Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.215
123.207.303
 
Sự ra đời sân khấu tuồng.
Tuấn Giang

 

Những nho sĩ dưới các triều đại phong kiến ghi sử liệu Tuồng Chèo ra đời cách đây cả ngàn năm, gần ngàn năm, những ghi chép ấy nhầm lẫn các hình thức ca múa nhạc, trò diễn xướng dân gian, thành Tuồng Chèo, hoặc vào thời ấy quan niệm là sân khấu. Những người nghiên cứusau cứ thế ngộ nhận, nhiều người a dua nói theo, thiếu suy xét bản chấtcấu trúc một hình thức sân khấu.

 

Vào những năm giữa hoặc cuối thế kỷ XX, không ít luận văn trích dẫnsách cổ: Hý trường phả lục, nói Tuồng Chèo ra đời từ ngàn năm trước.Sau này truy tìm đến bây giờ, chưa ai chứng minh cuốn Hý trường phả lục tồn tại trong thư viện, hay một cá nhân lưu giữ. Như vậy, những trích dẫn của nhiều nhà nghiên cứu Xứ Bắc thế hệ đầu tiên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng những nghiên cứu sinh kia a dua nói leo, nói theo, nói bừa, để chứng minh nghệ thuật Tuồng Chèo cổ nhất, sớm nhất trong các loại hình nghệ thuật Việt. Nhưng họ quên mất, nói về nghệ thuật cổ, thì phải nhắc đến nghệ thuật ca múa nhạc làm nền tảng trong những hình thức diễn xướng dân gian, từ diễn xướng qua hàng chục thế kỷ, hoặc  gần hơn mới tách thành các loại hình, thể loại nghệ thuật riêng.

 

Những văn sĩ đời trước thông thạo nho giáo, quốc ngữ, Tây học :Trường Vĩnh ký, Đào Duy Anh, Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phân, Đỗ Bằng Đoàn, Trần Văn Khải, Đoàn Nồng, Lê Văn Chiêu, Đỗ Văn Rỡ... Nhận định chung: Tuồng ra đời vào thời Trần. Một số nhà nghiên cứu lão làng phía Bắc nhận định: Tuồng ra đời vào nhà Đinh, khoảng năm 896 hoặc 900, có trên hai trăm làn điệu, bài bản. Nhiều người nghiên cứu xưa, thích lâu năm, số lượng nhiều, nói bừa Tuồng ba trăm làn điệu,  Chèo sinh sau khoảng hơn 200, còn Cải lương sau trót hơn 100 làn điệu, bài bản. Qua kiểm định thực chất, Chèo ghi chép cả những câu hát ngắn do hai nhà nghiên cứu chèo lão luyện xứ Bắc, Hoàng Kiều: 164 làn điệu, bài bản. Bùi Đức Hạnh: 169, làn điệu. Tuồng mới ghi được: *30 làn điệu, bài bản, Cải lương: 68 bản, do Thanh Nha sưu tầm xuất bản.

 

Tuy nhiên, số làn điệu, bài bản Tuồng, Cải lương chưa sưu tầm, ghi âm hết, nhưng không thể nhiều như số liệu họ từng công bố. Qua dẫn chứng so sánh làn điệu bài bản, mới thấy một thời nghiên cứu sai lầm, a dua nói thiếu luận cứ khoa học từng loại thể sân khấu. Tác giả, luôn nhắc đến làn điệu, bài bản, để phân biệt hai khái niệm âm nhạc sân khấu dân tộc:

 

*Tư liệu tác giả giữ.

 

Làn là những bài hát nói tự do, không ghi gạch nhịp trên   khuông nhạc. Mọi nhịp điệu do người ứng diễn: Nói lối, Nói hường, Nói chênh, Nói lệch, Nói dặm... nhanh chậm khác nhau theo tình cảm lời ca để ứng diễn.

 

Điệu và bài bản, là những bài hát theo khuôn mẫu bài bản có gạch nhịp trên khuông nhạc. Người hát phụ thuộc vào tốc độ, gạch nhịp quy định ca diễn, không thể tự do ngân dài bài bản có khuôn nhịp rõ ràng. Chèo gọi điệu, Cải lương là bài bản. Vì thế, chỉ có hai khái niệm cần phân loại: Làn khác điệu và bài bản.Trở lại những giả thuyết ra đời Tuồng, qua dẫn giải trên nổi bật ba điểm:

Tuồng từ dân gian trước đó, hoặc vào thời Định.

 

Tuồng ra đời vào thời Trần 1285, do Lý Nguyên Cát hoàn chỉnh Tuồng cung đình Từ Trung Quốc vào nước ta.

 

Theo Cố Giáo sư - NSND Hoàng Châu Ký, Tuồng ra đời thế kỷ XVIII. (Trích Sơ khảo Lịch sử Tuồng - trang 69 của Hoàng Châu Ký).

 

Sau dẫn giải nhiều sự kiện diễn Tuồng, ông kết luận: Tuồng hình thành vào thế kỷ XVI và XVII. Theo ông đến thế kỷ XVIII, thì “Tuồng đã khá hoàn chỉnh”.

 

Qua sử liệu nhiều sách chính sử ghi chép: Đào Duy Từ, người đầu tiên quê Thanh Hóa, không được chúa Trịnh -(Trịnh Tráng) trọng dụng, ông bỏ vào đàng trong phò chúa Nguyễn. Bảy năm giúp chúa Nguyễn (1627 - 1634),   phát triển kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội vững mạnh, ông còn sáng tác múa: Mừng chiến thắng, Tây Du, Múa cờ, Nữ tướng xuất quân, soạn Tuồng Sơn hậu (theo sách sử và internet).Giả thuyết này không đứng vững! Mới đây thày Tuồng Phạm Phú Tiết viết trên Tạp chí Sân khấu năm 2010: “Vở Tuồng Sơn hậu chỉ ra đời sau khi Vũ Vương xưng Vương đã chết( 1765). Nó phản ánh tình hình Trịnh Nguyễn phân tranh cho đến hết đời chúa Vũ Vương…” Theo Phạm Phú Tiết, Tuồng ra đời giữa thế kỷ XVIII ( khoảng sau năm 1765, xuất hiện vở Sơn hậu nổi tiếng.) Tuồng phải hình thành sớm vào thế kỷ XVII,  hoặc đầu thế kỷ XVIII, nhưng từ trò diễn dân gian nào chưa tìm ra câu trả lời.

 

Qua những tư liệu viện dẫn, xử lý nhiều tài liệu sách cổ, sách mới xuất bản, các nhà nghiên cứu Tuồng, internet... Dựa theo tiêu chí một hình thức sân khấu ra đời cấu trúc ba thành tố nghệ thuật, tham khảo một số sách  ghi chép về nghệ thuật Việt, tạm nêu ra theo sử liệu:

Tuồng hình thành từ các hình thức diễn xướng dân gian, qua nhiều thế kỷ phát triển thành sân khấu.

 

Tuồng ra đời sớm nhất gần giữa thế kỷ XVII, do Đào Duy Từ phát triển từ diễn xướng dân gian lên sân khấu Tuồng, vở đầu tiên: Sơn hậu.

 

Một số nhà nghiên cứu phía Nam, nhận định: Đào Duy Từ dựng Tuồng đàng trong từ Chèo. Nghĩa là Tuồng Chèo     cùng một gốc, từ Bắc vào Miền Trung, xuống phía Nam do Đào Duy Từ khởi nghiệp, tiếp đến Đào Tấn, Bẩy Diêu, Nguyễn Hiển Dĩnh... Sang thế kỷ XVIII, Tuồng phát triển mạnh trên ba miền đất nước.

 

Những nhận định trên của  nhiều tác giả căn cứu vào sử liệu, chưa tìm được văn bản bút tích  cụ thể Đào Duy Từ dựng Tuồng Sơn hậu. Do đó, luận thuyết Tuồng ra đời thế kỷ XVII, cần nghiên cứu sưu tầm tiếp tục khám phá, phát hiện đang để ngỏ nhiều giả thuyết lịch sử chưa thành hiện thực.Một số nghiên cứu, phát hiện mới ra đời Tuồng hiện nay: Tuồng ra đời thế kỷ XVIII, năm 1792 tại Huế.( theo tư liêu ảnh Baraw  đăng lại trên Tạp chi Sử địa Sài Gòn, số 9-10 năm 1968.Ông Lê Văn Chiêu minh họa ảnh cảnh diễn Tuồng tại Huế, trong cuốn Nghệ thuật sân khấu Hát bội NXB Trẻ-2007). Tuy nhiên, trước phát hiện của Baraw nhiều nơi đã diễn Tuồng, nhưng bằng chứng mới xác định hình ảnh ghi nhận sớm nhất tại Huế. Tuồng Nam Bộ xuất hiện năm 1801, phát triển vào Nam Bộ cuối thế kỷ XIX, đầu XX, xuất hiện một số tác giả soạn Tuồng, ban hát mạnh.Tuồng Bắc Bộ lên chuyên nghiệp năm 1807,tại Nghệ An. Hiện còn kịch bản Tuồng của Trần Cao Khải, Phan Bội Châu. một số cá nhân giữ tư liệu Tuồng Bắc. Đầu thế kỷ XX, Tuồng phát triển ra Bắc, xuất hiện một số ban hát diễn ở làng quê Bắc Bộ: Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An...Sách cổ ghi Tuồng xuất hiện đầu tiên ở xứ Bắc diễn các vở: Vương mẫu hiếu bàn đào, Mười hai vị thần thánh[1], Sơn hậu, Giác Oan... Sách sử còn chép: sau Lý Nguyên Cát, Tuồng phát triển mạnh vào thế kỷ XIII, tại sao không ghi người soạn Tuồng nổi tiếng cùng các ban hát... Dù sử nói thế, nhưng chưa thuyết phục, thiếu chứng lý, có thể Tuồng xứ Bắc một giai đoạn hưng thịnh sau đã chết, đến cuối thế kỷ XIX, đầu XX mới sống dậy. Qua nhiều nguồn tư liệu sát thực, chứng minh: Tuồng hình thánh từ một trò diễn xướng dân gian tiến lên sân khấu, ra đời cuối thế kỷ XVIII.

 

3.Kết luận:

 

Tuồng ra đời đầu tiên 1792. tại Huế.

Tuồng Nam Bộ xuất hiện năm 1801.

Tuồng Bắc Bộ lên chuyên nghiệp năm 1807.

Tuồng Bình Định năm 1867.Tính khởi nghiệp từ    Đào Tấn.

Tuồng Chèo Xứ Bắc cùng trên cả nước, chỉ xuất hiện khi hoàn chỉnh nền thơ ca, văn học Việt Nam rực rỡ khoảng cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX. Đây là điều kiện tiên quyết đặt lời vào bài ca: làn, điệu Tuồng Chèo bằng nhiều thể thơ, văn Biền ngẫu, đối thoại văn xuôi. Các thể hát nói: làn Tuồng, Chèo phổ văn Biền ngẫu. Điệu, bài bản Tuồng, Chèo, phổ các thể thơ: bốn, năm,bảy chữ, lục bát, lục bát biến thể, thơ tự do sau này. Nền văn học thế kỷ XVIII - đầu XIX, làm nền tảng tạo đà ra đời Tuồng, Chèo, hoàn chỉnh sân khấu kịch hát kinh điển, truyền thống Việt Nam.

 

 

[1] Sách sử ghi: Mười hai vị thần, nội dung Chuyện núi về 12 vị thần thanh. Sau này co người soạn vở tuồng Phuc lộc thọ, vào thế kỷ XVIII.

 

 



 

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 3875
Ngày đăng: 31.05.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mục Đích Bảo Tồn Vở Diễn, Vai Diễn Kinh Điển Sân Khấu Truyền Thống - Tuấn Giang
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 13 hết - Tuấn Giang
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 12 - Tuấn Giang
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 11 - Tuấn Giang
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 10 - Tuấn Giang
Sống Chụ Son Sao 7 - Nguyễn Khôi
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 12 - hết - Tuấn Giang
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 12 - Tuấn Giang
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 11 - Tuấn Giang
Bài Phú Tặng Vợ - Kha Tiệm Ly
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)