Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.221.414
 
Thị Xã
Trần Yên Hòa

Đám cán bộ thị xã đón Hoan bằng nhiều cái bắt tay mạnh, hai tay cầm chặt lấy tay anh giật giật, ra chiều quý trọng lắm. Nam giới thiệu tiếp:

- Anh Hoan về đây là muốn cộng tác với các anh để thực hiện Làng Nướng Nam Kỳ. Biết các anh thiếu vốn đầu tư nên ảnh bằng lòng bỏ ra. Tôi chỉ là người trung gian nhưng cũng chịu trách nhiệm về việc thực hiện điều hành. Hai bên, A và B, bên nào cũng là chỗ thân tình, cũng đều tin cậy ở tôi, nên tôi nghĩ tôi có trách nhiệm.

 

Người lên tiếng sau đó là Sáu Quân, trưởng ban thương nghiệp thị xã. Vừa cầm tay Hoan, vừa lắc lắc, vừa nói:

- Có anh Nam giới thiệu anh là tụi tôi yên tâm. Trên thành phố đã có hàng chục cái Làng Nướng, mà thị xã ta, một thị xã nổi tiếng ở miền Tây nầy mà không thực hiện được cái Làng Nướng thì tệ quá. Bên thương nghiệp tỗi đã có mặt bằng, đó là dãy Nhà Văn Hóa lâu nay không sinh hoạt, mặt bằng rộng rãi chứa cũng được hàng ngàn thực khách. Bây giờ tùy nghi các anh hãy chọn nhân viên làm việc. Như vậy là tốt đẹp rồi. Mọi chuyện chỉ là thủ tục thôi. Bên thương nghiệp chỉ đứng tên, còn mọi hoạt động các anh lo.

Hoan biết đến nước nầy thì chỉ còn có gật đầu thôi. Mọi chủ động là do Nam đạo diễn. Nam là bạn hồi còn học trung học, làm nhiều nghề, quen biết rộng. Chuyến về Việt Nam lần trước, trong đám bạn cũ anh gặp, có Nam. Một buổi tối uống bia và ăn đặc sản đồ biển ở đường Nguyễn Tri Phương, Nam ngồi bên anh, trong lúc các bạn khác thi nhau nói chuyện thì Nam khều tay anh nói nhỏ:

-  Hoan à, mầy đi mười mấy năm rồi, trở lại đây mầy thấy thành phố có khác trước không?

Hoan trả lời, nửa nạc nửa mỡ:

-  Thì đồng ý là có khác lạ, quán nhậu mọc lên nhiều quá.

-  Thì đó, cái gì phát triển thì mình nói phát triển, quán nhậu, nhà hàng là những nơi đầu tư có lời, một lời hai ba, mầy có tiền về đây mở quán thì hết sẩy.

-  Tau nghe nhiều người nói về đây làm ăn với nhà nước nhiều khi mất cả chì lẫn chài, chỉ ôm đầu máu, cuối cùng thì bỏ của chạy lấy người.

Nam kê sát lổ tai Hoan:

-  Mầy nói đúng, dại gì đem tiền muôn bạc triệu về cho tụi nó, để mất cả chì lẫn chài, mà tau biết mầy đâu có tiền nhiều thế để mất. Điều tau nói đây là mình chỉ mở quán nhậu hay nhà hàng, dù bọn nó có chấm mút chút đỉnh nhưng vẫn còn lời chán, tau kinh nghiệm đầy mình chuyện nầy rồi.

 

Hoan cũng thấy vui vui. Chuyến về đầu tiên của anh chỉ để thăm gia đình, mồ mả ông bà tổ tiên. Nhưng anh nghe Nam bàn vô chuyện làm ăn, anh chợt nghĩ trong đầu, ở xứ Mỹ thật sự là ổn định, vợ chồng đi làm hãng, các con đi học, đồng lương không cao gì vì anh ít biết kỹ thuật, máy móc, computer. Anh làm trong hãng đã năm năm mà vẫn giữ chân assembly. Đi ra ngoài bộ vó trông cũng ngon lành chứ vào hãng là làm một cu ly chính hiệu. Mà bọn Mễ, bọn Phi, kể cả Việt Nam cũng phe đảng lắm, nhiều khi anh đẫy một xe đầy hàng oằn người ra mà vẫn còn bị lít đơ kêu lên kêu xuống xài xể. Hoan cũng hầm người lắm. Để dành mấy năm được mấy chục ngàn, anh nghĩ, biết đâu lúc nầy mình về VN làm ăn sẽ chẳng phất lên.

Hoan nói với Nam:

- Mầy tính mở một quán nhậu hơi sang sang một tí thì tốn bao nhiêu?

Nam nói chắc chắn như đinh đóng cột:

-  Không bao nhiêu đâu mầy, vài chục ngàn đô là đủ, nhưng lúc nầy mình đừng khai thác ở thành phố, mình về thị xã nhỏ thì mình làm ăn mới ngon hơn. Mọi chuyện ở đó mình mua được hết.

Thế là lần đó, Hoan với Nam hứa hẹn nhau, Nam sẽ tìm nơi làm ăn cho Hoan, và một thời gian sau, Hoan điện thoại về hỏi Nam thì Nam thông báo cho biết:

- Mầy về ngay đi, có một chỗ ngon tau vừa liên lạc được, ở miền Tây, mặt bằng rộng và rẻ, mình “phải không” với đám cán bộ thị xã là xong ngay. Mày về đi, ở đây tau sắp xếp hết cho mầy, mầy sẽ là ông chủ, là Việt kiều láng cóng, ngon ơ, nhe.

 

Hoan cũng thấy vui. Thật ra anh cũng muốn vươn lên. Anh lại nhẫm tính, mình để dành được mấy chục ngàn trong nhà băng. Để đó lời lãi chẳng bao nhiêu. Trong lúc trong nước mở cửa, kinh tế thị trường. Sao mình không bung ra. Thằng Nam thì có thể tin được, dù sao nó cũng là bạn nối khố với mình bấy lâu nay.

Hoan đem chuyện ra bàn với Hằng, vợ anh. Hằng từ lâu rồi không đi làm hãng, chỉ làm thợ cắt chỉ ở các sốp may, tiền cũng ba cọc ba đồng, nên nghe Hoan vẽ vời cái tương lai làm bà chủ, nàng thâý cũng thích. Con người trong lòng ai cũng có tham vọng.

 

Đến bây giờ thì Hoan đã về, đã cùng Nam lái xe xuống thị xã, nơi Nam đã tìm được mặt bằng để kinh doanh. Hai người đang ngồi bên cái bàn dài, bên kia là “đối tác”, các ban bệ trong chính quyền thị xã.

Người thư ký đã đánh máy xong bản hợp đồng và đem ra đọc to cho hai bên nghe. Đại khái là công ty thương nghiệp thị xã và Hoan, Việt kiều Mỹ, đứng tên trong việc kinh doanh Làng Nướng Nam Bộ, nhưng mọi tài chánh và điều hành đều do bên B. Số tiền lời được chia ba bảy. Coi như tiền thuê mặt bằng nhà hàng. Đọc xong, hai bên cầm bút ký.

 

Tiếng vỗ tay rào rào nỗi lên. Không có gì thắc mắc. Nam đứng lên mớm lời:

-   Tất cả mọi chuyện đều xong, hai bên coi như đã đồng ý bản hợp đồng. Mong rằng chúng ta sẽ hợp tác làm ăn lâu dài và hai bên đều có lợi. Thay mặt bạn tôi từ Mỹ về, tôi mời các anh có mặt hôm nay, chiều nay mình làm một chầu liên hoan, ở quán Hòn Đất, lúc 7 giờ. Mong được gặp đông đủ các anh.

Một loạt tiếng vỗ tay rào rào nữa nỗi lên. Gương mặt bên B ai cũng hớn hở. Tiếng của anh trưởng phòng thương nghiệp thị xã:

- Anh Nam chọn chỗ thật hết ý, quán Hòn Đất có nhiều ‘’con nữ’’ thơm ngon lắm.

Ông bí thư đứng lên tiến lại phía hai người, bắt tay thật chặt. Ông nói:

- Mình làm sao tổ chức quán Làng Nướng Nam Bộ ở thị xã ta ngon hơn quán Hòn Đất nầy nghe. Tôi biết Quán Hòn Đất được “bảo kê” từ huyện, nhưng ta là đơn vị địa phương, ta phải làm hơn chứ.

Nam và Hoan bắt tay từng người trong ban bệ của thị xã. Người nào cũng vui, niềm vui thật lớn, như là thị xã sắp xây được trường Trung Học hoặc Đại Học cho con em có chỗ ăn học không bằng.

 

*

 

Bảy giờ, Nam và Hoan đến quán Hòn Đất. Hoan vào chỗ quày hàng, hỏi người chủ:

- Có mấy chú bên Ủy Ban thị xã đến đây chưa? thưa chị.

Người đàn bà chủ quán cười đôi mắt có đuôi, rồi nói:

- Thưa anh, rồi, mấy chú đến sớm, dành một phòng đặt biệt ngoài bờ sông. Các anh đến đó đi. Có thằng em dắt các anh đi.

Người đàn bà kêu một đứa nhỏ độ khoảng mười hai mười ba tuổi dẫn đường. Hoan và Nam đi theo nó. Quán rộng, đèn mờ ảo. Quán có những căn phòng riêng cho những ai muốn họp bạn, liên hoan hoặc có phi vụ đặt biệt. Thấp thoáng nhiều cô gái còn rất trẻ, mặt búng ra sửa, bận váy ngắn, bưng dọn thức ăn cho khách. Quán sực lên mùi thơm của thức ăn, mùi con gái, mùi son phấn, mùi nước hoa trộn lẫn thành một mùi rất đậc biệt.

Phải qua một chiếc cầu nhỏ nối từ quán ra ngoài sông. Cầu có hai nhịp sơn màu trắng, có những đoá hoa bằng nhựa cắm trên thành cầu, hoa màu vàng, màu hồng, màu tím. Hoa được cắm rất nghệ thuật tạo nên một không gian lãng mạn.

Khu nhà nổi trên mặt nước như một cái lồng chim bồ câu. Cách riêng biệt với không khí bên trong. Ở đây có vẻ thơ mộng. Những người muốn có riêng cho mình một cõi không gian để cùng bạn bè, cùng đồng nghiệp ‘’ăn chơi’’ thì đến đây. Không ai dám quấy rầy. Không có ai quấy rầy. Đây là một cõi riêng đã được mua đứt.

Hoan và Nam khoác tấm rèm bước vào trong. Một dãy bàn dài được trải khăn trắng, có một bình hoa lớn đặt giữa và nhiều chai rượu X. O đã mở nắp và thức ăn đã ê hề trên bàn. Hoan nhìn quanh. Những khuôn mặt, bí thư, chủ tịch Ủy ban, Trưởng phòng thương nghiệp, Trưởng công an và một đám lố nhố quan chức trong thị ủy và ủy ban mà anh đã gặp qua một vài lần trong những ngày qua. Tất cả đã đến trước anh, đã tự nhiên kêu đồ nhậu, tự nhiên kêu rượu đắt tiền uống, như là của họ mời không bằng. Nhưng Hoan nghĩ đến công việc làm ăn lâu dài, anh im lặng và cố làm ra vui vẻ, anh đến bắt tay từng người. Cuối cùng anh trở về chiếc ghế đã được dành sẳn cho anh và Nam, mỗi người ngồi một bên ông bí thư thị xã.

Khi đã yên vị, ông bí thư cầm chai rượu lên và rót vào cái ly nhỏ:

-  Thưa hai anh, ở thị xã nầy, trước đây chúng tôi chỉ uống rượu đế, nhưng hôm nay là ngày vui của chúng ta, hợp đồng mở nhà hàng của chúng ta thành công, hai anh có nhã ý mời chúng tôi đến đây, tôi mạo muội với cương vị chủ nhà, tôi xin mời hai anh cạn ly.

Hoan cũng đứng lên, cũng cầm ly rượu:

-  Thưa ông bí thư, ông chủ tịch và các anh em có mặt ở đây. Thật sự tôi rất cảm động khi được các anh em dành cho sự dễ dàng trong công việc. Mọi việc đã trôi chảy, xin mời ông bí thư và các anh em cạn ly.

Các người có mặt đều đồng loạt vỗ tay, ly rượu của ai cũng đã đầy, họ đứng lên đồng loạt và nói lớn:

-  Dô, dô, trăm phần trăm đi các vị ơi.

Ông bí thư đứng lên rồi ngồi xuống. Ngồi xuống rồi đứng lên. Ông muốn làm cái đinh của bữa tiệc.

Đồ ăn lại được tiếp thêm lên. Tất cả như đều được sắp đặt trước. Mỗi cô tiếp viên bưng lên một món. Hôm nay đặc biệt là món rắn. Rắn đủ món. Con rắn lớn đã được bắt từ trong lồng, được cắt tiết trước mặt những vị có mặt ở đây, được hòa vào ly rượu mọi người để trên bàn. Rồi cùng dô. Ai cũng biết rằng rượu huyết rắn rất cường dương.

Bây giờ thì mỗi em tiếp viên, em nào cũng bận cái juýp ngắn, rất ngắn, để lộ cặp đùi trắng lốp, cái áo củn cởn, hở cả một vạt lưng trần trắng mịn, mỗi cô gái đến đứng hầu bên một người đang ăn nhậu. Các em đợi để mỗi khách cần gì thì đáp ứng ngay. Cái khăn tay lạnh được đưa đến tận tay cho khách, hoặc chính em sẽ cầm lau mặt cho khách, rồi rót thêm bia. Đây là bữa tiệc của Việt Kiều khoản đãi Ủy Ban, cho nên mọi chuyện đều phải trân trọng hơn, đặc biệt hơn. Các em nầy được lựa chọn trong hàng mấy chục em tiếp viên, đẹp nhất, trẻ nhất và chìu khách nhất, nói theo danh từ nghề nghiệp là “điệu nghệ”.

 

Thịt rắn được đem lên, các tiếp viên đặt trên bàn những món rắn mới nấu, còn bốc khói, mùi thơm ngào ngạt toả lên. Ông bí thư cầm ly rượu, xoay qua phía Hoan, nói giọng lè nhè:

- Anh biết không, hồi chiến tranh tôi là du kích xã hoạt động ở vùng nầy. Tôi bám trụ ở trong bưng. Ban ngày rút vào trỏng tối ra hoạt động, cũng trần ai khoai củ lắm. Tôi đã từng hộ vệ cho ông sáu Dân về họp ở huyện nầy. Bây giờ mấy ổng làm lớn, mấy ổng quên mất thằng đàn em nầy chớ. Lớp với tôi nay có biết bao nhiêu thằng ngồi ở huyện, ở tỉnh, có thằng ngồi trên trung ương nữa chớ. Đ. mẹ nó, hồi chiến tranh thằng nào nằm bờ ngủ bụi giỏi thì thằng ấy sống, thằng ấy ngon, còn bây giờ, thằng nào luồn lách giỏi thì làm to, làm lớn. Tôi làm bí thư ở thị xã nầy hai nhiệm kỳ rồi mà không xơ múi gì, chỉ kiếm ăn cò con. Ở thị xã nầy dân toàn nghèo, mình đẻo vào đâu nữa, phải không anh?

Hoan phụ họa:

- Dạ đúng, thời buổi mở cửa, kinh tế thị trường cần nhìn xa trông rộng. Ở thị xã nầy phải mở thêm hoạt động thương mãi, hoạt đông ăn uống, ở đâu cũng mở hà rầm mà chú, nên ta mở Làng Nướng là đúng thời điểm, phải không chú?

Ông bí thư đung đưa ly rượu:

- Thì vậy đấy, anh thấy như quán Hòn Đất nầy, trên huyện đã bảo kê, là quán số một ở thị xã, tuyển em út từ các nơi tới, quán hoạt động tự do nên đắc lắm, một chút nữa anh coi, ở đây còn nhiều màn hấp dẫn nữa.

Ông bí thư đưa ly rượu lên miệng ực một cách ngon lành, rồi ông nhoài người lên bàn đưa tay cầm cái muồng, ông múc vào đĩa thịt rắn, bỏ vào chén, rồi đưa lên lùa vào miệng, nhai ngoàm ngoàm. Ông lờ đờ nói tiếp:

-  Dân ở đây đề nghị xây thêm trường học mà tôi cắt bỏ, có kinh phí đâu mà xây dựng, mà trường học làm gì, như tôi đây cần gì chữ nghĩa. Chữ nghĩa là đồ bỏ.

 

Hoan thấy ông bí thư đã vô cơ, đã bắt đầu xỉn, giọng ông nói líu lưởi lại. Cả bàn rộn lên tiếng cười nói, huỵnh toẹt, mạnh ai nấy nói. Hoan cũng cảm thấy hơi say. Một bàn tay mát lạnh đưa một cái khăn ướp nước đá lau mặt anh, một tiếng nói nho nhỏ:

- Anh ngồi yên đi, để em lau mặt cho.

Người con gái mặc chiếc váy xanh màu da trời, trông vẻ mặt còn quá ngây thơ, đứng sát bên anh, cầm tay anh để lên ngực cô, qua làn vải mỏng, anh cảm thấy chiếc vú bên trong săn cứng. Người con gái không mặc xu cheng.

 

Ánh sáng trong căn phòng như thẩm lại, một màu hồng u tối, chập choạng, im vắng, hoang dại, tràn khắp căn phòng. Có tiếng một người nào đó cất lên:

- Tất cả đã đủ “em” chưa? Ai chưa có em?

Hoan nghe  kêu tiếng ‘’em‘’ như là tiếng kêu cái muổng, cái khăn hay chai bia, ly rượu không bằng.

Một tiếng khác cất lên:

- Mình có chín người, chín ‘’em’’ đủ.

Tiếng nhạc nhẹ từ một cái loa nhỏ, âm thanh được lọc trong vắt, một bản nhạc của Trịnh Công Sơn, Như Cánh Vạc Bay, Hoan lơ mơ trong một trí nhớ mờ khuất. Những hình bóng đung đưa. Ly rượu chạm nhau. Ông bí thư xoay qua người con gái:

-  Anh Hoan là Việt kiều ở Mỹ mới về làm ăn ở thị xã mình đó em, ảnh sẽ lập Làng Nướng ở đây, bọn anh sẽ tổ chức Làng Nướng hơn quán Hòn Đất nầy nữa, lúc đó em qua làm với tụi anh, anh sẽ đặc biệt cho em.

Rồi ông xoay qua Hoan.

- Còn đây là Diễm My, em hoa khôi ở nhà hàng nầy, anh là khách quý tôi mới nhường cho anh, chứ những lần khác tôi đến đây phải có em Diễm My tôi mới chịu. Diễm My nhớ thật điệu nghệ với anh Hoan nghe.

Hoan nhìn mặt Diễm My một lần nữa, cô gái ngồi với anh, một khuôn mặt đẹp, khuôn mặt trắng hồng thanh khiết quá. Hàm răng em đều như những hạt bắp. Và nụ cười em lúng liếng làm sao.

 

Bây giờ thì hết màn ăn nhậu, ai cũng ngồi ngữa ra, mỗi em bắt ghế ngồi cạnh một người. Các em bắt đầu trỗ nghề, em xoa nhẹ trên ngực, lồng tay vào mở hàng nút rồi lấy móng tay nhọn quào quào nơi ngực, nơi nách, nơi cổ. Hơi men đã thấm, ai cũng muốn được săn sóc, nâng niu. Đèn trong phòng tắt bớt, anh sáng rất nhỏ, chỉ còn một chút màu hồng nhạt bao phủ cả căn phòng. Mỗi ghế ngồi là một thế giới riêng cho từng cặp.

 

Men rượu nồng đã làm Hoan ngây ngất. Anh không tưởng tượng được cảnh nầy. Anh hơi ngượng vì ở Mỹ cuộc sống anh rất chân chất. Đi làm trong hãng quần quật. Về nhà coi TV, đọc báo, rồi ngủ để làm tiếp ngày mai. Thứ bảy, chủ nhật chở vợ đi chợ, giặt giũ áo quần, chả còn thời giờ đâu mà nghĩ đến chuyện ăn chơi. Chỉ những lúc sau nầy khi anh có ý định về làm ăn ở VN anh mới tham dự vào những cuộc nhậu nhẹt. Ông bí thư lim dim đôi mắt, ngồi trên ghế duỗi chân dài cho một em đấm bóp, giọng ngai ngái như đang buồn ngủ :

- Anh về đây làm ăn là đúng, nhà nước ta mở cửa, mọi dịch vụ đều cần thiết. Anh có vốn, dại gì ở bên đó làm tôi mọi cho bọn đế quốc. Về đây anh là chủ, anh muốn gì được nấy. Bây giờ tôi mới sáng mắt ra, bao nhiêu năm tôi đi chiến đấu, cuối cùng về ôm chức vụ không ra gì, còn những thằng chỉ có mồm miệng tâng công, lại có vai có vế, đ. mẹ nó chớ. Anh về đây có tiền là có tất cả, muốn gì được nấy. Ở đây, mấy con nữ anh thấy có khá không, nó hầu hạ anh hết mình, anh không phải làm vua sao?

 

Hoan thấy mình đang trôi đến một nơi chốn nào đó, có những đám mây xanh êm mát trộn lẫn mùi hương của loại nước hoa đắc tiền. Anh không nghe giọng ông bí thư nói nữa, mà chỉ thấy mình được một bàn tay nào đó nhẹ nhàng xoa bóp. Bàn tay đưa nhẹ xoa nhẹ mãng ngực trần của anh, ngón tay có móng nhọn cào cào trên da thịt, làm anh nghe mình như nhẹ tênh. Anh đưa vuốt nhẹ sóng lưng của người con gái, sóng lưng mềm mát thấp thoáng nhờ nhờ. Cô gái ban cái váy ngắn để lộ ra môt khoản lưng trần. Không cọt sê, và không xì. Hình như đó là quy luật ở đây cho các em tiếp viên tiếp khách trong những căn phòng VIP như phòng nầy. Các em phải làm cho khách ngây ngất, dậm dựt, thoả mãn, thì họ sẽ bằng lòng với cái giá mà họ sẽ mở hầu bao.

 

Bây giờ ‘’con nữ hoa khôi’’ ngồi trên ghế, như nằm choàng lên cả người Hoan, đôi vú trần, cứng cà lên khuôn mặt anh, em thổi nhẹ lên lổ tai của Hoan, rồi đưa ngón tay gải nhẹ trên lưng và bắt đầu hát. Nhạc Vàng. Đúng là nhạc vàng. Em hát từ Thu Hát Cho Người rồi qua Trên Ngọn Tình Sầu, Niệm Khúc Cuối, Ai Nói Yêu Em Đêm Nay. Hoan ngẫn người. Tại sao có những người con gái quá đẹp, hát những bài tình ca tuyệt vời như thế nầy mà đi làm tiếp viên. Giọng em nhẹ, trong vắt và quyến rũ. Em có thể lên sân khấu hát trong những dịp văn nghệ lắm chứ, sao em, sao em thế nầy ?

 

Tất cả căn phòng im bặt. Chỉ có tiếng rù rì nho nhỏ rồi tiếng khúc khích cười, tiếng cười pha trộn mùi rượu, mùi thuốc lá, mùi con gái, dậm dật. Mỗi cặp bây giờ là một thế giới riêng. Nhiều khi Hoan chợt nghĩ đây không phải là một buồi nhậu chiêu đãi mà một trò chơi hoan lạc trong một xã hội hoan lạc. Bây giờ chung quanh anh là một bầy vượn cổ sơ đang tập họp bầy đàn lại để truy hoan. Ánh đèn mờ ảo, tiếng hát nhẹ kề sát bên tai anh như rót vào tai anh những điệu nhạc nghê thường. Mùa thu nào đưa người tình đi biền biệt, mùa thu nào cho người về thăm bến xưa. Trong cơn đồng thiếp, Hoan sờ soạn trên thân hình người con gái, một khoảng mông eo gợn nhẹ như làn sóng dập vào triền cát. Anh đê mê trong những cảm giác mời gọi.

 

 

Bỗng, người con gái tuột khỏi thân mình Hoan, giọng hát nàng im bặt, nàng ngồi thụp xuống kéo fermature quần Hoan và đưa tay cầm...rồi dụi mặt vào.

 

Chung quanh đâu đây đều diễn ra như vậy. Tiếng hít hà nho nhỏ. Tiếng thở và tiếng rên của nhiều người con gái. Ông bí thư, ông chủ tịch ủy ban nhân dân, ông trưởng phòng thương nghiệp, trưởng công an thị xã, ông chủ tịch mặt trân tổ quốc và chàng công an khu vực cộng với hai chàng. Tiếng hít hà của một bầy đàn động cởn.

 

 

*

Sáng hôm sau, ngồi với Nam ở một quán cà phê. Hoan bày tỏ suy nghĩ của mình:

- Hồi hôm tau về nằm suy nghĩ lại. Sơ sơ mới tiếp xúc đầu tiên mà mình đã tốn gần ba ngàn đô. Mở quán ra, mấy cha nầy đến ăn nhậu hằng bữa, coi nhà hàng như nhà của chúng thì cũng thấy mẹ mình. Mình chỉ có nước làm làm ra để nuôi tụi nó thôi. Nên tau có ý rút lui. Coi như ba ngàn ăn chơi một bữa xã láng cho biết mùi đời.

Nam vẻ mặt không vui:

-  Nếu mày xù thì cũng kẹt cho tau. Nhưng mà thôi. Tau thấy mầy nói cũng đúng. Coi như đêm hôm qua mày mua một cuộc vui để đời, dù giá hơi cao một tí. Mình chuồn thì bọn chính quyền thị xã cũng chẳng lỗ lã gì đâu. Bọn họ sẽ có mối khác, sẽ có con nhạn khác là đà.

 

 

Trần Yên Hòa
Số lần đọc: 2703
Ngày đăng: 09.03.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Rượu Người - Võ Xuân Phương
Phóng Sinh Chữ Nghĩa - Phan Trang Hy
Chiếc lá - Hòa Văn
Như Một Dòng Sông - Nguyễn Hữu Duyên
Đẻ Khó - Huỳnh Văn Úc
Giếng Lạn - Ngô Lạp
Phía Chân Trời Mới…. - Trần Minh Nguyệt
Quỳnh Hoa - Đặng Hồng Quang
Đêm đông - Mai Văn Ro
Ngày nói thật - Hòa Văn
Cùng một tác giả
Diễm Xưa (truyện ngắn)
Giong Quê (truyện ngắn)
Chanh Cốm (truyện ngắn)
Mẹ Và Em (truyện ngắn)
Tam Thân (truyện ngắn)
Châu long (truyện ngắn)
Bán con bò (truyện ngắn)
Thị Xã (truyện ngắn)
Quê Cha (truyện ngắn)
Chuyện ở hãng. (truyện ngắn)
Net (truyện ngắn)
Sớm Mai (truyện ngắn)
Bóng Sắc Tuổi Thơ (truyện ngắn)
Anh tư (truyện ngắn)
Tưởng (thơ)
Mùa Xưa (tạp văn)
Em neo (truyện ngắn)
Bốn Chín Năm Mươi (truyện ngắn)
Nghiệp (truyện ngắn)
Bờ em (thơ)
Duyên (truyện ngắn)
Đợi (thơ)
Không phải tại em (truyện ngắn)
Tạ (thơ)
Người về (truyện ngắn)
Thời thượng (truyện ngắn)
Tình yêu chạy làng (truyện ngắn)
Những ngày gió nóng (truyện ngắn)
Qua cầu (truyện ngắn)
Con đen (truyện ngắn)
"Bái phục" (truyện ngắn)
Trôi (thơ)
Trám (truyện ngắn)
Khuôn mặt (truyện ngắn)
Đẳng cấp (truyện ngắn)
Hậu "hại điện" (truyện ngắn)
Dáng Mỏng (truyện ngắn)
Ngày về (truyện ngắn)
Tổn thất tình (truyện ngắn)
Giữa Vòng Xoay (truyện ngắn)
Tiếng nói (truyện ngắn)
Chuyện Tình Bát Nháo (truyện ngắn)
Cơn bão nóng (truyện ngắn)
Vượt (truyện ngắn)
Lên đời (truyện ngắn)
Những Tình (truyện ngắn)
Kịch Bản Phim (truyện ngắn)
Người trở về (truyện ngắn)
Bán chữ (truyện ngắn)
Bôi trơn (truyện ngắn)
Mối tình Chơn (truyện ngắn)
Anh em (truyện ngắn)
Dòng thơ ấu (truyện ngắn)
Nhất Linh sống mãi (nghệ thuật)
Mối tình Chơn (truyện ngắn)
Bán chữ (truyện ngắn)
Trám (truyện ngắn)
Người chết hai lần (truyện ngắn)
Dòng thơ ấu (truyện ngắn)
Tiếng nói (truyện ngắn)
Lên "phây" (truyện ngắn)
Dáng mỏng (truyện ngắn)
Bôi trơn (truyện ngắn)
Mua bán lạc son (truyện ngắn)
Sớm mai (truyện ngắn)