Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.149
123.226.634
 
Thầy trò Đường Tăng đi thỉnh bao cao su
Vũ Ngọc Anh

 

[http://www.youtube.com/watch?v=kl82G8VkZJs]

 

Trong công văn gửi tới Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bí Thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hôm 17/3, do Tổng thư ký Hòa thượng Thích Thiện Nhơn ký, Giáo hội cho rằng sử dụng hình ảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh trong video clip “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh… bao cao su” là "phản cảm và gây bức xúc cho tăng ni Phật tử".

 

Báo Giác Ngộ của Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh còn gọi video clip trên là có nội dung "báng bổ Phật giáo".

 

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn được trích lời nói video clip nói trên của các sinh viên thuộc Học viện Báo chí Tuyên truyền là "thiếu ý thức, mang nội dung xúc phạm niềm tin tôn giáo, thay đổi nội dung đi thỉnh kinh bằng việc đi thỉnh bao cao su, là xúc phạm đến vị Thánh tăng và Đức Phật - Giáo chủ của Phật giáo, một vị Thánh tăng và vị Giáo chủ Phật giáo, một nhân vật lịch sử được cả thế giới ngưỡng mộ".

 

[Giáo hội Phật giáo phản đối vidhttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/03/120318_buddhist_video.shtmleo clip]

 

Có lẽ hòa thượng Thích Thiện Nhơn không hiểu gì về cuộc thỉnh kinh của thầy tró Đường tăng trong “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân.

 

Đọc truyện ngụ ngôn (thần thoại cũng thuộc thể ngụ ngôn trong văn chương truyền khẩu) phải phân biệt “chân” và “giả”. Chân là hiện thực và giả là hoán dụ.

 

Đường tăng” của Ngô Thừa Ân (TDK) không dính dấp gì đến Đường Tam Tạng Trần Huyền Trang – lịch sử – Cái dính liếu ở đây là Ngô Thừa Ân chỉ mượn cái tên và chuyện kể về cuộc đi thỉnh kinh của Trần Huyền Trang năm xưa mà thôi. Ngô Thừa Ân chỉ mượn thể hoán dụ trong văn chương chứ không viết lịch sử – cuộc thỉnh kinh của Trần Huyền Trang. – Thể loại văn chương này Ngô Thừa Ân gọi là “tá thi hoàn hồn” tức là mượn xác nhập hồn. Bình cũ rượu mới !

 

Trần Huyền Trang (ls) ra đi bị vua Đường truy đuổi để bắt vè…ngăn cản cuộc ra đi của Đường Tam Tạng.

 

Đường tăng trong TDK  thì được vua Đường kết nghĩa huynh đệ và giúp đở…cấp Pasport cho Đường tăng lên đường “đi tìm kinh”.

 

Hai nhân vật này khác hẳn nhau về tất cả mọi mặc:

  1. Trần Huyền Trang” –lịch sử (THT.ls) là một thánh tăng đủ cả BI – TRÍ – DŨNG.

Còn “Đường tăng” trong TDK (ĐT.tdk) là một con người hoàn toàn trần tục: tham ăn, mê ngủ, nhát gan, mờ tâm tối trí không phân biệt ma – tiên – thánh – phật….như cái bị thịt.

  1. THT.ls : Ra đi tìm kinh vì Chánh Pháp

Còn ĐT.tdk : Ra đi vì vua Đường.

  1. THT.ls : Đi một mình chứ không có ai giúp đỡ.

Còn ĐT.tdk : có 4 đệ tử theo để bảo vệ trong suốt dọc hành trình gian nan.

 

BỐN ĐỆ TỬ này là ai ?

 

Trong clip này chỉ mượn truyện thần thoại TDK chứ không mượn lịch sử đã giải thích trước khi vào chuyện: “Bốncá tính” đ trải qua biết bao gian nan, thử thách (chà…chà)”. Tuy nhiên “bốn cá tính” này, theo clip, chỉ có: Đường Tăng + Tôn Ngộ Không + Trư bát Giới + Ngộ Tịnh mà quên đi Con Ngựa Trắng. Clip này cũng như mọi nhận định khác từ trước đến giờ xem mỗi “vai” là một nhân vật biệt lập.

 

BỐN CÁ TÍNH này là gì ?

 

  • Đó là : Tôn Ngộ Không – Trư Bát Giới – Ngộ Tịnh – Bạch Long câu.
  • Đó là “bốn vai diễn trong một nhân vật Đường Tăng”. Chính là “BỐN TÙY THỂ CỦA ĐƯỜNG TĂNG” (ĐT.tdk) tức BỐN TÙY THỂ CỦA MỘT CON NGƯỜI !
  • Mổi con người đều có “bốn bản tính” này:
  1. Tâm viên” biểu hiện qua “Tôn Ngộ Không là con khỉ” [TÂM]
  2. Ý mã” được biểu hiện qua con ngựa (Tiểu Bạch Long) [TRÍ]
  3. Trư Bát Giới đại biểu cho cái bản năng sinh lý của con người…gọi là con heo lòng. [DỤC]
  4. Sa hòa thượng Ngộ Tịnh là biểu trưng cho tính nhũn nhặn…nhẫn nhịn…chịu đựng. [NHẪN]

Bốn cái bản tính này nằm trong một con người. Đường tăng là con người gồm bốn cái tùy thể bất khả ly ấy. Đường tăng ở TDK của Ngô Thừa Ân chẳng dính dáng gì đến Trần Huyền Trang cả.

 

Đường tăng TDK có đủ BI – Trí – Dũng không mà gọi là thánh tăng ???

Đường tăng TDK lẽo đẻo theo chân Tôn Ngộ Không nữa bước không rời như bóng quẩn chân làm sao suy ra là Trần Huyền Trang (Đường Tam Tạng.ls) được ???

 

Gs. Lê Anh Dũng trong “Giải mả truyện Tây Du” cũng đã đưa ra một câu hỏi mà chính Gs gọi là một câu hỏi “xấcợc”: - “Đường Tăng, anh là ai ?” và tác giả nhấn mạnh lại một lần nữa: - “Đường tăng, anh là ai ?”

 

Hóa cho nên, nói như Ngô Thừa Ân trong bài tựa truyện “Vũ Đình Chí” của ông : “Tuy sách của ta là sách ma quái, nhưng không chuyên về ma quỷ, thỉnh thoảng cũng chép những biến dị ở nhân gian là có ý khuyên răn ngụ trong ấy…”.[TDK.1/4-tr.10 – Văn học xb-1988]. Thông điệp mà muốn ngụ trong một áng văn chương thì ngôn ngữ sao không ẩn, nhân vật sao không hoán được. Phương pháp ấy, Ngô Thừa Ân gọi là “mượn xác nhập hồn” (tá thi hoàn hồn), tức “hoán cốt đoạt thai” mà văn nhân Trung hoa hay dùng.

 

Ngầm ý, ngụ ngôn của thần thoại nằm ở bên kia lăng kính của phép tỷ ngữ được lồng vào phương pháp hoán dụ : mượn đầu heo nấu cháo, mượn từ diễn ý. Đầu heo [từ] đã ra thành cháo [ý]. Từ thì đấy mà ý thì đây; cho nên phương pháp hoán dụ được dùng để hư cấu, mới ra cái diệu lý văn chương. Văn chương mà không thoát ra khỏi từ, tằm ăn dâu ỉa ra cứt dâu, hạt rơi xuống đất chưa thối, từ chưa tử - được thỏ mà không bỏ giò, lên bờ mà còn vác bè trên lưng; thì văn làm sao ánh được sao trời vằn vặc lung linh !

 

Con chồn ăn trái cà phê..

ỉa ra cục cứt…

cà phê chồn ngon ghê !

 

Mà văn chương Ngô Thừa Ân thì tuyệt mù đến tuyệt vời !

Do đó mà giữa người thưởng thức văn chương với nhà phê bình văn học mới có hai đường để đi. Người đi đường cảm nhận : sống, chia xẻ, hòa mình cùng với nhân vật như thể tham dự trực tiếp vào tác phẩm và đồng hành cùng tác gỉa. Còn nhà phê bình văn học thì có nhiệm vụ định hướng cho tác phẩm, đưa tác giả về nhà mình; đó là lý do tác phẩm bị gió thổi muôn chiều !

Vậy đọc một tác phẩm văn chương, ở đây là đọc Tây Du Ký; mà chính tác giả nhắc nhở chúng ta bằng cách lấy “ngoại tượng bao bì” mà luận, để giảng “công án tỉ ngữ” [TDK.tr.58-I/10 – VH.1982]; tức cái mà các nhà phê bình văn học gọi là : “Ngôn tại, Ý ngoại”. Lời một đàng, ý một nẻo là vậy. Chỉ cây vả mà mắng cây hòe ! Mà ở đây, Ngô Thừa Ân thì mượn lời mà không mượn ý với luôn cả phép mượn xác nhập hồn; chi nên người đọc/xem TDK không nhận ra tính lịch sử, tính xác thực của các nhân vật, thật không sai !

 

Đường Tăng chẳng phải Huyền Trang

Như Lai dính dán gì Thích Ca

Lão Quân, Lão Tử khác xa

Thế mới là phép tá thi hoàn hồn !

 

Xạ Dương tiên sinh cẩn thận rất mực khi hình tượng ra một Đường Tam Tạng với từng chi tiết hoàn toàn sai cả lịch sử, làm cho các nhà phê bình rộn ràng đi tìm sự sai quá ấy! Trần Huyền Trang (ls) đơn phương độc mã ra đi với lệnh truy nã của vua Đường, chứ nào có vâng mệnh chiếu chỉ mà đành phá tửu giới lên đường vì vua ? Thánh Tăng Tam Tạng nào lại tham sống sợ chết, đòi ăn mê ngủ như cái bị thịt, gặp nguy thì run như thằn lằn đứt đuôi, tối trí mờ tâm không phân biệt ma tiên thánh phật ? Đường Tam Tạng Trần Huyền Trang trên đường thỉnh kinh có dựa vào ai dẫn dắt và hứng chịu thay gian nguy cho mình ? Liệu Đường Tam Tạng (truyện) có đến được Thiên Trúc, nếu không có Tôn…nữa bước cũng không đi được ! Xét lại xem Tam Tạng của Ngô Thừa Ân có đủ Bi-Trí-Dũng chưa mà gọi là Thánh Tăng ?

 

Đức Thích Ca Như Lai (ls) nào mà chuẩn thuận cho đệ tử đòi của lót tay, xiết bình bát của Tam Tạng và còn mạnh dạn lên tiếng khoe rằng ngày xưa trách các Tỳ kheo bán kinh cho Triệu trưởng giả nước Xá Vệ còn rẽ quá ? [Hồi 98-X/10-tr,=.172 – TDK-sd-]. Ngài giáo bất nghiêm, hay là hình tượng của thượng bất chính nên hạ tắt loạn ? Đệ tử của Ngài toàn là ma vương hổn thế ? Những biến dị thế gian là tác phẩm nghệ thuật của đệ tử các ngài Văn Thù, Phổ Hiền, Di Lặc, Quan Âm, Phật Tổ ? Đức Phật Tổ Như Lai (ls) nào có vâng mệnh chiếu chỉ, nhận lời mời của Ngọc Hoàng Thượng Đế để đi bắt yêu tinh, hàng phục ma quái…giúp ! để bị lão Tôn mắng là đồ lừa đảo ! vì bội ước với Lão, đè Lão dưới núi Ngũ Hành 500 năm. Hình ảnh Đức Như Lai dưới trướng Ngọc Hoàng làm sao cảm nhận được sự thật – không thuyết phục được giáo đồ vì sai cả lịch sử lẫn giáo lý !

Lão quân của Trương Đạo Lăng hay Lão Tử Vô Vi của Đạo Đức Kinh đây ? Có liễu được Đạo Đức Kinh thì mới hiểu được Lão quân của Đạo Giáo trong TDK. Lão quân (TDK) cũng phụng mệnh dưới trướng Ngọc Hoàng ! Liệu Ngô Thừa Ân là một người Phương tây mới vừa đến Trung quốc du lãm đôi ba hôm rồi viết ra TDK theo trí nhớ chập chờn trong cơn huyễn mộng biếng lười ? Đệ tử thì rặt lũ gian tà trá thuật, nào hô phong hoán vũ, nào luyện đan lừa vua hại nước ! Lão tử nào vọng trường sinh ! nào hữu vi hữu tác !

 

Có cùng giải đồng tâm với tác giả mới liễu được nghệ thuật mượn từ, nhập xác thì mới thấu dạ, suốt lòng tác giả; kẻo phụ lòng tác giả mà uổng công tham dự tác phẩm của mình.

 

Từ thì đấy : Đường Tam Tạng, Phật Tổ Như Lai, Lão Quân, Quán Thế Âm Bồ Tát, Tổ Sư Bồ Đề… nhưng xác đó mà hồn đây :

 

Truyện thì truyện cũ, tích thì tích xưa.

Mà nghe thấy mới như chưa bao giờ !

 

Với TDK, những tên, những tích tác giả đã thuyên chuyển từ cõi thực sang bờ giác. Mượn chuyện đời xưa để nói chuyện đời nay. Cái đời hiện hữu ! Mà Ngô Thừa Ân tá thi hoàn hồn là chỉ để giữ lễ với người xưa cho ra lẽ với người nay ấy thôi. Nhân đó mà khuyến miễn : “đánh cỏ cho rắn nó sợ” mà sách tấn trong chừng mực lực bất tòng tâm hơn là mang tham vọng lập ngôn chi đại đạo. Để cho tên ra khỏi cung, lời ra khỏi miệng : trúng vào ai nấy đau mà không hề xúc phạm đến các đấng bậc mà mình kính tôn.

 

Nói cho hoàn toàn sai sự thật là sự cố tình, làm biện pháp ẩn ngữ, là phương pháp hoán dụ trong thể ngụ ngôn của văn chương thần thoại không hơn, không kém. Nhờ đó mà người xem phim, kẻ đọc truyện không ngở ngàng gì trước việc Tôn Ngộ Không tróc nả yêu tinh trong hàng đệ tử của Quan Âm Bồ Tát, Di Lặc, Như Lai… như nhận định ngắn mà rõ ràng của Nguyễn Kim Dân : “Tác phẩm (TDK) còn phản ánh rõ hai mặt tích cực và tiêu cực trong Phật giáo đối với người thừa hành giáo pháp” [Tuần Báo Giác Ngộ số 26-tr.13-ngày 28-9-1996].

Với

 

Tôn ta cân đẩu vân rẽ mây về mù hạ xuống thành phố Hồ Chí Minh đánh nà vào sào huyệt “Đại Giác” tại số 112 đường Nguyễn văn Trỗi, quận Phú Nhuận tp.HCM cũng làm cho tiểu yêu một phen hồn xiêu phách lạc. Đó là ngày 08-6-1996 mà Tuần Báo Giác Ngộ số 10 có tường thuật lại trận đánh một cách chi tiết khá hấp dẫn không kém trận Tam Tạng bị hãm tại Quan Âm Thiền Viện năm xưa [Hồi 16]. Chẳng qua, chuyến này Giác Ngộ Tôn chỉ nhằm sách tấn thôi; nên sau khi làm xong nhiệm vụ, trước khi cân đẩu vân về lại Lôi Âm, Tôn Ngộ Giác để lại một đoạn trong kinh Dị Giáo nhắc nhở : “không được coi đoán kiết hung, không được dò xem tinh tú, không được tìm tòi suy thịnh, không được coi ngày đoán số, hàng Tỳ kheo chẳng nên đồng hoá với ngoại đạo, tránh biến hoá các thủ thuật chánh đáng để súch tích của cải như người thế tục, gây thương tổn đến trí tuệ vốn được coi là sự ngiệp của người xuất gia” [Tuần Báo Giác Ngộ số 16-tr.4-ngày 20-7-1996].

 

Thuốc đắng đã tật !

Có sao !

AUM !

 

 

 

Vũ Ngọc Anh
Số lần đọc: 3285
Ngày đăng: 20.03.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thư gửi một bạn văn - Hoàng Xuân Hoạ
Putin Rơi Lệ - Huỳnh Văn Úc
Đánh giặc - Vũ Ngọc Anh
Đặng Thân đã tạo ra một thế giới nghệ thuật đi xa hơn những gì nhiều nhà văn hàng đầu khác đã làm[*] - Phạm Xuân Thạch
Trí thức … bại là an ? - Vũ Ngọc Anh
Thân Phận Trí Thức - Vũ Ngọc Anh
Mùa Xuân Miến Điện - Khuất Đẩu
Trí thức làng Vũ Đại - Nam Dao
Giáo sư TQ gọi dân Hong Kong là 'đồ chó' - Khuất Đẩu
Con Tem Rồng Trung Quốc Hù Dọa Ai? - Khuất Đẩu
Cùng một tác giả
Đặng Phùng Quân (truyện ngắn)
Cánh hoa vô ưu (tạp văn)
Đánh giặc (đối thoại)
Ta đi tìm Mình (tạp văn)
Thư mở...cho mầy (đối thoại)
Trái Cấm (tiểu luận)
“ Ừ ” (đối thoại)
Ngôn Pháp (nghệ thuật)
TomTom (tạp văn)
Chạy Mất Dép (tạp văn)
Thú tủi nhục (tạp văn)
Hóa văn (tạp văn)
Trái Cấm (tạp văn)
Vô ngôn sư (tiểu luận)
VÀNG và LỬA (tiểu luận)
Chuyện con tim (truyện ngắn)