Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.152
123.225.071
 
Quyền-Lực Và Tự-Zo
Nguyễn Quỳnh USA

Zựa trên nguyên-tác Power and Freedom

2008-2009

 

Lời mở đầu

Hơn bốn trăm năm trôi qua, tư-tưởng trong triết-học Tây-fương, chủ iếu là Anh và Đức đã đóng góp rất nhiều cho sự hiểu biết của con người về mặt chính-trị, xã-hội và đạo-đức, ảnh hường rất lớn vào sự thay đổi văn-hóa, khoa-học, kĩ-thuặt, chính-trị và kinh-tế toàn cầu. Kể từ gần hai trăm năm lại đây, triết-học thực-tiễn của Hoa-kì, coi hành-động là điểm khởi-hành trước khi tiến về lí-thuyết,.”.Philosophy is a point of actions, NOT a point of interpretations.” Quan-niệm này đã từ từ đẩy triết-học Âu-châu (continental philosophy) vào hậu-trường. Triết-học nào – Âu-châu hay Hoa-kì –sẽ júp con người thức-tỉnh hơn và can-đảm hơn để tiếp-tục đi lên? Chương cuối của chuyên-luận sẽ bàn đến triết-học hiện-đại (contemporary/post-modernism) và xã-hội con người trong đó Mĩ, Việt và Tầu là ba thực-tại chính-trị và xã-hội được tác-jả khai-thác nhiều nhất vì chúng ta đang chứng-kiến quyền-lực và tự-zo trong hai thái-cực: Vòng biện-chứng mở rộng biên-cương của bá-quyền (circle dialectics), và vòng biện-chứng ngịch-đảo (negative dialectics) để júp chúng ta hiểu vì sao có những thể-chế đang trở về man-rợ. Đề tài này đã được khai-triển 19 lần và ra mắt độc-jả trên Tiền-vệ. Kể từ fần 20 trở đi đề-tài này sẽ được đăng trên Văn-chương Việt (VCV), tại Sàigòn, tôi ngĩ rằng gần với độc-jả Việtnam và Tầu hơn. Bởi vậy có nhiều đọan đi kèm với nguyên-tác Anh-ngữ. NQ

§ 21.

PHẦN HAI

LUÂN-LÍ (MORALITY)

 

            Thông-thường chúng ta lẫn-lộn Luân-lí (Morality) với Đạo-đức (Ethics). Chính người Tầu, như Khổng-tử đã lầm-lẫn Đạo-đức với Luân-lí. Đạo-đức là gốc ở thế-jan, cho nên không có jì cao-hơn Đạo-đức. Luân-lí là những já-trị fán-đoán có tính văn-hóa, xã-hội và truyền-thống, cho nên Luân-lí của Khổng-Mạnh khác với Luân-lí của Ấn-độ, và ở một vài điểm khác hằn với Luân-lí Việtnam. Trong Luân-lí Việtnam, anh,chị em họ không được fép kết-hôn vì làm như thế là loạn-luân. Trong Luân-lí Tầu họ được fép kết-hôn. Đạo-đức là lẽ fải-trái một mình mình biết, một mình mình hay – nó ở trong lòng mỗi người, không màng đến fát-biểu hay quyết-định của Luật-fáp, và của cái nhìn tập-quán.

            Theo Hegel quan-niệm của Luân-lí (Morality) thuộc về í-chí (will). Quan-niệm  Luân-lí không có jới-hạn KHÔNG fải chỉ vì í-chí nằm trong Luân-lí, mà vì í-chí fụng-sự cho Luân-lí. Khác với lẽ-sống hay bản-sắc (being) không rõ ràng của í-chí bởi những tính-chất cấp-thiết và  quyết-định của bản-sắc í-chí đã được fát-triển ngay trong bản-sắc cho nên suy-niệm vể í-chí  cho chúng ta thấy bản-ngã (identity) của í-chí chính là con-người. Chúng ta fải nhất thiến hiểu rằng mọi chuyện trên đời - jải quyết được hay không jải-quyết được -  là nỗ-lực và í-chí của con-người. Không có chuyện “thánh-thần: - nhất là loại thánh “Khổng”.

            Vấn-đề chủ-thể (subjectivity) cho chúng ta thấy í-niệm đã rõ ràng, khởi đi từ nguyên-lí chưa rõ-rệt của í-chí, và vì í-chí của chủ-thể chính là cá-nhân í-thức về chính mình cho nên í-chí tạo ra sự-sống hay sự có mặt của í-niệm. Thế thì bậc thang cao hơn trong í-chí chính là tự-zo mà Hegel gọi là khuôn-ziện hiện-hữu hay lẽ sống của Í-tưởng Ban-đầu (the Idea). Tự-zo chính là khoảnh-khắc của thực-tại, và bây jờ chính là í-ngĩa chủ-thề của í-chí. Chỉ có trong í-chí của chủ-thể (hay cá-nhân) chúng ta mới có tự-zo. Ngĩa là trước đây chúng ta thấy nguyên-lí chưa rõ ràng của í-chỉ nay nguyên-lí ấy trở thành cụ-thể. 

            Zo đó khía-cạnh thứ hai của Luân-lí là trình-bày khuôn-ziện đích-thực của của í-niệm về tự-zo và hoạt-động nơi khía-cạnh này như sau: Í-chí lúc ban đầu chỉ thấy có sự độc-lập của nó, và trước khi í-chí được suy-ngẫm thì nó chỉ mơ-hồ như í-chí bao-quát hay chẳng qua chỉ là nguyên-lí của í-chí mà thôi. Ra khỏi trạng-huống này, í-chí chìm sâu mãi mãi vào trạng-huống rồi trở nên rõ ràng i như nguyên-lí của í-chí. Vận-chuyển này fù-hợp với hiểu-biết về nền-tảng trong đó và bây jờ có tự-zo mà chúng ta gọi là chủ-thể. Chủ-thể ở lúc ban-đầu rất trừu-tượng và khác với í-niệm, nhưng lúc này chủ-thể  jống như Í-niệm ban-đầu (Idea) cho nên chủ-thể có nhận-thức đúng. Kết qủa là í-chí của chủ-thể cũng tự nó coi nó như một bản-chất khách-quan rất rõ ràng.

            Theo Hegel, khả-năng tự quyết-định của í-chí cũng là một khoảnh-khắc nằm trong í-niệm về í-chí, còn vấn-đề chủ-thể không fải chỉ là khuôn-ziện về sự-sống hay hiện-hữu của í-chí mà nó chính là cá-tính mạnh của í-chí. Í-chí biết hay í-thức về tự-zo của í-chí và quyết-định với tính-cách là chủ-thể, cho nên í-chí là í-niệm ngay từ lúc ban đầu, tuy nhiên í-chí tự nó có sự-sống mạnh để có mặt trong Lí-tưởng Ban-đầu (Ideal). Zo đó, theo í-niệm về Luân-lí kiểu Hegel thì chủ-thể (subjectivity) và khách-thế (objectivity) rất khác nhau, nhưng cả hai chỉ xán lại nhau trong thế gọi là “xung-khắc hỗ-tương” (mutual contradiction), đúng ra fải nói là để tạo nên cái thế hữu-hạn hay có jới-hạn (finitude) cho khuôn-ziện hay lãnh-vực hay là tạo nên sắc-tính có vẻ hình-thức bên ngoài. Sự fát-triển í-niệm về í-chí là tiến-trình của xung-khắc và jải-quyết xung-khắc, mà những jải-quyết xung-khắc không jì hơn là jải quyết trong vòng tương-đối.

            Theo Hegel, làm sáng tỏ hay trưng ra í-chí theo ngĩa chủ-thể và luân-lí là con đường hành-động. Hành-động bao gồm những cá-tính quyết-liệt như sau:

  1. Trưng í-chí ra để cho thấy rõ tôi hiểu đó là hành-động của tôi;
  2. Trưng í-chí ra để cho thấy í-niệm rõ ràng là tôi “có bổn fận”;
  3. Trưng í-chí ra fải có một nội-zung cơ-bản về í-chí của người khác.

Hegel nhận định rằng quyền của í-chí về luân-lí cũng có ba khía-cạnh như sau:

  1. Quyền của í-chí trừu-tượng hay căn-bản là quyền bàn vể nội-zung của hành-động đưa thẳng vào cuộc-đời. Quyền căn-bản và trừu-tượng này là quyền của tôi, cho nên hành-động sẽ là mục-đích của í-chí thuộc về chủ-thể [tức là về tôi].
  2. Khía cạnh đặc-biệt của hành-động nằm trong nội-zung thâm-sâu của hành-động, ví-zụ tôi biết rõ hành-động trong sắc-tính chung của hành-động. Cái biết này của tôi về sắc-tính chung tạo nên já-trị của hành-động và tạo-nên lí-zo mà tôi ngĩ là tốt cho hành-động của tôi. Nói tắt đó là i-chỉ của tôi. Nội-zung của hành-động chính là mục-đích đặc-biệt của tôi. Mục đích này là sự-sống hoàn-toàn có tính cá-nhân và đặc biệt của tôi. Tôi gọi nó là quyền-lợi và hạnh-fúc của tôi (welfare).
  3. Nội-zung của hành-động là cứu-cánh tuyệt-đối về í-chí của tôi, tức là “Đúng” hay “Tốt”, ngịch với “cái sai” trong lãnh-vực suy-tư, hoặc trong ngĩa chung của chủ-thể, ngĩa là có lúc “xấu” và có lúc “tốt”, hay “có lương-tâm” hoặc “vô-lương-tâm”.

 

MỤC-ĐÍCH VÀ TRÁCH-NHIỆM

 

            Theo Hegel, jới-hạn của í-chí chủ-thể (tức cá-nhân hay “tôi) nằm ngay tức-khắc trong lúc hành-động. Thế có ngĩa là hành-động cho rằng có một đối-tượng bên ở trong hoàn-cảnh fức-tạp. Hành-động thay đổi trong trường-hợp này và đối mặt với í-chí,[để xác định rằng: “Hành-động của í-chí đây! Đã thất chưa?”] cho nên í-chí của tôi có trách-nhiệm chung về hành-động của í-chí chỉ rõ vai trò của chủ-thể, tức là cái tôi, trong hoàn-cảnh đã đổi thay.  

            Sự-kiện là một hoàn-cảnh đã xảy ra và là một trạng-huống rõ rệt ở bên ngoài. Tính-chất rõ ràng hay cụ-thể của trạng-huống này có vô-vàn khía-cạnh mơ-hồ trong trạng-huống. Bất kì một iếu-tố nào hiện ra như điều-kiện, như nền-tảng hay như nguyên-nhân của iếu-tố đều tham-zự vào sự-kiện được nêu lên, cho nên chúng ta có thể coi iếu-tố ấy có trách-nhiệm hay tham-zự vào sự-kiện, hoặc ít nhất chia xẻ tránh-nhiệm với iếu-tố ấy. Vậy thì trong trường-hợp chúng ta có một sự-kiện fức-tạp, ví-zụ, Cuộc Cách-mạng Fáp, đòi hỏi hiểu biết với con số qúa lớn về vấn-đề trách-nhiệm của sự-kiện xảy ra.

            Hegel nói rõ thêm, trong trường-hợp hiển nhiên không fải chuyện tôi làm, nhưng nếu cái jì của tôi gây tổn-thương cho người khác, zù trên thực-tế tôi là kẻ đứng ngoài thì tôi vẫn có thề bị trách nhiệm vì cái của tôi đã gây tổn-thương cho người khác. Lí zo sở-hữu gây tai hại cho người khác chính là của tôi. Tuy nhiên trách-nhiệm này còn tùy vào hoàn-cảnh và tính-chất đặc-biệt của vật gây tổn-thương cho người khác.

            Khi hướng-zẫn mục đích của í-chí để làm một chuyện jì đó, thì í-chí hành-động một cách tự-zo đã có chủ-í về một số hoàn-cảnh ngay trước mắt. Song le, í-chí có tính hữu-hạn mà việc làm đã được định trước cho nên hiện-tượng khách-quan fải tuỳ-thuộc vào í-chí. Bởi vậy việc làm có thể có cái jì đó khác hơn là điều í-chí muốn. Theo Hegel, quyền lực của í-chí là để biết rõ hành-động của í-chí và chấp nhận trách-nhiệm của í-chí. Nói rõ hơn là í-chí chỉ trách-nhiệm về những jì được định trước cho hành-động và những jì í-chí biết rõ là mục-đich của nó. Í-chí cũng có trách-nhiệm đối với những khía-cạnh của hành-động nằm trong mục-đích của í-chí. Hành-động chỉ có thể gán cho tôi nếu í-chí của tôi có trách-nhiệm về hành-động đó mà thôi.

            Hồ Chí Minh đã trả lời Hoàng Xuân Hãn (trong tập Hồi-kí Hội-ngị Đà-Lạt) rằng trong cao-trào cách-mạng không thể tránh có những chuyện hại đến zân (thực ra câu hỏi thẳng của Hoàng Xuân Hãn “là những bẳt bớ và jam-cầm trái fép mà zân ca thán”). Câu trả lời của Hồ Chí Minh thiếu khôn-ngoan và vô trách-nhiệm. Hồ Chí Minh nên hiểu trách-nhiệm của í-chí và trả lời rằng “những jì ngịch với tôn-chỉ cách-mạng sẽ được lưu í và sẽ được sửa sai cho đẹp lòng zân.” Sách sử đã khá rõ ràng là không fải toàn-thể một triệu zân Bắc Việt zi-cư năm 1954 xuống miền Nam, và cũng không fải tất cả lớp người zi-tản và vượt biên năm 1975 và sau đó là “có nợ máu”, mà vì họ hoảng sợ thái độ “vô-trách nhiệm của í-chí”.

            Hegel bàn tiếp, hành-động của í-chí hiện ra bằng việc làm cụ-thể, và việc làm cụ-thể có những liên-hệ tới môi-trường, Trong môi-trường ấy có những nhu-cầu khẩn-thiết bên ngoài để cho hành-động fát-triển về mọi hướng. Zo đó, hành-động đưa tới nhiều hậu-qủa. Những hậu-qủa này, theo Hegel, là những hình-thái bên ngoài fát xuất từ mục-đích của hành-động, mà Hegel vốn còn nhiều máu lãng-mạn kiểu Đức (German Romanticism) gọi là “linh-hồn bên trong/Seele” – đúng ra fải là chữ Geist (Tinh-thần). Thế thì mọi hậu-qủa của hành-động thuộc về hành-động [chứ không còn là í-chí của hành-động nữa]. Cùng một lúc như chúng ta thấy vì mục-đích nhắm tới thế-jới bên-ngoài nên mục-đích đã trở thành mồi ngon cho những sức-mạnh bên ngoài cho nên những sức-mạnh bên ngoài này lôi mục-đích về fía chúng làm cho mục-đích hoàn toàn khác hẳn với mục-đích nguyên-thủy và kéo mục-đích vào những hậu qủa xa tít mù khơi. Vậy thì, khi hiểu rõ vấn-đề, í-chí có quyền loại bỏ những jì gây ra hậu qủa không tốt. Tới đây tác-jả bài này (NQ) ước ao rằng fải chi Hồ Chí Minh đọc được Hegel, ông ta sẽ có cái nhìn “cách mạng” sáng-sủa và khôn-ngoan hơn. Zĩ nhiên là không bao jờ có chuyện này. Và một đôi khi tôi đã nửa đùa nửa thật nói với bạn bè, là nếu có sự xoay vần “thiên-địa” để Hồ Chí Minh ngồi chung một lớp học với tôi, thì tôi chắc ông ta đã bỏ lớp đi làm “cách-mạng” sớm hơn!

            Hegel tiếp lời, để biết rõ kết-qủa nào là kết-qủa bất-ngờ và điều-kiện thiết-iếu nào không thể có, chúng ta cần biết rằng tính thiết-iếu không rõ ràng trong thế-jan hữu-hạn bởi vì tính thiết-iếu nhìn đời-sống là một nhu-cầu bên ngoài. Đời sống bên ngoài có những liên-hệ đưa các sự-kiện riêng rẽ lại với nhau. Trong khi ấy, những sự-kiện độc-lập đứng lại gần nhau nhưng rất zửng zưng. Chúng ta có một fương-châm thế này: “Đừng để í đến hậu-qủa của hành-động.” Rồi chúng ta lại có một fương-châm khác: “Fán xét mọi hành-động qua hậu-qủa của hành-động, để có một fương-thức (criterion) biết thế nào là fải và tốt.” Hậu qủa là cái thể rõ ràng của hành-động. Hậu-qủa cho chúng ta thấy bản-chất của hành-động, cho nên hậu-qủa chính là hành-động. Bởi lẽ đó hành-động không thể chối từ hậu-qủa. Cũng theo Hegel, trong số những hậu-qủa cũng còn có zữ-kiện được gép vào từ bên ngoài rồi bất chợt lộ ra. Zữ-kiện ấy không fải là bản-chất của hành-động.

            Ziễn-trình trong thế-jới bên-ngoài có những xung-đột zo nhu-cầu cần-thiết và hữu-hạn. Ziễn-trình này chuyển nhu-cầu cần-thiết thành điều-kiện và đôi khi ngược lại. Zựa trên í-niệm này chúng ta thấy “Hành-động của chúng ta đưa chúng ta vào thế-jới xung-đột bên ngoài.” Chính vì thế kẻ bất-nhân hay sát nhân có lợi nếu hành-động của hắn có it hậu-qủa xấu, cho nên hậu qủa tội-ác của hắn chỉ là một fần trong tội-ác mà thôi.

            Í-thức về chính mình (hay còn gọi là fản-tỉnh) nơi những vị anh-hùng, như Oedipus trong bi-kịch Hi-lạp, không ra ngoài tính đơn-jản rất sơ-khai (primitive)  trong lãnh-vực suy-tư  - thay vì fân-biệt jữa thái-độ và hành-động (act and action), jữa biến-chuyển bên ngoài và mục-đích, cũng như hiểu-biết về hoàn-cảnh – hay fân-tích các hậu qủa ra thành những fần nhỏ, các vị anh-hùng ấy đã chấp nhận trách-nhiệm mọi hành-động của họ.

 

February 3, 2012

(Còn tiếp nhiều kì)

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2320
Ngày đăng: 06.02.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh - Nguyễn Quỳnh USA
Hòa bình trong văn hóa Việt-nam - Nguyễn Đăng Trúc
Sruti (Thiên Khải) Và Smriti (Ký Ức) - Nguyễn Hồng Nhung
Hòa bình theo Nho học - Nguyễn Đăng Trúc
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 4 - Nguyễn Quỳnh USA
Ludwig Wittgenstein, Cương-Lĩnh Luận-Lí Và Fê-Bình Triết-Học - Nguyễn Quỳnh USA
Hòa bình theo Lão học - Nguyễn Đăng Trúc
Friedrich Nietzsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra - Nguyễn Quỳnh USA
Xã hội học đời thường và Hiện sinh xã hội - Lê Hải*
Tiếp Cận Tư Tưởng Việt Nam và Vấn Đề Triết Học 14 - Nguyễn Đăng Trúc
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)