Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.193
123.207.925
 
Nhân ngày mất, nhớ chú Phạm Hổ
Lâm Bích Thủy

 

Không hiểu do đâu, tự nhiên hôm nay tôi nhớ tới chú Phạm Hổ. Xé tờ lịch, mới biết đã đến ngày chú mât. Và tôi cũng không hiểu vì sao tôi lại yêu quí chú đến thế! Với ba má tôi, chú là người em thân thiết. Đặt biệt hơn, chú là “Láng giềng gần hơn bà con xa” của thị xã An Nhơn của tôi đó!

 

Nói chung, thiếu nhi của thế hệ chúng tôi, đều yêu mến chú. Thơ chú viết cho thiếu nhi đọc dễ thương lắm. Tôi thích bài: “Tết của ông, Tết của cháu” và “Mười chú gà con

 

Nhắc đến chú là không gian quê hương của tôi những năm trước, khi chưa đi tập kết lại hiện về, từng nét, rõ ràng như mới ngày nào đây thôi:

 

Ngày ấy, chú thường đến bầu bạn với ba trong gian nhà tranh vách đất. Hai người còn rất trẻ, đầy nhựa sống, vừa ngâm thơ, vừa tranh luận mọi góc canh của cuộc đời rất sôi nổi. Chú được chị em tôi mến yêu …

 

Tôi cứ muốn ngược dòng thời gian để được trở lại những năm 50 thế kỷ XX. Khi ấy tôi là cô bé lên sáu, bảy tuổi. Giờ, dù đã gần 70, trải qua chiến tranh chia cắt hơn nửa đời người; bạn bè của cha lần lượt rủ nhau đi vào lòng đất! Song, rất lạ, tâm trí tôi luôn nhớ thời trẻ trung của họ. Từng khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ của các chú, lần lượt lướt qua tâm trí tôi:

 

Thuở ấy, gia đình tôi bị qui là Tiểu tư sản thành thị. Trong ngôi nhà tranh, vách đất, nền có chỗ tráng xi măng, có chỗ đất do đi lại nhiều mà láng coóng,. Diện tích nhà khoảng 100m² chia làm 3 gian, hai chái. Trong nhà có ba má, và bốn chị em (hai gái, hai trai), luôn có tiếng cười vui vẻ. Hôm nào cũng có chuyện quan trọng để người lớn chia sẻ. Bởi chính nơi đây, là diểm hẹn của văn hóa – các chú nhà thơ- bạn của ba hay quay quần tại nhà này, để bàn chuyện quốc sự và làm thơ. Tôi thấy chú nào cũng đẹp trai, vui tính và tóc họ ánh lên màu xanh của tuổi trẻ.

 

Dăm bữa, nửa tháng tôi nhìn thấy mái tóc dày, bùm xum, cặp mắt to tròn, ngơ ngác như nai của chú Nguyễn Thành Long. Chú ở Qui Nhơn lên bàn chuyện văn chương với ba. Ông Phạm Xuân Cang - cho biết, chú Long có tác phẩm “Ta và chúng nó” hay lắm; được in ngay tại thị trấn của tôi đó! Ông nói “thị trấn lúc đó, sống đời nô lệ, thiếu thốn, nhưng có nhà in thì thật là quí!

 

- Tôi thường gặp chú Nguyễn Đình. Tôi nghe nói “người một mắt hung lắm. Vậy mà chú Đình, bị hỏng một mắt, song tính tình chú lại  vui vẻ dễ gần nhất. Quê chú ở tận Hội An, Quảng Nam. Xa thế mà tiếng cười của chú luôn rộn lên ở nhà tôi. Có lẽ, vì quí cái tình của ba tôi mà chú thương chúng tôi như con .

 

- Chú Trinh Đường (Trương Đình) người to bè bè, cao lớn, chú cười nghe có âm khà khà, dòn như bắp rang, rất tự nhiên. Chuyện của chú bao giờ cũng làm cho người nghe cười đến tức cả bụng, còn bọn trẻ thì đái ra quần .

 

- Chú Nguyễn Khoáng (tức Mịch Quang) ư?. Có ai ngờ rằng, sau này chú là dượng chồng của tôi. Khuôn mặt chú xương xương, đặc trưng của người xứ nẫu; da trắng, mắt sáng, hao hao giống ba. Với tôi, thì ba đẹp hơn chú chút đỉnh! Đi đâu chú cũng đem theo máy ảnh. Chính những bức ảnh còn giữ được đến giờ là nhờ tài biết chớp đúng cái tích tắc rất đời thường của chú đó!

 

Chị em tôi, đứa nào cũng thích chú Phạm Hổ. Chú còn gọi tôi là “cái nấm của chú” nghe thích lắm cơ!

 

Chú Phạm Hổ nhỏ hơn ba 9, 10 tuổi; nhưng họ quan hệ bình đẳng và thân mật với nhau. Má tôi kể:

Một hôm, từ ngoài cửa bước vào, quẳng chiếc túi xà-cột xuống phản, chú lại gần má thì thầm “Chị Bảy, nhà còn gì cho em ăn với, em đói bụng quá?”. Má tôi cười vuì vì chú chân thật quá, má hỏi: “Chỉ còn it cơm nguội với mắm ruốc thôi, chú ăn chứ? Mắt chú sáng rỡ: “Tốt quá rồi chị ạ!”. Thế là má tôi xuống bếp, xới bát cơm nguội và dích cục mắm ruốt đỏ tươi, lên đưa chú.

Má tôi nói “Ngày ấy, nhìn chú Hổ ăn cơm nguội với mắm ruốt sống ngon như ăn sơn hào, hải vị vậy”.

 

Tập kết, làm việc tại Hà Nội, vợ chồng chú vẫn là nơi thân tình của ba má tôi. Ngày lễ, Tết cô chú là người thứ hai, sau vợ chồng chú Nguyễn Thành Long đến xông đất. Ba và chú lại ôn chuyện cũ.

 

Thời gian trôi mau quá! Ba về hưu về sống ở quê. Anh em cách biệt nhau trên ngàn cây số, nhưng tình văn vẫn trọn nghĩa. Mỗi lần ba có mặt ở Hà Nội, thì bấy nhiêu lần chú Hổ đến thăm.

Một chiều tháng 7 năm 1991, mưa lất phất bay, sân ga ướt nhẹp. Mẹ con tôi đưa ba về quê khi đã mổ U tiền liệt. Mưa mỗi lúc một nặng hạt, chú Hổ đến tiễn ba. Chúng tôi giục chú về, chú vẫn đứng nguyên chờ con tàu mất dạng! Tôi cảm động lắm! Lúc ấy, tôi đọc được ở mắt chú một sự tiếc thương vô hạn đối với ba tôi mà chú không nỡ nói ra. Tôi hiểu điều chú nghĩ  “đây là lần gặp cuối với người bạn già”.

 

Ngày ấy, ba thật yếu, sắc thái nam tử xưa đã bị vùi sâu bởi những nếp gấp trên mặt, xem ra sắp theo anh Tấn, anh Hàn và em Chế rồi!

 

Tháng 4 năm 2002, mẹ con tôi ra Hà Nội, thăm lại bạn vong niên của ba. Hầu như ai cũng có dấu hiệu sắp đi vào thế giới bên kia, thật buồn!

 

Đến thăm vợ chồng chú Phạm Hổ, tại K/10A Khu tập thể Bách Khoa. Thoạt nhìn, tôi đã thấy vẻ mệt nhọc, chán chường trên khuôn mặt cô chú. Chú thở rất khó, nói chưa trọn ý phải dừng để thở. Tôi thương chú quá! Chú nói với má tôi về lớp trẻ:

 

Chị Bảy thấy không, bọn trẻ bây giờ làm gì mà kiếm được nhiều tiền quá, chúng xài tiền tính bằng triệu triệu chứ không như thời chúng mình! Cả tháng, người nào kiếm được vài trăm đồng đã là giỏi lắm!”

 

Tất nhiên không có chị em tôi trong những người  kiếm và xài tiền như nước ấy! Cuộc sống ở gia đình  tôi còn nhiều mối lo. Song, tôi không quên được hình ảnh chú, khi nói câu đó. Về Sài gòn, tôi viết thư thăm và “Kính biếu chú Phạm Hổ 10 vé xổ số. Cháu nhờ cô mua giúp. Cháu cảm ơn cô” Tôi ngây ngô nghĩ rằng “Biết đâu mấy vé số của tôi sẽ mang đến cho chú điều may mắn” Vì vậy cuối thư tôi viết thêm “Cháu cầu mong, trời phụ hộ để chú trúng độc đắc” Và tôi tin chắc thần tài sẽ ban lộc cho người hiền lành dễ thương như chú.”

 

Gặp chú lần thứ hai, vào năm 2006, chú cười bảo “Tặng vé xổ số, chỉ có con nhà thơ Yến Lan mới nghĩ ra điều đó. Nhận được thư cháu, chú vui lắm, cháu nhớ thường xuyên viết thư cho chú nhé!”

 

Tiếc rằng ngày chú đi xa, tôi không hay biết! Tôi thấy như có lỗi, ân hận mãi vì sự thờ ơ này

 

Lâm Bích Thủy
Số lần đọc: 2129
Ngày đăng: 08.05.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cà phê Trieste & những tiếng dội - Nguyễn Xuân Thiệp
Mùa hoa thương khó. - Giang Kiều
Trở Lại Tháng Tư - Nguyễn Hồng Nhung
Quan Họ Của Tôi - Nguyễn Thị Hậu
chị tôi và cơm hến - Nguyễn Thị Mộng Thu*
Quí một bất an, - Nguyễn Quang Chơn
Một ngày dài ở xứ sở tạm dung ! - Vũ Trà My
Phục Sinh - Nguyễn Hồng Nhung
Những món ngon nhớ mãi ở Tam Kỳ, - Nguyễn Quang Chơn
Du Tử Lê, Tôi Cũng Như Chiều, Tôi Mồ Côi. - Du Tử Lê
Cùng một tác giả
Tình lên ngơ ngác (truyện ngắn)
Chàng Ngốc (truyện ngắn)
Thư cảm ơn (sự kiện)