Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.175
123.222.992
 
Khoảnh-Khắc
Nguyễn Quỳnh USA

 

 

Hình 1. Bình, (Bình của Quỳnh), 2012

 

Sonett 98, Valami örök của SZABÓ LŐRINC

Bản Việt-ngữ   MỘT CÁI GÌ VĨNH CỬU   của NGUYỄN HỒNG-NHUNG

 

  1. 00 “Khoảnh-Khắc” không fải là tên bài thơ của Lörinc, cũng không fải là tên bài-thơ chuyển sang Việt-ngữ của Hồng-Nhung. Cho nên tôi để hai chữ “Khoảnh-Khắc” trong ngoặc kép.

 

  1. 01 Bài của Hồng-Ngung có tên là Một Cái Jì Vĩnh-cửu (gi lại theo lối viết của tôi). Không đọc được nguyên-bản Valami örök của Lörinc, nhưng đọc bản của Hồng-Nhung tôi có cảm-jác như thể đây là chính-bản vì ngôn-ngữ thơ của Hồng-Nhung rất uyển-chuyển, tự-nhiên.

 

  1. 02  Tôi không có tài trong lãnh-vực fê-bình văn-học, ngệ-thuật, và tôi cũng không bao jờ muốn làm chuyện fê-bình, ngoại trừ fê-bình Triết-học, vì lẽ Triết-học là fê-bình tư-tưởng. Tôi vẫn tự hỏi tôi – tôi xin fép độc-jả để tôi tự hỏi tôi thế này– “Cái “khấm” jì để anh zựa vào đó “fét” lên là anh biết fê-bình?” [ chữ “khấm” là chữ “khắm” mà ra]

 

  1. 03  Tôi nhớ đã đọc một jai-thoại ở đâu: Có lần hình như Tùng Thiện-Vương xin Cao-bá Quát viết bài jới-thiệu cho tập thơ của ông. Cao-bá Quát, lúc ấy chắc đã thấm đời, than rằng viết về thơ khó qúa!

 

  1. 04  Đúng! Viết về thơ chứ chưa fải fê-bình thơ mà đã cho là qúa khó. Thế nên, tôi ngĩ là tôi đã biết điều khi tôi zùng những chữ như “Viết về, nhận xét về/ Remarks on” mà thôi. Tôi chỉ viết về những jì tôi cảm nhận được (Ding für uns), ngay từ tôi, chẳng hạn một loạt bài về Ngệ-thuật của Hoàng Ngọc Biên. Xin nhắc lại, tôi chỉ zùng chữ fê-bình/critique trong lãnh-vực Triết-học là lãnh-vực khô-khan không có thói huyênh-hoang, lên bổng xuống trầm.

 

  1. 05  Hôm nay tôi có cái vui viết mấy nhận xét của tôi về bài Một Cái Jì Vĩnh-Cửu của Hồng-Nhung zựa trên chính bản của Lörinc.

 

  1. CẤU-TRÚC THẲNG-ĐỨNG (PERPENDICULAR STYLE)
  1. 06  Kiến-trúc Gothic thiên về chiều cao. Có trần rất cao như thánh-đường Beauvais và Cologne lên tới trên 150 bộ Anh. Kiến-túc Gothic đúng là kiến-trúc của Thiên-chúa Jáo, vừa huyền-bí lại vừa vun-vút đi lên, như một khát-vọng thiêng-liêng muốn bắt tay cùng Thượng-đế.

 

  1. 07  Trần của thánh-đường Gothic ở Anh khoảng zưới 100 bộ Anh, tức cao như Notre Dame ở Paris mà thôi. Nhưng kiểu cách Gothic của Anh, lạ-lùng và tiêu biểu nhất là Thánh-đường Gloucester, 1332, và Điện Vua Henry VII, 1503 đã mở ra một bút fáp mới gọi là Cấu-trúc Thẳng-đứng (Perpendicular Style).

 

  1. 08  Nếu chỉ zựa trên chiều cao của kính mầu từ sàn lên trần điện, có người sẽ không hiểu vì sao kiến-trúc Gothic của Fáp, như Điện Sainte-Chapelle, cho Vua Louis IX, ở Paris, 1243 lại không được coi là Perpendicular Style. Hai lí zo: a) Trần Điện Sainte-Chapelle không cao bằng GloucersterHenry VII. b) Cửa sổ kính mầu ở Louis IX là kiểu “lancet”, nhọn ở trên đầu.

 

 

 

Hình 2. Nội-điện Louis IX, Sainte-Chapelle, Paris, France, 1243-1248

 

  1. 09  Cửa sổ kính mầu tại GloucesterHenry VII  có hàng cửa sổ “transom” trên đỉnh, vuông vắn và chồng-chất lên cao. Đó là chưa kể nét hoa-lệ, như hình cái quạt trên trần nối với “transom” tại hai điện này.

 

 

 

Bên 1

 

 

Bên 2

 

Hình 3. Bên 1: Gloucester. Bên 2: Henry VII

 

 

  1. 10  Từ đó, bút-fáp thẳng đứng ra đời. Đôi khi í-niệm này được áp zụng, một cách biểu-tượng và có jới-hạn, vào một vài tác-fẩm ở ngệ-thuật khác, một ảo-ảnh tâm-linh và trí-tuệ rất lạ-lùng – tuy không zễ jì có thể áp-zụng vào văn-chương. Nhưng chúng ta có một ví-zụ sau đây. Xin đọc bài Một Cái Jì Vĩnh-Cửu của Hồng-Nhung.

 

  1. 11 MỘT CÁI JÌ VĨNH-CỬU*

 

Một cái gì lướt nhanh vĩnh viễn

vào một cái gì trầm mặc, quạnh quẽ vô ngần

một cái gì hôm qua, như thể vừa hôm nay

một cái gì lặn long lanh đáy nước,

một cái gì mướt xa bặt câm tang tóc

một cái gì nức nở, đã dứt  nghẹn ngào

một cái gì khát khao, đọng trong nhau ngăn cấm,

một cái gì vỗ cánh, ngây ngất thì thào

một cái gì chưa chắc một cái gì,

một cái gì ít hơn cái gì thao thức,

một cái gì lập tức chỉ cảm thấy bắt đầu

một cái gì lẩn quất lướt lê chậm rãi,

một cái gì sống lại chẳng ngừng ngơi,

một cái gì xé toang-vết thương trúng đạn-trái tim tôi.

  1. Bài thơ trên, tuy zịch từ nguyên-tác tiếng Hung của Lörinc, nhưng trong ngôn-ngữ Việt là của Hồng-Nhung, cũng như Chinh-fụ Ngâm, bản Việt-ngữ của Fan Huy-Ích, chứ không còn là bản chữ Nho của Đặng Trần-côn. Bài này gồm 14 câu. Mỗi câu khởi đầu bằng ba chữ mông-lung “Một cái jì” sau đó là những động-từ và cũng có thề là tĩnh-từ hay trạng-từ miêu-tả sự-kiện “một cái jì”

 

  1. “Một cái jì” là cái chúng ta không biết. Nhưng cái đó fải ở quanh đây, trong thế-jan này, hay  ngay trong ta. “Một cái jì” có thể là hoài-niệm cụ-thể như một bức thư, một làn jó-thoảng, một tiếng hát hay một jòng sông. Nhưng “một cái jì” cũng có thể là một í-niệm của suy-tư, của tình-cảm, hoặc một nỗi đau.
  2. Mười bốn câu “một cái jì” chỉ vào mười bốn uẩn-khúc trong không-jan nơi một người đang sống, hay trong không-jan ngay ở trong lòng người người đó.

 

  1. Khi “một cái jì” không rõ ngĩa cụ-thể thì cái đó không hoàn-toàn là một điểm của vật chất trong không-jan, mà nó chính là thời-jan. Cho nên, tôi gọi nó là “khoảnh-khắc.”

 

  1. Khoảnh-khắc là tiếng động bên hiên, khiến chúng ta lắng nge. Khoảnh khắc cũng là lúc chúng ta chợt lắng nge, như khi chúng ta nâng ngón tay lên.

 

  1.  “Một cái jì” gồm ba âm, viết ra hay nói lên, được chúng ta lắng nge. Đó chính là khoảnh-khắc hay tính của thời-jan.

 

  1. Vậy thì, “một cái jì” là thời-điểm để chúng ta chợt thấy cái ji. Những cái đó đã gi rõ trong bài thơ. Tôi xin được fép trình-bày thế này: Sau ba chữ “một cái jì”, là một ziễn-tả trừu-tượng mông lung. Và ngay sau đó, những chữ in ngiêng là cách ziễn-í của tôi để thấy rằng câu nào chỉ vào nội-tai, và câu nào là trạng-huống bên ngoài ảnh-hưởng đến tâm-tình, để zễ nhận-đĩnh mà thôi. Xin độc-jả đọc như sau:

 

  1.  MỘT CÁI JÌ VĨNH-CỬU*

 

  1. Một cái jì, lướt-nhanh vĩnh-viển                            Thoảng qua, mãi mai (động)
  2. Một cái jì, trầm-mặc, quạnh quẽ vô-ngần              Iên-lặng tỏa đến lòng người (tĩnh)
  3. Một cái jì, hôm, qua như thề vừa hôm nay                       Qúa khứ kéo zài trong hiện-tại
  4. Một cái jì, long-lanh đáy nước                             Thực-tại rất fù-zu
  5. Một cái jì, mướt xa bặt câm tang tóc                               Buồn đau u-ẩn
  6. Một cái jì, nức-nở, đã zứt ngẹn-ngào                               Cái bi-thiết tức tưởi vang lên
  7. Một cái jì, khát-khao, đọng trong nhau ngăn-cấm  Đam-mê, định-fận
  8. Một cái jì, vỗ-cánh, ngây-ngất thì-thào                  Khát-khao
  9. Một cái jì, chưa chắc một cái jì                           Khắc-khoải không sao hiểu được
  10. Một cái jì, ít hơn cái jì thao-thức                          Không sao đo-lường được
  11. Một cái jì, lập-tức chỉ cảm thấy bắt-đầu               Cái jì qúa đỗi mong-manh
  12. Một cái jì, lẩn-quất lướt-lê chậm rãi                                             Cái rất gần ám-ảnh đâu đây
  13. Một cái jì, sống lại chẳng ngừng ngơi                              Í-ngĩa sâu- xa của hiện-hữu
  14. Một cái jì, xé toang vết-thương trúng-đạn trái tim tôi          í-thức về chính mình

 

1.20. Zo sắp xếp lại bài thơ, chúng ta thấy 14 câu “một cái jì” là một cột thẳng đứng (perpidencular), jống như 14 khung cửa sổ “transom” Gothic bên Anh. Mỗi khung có một tâm-sự riêng. Đúng vậy, trên thực-tế, mỗi khung là một công-trình lao-lực lao-tâm, và của suy-tư tình-cảm ngệ-nhân “không nói lên lời” và “không được viết ra”. Thế thì, mỗi “transom” tuy trông rất vô-tri nhưng sau nó là “kiếp người”, người làm ra nó. I như thế, mỗi câu “một cái jì” đồi hỏi một lời tâm-sự riêng, ví-zu:

9. Một cái jì, vỗ-cánh, ngây-ngất thì-thào.

 

1,21. Nếu chúng ta đọc bài thơ từ zưới lên trên, chúng ta sẽ thấy như sau:

 

14. Một cái jì, xé toang vết-thương trúng-đạn trái tim tôi    í-thức về chính mình

13. Một cái jì, sống lại chẳng ngừng ngơi                         Í-ngĩa sâ- xa của hiện-hữu

12. Một cái jì, lẩn-quất lướt-lê chậm rãi                            Cái rất gần ám-ảnh đâu đây

11. Một cái jì, lập-tức chỉ cảm thấy bắt-đầu                                  Cái jì qúa đỗi mong-manh

10. Một cái jì, ít hơn cái jì thao-thức                                            Không sao đo-lường được

09. Một cái jì, chưa chắc một cái jì                                              Khắc-khoải không sao hiểu được

08. Một cái jì, vỗ-cánh, ngây-ngất thì-thào                                    Khát-khao

07. Một cái jì, khát-khao, đọng trong nhau ngăn-cấm         Đam-mê, định-fận

06. Một cái jì, nức-nở, đã zứt ngẹn-ngào                         Cái bi-thiết tức tưởi vang lên

05. Một cái jì, mướt xa bặt câm tang tóc                         Buồn đau u-ẩn

04. Một cái jì, long-lanh đáy nước                                               Thực-tại rất fù-zu

03. Một cái jì, hôm qua như thề vừa hôm nay                   Qúa khứ kéo zài trong hiện-tại

02. Một cái jì, trầm-mặc, quạnh quẽ vô-ngần                                 Iên-lặng tỏa đến lòng người (tĩnh)

01. Một cái jì, lướt-nhanh vĩnh-viển                                              Thoảng qua, mãi mai (động)

 

1.22. I như khi chúng ta đứng trườc chính-điện (Choir) Gothic của Anh, chúng ta ngước nhìn từ thấp lên cao, rồi từ cao xuống thấp. Chúng ta thấy ji? Chúng ta thấy zàn cửa sổ “transom” hun hút lên cao. Í-niệm cao đó gọi là “Cấu-trúc Thẳng-đứng”. Hôm nay chúng ta thấy ở bài thơ này.

 

1.23. Từ “trúng đạn trái tim tôi” (14) trở về “vĩnh-viễn” (1) hay ngược lại chỉ là “khoảnh-khắc.”

 

1.24. “Khoảnh-khắc” ấy cũng là “cái jì vĩnh-cửu”

 

1.25. Vỉ vậy, Wittgenstein đã viết thế này: “Nếu chúng ta coi vĩnh-cửu không fải  là khoảng thời-jan vô-tận mà là cái vô-tận của thời-jan, thì đời-sống vĩnh-cửu thuộc về đời-người trong hiện-tại. (6.4311)1

 

1.26. Những zòng chữ ngiêng tôi viết ở trên chỉ là cách júp tôi nhận-định từng fần trong bố-cục bài thơ. Chúng không fải là những lời jải-thích, vì bài thơ tự nó đã nói nên lời.

 

1.27. Tôi không thể viết về thơ.

 

1,28. Tôi chỉ viết về vài bài thơ khiên tôi xúc-động.

 

1.29. Thế không có ngĩa là tôi đánh já-trị bài thơ.

 

1.30. Tôi cảm ơn những thi-nhân đã làm tôi nổi hứng viết thế này.

 

April 6, 2012

 

  1. Xin đọc Cương-Lĩnh Luận-Lí (Wittgenstein, Tractatus Logico-Philosophicus) bản Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh trên Văn-Chương Việt.

 

*Nguyễn Hồng Nhung dịch từ bản tiếng Hung

( Budapest ngày mưa. 2011.10.25)

 

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2292
Ngày đăng: 08.04.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Quá Ðề Cao, Hoặc Một Chút Cười Cợt, Ðối Với Vua Chúa - Trần Văn Nam
Hữu Loan, Đèo Cả. 1916-2010 - Đặng Tiến
Ðời và Nhạc TRịNH CÔNG SƠN - Đặng Tiến
Kitô Giáo Tại Pháp: Tàn lụi hay chuyển mình - Nguyễn Đăng Trúc
Màu Tím Hoa Sim – Sắc Màu Vĩnh Cửu - Trần Thanh Hà
Thanh Tâm Tuyền đi tìm tiếng nói - Đỗ Lai Thúy
Con Đường Tuổi Trẻ - The Way Of Youth - Daikasu Ikeda 10 - hết - Đỗ Tư Nghĩa
Con Đường Tuổi Trẻ - The Way Of Youth - Daikasu Ikeda 9 - Đỗ Tư Nghĩa
Con Đường Tuổi Trẻ - The Way Of Youth - Daikasu Ikeda 8 - Đỗ Tư Nghĩa
Con Đường Tuổi Trẻ - The Way Of Youth - Daikasu Ikeda 7 - Đỗ Tư Nghĩa
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)