Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.183
123.218.208
 
Ngôn Pháp
Vũ Ngọc Anh

 

Các em nhỏ gọi viết thư pháp là viết chữ xấu. Quan điểm này không khó chấp nhận. Vì chữ viết phải ngay ngắn thẳng hàng và đồng đều mới được gọi là điều kiện cần trong tiêu chuẩn đánh giá chữ đẹp để bổ sung cho điều kiện đủ là “đẹp”.

 

Thế nhưng có người vừa nhìn vào một bức thư pháp đã cho là “đẹp” ngay, mặc dầu chữ viết xiên xẹo, lệch lạc, nguệch ngoạc, thiếu cân xứng. Cách thưởng thức này cũng được đa số người lớn chấp nhận dễ dàng vì nó đáp ứng được quan điểm mỹ học.

Riêng “giới thư pháp” thì lại chưa hài lòng với những cách nhìn nhận trên.

 

Nếu chỉ để đáp ứng cái khiếu thẩm mỹ thì thư pháp chỉ còn lại là một nghệ thuật viết chữ đẹp; hoặc như có người nói: đó chỉ là thư họa. Họan là vẽ, nghĩa là vẽ chữ: vẽ chữ đẹp!

 

Người Trung hoa, Á rập nổi tiếng về nghệ thuật thư pháp không lấy gì làm lạ. Với chữ tượng hình thì họ chỉ cần viết chữ đẹp – bay bướm, cách điệu và phối các nét thanh và các nét đậm vào trong một bố cục – thì họ cũng đã đạt đến nghệ thuật thư pháp rồi. Chữ của họ là chữ tượng hình nên tự nó có thể biểu đạt được ý nghĩa rồi nên ít cần đến nghệ thuật diễn ý. Ý đã hàm trong từ. Như một nhà thư pháp Trung hoa đã nói: “ Khi ý ở đầu ngọn bút, khỏi cần phải đi đến tận cùng ý.” [Hassan Massoudy-Người đưa tin UNESCO 12.1990-tr.38]. Và từ “thư pháp” của Trung hoa có nghĩa là “cách viết chữ” [callégraphy] tức “the Art of Written Forms” theo định nghĩa của Phương tây!

 

Với định nghĩa như thế, nhà thư pháp Việt nam chưa hài long ! Chưa hài lòng vì Tiếng Việt thuộc loại từ ký âm chứ không thuộc loại từ biểu ý; nên cho dầu viết có đẹp mà chưa đạt ý thì họ chưa vừa long. Mà thư pháp thì không chịu dừng lại cho đối tượng thẩm mỹ.

 

Mỗi bức thư pháp là một thông điệp ! Một tâm tình ! Một bản thể !

Để đạt mong muốn đó, nhà thư pháp Việt nam hầu như phải tự đi tìm một con đường riêng – một trường phái – Có thể tên gọi thì còn chờ đợi…nhưng cách bức phá thì họ đã khai phá !

 

Trình bày cái hệ ngôn ngữ ký âm như Tiếng Việt qua nghệ thuật thư pháp đòi hỏi người viết chữ phải vượt lên trên thư pháp (cách viết chữ) để đạt đến ngôn pháp (cách trình bày[viết] lời nói); vì điều họ viết ra gọi là ngôn (lời nói). Họ viết, không phải chỉ cốt trình cái chữ mà là trình cái bụng họ ra tức “ngôn vi tâm thanh” = lời nói là tiếng của tâm (tiếng lòng). Vì vậy, cái diễn bày tư tưởng ở ngôn pháp VN là chủ đạo chứ không phải cốt để trình bày chữ viết (thư pháp).

Chỗ khác nhau giữa ngôn pháp và thư pháp là ở biểu ý chứ không phải biểu mỹ. Vì chữ của ta là “phát âm sao viết vậy”; nghĩa là “viết sao là nói vậy” – và họ viết tức là nói !

 

Họ mượn nghệ thuật viết để nói. Họ nói bằng nghệ thuật viết ! Có thể gọi đó là thuật nói chuyện của người viết chữ.

Viết là tìm cách biểu đạt ngôn ý [ý trong lời nói], là thể hiện cách nói. Nói thế nào cho người khác hiểu lòng mình, ấy gọi là ngôn chí [bày tỏ cái ý chí của mình] và trình bày ra chữ viết thông qua nghệ thuật gọi là NGÔN PHÁP : nghệ thuật viết ra lời nói. Nói qua cách viết ! Vì chữ của ta là biểu âm: nói sao viết vậy !

 

Khi nói, chính cái giọng điệu mới diễn đạt hết cái ý của người nói. Khi giận dữ, lúc yêu thương, khi cầu khẩn, lúc sai khiến, gợi ý hay chìu lòng…đều với một âm sắc riêng để bày tỏ cái tâm tình ấy. Khi hai cô gái Huế nói với nhau: “mái tóc con Thùy da…ài…ì…ì…!”. Một nhà diễn thuyết trình bày: “ lên NON, non TĨNH ! Xuống ĐOÀI, đoài YÊN !.” Chuyển thể từ cách viết này trong văn pháp qua ngôn pháp, nhà ngôn pháp sẽ diễn đạt từng con chữ mạnh, nhẹ, dứt khoát hay ngập ngừng hoặc lã lướt, uyển chuyển tùy vào từng âm tiết của lời nói hơn là trìng bày câu văn.

 

Cái âm tiết Tiếng Việt là thanh, cho nên chính cái âm sắc/âm lượng khi nói mới là sức diễn đạt, và cũng chính âm sắc mới xác định ngữ nghĩa biểu đạt của từ hơn là chính nghĩa của từ. Và cũng chính vì thế mà Việt nam có một thể loại diễn ý một cách độc đáo và đặc sắc mà hầu như ít có dân tộc nào có được: đó là NGÂM THƠ!

Cái “âm điệu trong ngâm thơ” tặng cho ngòi bút nhà ngôn pháp cái âm lượng để thành một trường phái ngôn pháp Việt nam độc đáo và độc lập.

 

Tùy vào tâm trạng, tùy vào khí thế mà mỗi câu chữ có thể thể hiện qua cách ngâm Tao đàn, Sa mạc (bồng mạc), Lãy Kiều, Lục Vân Tiên (Bạc Liêu), Vè hay Ngâm Huế hoặc Hò…(Bắc, trung, Nam).

 

Để diễn tả niềm vui hay phong kín, ta có thể dùng lối Nam xuân (Bắc) hoặc diễn bày nổi buồn, ai oán thì dùng lối Nam ai/Nam oán.

 

Con chữ sẽ mạnh, nhẹ…dứt khoát hay kéo dài…theo với làn điệu ngân nga của thể thơ mà nhà ngôn pháp mượn làn hơi của người ngâm mà thể hiện qua ngọn bút !

 

Vì thế, không chừng, nếu nhà ngôn phápViệt nam nhấn mạnh hoặc ẻo lã không đúng chỗ sẽ dẫn đến sự hiểu lầm trái ý mình. Trong trường hợp này, người thưởng lãm không hiểu sai ý người viết mà chính người viết trình bày sai ý mình.

Và một bức tranh ngôn pháp cũng đáp ứng ba yếu tố cơ bản này: Chủ điểm – Bố cục  và Nghệ thuật.

   

Chủ điểm :Từ” chủ đạo được đặc biệt cường điệu, gây ấn tượng mạnh mẽ, thu hút ngay sự chú ý nơi người xem. Nhờ cách gợi ý đó mà điều họ muốn nói đã được quan tâm. Điều họ muốn nói đã nói ra lời (ngôn). Khi ấy bức ngôn pháp thành ra để “nghe” hơn là để ngắm. Ngôn pháp Việt nam đích thực là một thiền pháp, mà nhà ngôn pháp như một thiền sư bạo động với thiền sinh ngay ở chiêu đầu để đánh bật dậy cái tiềm thức cảm thụ uyên nguyên ngủ vùi trong mỗi con người cho sực tĩnh, như Tôn Ngộ Không đánh thức ngựa dậy khi ngựa ngủ - và ở bố cục sẽ làm nhiệm vụ lùa ngựa về chuồng khi ngựa đi rong -

     

Bố cục : “Từ” được phối trí trong tiết tấu kỹ hà nên tạo được nét hài hòa và vị trí được thu xếp đúng chỗ đã đưa được cái hốn độn vào trật tự, làm cho người thưởng lãm không mất định hướng trước điệu vũ của các con chữ. Trong bố cục, nhà ngôn pháp không quên sức mạnh của “hư không” – cái không gian trống vắng trong bức tranh -. Chính cái khoảng trống – như khoảng lặng trong âm nhạc – đưa cái hư không đối diện với con người, làm cho con người bổng dưng rơi vào im vắng tịnh mịch. Im lặng, một nghệ thuật chiêu dụ trong thuật nói chuyện, kích thích sự chú tâm, chuẩn bị cho người nghe một sự đón nhận nôn nóng; mà nhà ngôn pháp mượn lại trong cách ngưng tĩnh đó để “nói” với người xem. Như thế, viết một bức tranh ngôn pháp hay chiêm ngắm đã trở thành một hành động tham gia, một hình thức suy tưởng để lời nói và ý nhẹ nhàng bộc lộ.

     

Nghệ thuật : thủ pháp của nhà ngôn pháp là mượn lại cái tính phóng túng của thiên nhiên trong phong thái bộc lộ để gợi mở cái mỹ cảm sơ nguyên cũng cơ hồ huyền ảo trong mỗi con người. Như thế, qua ngọn bút, họ phục hoạt lại cái nghệ thuật đột phá của thiên nhiên qua cái khí phách Baroque mạnh bạo, cái lã lướt, cái hờ hững trong ngôn pháp làm cho sức dẫn dụ càng thêm lôi cuốn để dễ tái tạo trong tâm người xem cái mà họ đánh mất trong lúc đi tìm – cái ngạc nhiên ban sơ ấy – Không gì kích thích bằng cái nữa kín nữa hở, thật thật hư hư, làm cho đối phương bị dục phải hạ quyết tâm khai mở: đó là biện pháp hư cấu trong ngôn pháp ! Khơi dậy được cái tình cảm ngạc nhiên là đánh thức cái động năng khám phá nơi con người, thì từ đó (ở đây là người xem tranh) họ mới liễu được cái ẩn dụ mà người viết chôn chặc tự đáy lòng.

 

Lấy nét bút hòa cùng cái vô thường của thiên nhiên để đạt ý là cả một công phu nghệ thuật. Nhà ngôn pháp chỉ mong làm được điều ấy để xẻ chia cùng nổi niềm với người thưởng lãm.

       

Với họ thì…

Miếng ngon chẳng hưởng riêng mình,

Chia nhau thưởng thức, cùng nhau đượm tình.

 

 

 

Vũ Ngọc Anh
Số lần đọc: 2325
Ngày đăng: 21.05.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Các Biểu Tượng Trong Nghệ Thuật - Đinh Hồng Hải
Việt Nam là gì? - Lê Hải*
Bàn về mỹ nghệ - Lê Hải*
Bàn về thứ hạng trong nghệ thuật - Lê Hải*
Đặc trưng xiếc - Tuấn Giang
Nghệ Thuật Múa Trên Đà Hội Nhập - Tuấn Giang
Sân khấu âm nhạc Việt Nam có gì lạ? - Bùi Đức Hào
Nổi Chìm Sân Khấu 2010 - Tuấn Giang
Đặc Trưng Nghệ Thuật Múa - Tuấn Giang
Những Thuyết Nguồn Gốc Nghệ Thuật - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Đặng Phùng Quân (truyện ngắn)
Cánh hoa vô ưu (tạp văn)
Đánh giặc (đối thoại)
Ta đi tìm Mình (tạp văn)
Thư mở...cho mầy (đối thoại)
Trái Cấm (tiểu luận)
“ Ừ ” (đối thoại)
Ngôn Pháp (nghệ thuật)
TomTom (tạp văn)
Chạy Mất Dép (tạp văn)
Thú tủi nhục (tạp văn)
Hóa văn (tạp văn)
Trái Cấm (tạp văn)
Vô ngôn sư (tiểu luận)
VÀNG và LỬA (tiểu luận)
Chuyện con tim (truyện ngắn)