Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.148
123.225.569
 
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 6
Nguyễn Quỳnh USA

Bản Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh

 

Những đoạn cuối của Suy-Tư Bốn và toàn-thể Suy-Tư Năm trả lời cho các học-jả Tây-fương hiểu lầm Triết-học của Husserl. Họ cho rằng Hiện-tượng Luận của Husserl là một thứ Solipsism, một quan-niệm cho rằng cái-ngã biết hết mọi điều. Trên thực-tế, Hiện-tượng Luận ở cấp-cao (transcendental) của Husserl luôn luôn đặt ra hồ-ngi trước mọi vấn-đề, ngay cả vấn-đề đó đúng và có minh-chứng hẳn hoi. Kiến-thức hay hiểu biết của mỗi người trong chúng ta zù có cao-sâu vẫn chưa đầy-đủ, và cần fải đặt thành câu hỏi và cần fải được fân-tích và kiểm-chứng theo fương-fáp Hiện-tượng Luận. NQ.

 

 

SUY-TƯ BỐN (40-41)

(Tiếp theo kì trước)

 

SỰ PHÁT-TRIỂN NHỮNG VẤN-ĐỀ CĂN-BẢN

LIÊN-QUAN TỚI CHÍNH CÁI-TÔI Í-THỨC

 

§ 40. Bàn tới câu-hỏi về thuyết lí-tưởng ở cấp cao hơn.

 

            Bây giờ những vấn-đề của Hiện-tượng Luận đã được thu nhỏ lại thành một tiêu-đề rõ ràng và mạch lạc, đó là:“Cơ-cấu (động và tĩnh) của những vấn-đề khách-quan thuộc fạm-vi í-thức có thể có”. Như thế,  Hiện-tượng Luận zường như fải được gọi là Lí-thuyết Cao hơn về Nhận-thức. Chúng ta hãy so sánh Nhận-thức Học trong í-nghĩa cao hơn với Nhận-thức Học cựu-truyền.

           

Theo Nhận-thức Học cựu-truyền vấn-đề chính là vượt lên trên hoặc cao hơn. Tuy nhiên ngay cả khi zựa vào kinh-ngiệm Nhận-thức ấy vẫn ở lĩnh-vực tâm-lí thông-thường, mặc zù chủ-í của nó không fải chỉ là môn tâm-lí học về kiến-thức, mà nhằm làm sáng tỏ những jì có thể có và rất quan-trọng về mặt kiến-thức. Chúng ta đặt vấn-đề cho Nhận-thức Học cựu-truyền như sau: Tôi nhận ra tôi là một người trong thế-jới này. Tôi kinh-ngiệm và biết thế-jới này một cách khoa-học, và trong thế-jới ấy có cả tôi. Thế nên, tôi bảo tôi: Bất kì cái jì hiện-hữu cho tôi là cho tôi nhờ kiến-thức của tôi. Nó được biết qua kinh-ngiệm của tôi, qua tư-tưởng trong cõi tư-zuy của tôi, được jả-thiết bằng cách đặt ra lí thuyết (theorizing). Thế có ngĩa là tôi biết nó qua cơ-sở trí-thức thuộc fạm-vi hiểu-biết của tôi (my insight). Nếu chúng ta noi theo tư-tưởng của Brentano 1, khi chúng ta nói tôi nhận ra í-thức của tôi, [thì cái gọi là được kinh-ngiệm trong kinh-ngiệm của tôi là cho tôi, cái được thuyết-minh trong thuyết-minh của tôi là cho tôi/câu trên]. Cho nên, tôi sẽ nói: Í-thức hay cơ-cấu căn-bản của đời sống tâm-trí của tôi là một cơ-cấu đích-thực 2 thuộc về tôi vì tôi là người. Nó cũng thuộc về bất cứ ai nếu người đó thực sự có một đời sống nội-tâm tri-thức. (Đúng ra, Brentano đã chứng-minh í-thức là trọng-tâm của đời sống tâm lí của con người về mặt kinh-nghiệm.)3 Ngôi thứ nhất số ít hay TÔI, ở vào lúc khởi đầu của í-thức luôn luôn là ngôi thứ nhất số ít theo lẽ tự-nhiên; [vì] nó rõ ràng, i như  cách jải quyết chung và đi xa hơn của vấn-đề trong lĩnh-vực thế-jan cụ-thể. Bất cứ cái jì hiện-hữu cho tôi và được tôi chấp-nhận thì cái đó của tôi. Cái tôi được tôi chấp-nhận trong đời sống í-thức của tôi. Đời sống của tôi nằm trong í-thức của một thế-jan một cách khoa-học [vì] đời sống của tôi thuộc về tôi. Tất cả sự fân-biệt của tôi jữa kinh-ngiệm thật/gỉa, cũng như jữa kinh-ngiệm thực và ảo vẫn tiếp-tục trong zòng í-thức của tôi. Cũng vậy, khi tôi fân-tích, ở một trình-độ cao hơn, jữa suy-tư về cái có í-thức hoặc không có í-thức, hoặc jữa cái jì chính-iếu tự-nhiên (a priori) và cái jì thiếu liên-tục, hoặc jữa những kinh-ngiệm đúng sai. Trên thực-tế, những cái gọi là tối cần-thiết của trí-tuệ, cái thiếu tính liên-tục, cái có thể ngĩ ra được, cũng như cái có lẽ có, vân vân – đều là những đẳng-tính tự chúng hiện ra trong í-thức của tôi.

 

Chúng là đối-tượng của í-thức mà tôi muốn biết. Mọi nền-tảng của mọi cách trình bày về cái đúng cũng như cái thực, tiếp-tục chảy trong tôi, để cuối cùng chính chúng là tư-tưởng (cogitatum) của cái tôi suy-tư cặn kẽ (cogito).

 

            Theo quan-niệm cổ-truyền chúng ta vẫn còn một vấn-đề lớn lao. Vấn đề là chỉ khi tôi đã biết chắc, với chứng-cớ hùng-hồn, trong í-thức của tôi, trong zòng liên tục xác-định là tôi có í-thức, thì mọi sự mới rõ ràng zễ hiểu. Nhưng làm sao để điều này có được já-trị Khách-quan, khi nó còn nằm trong cái hiển-nhiên của một đời sống có í-thức? Làm thế nào để cho cái gọi là có minh-chứng (clara et distincta perceptio) sáng tỏ hơn là cái í-thức trong tôi? Đi ra ngoài vấn-đề không chấp-nhận thế-jan là cái gì có thật, lại là vấn-đề suy-tư kiểu Descartes, ngiã là jả-thiết rằng vấn-đề ấy đã được jải-quyết bằng ánh-sáng thiêng-liêng (divine veracitas).

 

§ 41. Cách jải-thích đúng Fương Fáp Hiện-tượng Luận về

“Cái tôi tư-zuy cặn-kẽ” là mô-hình lí-tưởng tinh ròng.

 

Làm sao fương-fáp truy-tầm sâu-sắc của Hiện-tượng Luận [có thể] bàn tới được điều này? Nếu không bàn tới được thì vấn-đề này [vẫn còn] lúng-túng. Vấn-đề khó-khăn này chính Descartes đã không jải-quyết được vì ông đã không nhìn ra í-ngiã chân-thực về fương-fáp fân-tích rõ ra cái jì có thề hồ-ngi. Ở đây chúng ta sẽ bàn đến fương-fáp quán-triệt vấn-đề (epoché) sâu-sắc của Descartes và cái biết tường-tận bản-ngã tinh ròng (the pure ego), nên Descartes không để í cặn kẽ tới fương-fáp quán-triệt vấn-đề, cho nên fương-fáp suy-tư của Descartes ở jai-đoạn sau trở nên thô-thiển. Chúng ta đặt câu hỏi: “Thế thì ai là thứ Bản-ngã (Ego) có khả-năng đặt ra những câu hỏi “có tầm vóc cao hơn” (transcendental)? Là một người bình thường liệu tôi có thể nêu ra những câu hỏi như thế hay không? Là một người bình thường liệu tôi có thể nêu ra những câu hỏi ngiêm-túc và cao để tôi có thể ra ngoài í-thức của tôi không? Làm sao tôi có thể trình bày í-thức đó ngay trong tôi như là một cách truy-tầm minh-chứng có tính chủ-quan và rồi tôi có thể đạt được í-ngĩa một cách khách-quan hay không?  Khi tôi nhận ra tôi qua kinh-nghiệm để biết mình là một con người bình thường thì tôi cũng nhận biết qua kinh-ngiệm thế-jan trong í-nghĩa không-jan và [do đó] tôi suy-ziễn tôi có mặt trong không-jan. Trong không-jan đó tôi vốn đã có một Cái Tôi ở Bên Ngoài [không-jan ấy]. Bởi thế, já-trị nhận-thức theo kinh-ngiệm về thế-jan luôn luôn đã được đặt trong jả-thiết và nằm trong í-ngĩa nêu lên trong câu hỏi – trong khi ấy câu trả lời tự nó fải cho thấy cái gọi là đúng trong vấn-đề chấp nhận bất cứ cái jì có já-trị Khách-quan. Rõ ràng sự trình-bày í-thức theo lối hiểu biết cặn kẽ của Hiện-tượng Luận (phenomenological reduction) là điều cần-thiết vì nhờ Bản-ngã (Ego) và đời sống có í-thức nên những câu hỏi sâu sắc hơn, ví-zụ như cái có thể có về một kiến-thức cao hơn mới có thể được đặt ra. Nhưng thay vì zùng fương-fáp nhìn ra vấn-đề theo Hiện-tượng Luận một cách hời hợt, có người thử tự fân-tích mình theo hệ-thống, và [coi mình] như một bản-ngã thuần-khiết để khám-fá ra toàn cõi thế-jan nhận-thức của bản-ngã này. Người đó nhận thấy rằng tất cả những jì hiện-hữu cho một bản-ngã thuần-khiết đều nằm sẵn trong người đó. Hơn nữa, bất kì bản-ngã (being) nào, trong bất kì í-ngĩa nào, zù là bất cứ loại nào cũng đều có tính “vượt lên cao” – vì tự nó là một cơ-cấu đặc thù. Tính-chất vượt lên cao (transcendency) trong bất kì hình thái nào cũng có tính hiện-hữu hiển-nhiên ngay trong bản-ngã (ego). Bất kì cái gì có thể tưởng-tượng ra được, bất kì bản-thể nào có thể tưởng-tượng ra được, zù là bản-ngã hiển-nhiên hay cao thoát đều nằm trong lĩnh-vực của chủ-quan ở cấp cao hơn vì thứ chủ-quan này tạo thành í-ngĩa và bản-ngã. (Trần Đức-Thảo không hiểu điều này). Nỗ-lực nhận ra vũ-trụ có bản-ngã đích-thực mà đồng thời lại như cái jì ở ngoài vũ-trụ có í-thức khả-tri, có kiến-thức khả-tri, và có zữ-kiện khả-tri thì hai thứ vũ-trụ ấy chỉ liên-hệ với nhau hời hợt bên ngoài qua một định-luật cứng ngắc. Cho nên, thứ kiến-thức ấy trở thành vô-ngiã. Cả hai thứ vũ-trụ ấy khắng-khít bên nhau để tạo thành một thực-thể chặt chẽ rõ ràng vì chúng là một chủ-thể vô cùng uyên-áo (transcendental subjectivity). Nếu chủ-thể vô cùng độc-đáo này là vũ-trụ đầy í-nghiã, thì vũ-trụ bên ngoài hay khách-quan kia đúng là vô-nghiã. Nhưng zù cho vũ-trụ bên-ngoài luôn luôn vô ngĩa nó vẫn có ngiã riêng của nó và cái gọi là vô-ngĩa riêng của nó nằm trong lĩnh-vực của một thứ í-thức có thể là có (biết đâu là nó có). Điều này không chỉ đúng trong trường-hợp của bản-ngã đích-thực hiển-nhiên (de facto ego) mà cũng đúng theo í-thức của chính bản-ngã 4, [để ta] biết bản-ngã ấy như là cái jì đích-thực của nó, bao gồm cả một í-ngiã rộng hơn của những bản-ngã khác, với những hoạt-động rõ ràng hiển nhiên cho bản-ngã này. 5 Nói rõ hơn: Nếu có bản-ngã cao hơn ở trong tôi, hay một thế-jan khách-quan chung cho tất cả chúng ta nằm ở trong tôi, thì tất cả những jì chúng ta bàn đến cho tới lúc này đều là chuyện thật, chẳng phải riêng jì trong trường-hợp cái ngã cụ-thể của tôi mà cả trong vai trò hiện-hữu chủ-thể của tôi 6. Cách “tự fân-tích theo tinh-thần Hiện-tượng Luận” cứ tiếp tục trong bản-ngã của tôi. Cách fân-tích những í-thức về bản-ngã của tôi và tất cả những trạng-huống khách quan có mặt chỉ vì bản-ngã của tôi rất cần được nêu thành jả-thiết bằng một fương-fáp tự mình fân-tích rất tự-nhiên (an a priori self-explication). Đây chính là một fương-fáp cho fép zữ-kiện có vị-trí [rõ ràng] trong vũ-trụ thuần-túy tư-zuy (eidetic) hay thuần jả-thiết để chứng-minh là có thể có vũ-trụ như thế. Cho nên, sự phân-tích này chỉ liên-quan tới bản-ngã cụ thể của tôi (my de facto ego). Chỉ 7 trong trường-hợp bản-ngã là một trong số những jì có thể có thì bản-ngã ấy mới có sức tưởng tượng vô bờ bến về chính bản-ngã đó 8. Cho nên, sự fân-tích khúc-triết, rõ ràng có já-trị cho vũ-trụ của những zữ-kiện [hay kiến-thức] kể trên rất cần cho những điều tôi có thể biết vì nó quan trọng đối với bản-ngã. Nói khác đi, những jì tôi có thề biết hơn về hữu-thể hay nguồn-sống (being) là nhờ chúng có já-trị trong tương-quan với chủ-thể và zính záng với những jì có thể có ở kia. Chúng cũng có giá-trị cho bất kì một thế-jới nào chúng ta có thể tưởng-tượng ra vì nó có căn-bản trong mối tương-quan của chủ-thể. Nhận-thức Học chân nhất chỉ có thề đúng [sinnvoll) nếu nó là một lí-thuyết zựa trên Hiện-tượng Luận ở cấp cao hơn, thay vì noi theo những zữ-kiện lỏng lẻo (thiếu liên tục) khởi từ zự-tưởng qúa bao quát (supposed immanency) đến zự-tưởng qúa hão-huyền (tức chẳng để í jì tới “tính hiển-nhiên của sự-vật”mà cứ cho là đã biết hoàn toàn). Nhận-thức Học đúng nhất phải có hệ-thống rõ ràng  trình bày sự ứng-zụng của kiến-thức, làm sáng tỏ ứng-zụng để cho kiến-thức zễ-hiểu như là một hoạt-động có í-thức rõ ràng 9. Nói rõ hơn,  nhờ nhận-thức ấy nên những jì có mặt, cụ-thể hay lí-tưởng, đều hiện ra rõ ràng như là một kết-qủa của chủ-thể sâu-sắc hơn, tức là một thứ kết-qủa rõ ràng trong hành động. Hiểu biết tường-tận này là hình-thái cao nhất của lí-trí có thể tưởng-tượng ra được. Tất cả những ziễn-jải sai lầm về bản-thể đều bắt nguồn từ cõi mù-lòa ngây thơ trước những chân-trời tạo thành í-ngĩa của bản-thể, và trước những nỗ-lực liên-quan tới vấn-đề tìm hiểu í-thức chưa được rõ-ràng (implicit intentionality). Nếu thấy được những vấn-đề ấy là thấy môn Hiện-tượng Luận có tính hoàn-vũ và có khả-năng tự lí-jải [vai-trò] của bản-thể, ziễn ra bằng minh-chứng liên-tục và đồng thời cũng vô-cùng cụ-thể. Nói rõ hơn, [ta thấy] trước tiên có một lối tự jải-thích jả-tưởng (pregnant sense), trưng ra có hệ-thống hẳn hoi về vấn-đề làm sao bản-ngã tự nó có mặt trong iếu-tính riêng của nó, làm sao nó hiện-hữu trong chính nó và cho nó. Thứ đến, là vấn-đề tự jải-thích trong một í-ngĩa rộng để cho thấy với iếu-tính này làm sao bản-ngã biết là trong nó có “bản-ngã” khác, tức là “một thứ bản-ngã “Khách-quan”. Cho nên mỗi người trong chúng ta có một Bản-ngã và trong Bản-ngã ấy lại có một nền-tảng sống-động (existential status) gọi là Fi Bản-Ngã 10.

 

Với tính-chất cụ-thể rõ ràng và có thệ-thống hẳn hoi, Hiện-tượng Luận đúng là một Học-thuyết lí-tưởng cao và sâu-sắc” trong một ngĩa mới xét trên căn bản và iếu-tính. Nó không phải là thuyết lí-tưởng của tâm-lí học, và chắc-chắn nó không phải là một thuyết lí-tưởng “suông” mà môn tâm-lí thiên về zục-tính (sensualistic psychologism) nhận vơ, vì thứ tâm-lí học ấy muốn tách thế-jan cảm-tính ra ngoài zữ-kiện zục-tính vô-nghĩa lí. Tính chất lí-tưởng của Hiện-tượng Luận cũng không phải là tính lí-tưởng trong triết-học của Kant vì Kant cho rằng thuyết lí-tưởng của ông , trong một í-niệm có jới-hạn, nhằm zuy trì cái có thể có của một thế-gian trong đó sự-vật là sự-vật 11. Trái lại, ở đây chúng ta có một thuyết lí-tưởng cao (transcendental) zựa trên tinh-thần tự fân-tích theo fương-fáp khoa-học môi-sinh có hệ-thống hẳn hoi. Sự fân-tích bản-ngã của tôi ví như cách fân-tích chủ-đề về bất cứ nhận-thức nào có thể có, theo bất cứ í-ngiã nào có thể có, zo đó í-ngiã ấy mới có thể rõ rệt đối với tôi, tức là đối với bản-ngã của tôi. Thuyết lí-tưởng này không fải là kết qủa của những bàn-cãi bông đùa, mà là kết-qủa nhờ vào những thử-thách có tinh-thần biện-chứng với “tất cả những lí-thuyết zuy-thực gom góp lại”. Lí-thuyết này là cách fân-tích í-ngĩa” nhờ vào việc làm đích thực, một fương-fáp fân-tích zựa trên những jì có thực zo tôi í-thức ra, tức là zo bản-ngã của tôi, và đặc biệt zựa trên í-thức cao hơn mà tôi có được nhờ vào kinh-ngiệm. [Kinh-ngiệm] với thiên-nhiên và với thế-jan. Nhưng fương-fáp ấy cũng còn cho thấy rõ là sự khám-fá ấy có hệ-thống về í-thức căn-bản. Cho nên kết qủa cụ-thể của lí-thuyết lí-tưởng này chính là Hiện-tượng Luận. Chỉ có ai không hiểu í-ngĩa sâu sắc nhất của fương-fáp truy-tầm í-thức (intentional method) hoặc không hiểu fương-fáp gạn-lọc căn-cơ (transcendental reduction), hoặc chẳng hiểu cả hai mới tách Hiện-tượng Luận ra khỏi thuyết lí-tưởng có chiều cao (transcendental idealism). Chuyện này xảy ra vì sai lầm, thứ nhất vì không nắm được yếu-tính đặc-thù của khoa Tâm-lí Học bàn về í-thức tinh ròng (genuine intentional psychology) kể cả Nhận-thức Học liên-quan tới Tâm-lí Học, hay không biết rõ là Tâm-lí Học về í-thức fải trở thành một fần then chốt của môn Tâm-lí Học có tinh-thần Khoa-học thực sự. Nói một cách khác, khi chúng ta ziễn-jải sai lầm về í-ngĩa và chức-năng của fương-fáp quán-triệt theo tinh-thần Hiện-tượng Luận ở lĩnh-vực cao hơn thì chúng ta vẫn còn vướng mắc vào thuyết Tâm-lí lụy vào những rung động hời hợt [sensualistic psychologism]. Cho nên, chúng ta mới hiểu lầm tâm-lí học thiên về í-thức và Hiện-tượng Luận ở cấp cao hơn. Cả hai fương-fáp này xuất-hiện để júp chúng ta tìm ra cái có thể có quan-trọng trong việc thay đổi cách nhìn. Chúng ta trở thành nạn nhân vì sự lờ mờ của một thứ Triết-học [tuy] cao nhưng vẫn còn hời hợt (within the natual realm).

           

Những suy-tư của chúng ta đã fát-triển một cách hiển nhiên như là một cách suy-tư cần-thiết có tinh-thần Triết-học. Cách suy-tư ấy gọi là Triết-học theo tinh-thần Hiện-tượng Luận cao, đồng thời bổ-túc cho cái nhìn về vũ-trụ của những jì thực sự có hoặc có thề có đối với chúng ta. Tức là chúng ta chỉ nên để í đến cách ziễn-jải có í-ngĩa và có thể có mà thôi. Đây chính là thuyết lí-tưởng về Hiện-tượng Luận ở cấp cao. Trong luận-chứng này còn có một i-thức cho rằng cái vô cùng tận của vấn-đề ngiên-cứu có thể thấy được bằng cách fác-họa sơ sơ và tổng-quát. Đó chính là cách tự fân-tích về bản-ngã của tôi, hay chính là cái tôi tư-zuy, liên-tục và vững-vàng. Những cách fân-tích ấy là một zẫy những suy-niệm hợp với cái khung suy-tư theo từng fần một để chúng ta có thể tiếp tục đi xa hơn trong tinh-thần tổng-hợp.

           

Liệu chúng ta có nên thôi không bàn đến fương-fáp này nữa hoặc là chúng ta để cho những vấn-đề còn lại được trình bày theo kiểu-cách riêng? Những minh-chứng mà chúng ta đã có, với đầy đủ í-ngiã và có mục-đích rõ ràng (predelineative) đã đầy đủ chưa? Liệu những jì chúng ta đã fác-họa ra có đủ để cho chúng ta tin tưởng vào một thứ Triết-học đến từ fương-fáp suy-tư và fân-tích, đủ để chúng ta chẩp-nhận thứ Triết-học ấy là mục đích và í-chí trong cuộc đời của chúng ta nên chúng ta vui và thực-hành thứ Triết-học đó hay không? Ngay cả thoáng nhìn vào những jì có ở trong chúng ta, và trong bản-ngã suy-tư của chúng ta, chúng ta cũng luôn luôn có trong cái tôi của chúng ta một thế-jan, một vũ-trụ của bản-thể; cho nên đương nhiên chúng ta cứ ngĩ về người khác và ngĩ về í-thức của họ. Nhờ có những í-thức về tha-nhân có trong tôi nên tôi mới biết thế-jan có tính chung cho “tất cả chúng ta”. Đây chính là nền-tảng của một thứ Triết-học cho “tât cả chúng ta” để chúng ta cùng nhau suy niệm, mà theo lí-tưởng ta gọi nó là một thứ triết-học vĩnh-cửu (philosophia perennis). Nhưng liệu kiến-jải hay minh-chứng này của chúng ta có đứng vững không? Minh-chứng này hay tính-chất hiển-nhiên của một thứ triết-học về Hiện-tượng Luận với khuynh-hướng lí-tưởng trong tinh-thần Hiện-tượng Luận mới chỉ là hai fương-fáp đáng lưu-í mà thôi. Thế thì, minh-chứng hay kiến-jải này chỉ hoàn toàn sáng tỏ và chắc chắn đối với chúng ta ngày nào chúng ta còn zốc lòng vào khả-năng suy-tưởng (meditative intuitions) và ngày nào chúng ta hiểu rõ những iếu-tố quan-trọng loé ra trong chúng. [Liệu có được không?] Liệu fương-fáp này có ổn không? Bởi vì chúng ta sẽ không luôn luôn theo sát nhũng zự-thảo có fương-fáp của chúng ta cho tới một điểm cái tôi của chúng ta thấy được bản-ngã của người khác, và rồi khi chúng ta đã thấy được bản sắc của họ rồi liệu chúng ta có hiểu được những vấn-đề fức-tạp trong bản-ngã của họ hay không? Đối với chúng ta những Triết-ja còn trẻ, [chúng ta jả thiết rắng] nếu “những suy-tư trong tinh-thần Descartes” của chúng ta sẽ là “hành-trình” đích-thực vào Triết-học và là điểm khởi đầu xây dựng đời sống của một nền Triết-học với í-niệm cụ-thể (practical idea); tức là bước khởi đầu rõ rệt và có í-thức12 fải là một điểm quan-trọng và lí-tưởng, làm nền-tảng mãi mãi cho vấn-đề fát-huy [Triết-học], thì mọi suy-tư của chúng ta không được làm cho mục-đích của Triết-học trở-thành mơ-hồ huyễn-hoặc (puzzles). Theo sát với hoài-vọng của những suy-tư cố-hữu trong tinh thần Descartes thì suy-tư của chúng ta fải có mục-đích khám-fá và làm sáng-tỏ thật cặn kẽ những vấn-đề chung của thế-jan liên-quan tới tư-tưởng tối-hậu (rốt ráo) của Triết-học. Đối với chúng ta đó là những vấn-đề chung của thế-jan (universal) về tầm í-thức (intentionality). [Hơn nữa] những vấn-đề ấy fải cho thấy thật rõ ràng về tính bao quát và lớn lao nhất của chúng [ở thế-jan] và vì thế, chúng fải được hiểu thật cặn-kẽ. Đó là í-ngiã phổ quát và có thực “ngay trước mắt” chúng ta, với những cơ-cấu tất-nhiên (universal) và có í-ngiã. Tính bao quát fổ-thông ấy júp chúng ta thấy được chức-năng quan-trọng về bản-chất (executive ontological work). Thoạt tiên chúng ta xét qua hình-thái của Triết-học Hiện-tương Luận một cách vững vàng mạch lạc, rổi chúng ta xét đến fương-fáp khoa-học có tính Triết-học về những zữ-kiện. Triết-học theo tinh-thần ngiên-cứu rốt ráo của Hiện-tượng Luận nhận rằng “cáí có” là một í cụ-thể. “Cái có” ở trong  cõi vô-biên của một việc làm có tính quyết-định về mặt lí-thuyết.

 

SUY TƯ NĂM*

42-43

KHÁM-FÁ RA THẾ-JAN CỦA BẢN-THỂ CAO HƠN LÀ

KHÁM-FÁ RA MỐI TƯƠNG-JAO JỮA CON-NGƯỜI

TRONG TINH-THẦN XÃ-HỘI.

 

§ 42. Trình-bày vấn-đề kinh-ngiệm (hay biết về) người khác tức là trả lời sự fản-đối cho rằng Hiện-tượng Luận chẳng qua thuyết về  Cái tôi Hiện-hữu (solipsism).

Trước khi bước sang những suy-tư mới, chúng ta hãy tìm hiểu một fản-ứng quan-trọng. Fản-ứng ấy đặt vấn-đề cho rằng Hiện-tượng Luận ở cấp cao hơn chính là Triết-học cao, vì nếu Hiện-tượng Luận ở cấp cao cho rằng trong lí-thuyết có vấn-đề qui-ước (a constitutional problematic and theory) jữa những jới-hạn của bản-ngã đã được fân-tích chi li (the transcendentally reduced ego), thì Hiện-tượng Luận có thể jải-quyết những vấn-đề khó khăn (transcendental problems) liên quan tới thế-jới bên-ngoài (hay khách-quan = objective world). Khi cái tôi tư-zuy rút về cái tôi cao-hơn và tuyệt-đối (tức cái tôi í-thức tuyệt-đối) bằng những nỗ-lực fân-tích í-thức (epoché) theo fương-fáp Hiện-tượng thì liệu tôi có fải chỉ là cái tôi (solus ipse) không? [Như thế] có fải tôi không còn tuyệt-đối khi tôi jải-thích bản-ngã zưới zanh-ngĩa của Hiện-tượng Luận không? Liệu Hiện-tượng Luận có khả-năng jải quyết những vấn-đề của bản-thể khách-quan (Objective being) và có được coi là học-thuyết về cái tôi hiểu biết cao hơn không? 

 

Chúng ta nên suy-ngẫm vấn-đề này kĩ hơn. Fưong-fáp í-thức rốt ráo jới-hạn tôi trong những í-thức thuần-túy của tôi và trong những cảnh-vực zo những jì cụ-thể hoặc có thể là cụ-thể. Vậy thì, zường như những cảnh-vực ấy không thể tách ra khỏi cái tôi, vì những cảnh-vực ấy là điều cụ-thể trong bản-ngã của tôi (my ego’s concreteness).

 

Thế còn các bản-ngã khác (other egos) thì sao? Zĩ nhiên, những bản-ngã khác này [nói jản-dị, là người khác] không chỉ là í-chỉ (intending) zo tôi ngiệm ra trong tôi. Chúng cũng không chỉ là những thực-thể (unities) có thể là rất rõ ràng trong tôi, theo cảm-thức của người khác. Những cảm-thức ấy có fải đúng là của người khác hay không? Như vậy, chúng ta có nên coi fương-fáp hiện-thực ở cấp cao không hợp-lí hay không? Kiến-thức căn-bản có thể thiếu nền-tảng xét theo fương-fáp Hiện-tượng Luận; nhưng trong iếu-tính của nó, thì cuối cùng kiến-thức căn-bản lại đúng vì nó vạch ra một fương-hướng đi từ tính tư-nhiên thường-trụ (immanency) của bản-ngã đến cái hiểu biết sâu-sắc hơn vế Người khác. Là những nhà ngiên-cứu Hiên-tượng Luận, liệu chúng ta có thể làm jì khác hơn hay là chấp nhận điều này như sau: “Thiên-nhiên (Nature) và tất cả thế-jan hiển nhiên có ở trong bản-ngã (ego) chính là “những í” của tôi. Fía sau những í này thế-jan hoàn toàn độc-lập. Cho nên tôi vẫn fải tìm cho ra con đường đưa tới thế-jan”? Vậy thì, liệu chúng ta có thể không nên nói thế này: “Trước hết, ngay câu hỏi về cái có thể có về kiến-thức cao-hơn và đích-thực, tức là loại kiến-thức có thể júp chúng ta ra khỏi bản-ngã tôi để đến với (hay hiểu) bản-ngã của người khác (người khác ở đây thực ra không fải ở trong tôi nhưng zo tôi í-thức ra).

           

Fải chăng câu hỏi như thế không nên đặt ra theo fương-fáp Hiện-tượng Luận? Fải chăng hiểu-biết của chính mình (self-understood) ngay từ lúc đầu cho rằng kiến-thức cao hơn của tôi không thể đi xa hơn kinh-ngiệm sâu sắc của tôi và cũng không thể đi xa hơn tất cả những jì nắm trong đó một cách tổng-hợp? Cuối cùng, fải chăng hiểu-biết của chính mình là hiểu-biết trọn-vẹn và không zư-thừa ngay trong bản-ngã cao hơn của chính tôi?

           

Suy-tư hay những câu-hỏi ở trên như thế vẫn có thể còn nhiều lầm-lẫn. Trước khi quyết-định suy-tư như thế và suy-tư về những mệnh-đề zựa trên hiểu-biết của chính mình thì có lẽ chúng ta nên đi vào những thảo-luận biện-chứng và đi vào những jả-thiết có tính siêu-hình. (Những jả-thiết siêu-hình này có thể hoàn-toàn fi-lí), nhưng chúng có thể thích-hợp hơn trong vấn-để cắt ngĩa theo fương-fáp Hiện-tượng Luận trong liên-hệ với bản-ngã khác (alter ego) rồi trở thành cụ-thể (concrete work). Sau đó chúng ta lại fải hiểu rõ í-chỉ trực-tiếp và ján tiếp đã khiến bản-ngã khác (alter ego) trở thành rõ-rệt  trong lãnh-vực bản-ngã cao hơn của chúng ta. Chúng ta cũng còn fải khám-fá xem có những í-chỉ jì, những tổng-hợp đề jì, cũng như  những tác-động jì đã khiền cho “bản-ngã khác” có mặt trong tôi [theo bản-zịch của Cairns thì Husserl gạch bỏ cụm-từ “trong tôi”], và zưới zạng kinh-nghiệm hợp với người khác. Í-ngĩa “bản-ngã khác” được coi như có mặt thực-sự và i-như nguyên-hình của nó. Những kinh-ngiệm này với những hoạt-động của kinh-ngiệm là những sự-kiện nằm trong lĩnh-vực hiện-tượng của tôi. Vậy còn gì hơn là khi quan-sát những kinh-ngiệm ấy liệu tôi có thể ziễn-tả được í-cảm (sense), tức là những kinh-ngiệm có mặt một cách đầy đủ hay không?

 

§ 43. Sự hiểu biết rõ-ràng (noeumatic-ontic mode) về sự-kiện (givenness) có mặt của Tha-nhân chính là điểm căn-bản độc-đáo cho lí-thuyết căn-bản về kinh-ngiệm ra người khác.

 

Trước hết, “điểm căn-bản độc-đáo” của tôi có ngĩa là Tha-nhân hay Bản-ngã khác được kinh-ngiệm ra cho tôi trong í-thức trực-tiếp để tôi hiện ra trong chính tôi và júp tôi quan-sát nội-zung hiểu-biết cụ-thể (ontic) về sự hiện-hữu của Tha-nhân hay Bản-ngã khác (Tha-nhân ở đây chính là “cái tôi tư-zuy/my cogito”, một cơ-cấu đặc-biệt vẫn chưa được khai fá). Nhờ vào tính độc-đáo của bản-ngã khác và nhờ tính đa-ziện của bản-ngã khác, nên nội-zung kia cho thấy rất nhiều bề mặt và khó khăn của vấn-đề fân-tích Hiện-tượng Luận. Ví zụ: Trong tính đa-ziện hoà-hài và zễ đổi thay của kinh-ngiệm, tôi í-thức ra tha-nhân như là những bản-ngã có thật và đồng thời cũng là những Sự-kiện (Objects) ở thế-jan – không chỉ là những cái hình của sự-vật trong Thiên-nhiên, zù rằng thực ra những cái hình kia cũng là những khía-cạnh của sự-kiện hay sự-vật ở thế-jan. Trên thực-tế, hình-záng bên ngoài của sự vật được biết đến qua mặt tâm-li (governing psychically) và trong cơ-cấu tự-nhiên của nó [trong nguyên-văn Husserl gạch bỏ câu này và ngoài lề có để bằng ba dấu than(!!!)]. Cho nên, thật là lạ khi chúng ta thấy khía-cạnh linh-động bên ngoài của sự-vật, chúng ta bảo sự-vật ấy có mặt “trong” thế-jan. Ở ziện khác, chúng ta cũng kinh-ngiệm ra sự-vật là chủ-thể ở thế-jan, trong khi chúng ta kinh-ngiệm ra thế-jan này. Và khi í-thức ra sự-vật là chủ-thể ở thế-jan chúng ta cũng í-thức ra chúng ta trong thế-jan có sự hiện-hữu của tha-nhân. Cứ suy tư như  thế này, chúng ta có thể cắt ngĩa tính đa-ziện về những kinh-ngiệm khác là có thực và rất rõ-ràng (noematically).

 

Trong bất kể trường-hợp nào, ngay cả trường-hợp trong tôi, ngĩa là trong những jới-hạn đời sống có í-thức tinh ròng của tôi sau khi đã đạt tới điểm cao nhất (transcendentally reduced), tôi mới thấy được thế-jan trong đó có tha-nhân, và cũng theo í-ngĩa kinh-ngiệm về đời sống của tôi. Đây không phải là kinh-ngiệm góp nhặt riêng tư (private synthetic formation) mà là kinh-ngiệm cao hơn kinh-nghiệm của riêng tôi (mir fremde), cho nên tôi gọi nó là kinh-ngiệm về một thế-jan có liên-hệ với nhiều bản-ngã (intersubjective world), tức là một thế-jan của tất cả mọi người, bởi vì mọi zữ-kiện (Objects) của thế-jan đều hiện bày cho tất cả mọi người. Đúng vậy, ai cũng có kinh-ngiệm của riêng mình, ai cũng có những hình tướng bên ngoài, những hợp-thể bên ngoài, và hiện-tượng thế-jan (world-phenomenon) của riêng mình. Trong khi ấy, thế-jan theo kinh-ngiệm tự nó có mặt không zính-záng jì tới những vấn-đề kinh-ngiệm và cũng không zính-záng jì tới những hiện-tượng về thế-jan với những hình-tướng bên-ngoài.

           

Lối cắt ngĩa này là thế nào?  [Xin trả lời là] Tôi fải bình tĩnh để í vào nội-zung của từng í-ngĩa về bất cứ sự-kiện nào có và có thể có đối với tôi. Ngĩa là tôi fải để-í đến í-ngĩa ấy “là jì” và “í-ngĩa ấy có mặt và đúng”. Í-ngĩa ấy ở trong tôi và đến từ đời sống í-thức của tôi. Í-ngĩa ấy trở nên sáng sủa và hiện ra cho tôi theo kết qủa của những hiểu-biết đúc-kết lại thật tinh ròng (constitutive) trong đời sống của tôi, qua những fương-fáp kiểm-chứng rõ ràng không còn chối cãi được. Cho nên, để có một nền-tảng căn-bản ngõ hầu trả lời những câu hỏi có thể tưởng tượng ra được với bất-kì í-ngĩa nào đó  <ở đây>.  Hơn thế nữa, có đi từng bước một, tôi mới có thể đặt vấn-đề và trả lời được những câu hỏi ấy. Điều cần thiết là tôi nên bắt đầu với một lối jải-thích có hệ-thống về khái-niệm (intentionality) trực-tiếp cũng như ján-tiếp trong đó bản-ngã của tha-nhân đối với tôi trở thành “cụ-thể” (“made”) và được làm sáng tỏ theo nội-zung đúng-đắn về sự hiểu-biết (intentionality) của tôi, tức là nội-zung toàn vẹn của khái-niệm (fulfilment-content).    

           

Cho nên, vấn-đề nêu ra đầu tiên là một vấn-đề đặc-biệt, ví “cái-kia đối với tôi” chính là của tha-nhân. Tiếp theo đó tôi có một chủ-đề gọi là lí-thuyết cao-hơn để biết về người khác, mà chúng ta thường gọi là “hiểu-người/empathy”. Nhưng ngay sau đó chúng ta thấy rõ là toàn-thể lí-thuyết ấy còn lớn hơn cả vấn-đề nêu lên lúc ban đầu, vì lí-thuyết này tạo thành nền-tảng cho lí-thuyết cao-hơn bao quát mọi khía cạnh về thế-jan Bên-ngoài (Objective world). Nó chính là Bản-chất Khách-quan (Objective Nature). Nói riêng, í-ngĩa hiện-hữu [Seinssinn] của thế-jan và của Thiên-nhiên chính là Bản-chất Khách-quan như chúng ta đã bàn đến . Nó cũng chính là “cái ở kia của mọi người”.  Điều này luôn luôn được í-thức ra cùng một lúc bất cứ khi nào chúng ta bàn về sự có mặt đích-thực Khách-quan (Objectivity) [tức là sự có mặt đích-thực của Tha-nhân]. Hơn nữa, khách-thể (vật-thể hay Tha-nhân) với những đẳng-tính về mặt “tinh-thần/spiritual” của nó lại thuộc về thế-jan của kinh-ngiệm (experienced world). Khách-thể hay Tha-nhân trong cỗi rễ và trong í-ngĩa của nó đưa ta về chủ-thể, một thứ chủ-thể tuy luôn luôn khác nhưng nó đưa ta đến í-thức uyên-nguyên sống-động (actively constituting intentionality). Bởi thế, trong trường-hợp bàn về những vấn-đề văn-hoá (cultural Objects), như sách-vở, zụng-cụ, và những công-trình khác mang í-ngĩa kinh-ngiệm của mỗi người có mặt ở kia, tức là mỗi người đều thuộc về một cộng-đồng văn-hóa riêng rẽ, như cộng-đồng văn hóa Âu-châu, và nói riêng như cộng-đồng văn-hóa Pháp (Franҫais) chẳng hạn.

 

*Toàn bộ Suy-Tư Năm, khoảng 50 trang, đã được zịch-jả Nguyễn Quỳnh tóm-tắt trong một trang fát ra cho thính-jả tại hội-trường Hội-thảo Triết-học “Intersubjectivity”, tại UTAustin (The University of Texas at Austin), tháng 12 năm 1997. Thính-jả trong ngành tham-zự khen rằng bản tóm-tắt rất hay và rất rõ-ràng. NQ).

 

March 15, 2012 (Còn tiếp nhiều kì, cho đến hết)                                   

 

GI-CHÚ

1.Câu này Husserl gạch bỏ.

2.Husserl gạch bỏ câu này và cắt ngĩa rõ ở bên lề.

3.Husserl không thoả-mãn với chính văn của hai câu sau này.

4. Theo tài-liệu của Bản-thảo đánh máy C và bản dịch sang tiếng Pháp.

5. Husserl ghi rõ là ông không thoả mãn với hai câu sau . Đoạn sau của câu thứ hai bắt đầu với những chữ “mà cũng đúng”[Xem phần cuối trang 60] bị gạch bỏ.

6. Trong bản đanh máy C ghi là “in der meinen” thay vì là “in dem meine”

7. Husserl gạch bỏ.

8. Tất cả đoạn này hầu như bắt đầu bằng câu “Thực ra, tuy nhiên ...” và được Husserl ghi là không thoả mãn. Vài dòng sau đó, Husserl phê là: “ Điều ấy sẽ được nghiên-cứu khác đi.”

9. Husserl không hài lòng với câu “có thể hiểu như một hoạt-động có í-thức”

10. Husserl đặt một zấu than (!) ngoài lề cạnh câu cuối. Rồi Husserl lại đặt 3 zấu than (!!!) bên cạnh câu đầu với jòng chữ “Nói rõ hơn ...” Có lẽ vì thế mà mà đoạn đó không thỏa mãn.

11. Sau này Husserl thêm vào: “[Thế-jan ấy] cho bản-ngã một thế-jan trong chính bản-ngã và thuộc về bản-ngã một cách kì lạ. Thuyết “Lí-tưởng Vượt lên Cao” của Kant không fải là Hiện-tượng luận ở cấp cao.

12. Đọc là “zu konstituierenden” thay vì là “ konstituierenden” (constituing), như trong sách đã xuất-bản và trong bản-thảo đánh máy C.

 

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2430
Ngày đăng: 17.03.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguyên tượng Người Nữ Âu Cơ trong huyền thoại Việt Nam - Nguyễn Đăng Trúc
Đọc và Fê-bình VĂN-FẠM LUẬN /DE LA GRAMMATOLOGIE, đoạn 4, của Jacques Derrida - Nguyễn Quỳnh USA
Arlequin – Anh Hề - Nguyễn Hồng Nhung
Tình yêu trong văn hóa - Nguyễn Đăng Trúc
Í-Ngĩa Sống Của Một Vật Và Sự Truyền-Thông Trong Xã-Hội - 2 - Nguyễn Quỳnh USA
Í-Ngĩa Sống Của Một Vật Và Sự Truyền-Thông Trong Xã-Hội - Nguyễn Quỳnh USA
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 5 - Nguyễn Quỳnh USA
Bản Bi Kịch Oedipe-Vua Của Sophocle - Nguyễn Đăng Trúc
Thi hào Eschyle, Thân phận con người trong cuộc chiến giữa Tài và Mệnh - Nguyễn Đăng Trúc
Quyền-Lực Và Tự-Zo - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)