Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.179
123.220.484
 
Nghệ Thuật Ảo Cảnh
Vũ Ngọc Anh

 

Hiện nay trong làng nghệ thuật đang có một hiện tượng kỳ thú làm cho giới thưởng lãm khá lúng túng, chưa biết xếp vào loại nào. Bonsai hay Điêu khắc ? Nó hiện âm thầm – đã lâu – mà chưa có trường lớp, không trường phái và đứng ngoài cũng như chưa được nhìn nhận là ngành nghệ thuật. Vì thế, tên gọi chưa định hình. Nhưng trong giới chơi, tạm hay thường gọi là NGHỆ THUẬT CỦA THIÊN NHIÊN.

 

 

Họ lôi về từ rừng, từ sông suối ngổn ngang những rễ cây, những phiến đá mà thời gian đã phá hoại tất cả, chỉ giữ lại cái mà thời gian chọn lọc. Cái đám rễ cây ngoằn ngoèo đó không khỏi làm ta liên tưởng đến những khúc luân vũ của vị thần nghệ thuật Shiva - thần hủy diệt và tái tạo -. Và họ, những nghệ sĩ đã ban phép lành cho cái mớ rễ cây tật nguyền, cái đám đá dị dạng ấy một sự sống.

 

Với rễ cây, nghệ sĩ đưa linh hồn vào bằng ngả cưa và đục khi hiệu đính thiên nhiên. Họ dùng phương pháp ấn tượng trong thu xếp, đưa cái tương phản vào bố cục để mỡ tính phúng dụ cho cái ảo cảnh được nâng lên cho cảm hứng xâm chiếm thú chiêm ngắm của người xem.

 

Nghệ thuật ảo cảnh là xoay chuyển cái huyền hoặc – mà thiên nhiên đã sẵn ban – lên thành cái tượng trưng, và qua đó, ta cảm thụ được tính biểu tượng của khối thể. Nghệ thuật phá cách chính là nghệ thuật của thiên nhiên, mà Nghệ Thuật Phản Cải Cách của Âu châu đã dùng lại trong cách mô tả táo bạo bằng các đường nét rắc rối, vặn vẹo; tạo cho tác phẩm một cái vẻ không hoàn hảo [trong các bức tranh (bích hoạ) và điêu khắc] để thoát ra khỏi cái chủ nghĩa kiểu cách cân xứng nhằm kích thích cái mỹ cảm vốn tàng ẩn trong con người, để chính người thưởng thức có thể tham dự và khám phá cái vẻ đẹp một cách trọn vẹn hơn. Đó là phong cách Baroque. Đó là phong cách của thiên nhiên tưởng chừng như chưa hoàn hảo. Nói như Tôn Ngộ Không : “Ấy là trời đất cũng không trọn vẹn đấy.”[Tây Du Ký-tập 10/X-tr.189-Văn học xb.Hà Nội-1988].

 

Trong nghệ thuật Rễ Cây, họ dùng thủ pháp loại trừ để nhuận sắc cái sơ xuất, cái nhỡ nhàng của thiên nhiên trong giây phút xuất thần của cảm hứng mà tạo cho cái huyền hoặc một vẻ thực.

 

Với Đá : họ đưa vào vị trí như một nhạc sĩ hoà âm, và vỏn vẹn như một cách xử lý không gian mới.

 

 

Rễ cây hay đá, một đống hổn độn nằm im lìm đó; nhưng hình như không bất động mà như thể khiêu khích, mời gọi khám phá. Và quả táo của Newton ! – mà ngôn ngữ của nghệ sĩ là Eureka ! xuất kỳ bất ý chộp bắt được vóc dáng. Nghệ sĩ như chú chuột rình mồi, chờ giờ thiêng của cảm hứng để xoay chuyển cấu trúc và cấu trúc lại cái nguyên liệu thô sơ cho hãy vẫn còn thô sơ. Như họ thường nói, nét sơ thảo của thiên nhiên, mình chỉ cần thảo sơ lại.  Hay đúng ra, đó chỉ là một cách khám phá lại cái vẻ đẹp nguyên sơ trong tình cảm thuỷ chung mà sáng tạo của nghệ sĩ đồng nghĩa với sự trân trọng ý định của thiên nhiên.

 

Cái cách thu ngắn hình thể táo bạo, hoặc kéo dài thài quá, xoáy vặn những động tác dữ dội, khúc biến tấu ngồn ngộn đầy tính khí bất thường của thiên nhiên như thứ ma lực cầm tay nghệ sĩ lại – lúc đó, nghệ sĩ chia xẻ với thiên nhiên trong lao tác nhọc nhằn mà cùng nhau gìn giữ cái vĩnh cửu. Họ “ thuận thiên” trong mối đồng tâm, tương tham, tương ứng – như bị vấn vít cùng thiên nhiên, nên không tách họ ra khỏi tác phẩm được.

 

Cái Đẹp của thiên nhiên; họ, nghệ sĩ của thiên nhiên cảm thụ và biến mình vào, trong phong cách là người chịu ơn, như người mang nợ nên họ phải hoàn lại cho thiên nhiên một tác phẩm mà thiên nhiên ưng ý hơn.

 

Trong nghệ thuật của thiên nhiên, nghệ sĩ cùng rơi vào ảo cảnh với tác phẩm trong cái xúc cảm căng thẳng cao độ. Họ làm bùng vỡ không gian cho trí tưởng tượng được thách thức mạnh mẽ. Nghệ thuật của thiên nhiên, chính là nghệ thuật ảo cảnh.

 

Trong các nghệ thuật hình thể : Nhiếp ảnh, Hội hoạ, Điêu khắc; thì cái nét độc đáo –“có một không hai”- của nghệ thuật Rễ cây và Đá đã cho nó một vị trí xứng đáng trong làng nghệ thuật này. Nhiều lúc nó bị chận lại ở cửa khẩu với lý do “đồ cổ” – “báu vật quốc gia” là một cách thẩm định gía trị./.

 

 

 

Vũ Ngọc Anh
Số lần đọc: 2215
Ngày đăng: 27.05.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ngôn Pháp - Vũ Ngọc Anh
Các Biểu Tượng Trong Nghệ Thuật - Đinh Hồng Hải
Việt Nam là gì? - Lê Hải*
Bàn về mỹ nghệ - Lê Hải*
Bàn về thứ hạng trong nghệ thuật - Lê Hải*
Đặc trưng xiếc - Tuấn Giang
Nghệ Thuật Múa Trên Đà Hội Nhập - Tuấn Giang
Sân khấu âm nhạc Việt Nam có gì lạ? - Bùi Đức Hào
Nổi Chìm Sân Khấu 2010 - Tuấn Giang
Đặc Trưng Nghệ Thuật Múa - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Đặng Phùng Quân (truyện ngắn)
Cánh hoa vô ưu (tạp văn)
Đánh giặc (đối thoại)
Ta đi tìm Mình (tạp văn)
Thư mở...cho mầy (đối thoại)
Trái Cấm (tiểu luận)
“ Ừ ” (đối thoại)
Ngôn Pháp (nghệ thuật)
TomTom (tạp văn)
Chạy Mất Dép (tạp văn)
Thú tủi nhục (tạp văn)
Hóa văn (tạp văn)
Trái Cấm (tạp văn)
Vô ngôn sư (tiểu luận)
VÀNG và LỬA (tiểu luận)
Chuyện con tim (truyện ngắn)