính là vấn-đề của Nhận-thức (epistemology) hay còn là tính Siêu-hình của nhận-thức (the Metaphysics of Knowledge). Heidegger nhấn mạnh bằng một câu hỏi: “Chủ-thể liên quan tới Vật-thể/Đối-tượng (Object) hay Đối-tượng (Oject) lien-quan tới chủ-thể? Ở đây, vì chữ “subject/chủ-thể” không viết hoa, trong khi chữ “Object/đối-tượng” được viết hoa – theo tư-zuy và hạn-từ của Heidegger trong Was ist ein Ding, nó cũng có-ngĩa, vấn-đề đặt ra (subject) và đối-tượng bàn đến (Object) cái nào rõ ràng hay quan-trọng hơn. Nhưng ngay sau đó, Heidegger bàn tới lẽ tương-quan (relationship) của chủ-thề và Đối-tượng/Object bằng nhận-định rằng liên-hệ này (subject-Object relationship) cần fải đặt ra trước tiên. Heidegger đã trả lời ngay là trong khi tiền jả-thiết hay liên-hệ (subject-Object) còn đó thì nó chính là một vấn-đề không tốt vì chúng ta không hiểu bản-chất (ontologically) của nó là jì. Rõ ràng chữ “Object” trong “subject-Object Relationship” là vấn-đề quan-trọng.
Hiện-tượng của í-niệm Sống-trong hiển-nhiên liên-quan tới hiểu-biết về thế-jan. Đây không còn là vấn-đề Nhận-thức Học (epistemology) bởi lẽ hiểu-biết cụ-thể không fải là vấn-đề lí-thuyết (non-theoretical/atheoretical). Biết ở trường-hợp này là hiểu rằng một Nguồn-sống (Sein) bị hiểu sai-lầm (đi hoang). Thế thì, Sống-trong-thế-jan fải được trình-bày rõ rệt. Đề hiểu thế-jan chúng ta fải làm cho cái biết ấy rõ-ràng bằng khuôn-mẫu hay fương-fáp (modality) hiện-hữu của lẽ Sống-trong (In-Sein).
Muốn biết thế-jan, Heidegger đề-ngị một fương-fáp hay mô-hình Sống-trong (In-Sein) gọi là Die Exemplifizierung des In-Sein an einem fundierten Modus, zưa trên í-niệm của Husserl bàn đến trong cuốn Logische Untersuchungen, tập II, chương 2, xuất bản năm 1913 (Xin đọc Nguyễn Quỳnh, Đọc, Fê-bình và So-sánh Logische Untersuchungen của E. Husserl và Phenomenology and Dialectic Materialism của Trần Đức Thảo, đã bắt đầu đăng trên VCV. Đây chính là điều vì sao tác-jả (NQ) jới thiệu một loạt bài “Đọc và Fê-bình” vì liên-hệ tư-tưởng. Đồng thời như tác-jả (NQ) đã lưu-í trong bài zẫn-nhập là thiếu căn-bản triết-học của Kant, Hegel, và nhất là Husserl thì chuyện hiểu Heidegger chỉ là “mộng-mị”.)
Không thể có Sống-trong-thế-jan khi Sống-trong-thế-jan còn bị che mờ, đặc biệt khi Cái-đang-ở-kia (Dasein) –tức con người í-thức – biết rõ hiểu-biết về chính Nguồn-sống (Sein) của mình, zù cho hiểu-biết ấy vẫn còn bao la. Hiện-tượng biết về thế-jan không zễ jì biến đi sớm vì nó fải được fân-tích có fương-fáp căn-bản để tìm ra tính jả-trá. Hiểu biết tường-tận hay có minh-chứng rõ-ràng là một việc làm cụ-thể mà ngày nay (thời của Heidegger) chúng ta đã biết, là trình-bày í-thức của chúng ta trong liên-hệ chủ-thể và Đối-tượng (subject-Object), một í-thức hay việc làm trong đó có cả hai “Thật/truth” và “Không/vacuity”. Nhưng, theo Heidegger, chủ-thể (subject) và Đối-tượng (Object) không zính-záng jì tới Cái-đang-ở-kia (Dasein) và cũng không zinh-záng jì tới thế-jan.
Theo Heidegger, ngay cả nếu chúng ta có thể định-ngĩa được í-niệm Sống-trong (In-Sein) trong í-ngĩa Sống-trong-thế-jan-là-biết thì Sống-trong vẫn là việc làm quan-trong nhất của chúng ta để chúng ta thấy rõ tính-chất hiện-tượng của một Nguồn-sống (Sein) đang có mặt và hướng về thế-jan. Nếu chúng ta ngĩ đến liên-hệ của Nguồn-sống (Sein) và gọi Nguồn-sống (Sein) là “Thiên-nhiên”, thì cái “Thiên-nhiên” ấy cũng chỉ là cái biết “na-ná” về Nguồn-sống (Sein) mà thôi. Biết ấy hay thức ấy không fải là Nguồn-sống (Sein). Nếu “Biết là biết hết thẩy” thì nó hoàn-toàn thuộc về những jỉ sống. Những jì gọi là sống ở đây là con người, và như thế “con-người biết”. Nhưng đối với những con-người có í-thức mà Heidegger gọi là “human-Things, “biết không fải là cái biết trước mặt” bởi vì cái hiện ra bên ngoài không fải là tính-chất cụ-thể của vấn-đề trước mặt. Thế thì, biết là fải biết “cái bên trong.” Như vậy, “cái bên trong” và “cái bên ngoài” không jống nhau. Đặt ra câu hỏi về “Trong” và “Ngoài” là nêu lên câu hỏi về iếu-tính của í-thức hay hiều-biết bằng cách làm sáng-tỏ liên-hệ của chủ-thể (subject) và Đối-tượng (Object) khi chúng ta đặt vấn-đề với liên-hệ ấy.
Làm sao để cái biết trình-bày ra đối-tượng (Object) thì người biết fải có khả-năng suy-tư như đối-tượng và không cần fải nhảy vào lãnh-vực khác. Điều này rất rõ trong cách đọc và hiểu một tư-tưởng trực-tiếp nội-zung của tư-tưởng đó, khác với “hiểu” một tư-tưởng qua kiến-jải của người khác về tư-tưởng đó. Theo Heidegger, zù bằng cách nảo chăng nữa, câu-hỏi về Nguồn-sống (Sein) liên quan tới hiểu-biết hay í-thức fải là câu hỏi rõ ràng vì Nguồn-sống (Sein) luôn luôn ẩn-tàng hay iên-lặng trong vấn-đề của người muốn biết nêu lên. Zĩ nhiên, theo Heidegger, một đôi khi chúng ta chắc chắn không ngĩ tới nội-tâm (Innen) của chủ-thể và lãnh-vực bên-trong của nội-tâm ấy jống như “một cái hộp” hay “một cái tủ”. Nhưng khi chúng ta hỏi í-ngĩa quan-trọng trong cái hiển-nhiên và sâu-sắc của “nội-tâm” (Innen) trong đó kiến-thức của chúng ta fần nào trú-ngụ, hoặc chúng ta hỏi vì sao Nguồn-sống Nội-tâm (Innenseins) có trong kiến-thức của chúng ta lại có tính-chất của Nguồn-sống (Sein) nằm trong nền-tảng của một thứ Nguồn-sống (Sein) của chính chủ-thể vì Nguồn-sống ấy (Sein) vẫn âm-thầm có mặt trong chủ-thể. Fải nói rằng đây chính là kinh-ngiệm và suy-tư riêng của Heidegger mà thuật-ngữ và cách trình bày của ông đòi hỏi người đọc nhiều công-fu ziễn-jải. Bởi vậy, chính Heidegger cũng í thức rằng, zù cho chúng ta có cố gắng suy-ziễn Nguồn-sống (Sein) này tới đâu chăng nữa mà chúng ta không hỏi xem làm sao kiền-thức thoát ra khỏi kiến-thức để vượt lên cao hơn kiến-thức thì cái biết của chúng ta về sự bí-ẩn ấy vẫn còn nhiều “lấn-cấn”, trừ fi chúng ta biết làm sáng-tỏ Nguồn-sống đó (Sein) và biết Nguồn-sống đó (Sein) là jì.
Đúng vậy, chúng ta vẫn còn “mù loà” trước những jì âm-thầm và chưa rõ-rệt chỉ vì ngiên-cứu của chúng ta còn tạm-bơ (provisional) trước vấn-đề gọi là hiện-tượng của kiến-thức, ví-zụ trước vấn-đề í-thức hay biết về Nguồn-sống (Sein) của Cái-đang-ở-kia (Dasein) và thức-đó fải zựa trên nền-tảng (ontologically) của Nguồn-sống (Sein).
Nhưng nếu chúng ta jả-thiết rằng chúng ta fải tìm cho ra bóng záng hiện-tượng vì í-thức là một Nguồn-sống (Sein) có mặt trong Cái-đang-ở-kia (Dasein). Cho nên, chúng ta có thể fản-đối thế này với lối trình-bày hay fân-tích í-thức như thế, thì í-thức không còn là í-thức nữa. Thế nhưng, điều chúng ta cho là (presuppose) và đặt thành câu hỏi là khi í-thức đã được coi là rõ trong thế-jan, mà thực ra í-thức đó chưa tới thế-jan, như vậy í-thức đó đã vượt lên cao hẳn con người suy-tư (subject) chưa? Câu này có ngĩa con người suy tư fải vượt lên cao hơn nữa để biết về cái biết cao và sâu hơn. Qủa là người viết và người đọc vẫn chưa thỏa mãn. Nhưng xin kiên-nhẫn đợi chờ. Lí zo, ngay cả với Heidegger, chuyên-luận Sein und Zeit chưa chấm zứt ở đây.
Câu hỏi trên, xét về mặt cơ-cấu luận, mà chúng ta vẫn chưa bàn tới nó qua fương-fáp Hiện-tượng Luận thì trên tiêu-chuẩn fán-xét nào sẽ được zùng để quyết-định xem còn có vấn-đề nhận-thức nào khác hơn là hiện-tượng của hiểu-biết hoặc Nguồn-sống (Sein) nào là của con người í-thức không?
Heidegger nêu lên câu hỏi thế này: “Nếu bây jờ chúng ta hỏi cái jì lộ ra trong những khám-fá có tính hiện-tượng về vấn-đề hiểu-biết hay í-thức, thì chúng ta fải nhớ rằng trước hết í-thức nằm trong một Nguồn-sống-đã-sẵn-có-trong-thế-jan (Shon-sein-bei-der-Welt) làm căn-bản (essentially) cho Nguồn-sống (Sein) của Cái-đang-ở-kia (Dasein) [dass das Erkennene selbst vorgängig gründet in einem Schon-sein-bei-der-Welt, als welches das Sein von Dasein wesenhaft konstituiert.]. Nói cho gần trọng tâm của vấn-đề hơn nữa thì, Nguồn-sống-đã-sẵn-có-trong-thế-jan (Shon-sein-bei-der-Welt) không fải là một điểm ngắm cố-định và hoàn-toàn có mặt ngay ở đây. Như chúng ta đã để í, Sống-trong-thế-jan là một thực-thể hấp-zẫn đối với thế-jan. Nếu bảo rằng í-thức chỉ có thế có trong hiểu-biết bản-chất của cái jì trước-mắt-chúng-ta để chúng ta xem xét và tìm hiểu, thì trước hết, theo Heidegger, fải có vấn-đề thiếu-sót (deficiency) trong cách chúng ta sống với thế-jan.[Trong thế-jan, chúng ta luôn luôn có những thiếu-sót về nhận-thức]. (Bản Anh-ngữ của Macquarrie và Robinson, 1962, cho biết chữ “als” trong câu “Damit Erkennen als betrachtendes Bestinnnen des Vorhandenen möglich sei …” gi trong bản cũ, được thay hế bằng chử “das”, gi trong bản mới. Tôi zựa trên bản cũ, theo Macquarrie và Robinson).
Khi ưu-tư chúng ta ngưng lại (Sichenhalten) tức lưu-tư của chúng ta ở trong cách Sống-trong (Insein) mà Heidegger gọi là ở trong cách-nhìn theo lối Sống-trong (Insein). Nguyên ngữ của Heidegger là: “das Nur-noch-verweilen bei ….” Lối Sống-trong ấy (Insein) hướng về thế-jan đưa chúng ta chạm mặt với những lối-sống khác (entities) [hay người khác] trong-thế-jan-này, hiện ra hoàn-toàn i như những lối-sống ấy. Nhìn sự-vật như thế này là lối nhìn trực-tiếp vào sự-vật ngay trước mắt. Lối nhìn này thay cho “quan-điểm” có trước đến từ lối-sống mà cái-nhìn này chạm mặt. Theo Heidegger, nhìn-như-thế là tự-nhiên bước vào một lồi-sống cùng với những đời-sống khác ở ngay-trong-thế-jan. (In sogearteten “Aufenthalt”. Chữ Aufenthalt có ngĩa là ngừng ở một nơi. Tại điểm này tôi cần sự júp đỡ của Macquarrie và Robinson. Theo hai học-jả này thi Heidegger đã zùng hai tiếp đầu-ngữ “ auf-” và “ent-“ trong hai động-từ “auf-halten” (jữ lại) và “ent-halten”(zuy-trì); và zo đó chữ “Aufenthalt” có ngĩa là “ở”.
Heidegger nói, í-ngĩa “ở/Aufenthalt” này júp chúng ta ngừng-lại vì í-niệm-có-mặt-ngay-đây đã tới. “Í-niệm đã-tới” có ngĩa là khi chúng ta nói về cái jì fải là cái jì và fải bàn rõ ngay về cái ấy. Ziễn-tả như thế là trình-bày í-ngĩa để cho í-niệm được rõ ràng. (wird das Vernehmen zum Bestimmen).
Khi Cái-đang-ở-kia (Dasein) (con-người-í-thức-ở-kia) nhắm tới một cái jì và nắm được cái đó thì cái đó zường như vẫn chưa thoát khỏi lãnh-vực nội-tại bởi vì trong lãnh-vực nội-tại cáí đó vẫn còn fần-nào mang iếu-tính rõ ràng, và bởi vì Nguồn-sống (Sein) của cái đó vẫn luôn luôn “nằm ngoài” zù “cùng với” những đời-sống khác mà cái đó chạm mặt và thuộc về thế-jan ai cũng biết. Không fải cái jì còn trong nội-tại cũng bị bỏ rơi, khi Cái-đang-ở-kia (Dasein) sống cùng với đời-sống mà chúng ta sẽ thấy, và khi Cái-đang-ở-kia (Dasein) trình bày rõ sắc-thái của nó. Nhưng ngay cả khi trong “Cái-sống-ở-ngoài” này đi cùng với đối-tượng, thì Cái-đang-ở-kia (Dasein) vẫn “ở bên trong” như là một Nguồn-sống-trong-thế-jan. Hơn nữa, theo Heidegger, nhận-thức về cái jì đã biết không fải là cách trở về với những jì mình “đớp được của thế-jan” rồi nhét của đó vào “rương í-thức” sau khi đã ra đường lần mò và “thuổng được”. Ngay cả trong hành động thấy, zuy-trì và bảo-tồn, Cái-đang-ở-kia (Dasein) (con-người-có-í-thức) vẫn biết mình còn ở bên ngoài, bởi vì Cái-đang-ở-kia (Dasein) vẫn chỉ là Dasein mà thôi. Nếu tôi chỉ biết (Wissen) lơ mơ là Nguồn-sống (Sein) của mọi sự-sống (entities) quanh đây hợp lại, và nếu tôi “chỉ” trình bày những sự-sống ấy, không làm mà chỉ ngĩ, thi chẳng qua tôi vẫn là kẻ bàng quang đi bên lề thế-jan hơn là tôi hiểu được những sự-sống kia một cách uyên-nguyên. (…bei einem originären Erfassen).
Bây jờ chúng ta đã thấy vì sao những lối Sống-trong-thế-jan là quan-trọng cho cái thức của chúng ta ở thế-jan. Những lối sống ấy liên-hệ chặt chẽ với nhau từ nền-tảng, để tạo-thành í-thức hay hiểu-biết. Cái-đang-ở-kia (Dasein) hay con-con-người-í-thức-đang-ở-kia đạt tới một vị-trí-mới-của-Nguốn-sống, mà tiếng Đức của Heidegger gọi là Seinstand vì nó hướng về một thế-jan đã được khám-fá ngay trong Cái-đang-ở-kia (Dasein), hay ngay-trong-con-người-í-thức-ở-kia. Thực-thể mới của Nguồn-sống (Sein) này có thể tự-nó fát-triển như một sứ-mạng có thể thực-hiện được. Là một hiểu-biết có tính khoa-học, Nguốn-sống (Sein) mới này nắm vai trò chỉ-đạo cho í-niệm Sống-trong-thế-jan. Tuy nhiên, tính “ham-lợi/commercium” của chủ-thể để có một thế-jan vẫn chưa đạt đến được bằng í-thức. Nó cũng chưa xuất-hiện để cho thế-jan thức-tỉnh chủ-thể. Í-thức hay hiểu-biết là một thứ Cái-đang-ở-kia (Dasein), hay con-người-đang-ở-kia trên nền-tảng của Sống-trong-thế-jan. Zo đó, Sống-trong-thế-jan là một í-niệm căn-bản cần fải được bàn tới trước.
Tới đây, chúng ta thấy, Heidegger đã quán-triệt tư-tưởng của Husserl và fát-triển tư-tưởng ấy về một cộng-đồng nhân-loại (Geisteswissenschaften) của Husserl bằng một lối suy-tư riêng, với fương-fáp và ngôn-ngữ rất “Heidegger”. Xin đọc “Suy-niệm Năm” trong Suy-tư trong Tinh-thần Descartes của Husserl, bản Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh, đang đăng trên Văn-chương Việt.
III. CỘNG-ĐỒNG THẾ-JAN CỦA THẾ-JAN
Hiển-nhiên, để hiểu rõ Sống-trong-thế-jan Heidegger bắt đầu bàn đến cấu-trúc thế-jan. Điều này xem ra có vẻ zễ-zàng. Nhưng trước hết chúng ta nên đặt câu hỏi: “Ziễn-tả thế-jan như là một hiện-tượng có ngĩa jì?” Heidegger trả lời: “Để cho chúng ta thấy thế-jan trong nhiều góc-cạnh sống (entities) khác nhau ở thế-jan, ví như chúng ta thấy nhà cửa, cây cối, con người, núi đồi, và tinh-tú …” Chúng ta có thể ziễn-tả những góc-cạnh này và cắt ngĩa những hoạt-động nội-tại của chúng. Theo Heidegger, nhận-định như thế là một í-thức trước khi có hiện-tượng (pre-phenomenological business) nhẩy vào. Heidegger gọi ziễn-tả ấy là hiểu-biết zựa trên hiểu-biết bằng kinh-ngiệm (ontical). Tuy nhiên, điều chúng ta muốn biết vẫn là “đi tìm Nguồn-sống (Sein), mà hiên-tượng lại cho chúng ta thấy cái jì có vẻ như Nguồn-sống (Sein), zo đó hiên-tượng có vẻ như cấu-trúc của Nguồn-sống (Sein), mà cái jì “có vẻ” không fải là sự-thật hay chân-tính.
Trình-bày hiên-tượng của thế-jan là trưng ra Nguồn-sống (Sein) của những jì đang có mặt ở thế-jan, trước mặt chúng ta và ngay trong thế-jan này. Sửa sai hiện-tượng trong í-niệm vì những í-niệm ấy cứ lù lù che khuất sự-thật. Thế thì, theo Heidegger, những jì đang sống hay đang có mặt ở thế-jan (entities) chính là những thực-tại mà ông ta gọi là Dinge/Things hay chúng là thực-tại trong ngĩa rất gần-gũi và jản-zị của Thiên-nhiên hay định-luật Tự-nhiên. Vậy thì sự-vật hay sự-kiện nào cũng có já-trị (werbehaltete Dinge). Tính của sự-vật cũng có ngĩa rất cụ-thề là sự-vật-trong-thế-jan. Song le, tính thế-jan của sự-vật lại có một vấn-đề bởi vì Tính-vật-ở-thế-jan khi có já-trị lại zựa vào Tính-vật-của-Thiên-nhiên, mà Tính-vật-của-Thiên-nhiên lại là Nguồn-sống của sự-vật ở Thiên-nhiên, zo lẽ Thiên-nhiên thế nào thì ra thế. Tính-chất của Nguồn-sống ấy (Sein) thuộc về Sự-vật của Thiên-nhiên, mà Sự-vật của Thiên-nhiên là nền-tảng, là chất-tính, hay nội-zung (substances) cho mọi vật. Thế thì í-ngĩa về bản-chất (ontologically) của Sự-vật của Thiên-nhiên là jì?
Theo Heidegger, đây có fải là câu-hỏi về “thế-jan” trong í-ngĩa bản-chất (ontologically) hay không? Rõ ràng đây là vấn-đề bản-chất. Nhưng ngay cả nếu vấn-đề bản-chất cho chúng ta thấy rõ Nguồn-sống (Sein) của Thiên-nhiên rõ rệt nhất và theo những jải-thích rõ-ràng về sự-sống (entity) i như những khoa-học về các hiện-tượng tự-nhiên theo toán-học, vấn-đề bản-chất cũng không bao jờ hiểu được hiện-tượng của “thế-jan”. Thiên-nhiên tự nó là đời-sống (entity). Khi Thiên-nhiên chạm mặt với thế-jan, Thiên-nhiên sẽ trở thành méo-mó trong mọi khía-cạnh và trong mọi hoàn-cảnh.
Heidegger lại hỏi: “Thế thì chúng ta có nên zính-záng jì tới những lối-sống (entities) không?” Những lối-sống mà Cái-đang-ở-kia (Dasein) có liên-hệ với, ví-zụ những Sự-vật “có-já-trị”. Có thực là “những sự-vật-ấy” không cho chúng ta thấy thế-jan mà chúng ta đang sống? Có lẽ “những-sự-vật-ấy” cho chúng ta thấy cái jì như thề thế-jan sâu-sắc hơn. Nhưng, “những-sự-vật-ấy” cũng chỉ là những lối-sống “ở trong” thế-jan.
Heidegger nhận thấy rằng: “Cả hai lối trình-bày hay jải-thích theo kinh-ngiệm (ontical) và lối trình-bày hay jải-thích theo bản-chất (ontological) về Nguồn-sống (Sein) đều không thể nào hiểu được hiện-tượng của thế-jan.” Trong cả hai lối ấy (kinh-ngiệm và bản-chất) nhằm đạt đến hay hiểu “Nguồn-sống (Sein) có tính Khách-quan”, thì “thế-jan” luôn luôn chỉ là một thế-jan của “tiền jả-thiết” trong rất nhiều záng vẻ khác nhau.
Cũng có thể là chúng ta không biết cách jới-thiệu chúng ta như một bản-chất sống rõ-ràng với “thế-jan”. Đúng thế, chúng ta gọi lối sống của chúng ta là lối sống “trong-thế-jan”. ‘“Thế-jan” này có lẽ là sắc-thái của Nguồn-sống (Sein) thuộc vế Cái-đang- ở-kia (Dasein)?” Nếu vậy, có fải mọi Cái-đang-ở-kia (Dasein) vẫn chỉ nằm cạnh-kề Nguồn-sống (Sein) mà thôi? Và như vậy Dasein có thế-jan không? Vậy thì, thế-jan không trở thành “một-thứ riêng tư (subjective)”? Liệu chúng ta có một “thế-jới-chung” cho chúng ta sống không? Và nếu chúng ta tò mò về “thế-jan” thì chúng ta muốn có “thế-jan” nào? Chúng ta không có thế-jới “chung” (common) và cũng chắng có thế-jới “riêng” (subjective), mà chỉ có cộng-đồng thế-jan (worldhood/weltlichkeit) trong thế-jan mà thôi. Bằng con đường nào chúng ta có thể tới hiện-tượng cộng-đồng ở thế-jan này?
Đúng vậy,Weltlichkeit/cộng-đồng thế-jan là một í-niệm về bản-chất (ontological concept). Í-niệm này chính là cấu-trúc của một trong những vấn-đề của Nguồn-sống-trong-thế-jan, mà Nguồn-sống-trong-thế-jan, như chúng ta đã biết, là iếu-tố nhờ đó tính-chất của Cái-đang-ở-kia (Dasein) có í-ngĩa sống rõ-ràng. Như vậy, Heidegger đi tới kết-luận, cộng-đồng-thế-jan (Weltlichkeit) là một sinh-tồn hay có thật (existentiale). Nếu chúng ta tìm-hiểu “thế-jan” theo í-ngĩa về bản-chất (ontologically) thì chúng ta không thể bỏ qua fân-tích Cái-đang-ở-kia (Dasein) như một đề-án ngiên-cứu. Xét theo bản-chất, cái gọi là thế-jan ấy không luôn luôn tiêu biểu cho những lối-sống (entities) mà Cái-đang-ở-kia (Dasein) thực ra không có. Nói rõ hơn, thế-jan ấy chính là Cái-đang-ở-kia (Dasein). Điều này không có ngĩa là chúng ta không thể truy-tầm hiện-tượng của “thế-jan”, ngược lại chúng ta fải truy-tầm “thế-jan” đó qua những lối-sống (entities) ngay-trong-thế-jan và Nguồn-sống (Sein) mà những lối-sống kia (entities) đang fát-triển. Theo Heidegger, cho tới lúc này, công-việc fân-tích thế-jan theo hiện-tượng đã qúa rõ-ràng. Nếu chúng ta không muốn tìm một fương-fáp fân-tích kĩ hơn nữa, thì chúng ta cũng vẫn fải làm sáng tỏ iếu-tính của bản-chất.
Heidegger để chữ thế-jan trong ngoặc đơn và ngoặc kép để miêu-tã í-ngĩa chữ thế-jan mà chúng ta thường zùng. Ông cũng làm sáng-tỏ chữ thế-jan ấy trong nhiều ngĩa khác nhau, bằng cách ngiên-cứu kĩ-càng những í-ngĩa khác nhau về chữ thế-jan như sau đây, để chúng ta biết các hiện-tượng khác nhau và liên-hệ của chúng:
-
Chữ ‘Thế-jan’ (ngoặc đơn) được zùng như một í-niệm zựa vào kinh-ngiệm (ontical) để miêu-tả tất cả lối-sống (entities) có thể thấy ngay trước mắt trong thế-jan.
-
Tất cả chức-năng của chữ “Thế-jan” (ngoặc kép) tạo thành một từ-ngữ ziễn-tả bản-chất (ontological). Chữ “Thế-jan” này cũng miêu-tả Nguồn-sống (Sein) của tất cả lối-sống (entities) như đã bàn ở trên. Thực vậy, chữ “thế-jan” này cũng là một từ-ngữ cho bất kể lãnh-vực nào có tính fức-tạp, ví-zụ khi chúng ta nói đền “Thề-jan” của một nhà Toán-học, thì chữ “Thế-jan” này ám-chỉ những vấn-đề có thể có trong Toán-học.
-
Chữ “Thế-jan” cũng có thể được hiểu theo ngĩa “í-thức zựa vào kinh-ngiệm” (ontical). Tuy nhiên chữ “Thế-jan” này không jống như những lối-sống (entities) mà Cái-đang-ở-kia (Dasein) không ở trong-thế-jan nhưng lại chạm mặt trong-thế-jan. Đúng ra chữ “Thế-jan” như trong í-ngĩa sống-trong này là Cái-đang-ở-kia (Dasein) cụ-thể. Vậy thì “Thế-jan” này là “sống” tvà chữ “sống” này là động-từ, như khi ta nói: “Tôi sống”. Cho nên, Heidegger nhận-định, chữ “Thế-jan” hay “sống” zùng ở đây là một í-ngĩa sống có trước khi nói tới bản-chất (pre-ontological existententiell signification). Như vậy, chữ “Thế-jan” có ngĩa “quần-chúng” mà chúng ta gọi là “chúng-ta-thế-jan”, hay “một cộng-đồng (Umwelt) chặt chẽ nhất của một người (như một ja-đình). Và đúng ra, chữ “Umwelt” có ngĩa là “thế-jan quanh ta” khác với “thế-jan ngoài kia”.
-
Cuối cùng, chữ “Thế-jan” ziễn-tả í-niệm về bản-chất sinh-tồn của Tính Thế-jan (Weltlickeit) hay Cộng-đồng thế-jan. Cộng-đồng hay Tính Thế-jan có thể có nhiều bản-sắc (modes) tùy theo cơ-cấu mà bất kì “Thế-jan” đặc biệt nào cũng có thể có và ở bất cứ lùc nào. Tính Thế-jan hiện bày trong nó sắc-thái tự-nhiên (a priori) của Tính Thế-jan theo ngĩa thông-thường. Heidegger lưu í rằng chúng ta sẽ zùng ngĩa chữ “Thế-jan” theo trường-hợp thứ ba ở trên. Còn nếu đôi khi chúng ta muốn zùng chữ “Thế-jan” trong trường-hợp thứ nhất, thì chúng ta để chữ đó trong ngoặc đơn: ‘Thế-jan’ như đã gi trên.
-
Xin đón đọc Triết-học là một Môn-học rất Gay-go/Philosophie als strenge Wissenschaft: Một lí-tưởng của Husserl, sẽ được Nguyễn Quỳnh trình-bày trên Văn-chương Việt.
Còn tiếp nhiều kì.
January 8, 2012.
(Còn tiếp)