1-T.T.Kh thật sự là ai? :
Từ các phần trước chúng ta đã biết được xuất xứ & nguyên nhân của sự “xuất hiện” những bài thơ của tác giả T.T.Kh cùng những sự kiện liên quan…Chỉ còn lại một “ẩn số” quan trọng nhất là câu hỏi: -T.T.Kh thật sự là ai?
Để trả lời cho câu hỏi đó thì T.T.Kh ngoài đời thực phải thỏa mãn những “Điều kiện” sau:
a/Phải xuất thân từ một gia đình khá giả (thì mới là “nạn nhân” của vấn đề môn đăng-hộ đối)
b/Được học hành theo lối “tân học” (thì mới chịu ảnh hưởng của nền thơ Pháp như phong trào “thơ mới” đương thời & phù hợp với “giọng thơ”của 4 bài thơ đã đăng báo)
c/Là người yêu của nhà văn Thanh Châu
Chúng ta cũng đã biết về tình yêu ngoài đời thực của nhà văn Thanh Châu & lý do tại sao hai người không lấy được nhau…chỉ còn tên của người yêu ông cũng như gia cảnh,sự nghiệp của Bà là chúng ta chưa biết…Người đó là bà Trần Thị Vân Chung sinh ngày 25 tháng 8 năm 1919 trong một gia đình buôn bán khá giả tại thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa) Bà là con gái thứ ba trong gia đình có tám anh,em (ba trai,năm gái) trên Bà còn một chị gái & anh trai cả chính là bạn của nhà văn Thanh Châu...Cũng như ông Thanh châu,trước Bà có theo học trường Cao đẳng tiểu học Vinh…chồng bà là ông Lê Ngọc Chấn một cử nhân luật, sau này (trước năm 1945) có thời gian làm quan tri huyện rồi cả gia đình di cư vào Miền Nam sinh sống,về văn chương bà Vân Chung thường hay làm thơ,viết văn với bút danh là Vân Nương hoặc Tam Nương.Bà tham gia nhóm thơ “Quỳnh Dao” cùng với nữ sĩ Mộng Tuyết,Tôn Nữ Hỷ Khương,Việt Nữ,Như Hiên…cùng nhau xướng họa như một sinh hoạt tinh thần & cũng có vài bài thơ đăng báo thời kỳ trước năm 1975…năm 1986 Bà cùng các con sang Pháp định cư cho đến nay & vẫn tiếp tục làm thơ,đăng trên các tạp chí tiếng Việt ở nước ngoài…
“Đây là thông tin được chính nhà văn Thanh Châu xác nhận-một điều trước nay chưa từng được tiết lộ bởi người trong cuộc” (trong lần tác giả Trần Đình Thu gặp nhà văn Thanh Châu) cũng như được bà Vân Chung “gián tiếp” xác nhận (trong hai bức “thư ngỏ” viết tại Pháp ngày mùng 1/10/1994 & 4/11/1994 gửi cho bà Thư Linh đồng thời đăng trên báo Thanh Niên & tạp chí Nguyệt san văn hóa tp.HCM số cuối năm 1994).Cả hai người trong cuộc chỉ đều xác nhận rằng:-Họ chính là người yêu của nhau thuở trước,cũng như hoàn cảnh,sự nghiệp của hai người chứ không hề tiết lộ ai là T.T.Kh hay ai là người yêu của T.T.Kh.
Đó cũng là điều hết sức bình thường & dễ hiểu ở lớp “người xưa” & có nhân cách.Như vậy,so với “tiêu chuẩn” tối thiểu cần phải có theo lôgich của sự việc mà ta đặt ra để phục vụ cho việc “điều tra” bí ẩn văn chương này thì rõ ràng là đã vượt quá cả sự mong đợi vì trên thực tế ngoài cả ba “tiêu chuẩn” trên đều đạt thì bà Vân Chung còn là một thi sĩ…
Bây giờ,từ những thông tin xác thực ngoài đời về mối tình của hai người trong cuộc, chúng ta cùng so sánh với những câu “chuyện thơ” của T.T.Kh xem có gì “tương ứng” không?:
-Sau khi học xong tiểu học Vinh,ông Thanh Châu ra Hà Nội tiếp tục học trong trường Đạo & bắt đầu sự nghiệp văn chương từ giai đoạn này,trên chuyến tàu “định mệnh” ông gặp lại bạn mình đi cùng cô em gái chính là bà Vân Chung,bắt đầu cho một mối tình đầy lãng mạn & đắm say,những buổi chiều tà thường khi vẫn làm cho ta có cái cảm giác thẫn thờ của những nỗi buồn không tên, thế nhưngngười con gái đang yêu lại không bị ám ảnh bởi điều đó mà thay vào là một tâm trạng hồi hộp chờ đợi người yêu tới,một cô gái mới lớn với tình yêu đầu đời thì cảm xúc này của bà Vân Chung khi ấy cũng là rất thật vậy & T.T.Kh cũng như muốn “chia sẻ” cảm xúc của mình:
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương.
-Sống trong một xã hội còn tư tưởng phong kiến rất nặng nề,không phải là ông Thanh Châu không ý thức được gia cảnh nhà mình nếu so với gia cảnh người yêu về vấn đề “môn đăng-hộ đối” phải chăng vì thế mà ông mới “nói” (qua “lời kể” của T.T.Kh) & câu thơ cũng rất trùng khớp với hình ảnh của một người “đứng tuổi” thường vuốt tóc nàng như ông đã miêu tả trong bài tùy bút Những cánh hoa tim vì trên thực tế ông hơn bà 7 tuổi mà với ngày xưa đã là một khoảng cách khá lớn:
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng:-“Hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi”
-Bà Vân Chung khi đó còn trong lứa tuổi đầy mộng mơ nhìn đời toàn thấy mầu hồng thì làm sao mà ngờ được sẽ có ngày cuộc tình đẹp như mơ ấy lại trở nên vô vọng,chia ly? Và ta thấy T.T.Kh cũng đã viết: Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp:“Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy”
-Mới một mùa thu trước Vân Chung còn sống trong mơ mộng cùng mối tình đầy lãng mạn đầu đời,thế rồi vì Người đó mách anh Chấn nhà chị,sau đó gia đình đi hỏi.Hai Bác đã bằng lòng gả chị cho anh Chấn…điều mà trước đây không bao giờ ngờ tới thì nay đã thành sự thật,cho nên bà đành phải gạt lệ để ngậm ngùi tiễn biệt người yêu ngược về một phương trời khác, và đây T.T.Kh viết:
Tai ác ngờ đâu gió lại qua
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa
Thổi tan tâm điệu du dương trước
Và tiễn người đi bến cát xa.
-Sau khi đành phải nuốt lệ chia ly với mối tình đầu,ông Thanh Châu đã bỏ ra Hà Nội lập nghiệp,bà Vân Chung ở lại quê nhà nếu vẫn còn thầm tưởng nhớ tới người xưa bằng những hình tượng vô cùng lãng mạn của người con gái đang yêu thì cũng là rất đời thường & quả là phù hợp với mấy câu thơ: Ở lại vườn Thanh có một mình
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
Yêu bóng chim xa nắng lướt mành.
Ngày xưa,không biết do đâu mà các Cụ nhà ta hay dùng lối nói tắt địa danh,ví dụ Hải Phòng thì hay gọi là Phòng (đi tầu Phòng,đợi tầu Phòng…)vì thế chi tiết Vườn Thanh có lẽ cũng chỉ là một cách nói hoa mỹ để chỉ địa danh Thanh Hóa,cũng như dùng từ Xứ Thanh mà thôi.
-Đọc lại truyện ngắn Hoa tigôn ta thấy có chi tiết Chàng họa sĩ rủ người yêu cùng mình trốn sang Nhật bản để làm lại cuộc đời,Nàng nhận lời nhưng phút chót lại không thể vượt qua được vòng lễ giáo,để rồi những ngày sau phải sống trong nuối tiếc cho đến lúc nhắm mắt,xuôi tay… Phải chăng T.T.Kh cũng muốn nhắc đến điều tương tự khi cuộc tình duyên của mình không thành?:
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi.
-Thực tế thì bà Vân Chung phải lấy chồng là do gia đình ép gả & đây T.T.Kh cũng viết:
- Ai đem lễ giáo giam em
Sống hờ hết kiếp trong duyên trái đời
-Ông Thanh Châu cũng đã đành phải gạt lệ ra đi, vì có ở lại mà nhìn cảnh người yêu bước lên xe hoa về nhà khác thì cũng chỉ thêm đau lòng,chẳng thể nào khác được.Vì thế ngày lấy chồng của Bà mới thật là vô cùng buồn tủi & vô vọng,đó cũng chính là tâm trạng thật trống trải của T.T.Kh:
-Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời gian khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá,Tôi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường
-Vì nhiều lý do,nhất là ảnh hưởng của vòng lễ giáo họ không còn liên lạc được với nhau như thuở nào & thực tế sau khi mối lương duyên không thành,ông Thanh Châu đã ra ở ngoài Hà Nội lập nghiệp,rồi từ đó họ không còn gặp nhau được nữa, bà Vân Chung một mình ở lại Vườn Thanh cho đến khi lấy chồng trong đau đớn,trong nỗi niềm đắng cay của cả hai người…dường như T.T.Kh cũng muốn “xác nhận” điều đó,giống như một tiếng kêu than xé lòng & cũng đầy ai oán :
-Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi!Người ấy có buồn không
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai tựa máu hồng?
-Hoàn cảnh & nguyên nhân bà & chồng lấy nhau,kể ra thì cũng khá là “tiểu thuyết”:-“…Chị thuật lại là do anh Chấn về Thanh thăm Mẹ,đi qua hiệu chụp hình nhìn thấy ảnh chị,anh Chấn tìm bạn dẫn đến tiệm chụp hình hỏi:-Có biết người này là ai không?Người đó mách anh Chấn nhà chị,sau đó gia đình đi hỏi.Hai Bác đã bằng lòng gả chị cho anh Chấn…” (Trích thư của bà Thư Linh-gửi bà Vân Chung,viết ngày 20/9/1994 tại tp.HCM) & như chúng ta cũng đã biết ông chồng của bà Vân Chung đỗ cử nhân luật,gia đình khá giả hơn hẳn gia cảnh của ông Thanh Châu thì việc gả cho bà cũng là điều dễ hiểu bất chấp là bà có yêu hay không…cho nên T.T.Kh mới than rằng:
-Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác
Gió hỡi làm sao lạnh rất nhiều
Ta thấy ngay rằng chẳng có ai đi lấy chồng vì yêu & được yêu mà lại dùng từ “phải” cả,rõ ràng điều đó nói lên rằng:-Đây là mối lương duyên hoàn toàn do ép buộc & đây chỉ là một tình yêu đơn phương theo kiểu tình yêu “sét đánh” lại được tư tưởng “môn đăng-hộ đối” ủng hộ!… T.T.Kh đã dùng những hình ảnh rất “đắt” để chỉ vài câu thơ thôi là đã lột tả được hình ảnh của một đám cưới buồn,những cô áo đỏ là chỉ mấy cô gái bưng tráp dẫn Dâu & “tháp tùng”cô Dâu về nhà chồng,màu đỏ là “màu vui” màu của sự ấm cúng ấy thế mà ở đây nó lại tương phản với Gió hỡi làm sao lạnh rất nhiều đến thế?...
-Do không có tình yêu đối với chồng,lại luôn tưởng nhớ,sống trong hoài niệm về mối tình đầu vừa mới phải đắng lòng gạt lệ chia ly thì dù bà Vân Chung có khéo cư xử đến mấy,giỏi“đóng kịch”đến mấy thì với thời gian cũng sẽ “giúp”chồng bà cảm nhận được,hiểu ra được vấn đề & khi tình yêu “sét đánh”ấy qua đi,tình yêu một phía cũng khó làm chồng bà “duy trì” được tình cảm như thuở ban đầu,ở đời ai cũng vậy thôi,vì là lẽ thường tình trong tâm lý con người,ta hãy đọc những vần thơ đầy nghẹn ngào của T.T.Kh trước một thực tế cũng thật là chớ trêu như thế:
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người
-Trong bài tùy bút,ông Thanh Châu viết:Cùng một mối cảm mà T.T.Kh có thể viết nên những vần(thơ)réo rắt mãi trong tâm can người như vậy được,còn câu chuyện của tôi,có khéo kể lắm,thì rồi người ta đọc qua một lần rồi cũng sẽ quên đi…khi ta đọc lại những bài thơ của T.T.Kh & so với chuyện tình đời thực của hai người thì thấy rằng,vì bà Vân Chung chính là người ở “trong cuộc” bởi thế mới có được những câu thơ như ông vừa cảm nhận trên kia,còn Thanh Châu, ông chỉ có thể tự tưởng tượng ra cảnh người yêu phải sống bên người chồng không yêu thì làm sao ông “cảm thấu”cho hết được tâm trạng của bà?Đến đây thì câu hỏi tại sao nhà văn Thanh Châu lại viết những dòng tự sự như trên đã trở nên rất dễ hiểu…
-Ngày xưa thị xã Thanh Hóa vốn bé “tí tẹo” nên việc yêu nhau giữa ông Thanh Châu & bà Vân Chung cũng có không ít người biết,phải chăng từ một lý do nào đó chồng bà biết đươc “chuyện ngày xưa”của hai người?Hơn nữa,chớ trêu là ở chỗ người mà mình yêu tha thiết,một tình yêu tinh khôi của tuổi đẹp nhất đầu đời thì lại phải đành nuốt lệ chia xa,kẻ không yêu bỗng chốc trở thành Phu-Phụ & khi người đàn bà không yêu thì họ rất khó thể hiện sự mặn nồng mà người đàn ông nào cũng mong muốn,cho nên đối với chồng thì tình cảm lẽ ra phải có ở những đôi lứa lấy nhau vì tình chỉ có thể trở thành một “nghĩa vụ”…cho nên cái cảm giác vô cùng trống vắng khi đối diện với chính mình ở một nơi xa lạ là một cảm xúc rất đời thường,có lẽ bà Vân Chung cũng không phải là ngoại lệ.Ta hãy cùng “chia sẻ” nỗi niềm đó của T.T.Kh:
Từ đấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ
Hay: Lòng em khổ lắm chị ơi
Trong bao ngờ vực với lời mỉa mai
Quang cảnh lạ, tháng năm dài
Đêm đêm nằm tưởng ngày mai giật mình.
-Thông thường có một tâm lý khá phổ biến ,đó là khi buộc phải chia tay với người mình yêu vì bị gia đình ngăn cản với nhiều lý do khác nhau,nhất là quan niệm ngày xưa “Cha,Mẹ đặt đâu con ngồi đấy” thì dù ta không hề có lỗi,nhưng cái cảm giác “tội lỗi” đó không vì thế mà mất đi cộng thêm với tâm lý thương người yêu,thương cả cho số phận mình,muốn “người ấy”cũng vẫn tưởng nhớ đến mình,đồng thời lại sợ ảnh hưởng đến cả vấn đề “danh tiết” nên nó đã tạo ra một tâm lý vô cùng bối rối,day dứt như ở giữa ngã ba đường ,vừa muốn gặp lại vừa sợ gặp “người xưa”vì không biết phải thanh minh,phải an ủi thế nào khi chính mình cũng là nạn nhân,một nạn nhân yếu đuối của thời cuộc…bà Vân Chung có lẽ cũng không nằm ngoài tâm lý đó & ta hãy đọc lời “tự sự” của T.T.Kh:
Từ đấy không mong không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ
Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em.
hay: Tôi run sợ viết lặng im nghe
Tiếng lá thu khô xiết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến
Song đời nào dám gặp ai về.
-Sống trong xã hội phong kiến và trong một gia đình gia giáo với tư tưởng “Cha-Mẹ đặt đâu con ngồi đấy” còn khá nặng nề,việc bà Vân Chung không thể cưỡng lại ý định sắp đặt cuộc tình duyên đầy ngang trái là một sự thật không thể vượt qua,cho nên bà đành phải “nhắm mắt buông xuôi” cho số phận bên cạnh người chồng không yêu và thời gian trôi đi với những công việc thường ngày cũng đã phần nào giúp bà nguôi ngoai niềm thương nỗi nhớ,vậy mà khi đọc được truyên ngắn Hoa Tigôn của tác giả lại là người yêu cũ (dù cho Thanh Châu chỉ là bút danh) thì bảo sao bà không rung động bởi những hoài niệm cũ trở về trong trái tim chất chứa những nỗi niềm u uất bấy lâu?Chúng ta cũng sẽ phải ngỡ ngàng khi đọc những vần thơ sau đây của T.T.Kh dường như cũng có cùng tâm trạng: Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên
Bỗng ai đem lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.
-Thời điểm cuối những năm 30 thế kỷ trước ở thị xã Thanh Hóa mới chỉ có cầu cho đường sắt Bắc-Nam do người Pháp xây dựng,còn muốn đi theo đường bộ,đi xe đò mà hồi đó nhà tư sản Bạch Thái Bưởi là người Việt đầu tiên có hãng xe khách & tầu thủy chạy trên một số tuyến đường cạnh tranh với người Pháp cũng như với Hoa kiều… thì những người sống ở thị xã phải vượt sông bằng đò ngang với hình ảnh tiễn người đi bến cát xa,cũng lại rất phù hợp với mấy câu thơ sau:
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò.
Qua những phân tích & dẫn chứng ở trên,quả thật chúng ta thấy rằng bà Vân Chung có một “Nhân thân” đời thật phù hợp với “hoàn cảnh” của T.T.Kh đến kỳ lạ,chúng ta hầu như không thấy có sự khác biệt nào giữa “Câu chuyện trong thơ” so với chuyện tình ngoài đời của họ.Có người nghi ngờ rằng,vào năm 1937-1938 bà Vân Chung mới có 18-19 tuổi thì làm sao sáng tác được những bài thơ hay đến thế?Thắc mắc này không phải là không có lý nhưng nó lại quá phiến diện,bởi lẽ phải lý giải thế nào đây khi hầu hết những nhà văn,nhà thơ thời tiền chiến (tức trước chiến tranh thế giới thứ hai-trước năm 1939) cùng thời với Bà đều “thành danh” ở lứa tuổi này,ta có thể kể tên các tác giả đương thời có sự nghiệp văn-thơ từ rất sớm như:-Xuân Diệu (sn 1916)-Nữ sĩ Mộng Tuyết(sn 1918)-Thâm Tâm(sn 1917)-Nguyễn Bính(sn 1918)-Nữ sĩ Anh Thơ(sn 1921-năm 1939 đã được giải thưởng khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn) hay như tiểu thuyết Tố Tâm của Song An Hoàng Ngọc Phách viết năm 1922 khi ông mới có ngoài 20 tuổi...so với ngày nay thì với lứa tuổi mười chín đôi mươi mà đã có những áng thơ-văn như thế thì quả cũng là sự lạ,phải chăng nhờ tập tục “Gái thập tam-Nam thập lục tác hợp Phu-Thê” nghĩa là Gái 13 tuổi-Trai 16 tuổi là dựng vợ-gả chồng mà các bậc tiền bối chững trạc & phát tiết tài năng cũng như sự mơ mộng từ khá sớm như vậy?Hơn nữa,với tình yêu thơ mộng đầu đời lại sớm phải chia ly đã tạo nên một hoàn cảnh hết sức trái ngang & cay đắng “đóng dấu” vào tâm hồn vốn lãng mạn của cô gái Vân Chung thì từ cảm xúc mãnh liệt ấy có trở thành những vần thơ thấm đẫm nước mắt cũng có gì là khó tin đâu?
Trước & trong “thời kỳ T.T.Kh” ông Thanh Châu có viết hai tác phẩm.Một là truyện ngắn Hoa tigôn mà từ đó mới có thơ “họa” lại của T.T.Kh,hai là bài tùy bút Những cánh hoa tim được viết sau khi T.T.Kh đã xuất hiện đầy đủ với bốn bài thơ như muốn “kết” lại câu chuyện…xa Vân Chung ra Hà Nội,ông Thanh Châu đã hết sức sầu thương về mối tình ấy,một sự mất mát & hụt hẫng không gì bù đắp được như ông đã “thú nhận” trong Những cánh hoa tim: “Vì tôi thấy tôi cảm thấu hết được những cái gì là tê tái trong tình ái.Tôi có tất cả tâm sự của một người đã từng chua xót vì yêu…”.Đó chính là sự chua xót về mối tình duyên không thành giữa ông & bà Vân Chung mà nay ông đã xác nhận(với trần Đình Thu).Vào thời gian này,tiểu thuyết Đoạn Tuyệt của nhà văn Nhất Linh ( Nguyễn Tường Tam) cũng được xuất bản,có quan điểm đả phá về tập tục phong kiến vẫn ngự trị trong xã hội đương thời,dù với mục đích ấy thế nhưng Nhất Linh vẫn không dám “sắp xếp”cho hai nhân vật Dũng & Loan trốn đi nơi khác để cùng nhau xây tổ ấm mà phải để hai người chia tay nhau,Loan về nhà chồng còn Dũng bước đi phiêu bạt giang hồ.Ấy là do hoàn cảnh xã hội khi đó chưa cho phép có sự cải cách quá mạnh mẽ dù là trong tiểu thuyết,nhà văn chỉ dám “tạo nên” cái chết tai nạn của người chồng như một sự giải thoát cho niềm bất hạnh của nhân vật Loan khi phải sống bên cạnh người chồng giầu sang mà không có tình yêu đôi lứa.Điều đó cũng cho thấy rằng những cô gái dù có “tân học” đến mấy cũng không thể nào thoát ra được ngoài vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến “môn đăng-hộ đối” khi sống trong thời đại ấy.
Hoàn cảnh của ông Thanh Châu & bà Vân Chung cũng tương tự như hoàn cảnh của Dũng & Loan chứ không thể khác được.Tuy là trong truyện ngắn Hoa Tigôn ông Thanh Châu đã “dũng cảm” khi dám “cho” nhân vật họa sĩ Lê rủ người yêu Mai Hạnh trốn sang Nhật cùng mình xây dựng cuộc đời mới,thế nhưng điều đó cũng chỉ là một giấc mơ xa vời khi người yêu của chàng họa sĩ cuối cùng cũng không thể vượt qua được vòng lễ giáo.Cũng trong tùy bút Những cánh hoa tim ông cảm thán: “ Một mùa thu cũ,tôi đã ngắt những bông hoa ấy trong tay & vò nát chúng đi trước một giàn hoa…bỗng nhiên,nhìn những cánh hoa đỏ trong tay,tôi nghĩ đến một quả tim rớm máu…”Thanh Châu vò nát những cánh hoa tigôn nhỏ bé ấy vì lẽ gì?Phải chăng nó chính là “chứng nhân” của tình yêu một thuở giữa ông & bà Vân Chung,những hoài niệm về mỗi bước chân nhè nhẹ dưới giàn hoa Tigôn trước sân nhà nàng trong những buổi chiều hoàng hôn sắp tắt?Cho nên các nhân vật trong truyện ngắn chỉ là cái hình hài bên ngoài để chứa đựng cốt chuyện còn câu chuyện tình buồn của hai người mới chính là “linh hồn” của các nhân vật vậy.Vì thế,nỗi niềm của nhân vật,những hoài niệm đầy u uất,đầy nuối tiếc về những “cánh hoa tim vỡ rơi lả tả mỗi chiều thu” cũng chính là nỗi niềm của nhà văn Thanh Châu & bà Vân Chung người yêu ông,những lý giải đó đã làm cho sự xuất hiện những bài thơ như cào cấu tâm can,như những tiếng kêu than đầy ai oán của T.T.Kh khi truyện ngắn Hoa Tigôn ra mắt bạn đọc trở thành rất dễ hiểu.Vào thời kỳ những năm 30 thế kỷ trước,những cô gái có tâm hồn lãng mạn như bà Vân Chung đều tìm đọc tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy & tờ báo Phụ Nữ cũng như những tiểu thuyết tình cảm khác. Vì thế khi đọc được truyện ngắn Hoa Tigôn thì bà Vân Chung cũng đau lòng không kém gì nhân vật trong truyện & chắc chắn bà cũng nhận ra được “người xưa” nhưng không phải chỉ bằng cốt chuyện mà là do những ngôn từ quen thuộc chứa đựng bên trong (như Hoa tigôn-quả tim vỡ- trái tim rớm máu…) hoặc cũng có thể còn ở chi tiết chàng họa sĩ rủ người yêu trốn đi cùng mình…Vì thế,ở trong hoàn cảnh như vậy, nhất là với một người có tâm hồn lãng mạn như bà Vân Chung thì việc làm thơ “đối đáp” lại cũng là điều hoàn toàn có thể giải thích được,nhưng là người thận trọng sau khi biết chắc chắn là “người xưa” rồi thì bà mới gửi tiếp Bài thơ thứ nhất như một dịp để nói hết lòng mình do bài thơ đầu chưa tiện nói hết,còn lý do tại sao lại có Bài thơ cuối cùng thì chúng ta cũng đã biết.
2-Thơ của T.T.Kh ngày nay:
Khi đọc các tác phẩm của nhà văn Thanh Châu cũng như những bài thơ của T.T.Kh ta thấy ngoài sự xuất hiện liên tục của loài hoa “chủ đạo” là hoa Tigôn thông qua hình tượng khá đặc biệt là Trái tim,quả tim…thì chúng ta còn thấy cả hai cũng thường nhắc đến Mùa Thu,chúng ta cũng đã biết mùa thu là lúc bắt đầu của mối tình giữa ông Thanh Châu & bà Vân Chung-đúng như T.T.Kh đã viết:- Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn để rồi Tôi chờ người đến với yêu đương cho đến lúc kết thúc của cuộc tình không biết có phải cũng là một mùa thu hay không?:
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi.
Quả thật hình ảnh của mùa Thu vốn đầy lãng mạn nhưng cũng thật đượm buồn,dường như là nó rất hợp với tình yêu dang dở & vì thế mà điều đó có “đóng dấu” vào trái tim của những người trong cuộc thì cũng là lẽ tự nhiên như cuộc đời vậy …Trong những bài thơ của bà Vân Chung thì có đến hơn một nửa là viết về mùa Thu hoặc liên quan đến mùa Thu,phải chăng như những điều vừa phân tích ở trên, mùa Thu đã mãi mãi ám ảnh Bà?Chúng ta cùng đọc mấy bài thơ về mùa Thu của Bà mà Trần đình Thu sưu tầm được khi gặp bà Thư Linh:
BÀI THƠ CUỐI THU-1960
Nhớ những mùa thu trước
Êm cảnh thanh bình
Trăng ngà trải lụa thiên thanh
Khuôn hoa e ấp trên cành thắm tươi
Thế rồi
Bão táp mưa sa
Trăng tàn hoa tạ
Mông mênh sầu ngập biển đời
Trời thu lộng gió để người sầu thương
THU CAO NGUYÊN-1960
Lá vàng gió cuốn bay vèo
Giật mình chợt nhớ: Ơ chiều vào thu
Xa xa sương phủ mịt mù
Ạt ào thác đổ âm u núi rừng
VÀO THU-12-8-1993
Hơi may se cả bầu trời
Hàng cây lá đã vàng phơi ít nhiều
Nhà ai một mái tịch liêu
Chìm trong lũng vắng tiêu điều chiêm bao
Chợt cơn gió nổi xạc xào
Con chim lẻ bạn cánh chao hãi hùng
Vút bay trong cõi mịt mùng
Ngẩn ngơ người cũng phiêu bồng vào thu…
Bà Trần Thị Vân Chung-T.T.Kh-Ảnh chụp năm 1960 tại Đà Lạt
Cảm nhận đầu tiên khi ta vừa đọc xong mấy bài thơ trên là nó quá bình thường,không xứng tầm với thơ của T.T.Kh ,thế nhưng điều đó mới là điều đáng mừng vì như vậy mới đúng là… T.T.Kh,đơn giản là bởi chẳng có nhà thơ nào,ngay cả những nhà thơ được mệnh danh là “Chúa tể của thơ tình” thì cũng không thể làm thơ hay cả đời được,dù cho cảm xúc có “dạt dào” đến mấy,thế nhưng cảm xúc của con người lại vốn dĩ chẳng cái nào giống được cái nào,ví dụ như ta đau đớn vì bị chính người yêu ta phụ bạc tất phải khác cảm xúc của kẻ chỉ được nghe người khác kể lại,đấy là trường hợp xấu nhất trong rất nhiều ví dụ về cảm xúc cần phải có để sáng tác ra thơ tình…Như nhà thơ Vũ Cao cả đời chỉ làm được mỗi một bài thơ Núi Đôi là còn mãi với thời gian,sau này ông vẫn làm thơ nhưng có lẽ bản thân tự thấy không hài lòng nên ông không cho xuất bản?Ngay như nhà thơ Xuân Diệu ông chúa thơ tình thì những bài thơ thật sự gọi là hay đến mức “để đời”cũng chỉ đếm chưa hết mười đầu ngón tay,hơn nữa ngoài cảm xúc ra cũng còn cần phải có một hoàn cảnh đặc biệt nào đó & cả hai cái “cộng hưởng” lại thì mới tạo ra được những “tuyệt tác” nổi trội trong vô số những bài thơ vốn của cùng một tác giả.Điều này đã giải thích tại sao bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử lại tuyệt diệu đến thế nếu như không có tấm ảnh chụp bến đò Vỹ Dạ mà người đẹp Hoàng Hoa gửi vào trong lúc Chàng đang vô cùng tuyệt vọng nằm trên giường bệnh…Trường hợp bà Vân Chung- T.T.Kh cũng thế thôi,mấy chục năm trôi qua nỗi buồn,nỗi nhớ rồi cũng dần nguôi ngoai lại sống một cuộc sống bình thường cũng như sự bận bịu vì còn phải lo nuôi dạy con cái…thì còn đâu nữa cảm xúc cũng như hoàn cảnh đặc biệt để Bà có thể sáng tác nên những vần thơ Trác tuyệt như ngày nào?Cho nên ngày nay,có ai đó sáng tác được những bài thơ “giống như”giọng thơ của T.T.Kh & nhận mình là T.T.Kh thì lại chắc chắn không phải là… T.T.Kh.vậy!.Và nếu vẫn còn nghi ngờ thì bắt buộc chúng ta lại phải trả lời cho bằng được câu hỏi:- Liệu ở trong cuộc đời này có ai có “thân phận” phù hợp với T.T.Kh hơn bà Vân Chung không?...
còn tiếp...