Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.208
123.205.863
 
Mục Đích Bảo Tồn Vở Diễn, Vai Diễn Kinh Điển Sân Khấu Truyền Thống
Tuấn Giang

 

Những năm kết thúc thế kỷ XX, cả ngành sân khấu phục hồi truyền thống: Kịch nói dựng lại tác phẩm kinh điển trong nước, nước ngoài, tốn hàng trăm tỷ đồng ở một nhà hát. Tuồng Chèo Cải lương phục dựng  những tác phẩm truyền thống chẳng nhà hát nào đưa ra tiêu chí chính xác, rõ ràng. Gần đây năm 2012, một Giám đốc nhà hát Tuồng mới đưa ra ba yêu cầu: Tính triết lý- tính văn học- tính nghệ thuật.

 

Nói tới bất cứ bộ môn nghệ thuật nào, tuyển chọn tác phẩm kinh điển, truyền thống, tiêu chí đầu tiên : Nội dung tư tưởng thời đại - hình tượng nghệ thuật-  ấn tượng cảm thụ mỹ học, còn những tiêu chí vị Giám đốc đưa ra chỉ là chi tiết trong những tác phẩm cụ thể: Văn học, âm nhạc, sân khấu. Các chi tiết “tính triết lý- tính văn học, tính nghệ thuật” đương nhiên cần có, phải có, nhưng một tác phẩm văn học nghệ thuật muốn đạt tới tầm phản ánh hiện thức xã hội mang nội dung tư tưởng thời đại, nếu chọn ra sẽ rất ít vở đỉnh cao như  Tuồng Sơn hậu, các trích đoạn , Chèo các mảng trò,Cải lương Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu … Phục cổ, hay chọn những trích đoạn tác phẩm kinh điển không nắm vững tiêu chí mỹ học nghệ thuật, sẽ dựng  nhiều tác phẩm chưa đúng vốn cổ, công chúng không đón nhận, chẳng đáp ứng giá trị phục hồi truyền thống. Những tác phẩm không đạt ba tiêu chí trên mà phục dựng, chỉ là cách giải ngân tiền tỷ, tiêu tiền lãng phí cho hợp pháp. Sự thật nhiều năm qua, từ ngày Bộ Văn hóa ra chủ chương phục hồi sân khấu truyền thống, các đoàn, nhà hát tiêu tiền lãng phí chưa tuyển chọn chính xác vở, vai diễn sân khấu kinh điển, truyền thống. Xét theo hiệu quả nhà hát đạt tới:

- Diễn viên có dịp diễn lại vai cũ theo mẫu đạo diễn mới ( vì không!                            

Hoặc ít tư liệu băng đĩa vai diễn mẫu, lớp nghệ sỹ nhiều thế hệ      trước.)

-Tạo niềm vui, động viên mọi người yêu sân khấu.

- Nhiều vé mời.

Những điều chưa đạt:

-    Phục cổ thiếu nghiên cứu khoa học, tiêu chí tuyển chọn.

-    Dàn dựng công phu, diễn mấy buổi quên lãng- không ghi băng đĩa lưu giữ.

-    Không phổ cập đến công chúng trong nước , nước ngoài vốn quý văn hóa, nghệ thuật dân tộc.

Cuộc phục dựng sân khấu dân tộc truyền thống, vở diễn kinh điển, kéo dài đến mấy năm gần đây, nhiều đoàn, nhà hát mới thu đĩa, còn lưu giữ, bảo quản hiệu quả chưa cao. Các nhà hát thiếu marketing, giới thiệu vở, quảng cáo sâu rộng đến  trường học, học sinh, sinh viên, nhân dân lao động yêu Chèo Tuồng, Cải lương, sân khấu kịch nói...Hầu hết các đơn vị nghệ thuật chưa biến những vở phục dựng thành sản phẩm hàng hóa văn hóa phẩm phát hành theo tuar du lịch, trao đổi văn hóa nghệ thuật , hợp tác với các Trung tâm Nghệ thuật, Sân khấu thế giới- nhằm quảng bá sản phẩm. Các đơn vị, theo lối tư duy cũ, ghi đĩa giữ tư liệu cất vào kho, vở này cất đi, mọi người hào hứng đón chờ phục dựng vở mới, thiếu trao đổi, tọa đàm khoa học, thử nghiệm  vở diễn trước công chúng, rút kinh nghiệm chọn tiếp vở sau. Những vở phục dựng cần đạt mục đích:

 

Lưu giữ tư liệu lịch sử nghệ thuật, sân khấu, vai mẫu để lại thế hệ sau.

Quảng bá nghệ thuật kinh điển truyền thống, nuôi dưỡng, phát triển vào cuộc sống mới.

 

Phục dựng những vở kinh điển, truyền thống, không chỉ trân trọng vốn cổ, còn làm sống lại nghệ thuật văn hóa quá khứ trước nhiều thế hệ công chúng hiểu biết, yêu quý những tác phẩm nghệ thuật dân tộc. Hướng đến di sản văn hóa dân tộc, bảo tồn, phát triển tinh hoa nghệ thuật vốn cổ trong nhịp sống con người, thời đại mới. Bảo tồn vốn cổ không chỉ tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn kính nghệ thuật cha ông lưu truyền lại, còn góp phần xây dựng tâm hồn, văn hóa con người mới. Quá trình phục cổ,nhiều đoàn, nhà hát chưa tiếp thị công chúng, quảng cáo sản phẩm. Phần nhiều các đơn vị, lo quanh, dựng vở, diễn doanh thu, quảng cáo doanh thu, bỏ rơi những vở cổ, dựng xong, chấm hết! Thiếu nuôi dưỡng, bảo tồn chăm sóc thường xuyên, lâu dài. Nhìn lại sân khấu Cải lương phía Nam khá sôi động, nhiều hình thức mới: xuất bản tác phẩm kịch, phổ biến văn hóa đọc, phát hành những bài ca cổ hay, cạnh tranh sàn diễn băng đĩa tiếng- hình, schow diễn, sàn diễn sân khấu, truyền hình, thông tin quảng cáo mạng…

 

Tuồng hoàn toàn có thể tổ chức như  Cải lương, hầu hết các nhà hát không làm, chưa marketing sản phẩm vở diễn kinh điển tới mọi thế hệ công chúng trong nước, quốc tế. Sự im lặng ấy, gây lãng phí tiền dựng vở, công sức tập dựng diễn viên. Quá trình phục hồi vở diễn kinh điển, truyền thống nhiều năm qua, tác dụng thực tiễn, hiệu quả thấp./.

 

5-2012.

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 3419
Ngày đăng: 07.05.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 13 hết - Tuấn Giang
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 12 - Tuấn Giang
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 11 - Tuấn Giang
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 10 - Tuấn Giang
Sống Chụ Son Sao 7 - Nguyễn Khôi
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 12 - hết - Tuấn Giang
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 12 - Tuấn Giang
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 11 - Tuấn Giang
Bài Phú Tặng Vợ - Kha Tiệm Ly
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 10 - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)