Tuồng sau đổi mới biến động khủng hoảng, nhiều đoàn tuồng ra đời, giai đoạn hưng thịnh gần 20 đoàn tự doanh thu, hoặc Nhà nước nuôi dưỡng. Phong trào Tuồng không chuyên mạnh, nhiều làng quê Bắc-Trung- Nam, tồn tại các đoàn Tuồng. Mỗi tỉnh Miền Trung du, đồng bằng thường bốn năm đoàn, Bình Định 16-18 đoàn mạnh đến năm 2012, còn 14 đoàn Tuồng.
Tuồng chuyên, không chuyên luôn gắn kết bóng hình, tạo phong trào công chúng hâm mộ , nuôi dưỡng Tuồng. Theo thời gian, biến đổi kinh tế, chính trị xã hội, tổ chức hoạt động nghệ thuật, công chúng. Tuồng không chuyên suy giảm mất người xem, mất “làng nghề Tuồng”. Nhiều tỉnh thành mất làng nghề Tuồng như Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh hóa, Nam Định,Vinh… một số tỉnh Miền Trung –Nam Bộ, dẫn đến xóa sổ nhiều đoàn Tuồng chuyên nghiệp cả nước. Những biến đổi số lượng đoàn Tuồng chuyên, không chuyên nhiều tỉnh thành, một hiện thực khủng hoảng Tuồng. Tuồng không chuyên mất, đồng nghĩa mất khán giả Tuồng chuyên nghiệp, công chúng doanh thu, phá sản hàng loạt đoàn Tuồng. Tiếc rằng, những “làng nghề” truyền thống, sản xuất hàng tiêu dùng: Mây tre đan, lụa tơ tằm, gốm sứ… họ kêu cứu phục dựng, còn những làng nghề Tuồng mai một, mất đi, ngành Văn hóa cứ im lặng. Hậu quả đến nay( 2012), cả nước còn 7 đơn vị Tuồng. Bốn nhà hát, ba đoàn Tuồng: Đoàn Tuồng Huế,Đoàn Tuồng Nha Trang đang thoi thóp sống nhờ, mất công chúng nghiêm trọng. Nhà hát Nghệ thuật Hát bội Thành phố HCM bị thu hồi rạp Long Phụng bàn giao cho đơn vị khác, lủng củng chỗ ở chưa biết đi về đâu. Những nhà hát Tuồng độc lập, tồn tại mạnh nhờ bầu sữa Nhà nước. Các nhà hát Tuồng hiện nay nếu thả nỗi vào cơ chế doanh thu, nhiều nơi xóa phiên hiệu, hoặc tồn tại bầu gánh yếu đuối. Những đoàn , nhà hát Tuồng đang suy giảm công chúng không thể sáng đèn doanh thu ở rạp, nơi họ đóng đô chẳng còn địa chỉ, thương hiệu quen thuộc công chúng. Tuồng ba miền đang tồn tại, Nhà nước bao cấp: sân khấu “chính thống” bảo cổ- cách tân. Sân khấu thị trường doanh thu diễn trích đoạn cổ, ca bài lẻ,Tuồng hài, Tuồng tạp kỹ. Tuồng tồn tại theo nhu cầu công chúng xem Tuồng cổ, diễn trích đoạn, ít diễn trọn vở. Hình như đây là Tuồng truyền thống, theo nghĩa rộng: Tuồng do dân nuôi dưỡng, bảo tồn bản sắc mầu Tuồng.Tuồng phát triển chủ quan, cách tân , đổi mới tìm hướng khác lạ: Kịch nói hóa, hòa nhập các thể loại nghệ thuật đa phong cách… chỉ là thử nghiệm, ngoại giao, muốn tạo công chúng mới, hòa nhập nhịp sống nghệ thuật toàn cầu. Nhiều vở cách tân thể hiện sâu sắc đề tài cuộc sống con người, nghệ thuật đương đại, nhưng công chúng không hào hứng.
Nhà hát Tuồng Việt Nam vở: Mộ cát-Văn Sử. Tác giả đề cập hiện thực nóng cuộc sống mới khá hấp dẫn. Nội dung kể lại người dân làng biển đánh bắt cá xa bờ từ cách làm việc gian lận Huyện ngạch, Xã Hói, gây tai họa chết người. Thanh tra tỉnh tìm lại nhân chứng, bức màn đêm tội ác của bọn quan tham bị vạch mặt, Huyện Ngạch tự sát, trả lại giá trị đích thực cho những người làm việc chân chính. Vở diễn hấp dẫn nhưng không thể lưu diễn nhiều đêm bằng doanh thu. Cách tân-đổi mới Tuồng, chỉ là thử nghiệm tìm công chúng hoặc đối thoại văn hóa. Nhiều nhà hát tìm mọi hình thức diễn Tuồng, chưa thể lấy lại người xem. Hai hướng tồn tại Tuồng hiện nay:
Bảo cổ, phục cổ- Cách tân.
Hướng bảo cổ, phục cổ, ngành Tuồng dựng lại vở cổ, trích đoạn nhằm bảo tồn văn hóa nghệ thuật dân tộc. Phương thức giống nhau, nhưng hiệu quả khác biệt: nơi dựng để giao lưu giới thiệu Tuồng cổ trước công chúng doanh thu, thu đĩa bảo tồn, nơi dựng xong công diễn vài ba tối, quên di dĩ vãng. Tuồng cách tân, các đoàn, nhà hát theo yêu cầu Hội diễn, Liên hoan Tuồng, các loại đề tài mới thường thấy:
Kịch bản Tuồng-kịch nói hóa.
Nghệ thuật diễn, giảm bớt, bỏ trình thức, hoặc - kịch nói hóa.
Mỹ thuật sân khấu: nửa cũ, nửa mới (ước lệ, tả thực).
Nhiều đoàn ,nhà hát, cách tân Tuồng các bước:
Giảm điệu bộ trình thức, kết hợp miếng diễn cổ + mới, hoặc mới.
Tuồng- Kịch nói hóa.
Tuồng thoát khỏi đề tài muôn thuả “Trung quân- ái quốc”, nay phản ánh mọi nhịp đập đời sống xã hội.Tuồng với các đề tài cuộc sống con người xã hội đương đại, phát triển hai hướng: phục cổ- cách tân. Một số đoàn, nhà hát Tuồng mải phục cổ, bỏ rơi cách tân, vì công chúng không đồng tình. Nơi phục cổ thiếu hình mẫu, Tuồng mất công chúng- không thể tồn tại bằng doanh thu.Tuồng khủng hoảng, cần phát triển đúng bản sắc truyền thống, sửa sai những thiên hướng bảo cổ, cách tân quá đà, nuôi dưỡng công chúng, đưa Tuồng đến khán giả trẻ, trẻ hóa đội ngũ Tuồng, mọi hoạt động chuyên nghiệp hóa: dựng vở Marketing... Tìm đầu ra.
Tuồng cần xã hội hóa, hòa nhập công chúng, xây dựng nền nghệ thuật thị trường, tồn tại bản sắc nghệ thuật Tuồng dân tộc- truyền thống. Những cuộc thử nghiệm công chúng, Tuồng mới, Tuồng cổ hú họa- không bền vững, cần nghiên cứu khoa học tìm giải pháp hiệu quả thực tiễn tồn tại Tuồng. Tuồng những năm đầu thế kỷ lúng túng hướng phát triển,thiếu đầu ra vở diễn doanh thu. Tuồng muốn tồn tại bền vững, giải pháp khả thi:
Trở lại nguyên bản Tuồng cổ- nghệ thuật ca-diễn-mỹ thuật sân khấu tông mầu Tuồng.
Cách tân giữ bản thể Tuồng.
Cách tân hay đổi mới, thể hiện mảng mầu rõ tông màu Tuồng, sân khấu trang trọng hoành tráng, lộng lẫy bi hùng kỳ lạ Phục cổ ,cách tân- đổi mới Tuồng, đề ra tiêu chí khoa học, đáp ứng thị hiếu công chúng, giới trẻ phù hợp những giai đoạn kinh tế, tâm thức khác nhau trước những thay đổi thẩm mỹ công chúng. Tuồng cần trở lại cổ xưa, dựng vở mới chỉ là Tuồng cách tân, không Kịch nói hóa dẫn đến đổi mới Tuồng. Cần khắc phục những sai lạc cả ngành sân khấu đang kịch nói hóa các thể loại kịch hát:
Tuồng, Cải lương, Kịch dân ca. Tuồng không ra Tuồng, Cải lương, Kịch dân ca tương tự.
Đầu tư vở Hội diễn 500 triệu- 1 tỷ đồng, vở doanh thu 50 triệu- 300 triệu đồng...
Mỗi đoàn ,nhà hát trở lại truyền thống xưa bầu gánh từng làm: Quảng cáo chân dung diễn viên- vai diễn-vở diễn hấp dẫn, thường xuyên. Kết nối mạng internet, trang chủ quảng cáo vở diễn, diễn viên, kịch bản hay hằng đêm, tuần- tháng-nhà hát. Tâm lý nhiều người coi thường trang mạng, họ chưa biết những trang ấy từng lật nhào một ý thức hệ cũ, tạo lập thiết chế nhịp sống mới.Tuyên ngôn lớp người xã hội công nghệ hôm nay: Một ngày không lên mạng, như không tồn tại. Mỗi đoàn, nhà hát Tuồng cần xây dựng trang Web khoa học, quảng cáo thường xuyên,cập nhật tin hoạt động hàng ngày, hằng năm, hệ thống hóa tư liệu… Mỗi đơn vị diễn Tuồng nhiều đêm một địa chỉ quen thuộc, lấy lại công chúng khi Nhà nước đang nuôi dưỡng, dù một người vào xem vẫn diễn vì trân trọng Tuồng. Là con đường tồn tại Tuồng trong cơ chế thị trường,dần thóat khỏi bao cấp Nhà nước tự đứng lên bằng chính mình. Tuồng cân bảo cổ, phục cổ theo nghệ nhân cổ xưa. Cách tân, thử nghiệm đổi mới Tuồng nhiều hướng khác vì những mục đích riêng, không phải tâm điểm phát triển Tuồng. Dựng lại vở Tuồng cổ, trích đoạn cổ theo nghệ nhân trung thành văn phong, trình thức diễn, nếu cách tân chỉ tăng nhịp điệu tiết tấu phù hợp nhịp sống mới, mọi sáng tạo khác sẽ phá cổ. Hầu khắp công chúng ba miền thích xem Tuồng cổ, Tuồng mới chỉ số ít giới trẻ, đây những khập khiễng tồn tại Tuồng. Quá bảo cổ sẽ dậm chân tại chỗ dần bị lãng quên, diễn Tuồng tân nhiều người không đồng tình đang là thách thức tồn tại Tuồng thời đại mới.
Tổng quan 07 đơn vị Tuồng:
Nhiếu đoàn bấp bênh, nguy cơ tan rã, công chúng ít xem Tuồng, thiếu lớp người kế nghiệp Tuồng…
Giải pháp phát triển Tuồng trong cơ chế kinh tế hàng hóa giai đoạn hiện nay:
Dựng Tuồng tân không kịch nói hóa, quá xa Tuồng cổ.
Tuồng cách tân- đổi mới không biến thành các loại hình nghệ thuật đa phong cách khác lạ, sẽ mất người xem bền vững.
Tuồng chỉ là Tuồng cổ nhân mỗi vùng miền: Tuồng Kinh Bắc, Tuồng Huế, Bình Định, Tuồng Thành phố HCM…Mỗi tên gọi phong cách đặc trưng Tuồng từng vùng miền.Vào năm 1960 thế kỷ XX, Miền Bắc dậy lên phong trào cải tiến nhạc khí dân tộc: Sáo 10 lỗ, Đàn bầu điện- điện tử, Nguyệt đại, Hồ đại, Tứ đại…chỉ sau bốn năm (1960- 1964), toàn bộ nhạc cụ ấy xếp vào kho, sau nhạc công tự trẻ củi đun nước uống trà. Hiện nay, nhiều nhạc công cải tiến nhạc cụ biểu diễn hiệu quả cao, thành sao nổi tiếng kiếm tiền tỷ…Thực chất chỉ là trò chơi âm nhạc, khi họ không thể biểu diên nổi, các nhạc cụ cải tiến chết theo, biệt tăm tích. Những nhạc cụ muôn thủa trong công chúng yêu thích : Sáo,bầu, tam, tứ, nhị, hồ… không cải tiến. Đây bài học thực tiễn cải tiến nhạc cụ nhìn lại để chấn hưng phục cổ sân khấu- Tuồng- Kịch hát dân tộc. Phục cổ truyền thống ,còn bài học thực tiễn, nhiều nước khu vực châu Á, ít cách tân đổi mới nghệ thuật cổ. Ngay Tuồng cổ Rô băm đồng bào Khme Nam Bộ không cách tân dựng mới, chỉ diễn cổ. Nhà hát Múa rối Thăng long, Nhà hát Múa rối Việt Nam lấy phục cổ Rối nước, doanh thu, nuôi Rối cạn tồn tại mạnh. Nhờ phục cổ, Nhà hát múa rối Thăng Long doanh thu 15-20 tỷ đồng/ năm, một Nhà hát đoạt doanh số cao nhất ngành công nghệ giải trí Việt Nam. Bài học thực tiễn hai nhà hát Múa rối, giúp Tuồng đứng dậy phục cổ thành công. Nhìn sang các nước: Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Hàn quốc, Sinhgapo …sân khấu cổ,Tuồng cổ từng đổ vỡ doanh thu không thể tồn tại, họ phục dựng thành công, đứng dậy vững mạnh.Tuồng Việt cần phục cổ, cách tân bảo tồn bản thể nghệ thuật cổ xưa, lấy lại công chúng trong nền nghệ thuật thị trường.
Hà Nội :6-2012.