Tuồng sau đổi mới, nhiều biến động các mặt: gia tăng, suy giảm số đoàn, diễn viên, tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động nghệ thuật Tuồng và công chúng, doanh thu… Các đoàn Tuồng từ một đoàn nhỏ nâng cấp thành nhà hát, hai đoàn biểu diễn, trong thế công chúng ngày càng suy giảm.
Những năm đầu thế kỷ XXI, Tuồng khủng hoảng công chúng nghiêm trọng, Nhà quản lý ổn định tổ chức bốn nhà hát, ba đoàn Tuồng trực thuộc các nhà hát: Đoàn Tuồng Huế thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Huế, Đoàn Tuồng Phú Khánh (Đoàn Tuồng Khánh Hòa) thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Khánh Hòa, Đoàn Tuồng Thanh Hóa( Đoàn Tuồng Thanh Đà) thuộc Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn. Bảy đơn vị Tuồng, hoạt động biểu diễn trên ba miền: Bắc-Trung- Nam. Mỗi lần tham dự Hội diễn, Liên hoan, nhằm nâng cao toàn diện hoạt động nghệ thuật các đơn vị chủ yếu do Nhà nước nuôi dưỡng, quản lý. Hội diễn một dịp nhìn nhận, đánh giá lại lực lượng diễn viên, trình độ nghệ thuật, định hướng nội dung tác phẩm sân khấu phản ánh hiện thực đời sống xã hội, nâng cao chất lượng vở diễn, kỹ thuật diễn viên, tạo không khí sân khấu, một phần thước đo khán giả. Biết rằng thông thường các vở Hội diễn thường nhận giải cao, nhưng công chúng chẳng hâm mộ, không thể doanh thu bằng tác phẩm Huy chương vàng. Những vở Hội diễn và công chúng luôn là khoảng cách, đến nay chưa thể gặp nhau, vì Nhà quản lý muốn định hướng nghệ thuật chủ quan nội dung đề tài, công chúng chỉ thích giải trí bình dân. Sân khấu và Tuồng còn nhiều giao động công chúng, khi nào trả về nghệ thuật thị trường tự nó điều tiết theo quy luật: Cung- Cầu. Sân khấu vàTuồng còn Nhà nước nuôi dưỡng, khoảng cách vở tham dự Hội diễn, công chúng còn tiếp diễn không thể lấp đầy “hố đen”, trừ khi Nhà quản lý thay đổi tầm nhìn.Tuồng truyền thống chuyên diễn trích đoạn cổ, vở cổ, không cách tân, đổi mới. Theo quy luật tự nhiên, các nước phát triển và khu vực châu Á :Kịch nô Nhật, Phansori Hàn quốc, Indonesia, Robam Cămpotdia… diễn Tuồng cổ, không cách tân, đổi mới. Ngay đồng bào Khme Nam Bộ không cách tân Tuồng Rô băm, không dựng mới, chỉ diễn trích đoạn cổ. Tuồng sau Cách mạng tháng tám đến nay liên tục cách tân- đổi mới, do chủ trương Nhà quản lý văn hóa. Những thập niên 60 thế kỷ XX, dậy lên phong trào cải tiến nhạc khí dân tộc, kết quả, những nhạc khí cải tiến bỏ vào kho, sau làm củi pha trà. Ngày nay, một số nhạc công biệt tài, cải tiến nhiều loại nhạc cụ diễn thành công cao. Thực chất những cải tiến ấy chỉ là trò chơi âm nhạc, khi họ không biểu diễn nổi các nhạc cụ kia chết theo, chưa kể nhiều cải tiến sai đánh mất bản sắc âm thanh nhạc cụ, cuối cùng cái công chúng ghi nhận vẫn là :sáo tiêu, nhị bầu…nguyên bản cổ xưa. Bài học thực tiễn này, chứng minh Tuồng : cách tân- đổi mới chỉ nhất thời. Tuồng cổ luôn là bản thể nghệ thuật cha ông, văn hóa bản địa, dân tộc.
Những năm cuối thế kỷ XX, cả ngành Tuồng cách tân, các đoàn, nhà hát dựng Tuồng cách tân- đổi mới :Kịch bản Tuồng kịch nói hóa. Nghệ thuật diễn -Kịch nói hóa.Pha trộn đa phong cách( Tuồng với các loại hình nghệ thuật: Kịch mặt nạ Pháp, Kịch hình thể…)Trang trí sân khấu nửa cũ, nửa mới( ước lệ, tả thực).
Đến những năm đầu thế kỷ XXI, Tuồng khu vực Miền Trung bảo cổ, diễn Tuồng tân công chúng không chấp nhận. Tuồng trở về bản thể, cách tân mất công chúng. Bảo vệ Tuồng cổ mỗi vùng miền,mang bản địa văn hóa quê hương việt. Bảo tồn Tuồng cổ, bảo vệ văn hóa nghệ thuật, tâm hồn, tư tưởng, tình cảm con người xã hội, một thời đại nó đang hiện hĩu.Tuồng Việt cùng các nước khu vực Đông nam Á, pho lịch sử sống thời đại, xã hội phong kiến mỗi nước còn sót lại, cần bảo tồn bản thể vốn cổ nghệ thuật. Tuồng chỉ là Tuồng từng tồn tại qua nhiều thế kỷ, cần bảo vệ tông Tuồng- bản thể mầu Tuồng.
( Ảnh nguồn inter net.)