Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.128
123.228.032
 
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 8
Nguyễn Quỳnh USA

Bản Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh

SUY-TƯ NĂM (48 -51)

 

§ 48. Tính-chất Ưu-việt của thế-jới Khách-quan khi ở một cấp cao hơn

là tính-chất Ưu-việt ở jai-đoạn sơ-khai.

 

Bảo rằng tôi thấy rõ yếu-tính của tôi là  nhờ tôi so sánh nó với cái jì khác, hay bảo rằng cái tôi (tức cái tôi là ai) có thể hiểu được người khác. Thế cũng có ngĩa cho rằng không fải mọi í-thức của tôi là những í-thức về mình. Nguồn-sống hay TÔI thực-sự có mặt trước tiên được biết đến là nhờ kết-hợp của mọi kinh-ngiệm. Cho nên, bản ngã của tôi phải có những kinh-ngiệm khác trong nhiều liên-hệ hoà hài, nhờ thế tôi mới so sánh được kinh-nghiệm về chính mình bằng fương-fáp phối-hợp kinh-ngiệm (system of its harmoniousness). Zo đó, tôi mới zùng fương-pháp phân-tích để đưa chính mình vào í-thức mà tôi gọi là sở-hữu của chính tôi. Thế thì, vấn-đề bây jờ là làm sao chúng ta có thể hiểu được sự-thực là bản-ngã (ego) vốn đã có nhiều í-thức, nhưng vẫn còn tiếp tục có thêm í-thức về nhiều thứ khác nhau nữa. Đó là những í-thức về í-ngĩa sinh-tồn (existence-sense) để cho bản-ngã (ego) vượt lên trên nguồn-sống (being). Làm sao cái jì đó có thể thực-sự hiện-hữu cho tôi – không chỉ hiện-hữu mà còn rõ ràng hoà điệu trong tôi ?– Tức là cái jì đó không chỉ như một điểm hội-tụ nằm trong tất cả kinh-ngiệm tổng-hợp vững-vàng của tôi. Nếu cái đó rõ ràng không thể nào tách ra khỏi kinh-ngiệm tổng-hợp của tôi, thi nó có fải là cái jì xa lạ đối với tôi không?

 

Nhưng nếu có một hiểu biết trống rỗng hay mơ-hồ về một cái jì xa lạ thì cái đó cũng là vấn-đề. Nếu bất kì một í-thức nào chấp nhận những jì có thể có khả năng júp chúng ta khám fá ra cái jì chúng ta muốn bàn tới (uncoveringt of what is intended), thì những cái có thể có ấy hoặc là sẽ trở thành kinh-ngiệm đầy đủ hoặc những kinh-ngiệm ấy khiến chúng ta ngỡ-ngàng và không hiểu rõ những jì chúng ta biết. Hơn thế nữa, điều chúng ta biết đưa chúng ta tới những kinh-ngiệm có cùng đối-tượng về  i-thức như nhau.

 

Sự thật của kinh-ngiệm về sự-kiện còn xa lạ (tức là cái jì không fải là TÔI), chính là kinh-ngiệm về một thế-jới Khách-quan với những jì trong thế-jới Khách-quan đó (không fải là Bản-ngã (Ego) trong cái thể gọi là Bản-ngã khác). Kinh-ngiệm ấy là kết-qủa rất quan-trọng zo í-thức cùng cực về sở-hữu (owness-reduction) ziễn ra bằng kinh-ngiệm. Nó trưng ra nền-tảng của mọi kinh-ngiệm. Nền-tảng này vững-vàng về mặt í-thức, và trong í-thức đó một “thế-jan” cặn-kẽ chi li tự nhiên xuất hiện như một “í-thức cao sáng và hiển-nhiên/ immanent trancendency”. Cứ theo qui-ước về thế-jan xa-lạ với bản-ngã của tôi – thì thế-jan “bên ngoài” với  Bản-ngã cụ-thể của tôi (không hoàn-toàn trong í-ngĩa về không-jan theo lẽ tự-nhiên) – hay còn gọi là thế-jan gạn lọc chính là thế-jan quan-trọng ban đầu, mà chúng ta gọi  thế-jan đó là một í-thức cao “ban đầu”. Chúng ta cũng gọi nó là một thế-jan cao-sáng ban đầu. Tôi không cần để í đến tính lí-tưởng của thế-jan ấy vì nó là một đơn-vị bao gồm nhiều í-thức trong một hệ-thống vô-biên. Với khả-năng của tôi, tôi vẫn còn một fần quan-trọng của bản-ngã Tôi. Bản-ngã cụ-thể ấy là bản-ngã của tôi cho nên  tôi gọi bản-ngã ấy là bản-ngã đích-thực.

 

Thế thì bây giờ chúng ta hiểu sao, ở nền-tảng cao và chắc chắn hơn, cái gọi là bẩm-sinh của quan-năng (sense-bestowal) thuộc về trình độ cao, tức là í-thức Khách-quan ở cấp cao hơn (Objective transcendency). Có fải í-thức này có mặt để cho chúng ta thêm kinh-ngiệm? Đây không phải là chuyện khám-fá ra lúc ban đầu vì nó vẫn còn đang ziễn ra trong thời-jan, mà nó chính là vấn-đề “fân-tích có tính tĩnh/ static analysis”. Thế-jới khách-quan luôn luôn ở kia để cho tôi ngắm nhìn, tựa hồ như nó vẻn vẹn có thế mà thôi. Đó là thế-jới có zữ-kiện (datum)  zo chính kinh-ngiệm Khách-quan của tôi. Nó vẫn còn liên-tục trong đời sống, ngay cả khi tôi bàn tới những jì không còn kinh-ngiệm nữa, vì những thứ đó đã trở thành tập-quán. Vấn-đề ở đây là chúng ta fải xem xét kĩ càng kinh-ngiệm để tìm ra í-chỉ hay í-ngĩa mà kinh-ngiệm đem đến cho chúng ta. Nói một cách khác, chúng ta fải tìm ra cho bằng được cái jì có thể cho chúng ta kinh-ngiệm và kinh-ngiệm ấy phải trở thành cụ-thể theo những jì có thật, vì iếu-tính của kinh-ngiệm đó tự nó hiện bày. Thế thì kinh-ngiệm ấy không fải là của tôi, nó cũng không thuộc về tôi, mặc zù nó cần tôi ziễn-jải í ngĩa của nó.

 

§ 49. Đặt ra jới-hạn tiên-quyết cho vấn-đề tiếp theo bằng cách jải-thích kinh-ngiệm về những jì khác.

 

Cơ-cấu í-ngĩa của đời sống, còn được gọi là “thế-jới Khách-quan”, zựa trên nền-tảng “thế-jới” ban đầu của tôi, và bao gồm nhiều lãnh-vực. Trước hết, chúng ta cần biết rõ lãnh-vực cơ-bản (constitutional) liên-quan tới “cái ngã khác” hay “những ngã khác” [tức là tha-nhân]. Ngĩa là những bản-ngã ở ngoài bản-ngã cụ-thể của tôi. Tôi gọi bản-ngã tôi “là bản-ngã ban-đầu”. Trong liên-hệ với bản-ngã của tôi, thì tôi fải nói là nhờ bản-ngã tôi tác-động, nên thế-giới ban đầu của tôi mới có thêm í-ngĩa cao rộng hơn. Rồi nhờ đó lãnh-vực thứ hai xuất-hiện rõ ràng là một thế-jới “Khách-quan”. Thế-jới khách-quan này là thế-jới của mọi người, kể cả tôi. Theo đó cái “vô-ngã” ban đầu mà chúng ta gọi là cái ngã khác cụ-thể ban đầu (the intrinsically first other) chẳng qua là Tha-nhân (other Ego).  Vậy thì, Bản-ngã khác kia [tha-nhân] cứ liên tục hiện ra rõ ràng như là một lãnh-vực vô-biên theo đúng ngĩa gọi là “bản-ngã khác”. Chính vì thế, chúng ta có Bản-ngã Khách-quan và một thế-jới hoàn-toàn Khách-quan zành cho mọi người và cho cả chính tôi. Cơ-cấu này khởi từ nền-tảng của tha-nhân “thuần-túy” (Tha-nhân hay Bản-ngã khác chưa hề mang í-ngĩa ở thế-jan) và nó có thật để được gọi là “tha-nhân. Cho nên chúng ta thường gọi bản-ngã này là một cộng-đồng của nhiều bản-ngã, trong đó có tôi, kết-hợp với nhau (zĩ nhiên là trong lĩnh-vực của tôi với cái gọi là sở-hữu (ownness)) làm thành một cộng-đồng có nhiều bản-ngã, hiện-hữu cùng nhau và vì nhau. Nói cho đúng nhất đó là một cộng-đồng gồm nhiều đơn-vị nhỏ nhất (monads). Hơn thế nữa, cộng-đồng này (trong í-thức chung của nó [in a communalized intentionality] tạo nên một thế-jan có sc-thái rõ rệt. Trong thế-jan này tuy mọi bản-ngã hiện bày nhưng lại cùng chung một í-thức Khách-quan (Objective apperception) với  nhận-định rằng “mọi người” đều có cảm-tính hay “mọi người đếu có đời sống tâm-lí như những Thực-tại ở trần-jan”.

 

Nhờ tinh-thần cộng-đồng (communalization) có í-thức căn-bản, nên tinh-thần hội-thông với nhau (intersubjectivity) ở cấp cao hơn có được một môi-trường vừa có tính sở-hữu lại vừa liên-hệ giữa mọi người (an intersubjective sphere of ownness). Trong môi-trường ấy có thế-jới Khách-quan. Cho nên, nếu trong thế-jới gọi là “Chúng ta” có í-thức cao, thì thế-jới Khách-quan ấy có một í-ngĩa chủ-quan của thế-jan này, và đồng thời thế-jới Khách-quan ấy cũng là thế-jan của nhân-loại (the world of man). Thế-jới của nhân-loại là một hình-thái tự nó có tính Khách-quan.  Tuy nhiên, nếu môi-trường có tinh-thần sở-hữu và có liên-hệ jữa mọi người với thế-jới Khách-quan như đã thấy ở đây, thì tôi, vốn là bản-ngã đứng trên nền-tảng liên-hệ jữa mọi người, có cỗi-nguồn từ ngay iếu-tính của tôi, tôi mới có thể thấy rằng thế-jới Khách-quan, trong một í-ngĩa cụ-thể, không vượt lên trên môi-trường mang tinh-thần sở-hữu hay không vượt lên khỏi tinh-thần tương-jao giữa mọi người, mà thế-jới Khách-quan ấy vẫn luôn luôn có mặt trong thế-jới rất cao và rất “bao la” (“immanent” transcendency). Nói rõ hơn: thế-jới Khách-quan ấy chính là một í-niệm (idea) – hay là liên-hệ bổ-túc có tính lí-tưởng của một thứ kinh-ngiệm hội-thông chung (intersubjectively communalized experience). Để cho kinh-ngiệm hội-thông này tuyệt-hảo (ideally), được thực-hiện mĩ-mãn và liên-tục thì điều quan-trọng là kinh-ngiệm ấy fải liên-quan tới mọi-người (intersubjectivity), tức là mở ra mãi mãi. Những vấn-đề đặc-biệt của kinh-ngiệm ấy fải là những hệ-thống vững-chắc và hoà-hài và đồng thời cũng fải liên-hệ mật-thiết với nhau. Tóm lại, cơ-cấu của thế-jan đích thực fải là một “hoà-đồng” của nhiều đơn-vị nhỏ (monads). Nói rõ hơn, đây là một thứ hòa-đồng jữa những cơ-cấu riêng trong những cộng-đồng riêng; bởi thế thứ hòa-đồng ấy bao gồm cả một thế-hệ hòa-đồng tiếp-tục mãi trong mỗi cộng-đồng riêng. Tuy nhiên, đây không fải là một jả-thiết “siêu-hình” về một hòa-hợp của nhiều đơn-vị nhỏ (monadic harmony). Đây cũng không fải là những cộng-đồng siêu-hình hay là những jả-thiết siêu-hình. Ngược lại, hoà-hợp ấy chính cách làm sáng tỏ những í-thức (the intentional components) chưa sáng tỏ trong thế-gian zựa vào kinh-ngiệm của chúng ta. Ở đây chúng ta cũng cần lưu-í thêm, như tôi đã nhấn mạnh nhiều lần, những í-tưởng đã bàn đến không fải là những điều huyễn-hoặc hay là những jả-thiết không chắc-chắn theo lối nói “zường như” (as if). Những í-tưởng này fải rõ ràng hiện ra trong liên-quan chặt chẽ với những kinh-ngiệm Khách-quan. Những í-tưởng ấy là mô-hình hợp-lí và fát-triển qua việc làm có tinh-thần khoa-học.

 

Điều chúng ta vừa trình bày chỉ là cái nhìn tiên-khởi cho những hoạt-động về sau, theo từng cấp một, được trình-bày có í-thức và fải được thực hiện, nếu chúng ta muốn jải-quyết vấn-đề cao hơn (transcendental problem), tức những vấn-đề có thể thấy được nếu chúng ta muốn zùng fương-fáp lí-tưởng sâu-sắc hơn nữa của fương-fáp Hiện-tượng Luận.

 

 

§ 50. Í-thức trực- nhận ra kinh-ngiệm về người khác theo kinh-ngiệm hiểu-biết

suy ra nhờ có tính chung.

 

Sau khi chúng ta đã bàn đến jai-đoạn trên, một jai-đọan quan-trọng về í-thức cao, ngĩa là về cách định-ngĩa và jải-thích jai-đọan ban đầu, thì những khó khăn khôn tả (mà thực ra những khó khăn này chưa thấm vào đâu) đôi khi mới chỉ là buớc đầu hướng về nền-tảng của một thế-jới Khách-quan, ngĩa là bước đi đưa chúng ta đến bản-ngã “khác”. Thế thì, những khó khăn ấy nằm ngay trong cách jải-thích cùng kì-lí (transcendental clarification) kinh-ngiệm hay hiểu biết về “người nào đó” – hoặc là hiểu người đó khi người đó chưa í-thức ra í-ngĩa “con người”.

 

Kinh-ngiệm là í-thức nguyên-thuỷ; mà chúng ta thường nói, khi biết về người khác, tức là biết người đó có mặt “sờ sờ” trước chúng ta. Nói một cách khác, chúng ta biết con người cụ-thể bằng xương bằng thịt kia không cản-trở chúng ta để chúng ta nhận ra ngay cái jì không fải là cái ngã của người đó, cái jì không fải là hoạt-động chủ-quan của ngưòi đó, cái jì không fải là záng vẻ của người đó, cái jì không thuộc về iếu-tính của người đó. Những cái ấy đúng trong kinh-ngiệm ban đầu của chúng ta về người đó. Nếu trên thực-tế, cái jì của người khác chúng ta cũng biết thì không fải bỗng-zưng chúng ta và người đó jống nhau. Trường-hợp này jống như khi chúng ta bàn đến cơ-năng sinh-động của người đó, tức là “xác-thân”. Xác-thân là cái hiển-hiện rõ ràng trong kinh-ngiệm cụ-thể và có thể là kinh-ngiệm của tôi. Kinh-ngiệm này hoàn-toàn là kết-qủa “quan-năng/ sensuousness” của tôi. Nó nằm trong lãnh-vực uyên-nguyên của tôi (my primordial sphere). Ở đây một sự-kiện trực-tiếp về í-thức phải có mặt, ngay từ nền-tảng gọi là “thế-jới ban đầu” (tức là nền-tảng quan trọng) hiện ra trong í-thức về một “cái jì có mặt ở kia” mà thực ra “cái có mặt ở kia” không fải là chính nó và cũng chẳng bao jờ là “chính nó ở kia.” Thế thì, ở đây chúng ta có một thứ gọi là “cùng có mặt” hay là “í-thức gần sát nhau (appresentation: analogical apperception).

 

Í-thức gần sát nhau cũng xảy ra trong kinh-ngiệm bên ngoài, bởi vì záng vẻ bên ngoài mà chúng ta thấy rất cần thiết để cho sự-gần-nhau hiện ra cho chúng ta biết nội-zung của nó. Nói một cách khác, để biết về một người nào không fải chỉ là vấn-đề nhìn ra nét gần nhau (gần gũi hay jống nhau), vốn đã thấy rõ trong cơ-cấu Tự-nhiên ban đầu. Í-thức “gần-nhau” là một loại í-thức có thể chứng-minh được bằng cách trình bày đầy đủ tương-quan từ sau ra trước. Trong khi ấy, trường-hợp của í-thức gần nhau ấy có thể đưa tới một lãnh-vực độc-đáo khác, và cách chứng minh ấy không thể coi là “hiển-nhiên”. Làm sao một í-thức gần sát nhau về một lãnh-vực độc-đáo hay nguyên-thủy có thể cho chúng ta biết về người khác và có thể hiện ra trong lãnh-vực uyên-nguyên của tôi, hoặc đó là kinh-ngiệm của tôi? Không thể có cái jì không có tính nguyên-thủy lại có khả-năng tự trình bày ra được. Cái không nguyên-thủy chỉ có mặt khi  nó có khả-năng hiện ra trong kết-hợp rõ ràng và độc-đáo. Tức là cái không nguyên-thủy fải tự nó có hiện ra thì chúng ta mới có cái gọi là í-thức như-nhau– giống như khi chúng ta kinh-ngiệm ra một sự-vật hữu-hình, thì cái jì khiến chúng ta “tin” mới là sự thực.

 

Cảm-thức đúng đắn đến với chúng ta trên căn-bản rõ ràng bởi vì cảm-thức ấy thuộc về một thế-jan được gạn-lọc và hiểu biết tinh-tường, Cảm-thức ấy có căn-cơ như thủa ban đầu (the primordially reduced world). Cảm-thức ấy có hoạt-động được trình bày rõ ràng trước đó. Cảm-thức ấy vẫn còn đang tiếp-tục ziễn ra ngay trong jới-hạn của cảm-thức về chính mình của bản-ngã (ego). Vấn đề bây jờ là : Trong cảm-thức về một thế-jan đã được gạn-lọc, thì cái jì đặc biệt fải được trình bày ở đây? Hoạt-động của cảm-thức ấy ra sao? Cái jì cần fải được khai triển trong sinh-họat cực kì fức-tạp của í-thức như-nhau mà chúng ta biết chắc sẽ xảy ra?

 

Chúng ta có thể zùng fương-fáp chỉ-zẫn ban đầu qua câu nói, Một Người Khác: hay Một Bản-ngã Khác (an Other Ego). Từ ngữ “Cái Khác (Alter)”  có nghĩa là bản-ngã khác (alter ego). Thứ bản-ngã này bao gồm “chính cái tôi đây” (I myself), và nó là của tôi ban đầu (the primordial man). Cái Tôi khác là bản-thể tâm-lí, tức con người thô-sơ (the primordial man), mà chúng ta cũng gọi là Bản-ngã “có “tính người” (“personal” Ego). Bản-ngã này điều-khiển cơ-năng của tôi và sinh ra nhiều trạng-huống (effects) ảnh-hưởng ján-tiếp1 tới thế-jan nguyên-thủy quanh tôi, và hơn nữa, ảnh-hưởng tới cả đời sống có í-thức rõ ràng và <(?)> tới cả lãnh-vực tâm thần (a psychic sphere) liên-quan tới bản-ngã và “thế-jan”. Tất cả những thứ vừa kể - được sắp xếp theo thể-loại thấy rõ trong đời sống kinh-ngiệm cũng như trong những hình thái quen thuộc, tuần tự ziễn ra trong tập-thể zo í sắp đặt của chúng ta. Còn bàn đến hiểu-biết về những thứ kể trên thì thực vô-cùng fức-tạp. Bởi vậy, chúng ta không truy tầm chúng theo “fương-fáp suy-tư” vì chúng là đề-tài ngiên-cứu quá lớn mà chúng ta không sao kham nổi.

 

Vậy thì chúng ta hãy jả-thiết rằng có một người nào đó bước vào lãnh-vực cảm-thức của chúng ta. Sau khi người ấy đã hiểu rõ căn-cơ hay cảm-thức liên-quan tới bản-chất Tự-nhiên nguyên-thủy của chúng ta, khi ấy  chúng ta thấy một xác-thân, cũng mang tính nguyên-thủy, và là một fần hiểu-biết của chúng ta, tức là một “hiểu-biết rất sâu sắc rõ ràng (an immanent transcendency)”. Trong Thiên-nhiên cũng trong thế-jan này, cơ-năng sinh-tồn của tôi chính là xác thân tôi.  Nó hiện-hữu là một cơ-năng sinh-tồn và là thân xác lù lù ở kia. Hiểu theo ngĩa một cơ-năng sinh-tồn là biết được thân-xác ấy nhờ í-thức kinh-nghiệm suy ra từ cơ-quan sinh-tồn của chính tôi. Hiểu như thế là để sang một bên hình záng bên ngoài uyên-nguyên và trực tiếp của những sắc-tính về cơ-năng sinh-tồn, tức là chúng ta chỉ nhận ra những sắc-tính thuần-túy cảm-thức mà thôi. Rõ ràng là ngay từ lúc đầu chỉ có cái jì sát-nhau mới đụng đến cảm-thức ban-đầu của tôi. Thế thì xác-thân kia [của tha-nhân] với xác thân tôi là nền-tảng để chúng ta thấy rằng hiểu là nhờ cảm-thức sát-nhau” (“analogizing” apprehension) vì thân-xác đứng kia là một cơ-năng sinh-động.

 

Như vậy, tuy có một thứ kiến-thức zựa trên nhiều kinh-ngiệm đã qua fối-hợp lại với nhau; nhưng không thể bảo kiến-thức ấy được suy ra từ zạng-thức gần-nhau. Kiến-thức zựa trên kinh-ngiệm đã qua không fải là loại suy (inference) hoặc là một lối tư-zuy. Mỗi kiến-thức zựa trên kinh-ngiệm đã qua mà chúng ta chợt có đều là những sự-kiện đã có sẵn rồi , ví zụ thế-jan hằng ngày. Mỗi kiến-thức zựa trên kinh-ngiệm mà chúng ta hiểu được í-ngĩa và cảnh-vực (chân trời) của nó đều đưa chúng ta trở về một “nền-tảng ban-đầu (primal instituting)”. Trong nền-tảng ban đầu ấy, mọi sự-kiện (sự-vật) có cùng í-ngĩa hiện rõ ra ngay, kể cả những sự-kiện (sư-vật) hữu-hình (physical) của thế-jan mà chúng ta đã biết rõ ràng.  [Đúng vậy], chúng ta đã thấy nhửng sự-kiện ấy trước kia, mặc zù không jống i như là sự-vật có mặt bây jờ. Như vậy, mỗi kinh-ngiệm hằng ngày đều có một sự-kiện chuyển qua gần sát với nhau (analogizing transfer), từ một í-ngĩa khách-quan và rõ ràng nguyên-thuỷ này tới một í-ngĩa mới khác. Để có sự-kiện sờ sờ ra đó thì chắc chắn fải có những sự-kiện sát- nhau như thế. Đồng thời nội-zung của í-ngĩa ấy trong kinh-ngiệm ở tương lai mới thật là nội-zung mới để cho kinh-ngiệm ấy trở thành zữ-kiện cụ-thể và có một í-ngĩa fong-fú hơn. Một em bé khi lần đầu thấy một vật cụ-thể, ví zụ cái kéo, em bé ấy hiểu ngay í-ngĩa của cái kéo  - nhưng hiển nhiên em bé không thể mô fỏng, so sánh, và ngiệm ra một cách rõ ràng. Đúng thế, nhờ những í-thức zựa vào kinh-ngiệm đi trước nên chúng ta mới biết có một chân-trời có í-ngĩa để rồi chúng ta quay về lúc khai-sinh của những kinh-ngiệm ấy. Sự xuất-hiện của kinh-ngiệm ấy rất là đa-zạng.  Có nhiều jai-tầng khác nhau của í-thức zựa trên những kinh-ngiệm đi trước, liên quan tới những khía cạnh khác nhau trong í-ngĩa khách-quan. Đúng ra chúng ta luôn luôn đi tìm sự khác nhau căn-bản của những í-thức zựa trên kinh-ngiệm đi trước vì những kinh-ngiệm này thuộc về lãnh-vực uyên-nguyên (primordial sphere) và thuộc về những jì kinh-ngiệm ấy có mặt cùng với í-ngĩa của “bản-ngã khác” (“alter ego”). Cho nên, zựa trên í-ngĩa này, những kinh-ngiệm đi trước tạo ra một í-ngĩa khác, ở một lãnh-vực cao hơn.

 

§ 51. Kết-hợp” là kinh-ngiệm của tôi về người khác.

 

Nếu chúng ta cố gắng fân-tích tính-chất kì-lạ của hiện-tượng sát-nhau (analogizing apprehension) để biết một thân-xác trong môi trường nguyên-thủy của tôi, i như thân-xác ban đầu của chính tôi, thì chúng ta thấy thân-xác kia (tha-nhân) jống như một cơ năng linh-động. Trước tiên chúng ta thấy cái uyên-nguyên rõ rệt ban đầu/ luôn luôn là cái hiện-tại sống động. Cái uyên-nguyên và rõ rệt ấy luôn luôn tiêp-tục trong nguyên-thuỷ (primal). Thứ đến, chúng ta thấy một sự kì-lạ tối cần thiết. Sự kì-lạ ấy là cái zạng gần sát- nhau bởi vì sự gần-sát ấy không bao giờ đạt tới hiện-tại, và cũng chẳng bao jờ trở thành đối-tượng nhận-thức rõ ràng. Gần gũi nhất với cái kì-lạ kia là vấn-đề hoàn-cảnh để cho bản-ngã bản-ngã chuyển-thể(alter ego) luôn luôn cần-thiết có mặtsát-nhautừ lúc ban đầu.

 

Hai sự-kiện kết-hợp với nhau, xuât-hiện trước tiên zưới zạng của hai sự-kiện song song, thành một nhóm. Sự-kiện này là một hiện-tượng fổ-quát nhưng ở cấp cao (transcendental sphere). Nó cũng là môi-trường song-song bên nhau của đời sống tâm-lí và có í thức rõ ràng. Khi sự-kiện sát-nhau rõ ràng, chúng ta có một cơ-cấu ban đầu độc-đáo và có í-thức sát-nhau. Ngĩa là, cơ cấu ban-đầu có trong thực-tại mà chúng ta bảo nó có cái jì kì lạ khi chúng ta biết về người khác. Thế thì sự-kiện này có jì là hoàn toàn kì lạ đâu?

 

Trước hết, chúng ta hãy làm sáng tỏ bản-chất quan-trọng của bất-kì “sự-kiện hợp- nhau”.  Fương-fáp “thấy hai sự-kiện hợp-nhau” là một hình-thái ban đầu của fương-fáp tổng-hợp tĩnh (passive synthesis) hay “kết-hợp hợp hai sự-kiện lại với nhau”. Fương-fáp này khác với fương-fáp tổng-hợp tĩnh hay còn gọi là “nhận-ra chân-tướng” (identification). Trong fương-fáp kết-hợp, ở vào trường hợp đơn-jản nhất, thì sắc-tính của nó cho chúng ta thấy thấy có hai sự-kiện hiển-nhiên và rõ rệt, trong toàn bộ í-thức mà nền-tảng chính-iếu của nó luôn luôn là tĩnh. Khi các sự-kiên (data) đã hiện ra rõ rệt thì chúng trở thành một khối jống nhau xét theo fương-fáp Hiện-tượng Luận cho nên chúng luôn luôn đúng là một kết-hợp. Nếu có những kết-hợp nào khác hơn thì chúng ta lại có một kết-hợp nữa. Fân-tích kĩ hơn chúng ta thấy rõ đây là một hoạt-động vươn lên (overreaching) của í-thức, hiện ra tuần tự (theo điều-kiện thiết-iếu) để cho zữ-kiện trở thành “một khối” rõ ràng. Thế nên, chúng ta thấy rõ một tình-trạng thức-tỉnh mãnh-liệt, chồng chất lên nhau rất khách-quan. Sự-kiện chồng chất này (overlaying) có thể xảy ra toàn vẹn hay từng fần một, trong đó bất kì ví-zụ nào cũng có sức-mạnh của nó cho nên trường-hợp có jới-hạn chính là trường-hợp có tính “jống-nhau”.  Nhờ sự chồng-chất này nên trong những zữ-kiện kết-hợp chúng ta mới rõ vấn-đề biến-chuyển i-ngĩa. Ngĩa là: vì í-thức zựa trên nhiều kinh-ngiệm nên sinh ra í-ngĩa khác để cho vận-hành của í-ngĩa biểu-lộ và không ngăn trở vấn-đề biến-chuyển í-ngĩa. Ngoài ra, chúng ta còn cho thấy í-thức về cái jì “khác hơn nữa”.

 

Trong trường-hợp kết-hợp này (association), í-thức zựa trên kinh-ngiệm lôi cuốn chúng ta – vì nó chính là bản-ngã khác (alter ego) zo chính bản-ngã ban đầu mà ra. Cho nên fương-fáp kết-hợp xuất hiện khi Bãn-ngã khác (Other) bước vào môi-trường cảm-thức của chúng ta – tức là cái tôi. Cái tôi là Bản-ngã tâm-lí ban đầu, luôn luôn mãnh-liệt trong môi-trường cảm-thức nguyên-thủy của tôi, zù tôi có í-thức về tôi hay không. Trong trường-hợp đặc biệt, cái thân sống-động của tôi luôn luôn có mặt ở kia với cảm-quan độc đáo. Tuy nhiên, vì cảm-quan ấy cũng còn có tính nguyên-thủy, cho nên tấm thân tôi cũng còn í-thức về một cơ-năng sống-động. Trong trường hợp tấm thân hiện ra như tấm thân tôi, rõ ràng trong môi-trường nguyên-thủy của tôi, ngĩa là một tấm-thân khác muốn fải sánh vai với tâm thân tôi, thì zường như không còn jì để nói về sự chuyển-ngĩa (í-thức), vì thân xác khác ấy lập tức thích ứng với í-thức của thân-xác tôi. Tuy nhiên vẫn còn câu hõi là cảm-thức zựa vào kinh-ngiệm trước có thực sự  rõ ràng hay không? Cảm-thức ấy có fải là cảm-thức zựa vào kinh-ngiệm và vào cách chuyền í, như những cảm-thức khác hay không? Cảm-thức ấy có cái jì khiến cơ-năng này thành cơ-năng khác hay không? Rõ ràng, điều chúng ta thắc và gọi đó là sắc-tính căn-bản thứ hai của nhận-thức còn zựa trên nhiều kinh-ngiệm quan-trọng nữa: ngĩa là không có một í-ngĩa thích-hợp nào rõ ràng với quan-năng sinh-động lại có thể trở thành cụ-thể trong môi-trường nguyên-thủy của tôi. (my primordial sphere).

 

Chú-thích

  1. Theo sách xuất-bản, bản thảo đánh-máy C, và bản zịch sang Fáp-ngữ, thì không fải là “ján-tiếp” mà là “trực-tiếp/ immediately”.

(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)

 

March 28, 2012

 

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2362
Ngày đăng: 30.03.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tác Phẩm Cuộc Đời - Nguyễn Hồng Nhung
Tự thân có phải là nền tảng cho chân lý hay không? - Nguyễn Đăng Trúc
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 7 - Nguyễn Quỳnh USA
Các Hình Ảnh Cổ - Nguyễn Hồng Nhung
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 6 - Nguyễn Quỳnh USA
Nguyên tượng Người Nữ Âu Cơ trong huyền thoại Việt Nam - Nguyễn Đăng Trúc
Đọc và Fê-bình VĂN-FẠM LUẬN /DE LA GRAMMATOLOGIE, đoạn 4, của Jacques Derrida - Nguyễn Quỳnh USA
Arlequin – Anh Hề - Nguyễn Hồng Nhung
Tình yêu trong văn hóa - Nguyễn Đăng Trúc
Í-Ngĩa Sống Của Một Vật Và Sự Truyền-Thông Trong Xã-Hội - 2 - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)