Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.183
123.215.355
 
Giả đạo phạt Quắc
Huỳnh Văn Úc

 

Tấn Hiến công là vị vua thứ 19 của nước Tấn-một chư hầu của nhà Chu, cai trị nước Tấn từ năm 676 TCN đến năm 651 TCN. Tấn Hiến công là con trai của Tấn Vũ công. Ngoài Tấn Hiến công Vũ công còn có rất nhiều con trai. Đại phu nước Tấn là Sĩ Vĩ  khuyên Tấn Hiến công giết hết anh em trai của mình để trừ hậu họa. Anh em trai của Tấn Hiến công sợ bị giết bèn bỏ chạy sang nương nhờ nước Quắc. Vì vậy mà nước Quắc trở thành nước thù địch với nhà Tấn, một cái gai cần phải nhổ bỏ. Tấn Hiến công nóng lòng muốn đánh nước Quắc lắm nhưng Sĩ Vĩ can rằng nên chờ nước Quắc loạn rồi hẳn đánh. Chờ dài cổ mà chẳng thấy nước Quắc loạn, các mưu sĩ bèn dâng kế Giả đạo phạt Quắc nghĩa là mượn đường đi qua nước Ngu để đánh nước Quắc. Bèn đem ngựa tốt xe đẹp tặng vua nước Ngu, nói rằng nước Tấn và nước Ngu là đôi bạn vàng. Vua nước Ngu nghe bùi tai bèn cho nước Tấn mượn đường diệt Quắc. Mà cho mượn đến những hai lần, lần thứ nhất vào năm 658 TCN, lần thứ hai vào năm 654 TCN. Sau khi tiêu diệt nước Quắc quân nước Tấn thôn tính luôn nước Ngu, bắt sống Ngu công.

 

Đời sau có Tam thập lục kế là một bộ sách tập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc cổ đại. Giả đạo phạt Quắc được đưa vào sách này với số thứ tự là kế thứ hai mươi bốn. Thời Tam Quốc Lưu Bị đóng quân ở Kinh Châu. Đất ấy là đất mượn của Đông Ngô, Chu Du vẫn có ý đòi lại mà Lưu Bị dây dưa hẹn rằng khi nào lấy được Tây Xuyên thì trả. Chu Du bèn sai Lỗ Túc sang nói với Lưu Bị và Khổng Minh rằng chẳng khó khăn gì cái vụ ấy, Lưu Bị chỉ cần cho Đông Ngô mượn đường đi đánh Tây Xuyên thì mọi việc tự nhiên giải quyết êm thấm cả. Sau khi Lỗ Túc ra về Khổng Minh bèn cười ầm lên mà nói với Lưu Bị rằng: " Đó là cái kế mượn đường diệt Quắc đến cả trẻ con nó còn biết. Chu Du muốn mượn đường lấy Tây Xuyên nhưng kỳ thực là muốn lấy Kinh Châu, đợi khi nào chúa công ra thành khao quân, thì thừa cơ bắt lấy, rồi đánh ùa vào thành, đó gọi là đánh vào chỗ sơ hở, lừa lúc ta không để ý đấy thôi! " Rồi nói nhỏ vào tai Lưu Bị: "Chúa công chỉ việc làm như thế...như thế." Kết quả là Chu Du chuốc lấy thất bại ê chề nên có thơ rằng: Chu Du lập mẹo lấy Kinh Châu/Gia Cát tài tình biết đã lâu/Vẫn tưởng Trường Giang mồi đớp gọn/Nào ngờ cá lại mắc vào câu!

 

Cái kế Giả đạo phạt Quắc xưa như trái đất ấy không ngờ lại được ông bạn vàng Trung Quốc mang ra diễn lại. Đó là câu chuyện tranh chấp ở Bãi cạn Scarborough, tên Hán Việt là Hoàng Nham. Đó là một nhóm đảo và bãi đá ngầm cách đảo Luzon 123 hải lý thuộc chủ quyền của Philippines. Philippines cho rằng bãi cạn này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình được Công ước về Luật biển UNCLOS 1982 công nhận. Năm 1965 Philippines thực thi chủ quyền bằng cách xây ở đó một tháp hải đăng bằng sắt. Đã xảy ra tranh chấp thì ông bạn vàng rầm rập đưa tàu thuyền binh lính đến Bãi cạn Scarborough. Mà từ những căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam muốn đến Scarborough thì những tàu thuyền ấy phải đi qua lãnh hải Việt Nam, thiết nghĩ cũng là một kiểu mượn đường diệt Quắc vậy. Tấn Hiến công giả đạo phạt Quắc thì diệt được nước Quắc, chiếm được nước Ngu. Còn Chu Du định mượn kế này thì chuốc lấy thất bại ê chề. Chưa rõ ông bạn vàng giả đạo phạt Quắc rồi sẽ ra sao xin đợi hồi sau phân giải.

 

Huỳnh Văn Úc
Số lần đọc: 3239
Ngày đăng: 01.07.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nghĩ về một tương lai đầy ẩn số trong tay thế hệ trẻ - Lê Hải*
Thư ngỏ của Trần Mạnh Hảo Viện trưởng viện văn học - Trần Mạnh Hảo
Ngọn giáo - Huỳnh Văn Úc
Ksenia Sobchak - Huỳnh Văn Úc
Việt Nam không có báo lá cải ? - Tu Hú
"Ai cũng biết chỉ tổ chức tham mưu không biết" - Diệp Văn Sơn
Thảm họa báo lá cải, trách nhiệm thuộc về ai ? - Hồng Chung
Máy Xưng Tội Tự Động - Vũ Ngọc Anh
Đôi lời xin trao đổi với dịch giả Trần Thiện Đạo về bài báo “Dịch loạn” - Nguyễn Thành Nhân
đọc sử để thấm lẽ đời vua hiền - tôi sáng - Đinh Văn Hạnh
Cùng một tác giả
Nguyễn Tuyết Lê Sen (truyện ngắn)
Dã man ! (truyện ngắn)
Ngỡ ngàng (truyện ngắn)
Trực chiến (truyện ngắn)
Mèo ơi ! (truyện ngắn)
Cu Tí (truyện ngắn)
Ký ức Trường Sơn (truyện ngắn)
Ba điều ước (truyện ngắn)
Bà lão hàng xóm (truyện ngắn)
Khoảng cách (truyện ngắn)
Nể vợ mày (truyện ngắn)
Chồng tôi và thơ (truyện ngắn)
Ngày về (truyện ngắn)
Trả nợ miệng (truyện ngắn)
Phố tím (truyện ngắn)
Người em họ (truyện ngắn)
Thủ trưởng (truyện ngắn)
Chị Bông (truyện ngắn)
Có thờ có thiêng (truyện ngắn)
Thằng Bờm mất ao (truyện ngắn)
Số phận con Cún (truyện ngắn)
Một mất mười ngờ (truyện ngắn)
Ai thắng ai ? (truyện ngắn)
Con cá chép (truyện ngắn)
Lão Hạp (truyện ngắn)
Bánh vẽ (truyện ngắn)
Hoa cỏ may (truyện ngắn)
Có tật giật mình (truyện ngắn)
Số đỏ (truyện ngắn)
Thằng nhà quê (truyện ngắn)
Xung đột (tạp văn)
Luật rừng (truyện ngắn)
Tai qua nạn khỏi (truyện ngắn)
Ngủ đường (truyện ngắn)
Hoa hồng có gai (truyện ngắn)
Anh yêu em! (truyện ngắn)
Song Hỷ (truyện ngắn)
Luân hồi (truyện ngắn)
Chuyện động trời (truyện ngắn)
Bộ mặt thật (truyện ngắn)
Thằng mất dạy (truyện ngắn)
Tấc đất tấc vàng (truyện ngắn)
Cái vạ văn chương (truyện ngắn)
Sinh ngày 13 tháng 7 (truyện ngắn)
Ngẩu pín (truyện ngắn)
Bản ấn đền Trần (truyện ngắn)
Nhạc vàng (truyện ngắn)
Một thời vang bóng (truyện ngắn)
Con vẹt (truyện ngắn)
Đồ quỷ! (truyện ngắn)
Tinh thần thể dục (truyện ngắn)
Ngọn lửa bất diệt (truyện ngắn)
Bóng đè (truyện ngắn)
Bất hiếu (truyện ngắn)
Dỗi (truyện ngắn)
Chiến tranh (truyện ngắn)
Thơ thẩn (truyện ngắn)
Ông ngoại (truyện ngắn)
Tình muộn (truyện ngắn)
Giông tố (truyện ngắn)
Nạp Phi (truyện ngắn)
Lời Trăn Trối (truyện ngắn)
Theo đóm ăn tàn (truyện ngắn)
Ngục Trung Ký Sự (truyện ngắn)
Cá Gỗ /Stop! (truyện ngắn)
Đẻ Khó (truyện ngắn)
Thơ Lạc Vần (tạp văn)
Putin Rơi Lệ (đối thoại)
Oan Cho Hắn Quá! (đối thoại)
Khổ Thân Thằng Mõ (đối thoại)
Kê Cân (đối thoại)
Một Phần Vạn (đối thoại)
Vũ Như Cẩn (tạp văn)
Chuyện chàng cốc sĩ (truyện ngắn)
Ksenia Sobchak (đối thoại)
Ngọn giáo (đối thoại)
Anhekđot (đối thoại)
Alexey Navalny (nhìn ra thế giới)
Tổng thống suốt đời (nhìn ra thế giới)
Tổng thống và rượu (nhìn ra thế giới)
ĐỐI THOẠI (truyện ngắn)