Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.132
123.227.895
 
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 12
Nguyễn Quỳnh USA

 

Bản Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh

SUY-TƯ NĂM (61 -62) - 12

 

 

§. 61. Những vấn-đề xưa cũ về “cỗi-nguồn của tâm-lí” và cách jải-thích

những vấn-đề đó theo fương-fáp Hiện-tượng Luận.

           

Trong thế-jới của người và vật, chúng ta đụng fải những vấn-đề khoa-học về hiện-tượng tự-nhiên, chẳng hạn như căn-nguyên của tâm-lí-thân xác, của cơ-thể học, và của tâm-lí. Chúng ta thấy vấn-đề này trong tiến-trình fát-triển nơi mỗi đứa trẻ khi đứa trẻ ấy có “khái-niệm về thế-jan” của nó. Hệ-thống í-thức zựa trên nhiều kinh-ngiệm nhờ đó một thế-jan, cụ-thể và có thể kinh-ngiệm ra được, có mặt ở ngay kia cho đứa trẻ. Thế-jan ấy luôn luôn có mặt ở đó với cơ-cấu rõ ràng trong tiến-trình tâm-lí của đứa-trẻ. Đứa trẻ, từ vị-trí Khách-quan, đến với “thế-jan”. Làm sao đứa trẻ ấy đến được “lúc khởi đầu” trong đời sống tâm-lí của nó?

           

Thế-jan tâm-lí và thân-xác đưa chúng ta trở về với vấn-đề thuộc fạm-vi fát-triển và về với cỗi-nguồn chủng-tộc thuộc lãnh-vực riêng và sinh-động của xác-thân (tức thuần-tuý sinh-vật). Cỗi-nguồn chủng-tộc lại có mầu sắc tâm-lí. Nhưng có fải điểm này không để í đến những jao-thoa tương-ứng với nhau trong những xã-hội cao không, và có fải khi nói tới những vấn-đề tâm-lí thì người và vật đều có khả-năng biểu-lộ tinh-thần tập-thể hay không ? Chúng ta có nên coi đây là những vấn-đề rất quan trọng của môn Hiện-tượng Luận có cơ-cấu vững vàng, vì Hiện-tượng Luận chính là “triết-học cao nhất” hay không?

           

Ở một fạm-vi quan-trọng, những vấn-đề gọi là zi-truyền, liên-quan tới việc làm đích-thực của Hiện-tượng Luận. Zĩ nhiên, nền-tảng thiết-iếu  thuộc về bản-ngã “của tôi” vì iếu-tính chính của nền-tảng ấy đến từ cõi uyên-nguyên. Cơ-cấu, xét về mặt í-thức thời-jan nội-tại và cơ-cấu, xét về mặt lí-thuyết tổng-hợp của Hiện-tượng Luận nằm ở ngay đây. Còn cái jì gọi là bản-ngã uyên-nguyên của tôi hiện ra trong trực-jác uyên-nguyên áp-zụng cho bất kì bản-ngã nào khác. Nhưng chắc chắn chúng ta vẫn chưa đụng tới những vấn-đề zi-truyền liên-quan tới sống-chết và liên-quan tới những mắc-xích của bản-ngã tâm-lí kể trên.  Rõ rệt là những vấn-đề này thuộc về kích-thước cao hơn và đòi-hỏi chúng ta một nỗ-lực jải thích fi-thường liên-quan tới những lãnh-vực thấp hơn cho nên fải cần nhiều thời-jan để những vấn-đề này xuât-hiện cho chúng ta nghiên-cứu.

           

Tuy nhiên, trong fạm-vi nghiên-cứu, chúng ta hãy nêu rõ một số lớn những vấn-đề - tĩnh cũng như động (tĩnh hay zi-truyền) đưa chúng ta tới gần triết-học hơn. Những nỗ-lực làm sáng tỏ và mạch-lạc của chúng ta về kinh-ngiệm hay biết về một người nào đó hoặc biết về cơ-cấu của thế-jan Khách-quan đều xảy ra sờ sờ trước mắt chúng ta qúa rõ ràng. Những nỗ-lực ấy chính là sự biểu-lộ ra cơ-cấu của lãnh-vực uyên-nguyên, để chúng ta đã thấy một thế-jan nguyên-thủy. Chúng ta đã thấy điều này, khởi đầu với thế-jan cụ-thể, nhưng bị coi là thế-jan “hiện-tượng”, rồi qua fương-fáp fân-tích tỉ mỉ và uyên-nguyên về thế-jan hiện-tượng đã đưa chúng ta đến chính chúng ta: tức là “một thế-jan” rõ ràng minh bạch (immanent transcendencies). Thế-jan ấy bao gồm toàn cõi Thiên-nhiên, đã được chúng ta biết “rất kĩ-càng” để trở thành cái Thiên-nhiên (Bản-ngã) của tôi, nhờ í-thức tinh-ròng của tôi; và đồng thời thế-jan ấy cũng bao gồm cả con người tâm-lí và con người thân-xác (cả hồn và xác) [with his psyche] đã được tôi biết rất rõ-ràng.  “Thiên-nhiên”, không fải chỉ  là những cái jì thấy bằng đôi mắt và biết bằng xúc-jác. Thiên-nhiên còn là những cái hữu-hình và những thứ có khả năng tác-động với những hình thái khác như thời-jan và không-jan. Rõ rệt vấn-đề đầu-tiên của chúng ta là làm sáng-tỏ cơ-cấu (constitutional) đời sống của thế-jới Khách-quan tức là làm sáng-tỏ cỗi-nguồn của tính “Thiên-nhiên” ban đầu cũng như làm sáng-tỏ cỗi-nguồn của tinh-thần hợp-nhất ban-đầu 1 kể cả quan-năng tâm-lí – Tức là làm sáng-tỏ cơ-cấu của những thứ kể trên cho đúng là những đẳng-tính sâu-sắc vĩnh-viễn hiển-nhiên. Để làm được điều này chúng ta còn cần hiều nỗ-lực truy-tầm sâu rộng.

           

Thế thì chúng ta hãy nhớ những vấn-đề liên quan tới “cỗi-nguồn tâm-lí” trong “í-niệm thời-jan” và “không-jan” và những “í-niệm về sự-vật hữu-hình”. Đây là những vấn-đề các nhà tâm-lí và cơ-thể học trong thế-kỉ 19 thường đụng fải. Hầu hết những công-trình vĩ đại đều mang zấu ấn của những con người fi-thường, thế mà kết-qủa làm sáng-tỏ vấn-đề vẩn chưa đi tới đâu cả.

           

Khi chúng ta đưa những vấn-đề mà chúng ta đã fân-định rõ và đặt chúng vào Fương-fáp Hiện-tượng Luận ở nhiều cấp khác nhau, rõ ràng ở hai ngành Tân Tâm-lí Học và Tân Nhận-thức Học. Chúng đều thất bại trong nỗ-lực hiểu được í-ngĩa rõ ràng của những vấn-đề chúng ta đặt ra ở đây, trong cả hai ngĩa tâm-lí và í-thức vuợt lên cao – hay là  jải-thích cho cùng kì lí (constitutional explication). Hiểu được í-ngĩa này là một chuyện rất khó ngay cả những người đi theo fương-fáp “Hiện-tượng Luận về Tâm-lí” của Brentano. Vấn-đề không hiểu được sắc-tính lạ-lùng trong cách “fân-tích” í-thức và trong tất cả những vấn-đề zo í-thức hiện ra trong lãnh-vực kiến-thức chủ-quan (noesis) và kiến-thức khách-quan (noema), cho chúng ta thấy hiểu biết về những fương-fáp mới rất cấn-thiết. Các vấn-đề liên-quan tới “những cỗi-nguồn tâm-lí trong khái-niệm thời-jan, không-jan , và trong sự-vật hữu-hình”  mà không có một ngành Vật-lí nào, một ngành Nhân-thể học nào, hay một môn Tâm-lí học thuần lí-thuyết (non-experiemetal psychology) theo tinh-thần zuy-nghiệm có thể jải-thích được. Đây là những vấn-đề lớn lao về cơ-cấu í-thức liên-quan tới hiện-tượng luôn luôn có mặt như là  “những cái mốc căn-bản”. Nhưng lúc này cô-cấu í-thức cần fải được vạch ra theo fương-fáp rõ ràng ngay trong những vấn-đề fức-tạp thông-thường của tâm-lí. Cái gọi là thông-thường ở đây có ngĩa là nó hiện ra đầy đủ và rõ ràng ở vài trường-hợp tuy rằng ít fức-tạp nhưng cứ xảy ra để làm sáng tỏ bản-ngã của tôi, và để cho chính tôi biết cái jì là xa lạ và cái jì là khác.

           

Thực ra Hiện-tượng Luận cũng có căn-bản trong môn Tâm-lí Học. Thế thì, cho đến bây jờ lãnh-vực lớn hơn nữa của fương-fáp khảo-cứu trong ngành Tâm-lí Học lại là môn tâm-lí học có í-thức tuần-túy và tự-nhiên. Nó cũng là mônTâm-lí Học mà chúng ta lưu í đến và bàn lui bàn tới, thay đổi từ tính tự--nhiên (natural) sang vai-trò í-thức cao (transcendental), để tiến về tinh-thần “Copernicus”. Rồi từ đó chúng ta mới ngiệm ra một í-ngĩa mới với cái nhìn uyên-áo về thế-jan và cũng từ đó chúng ta mới có những fương-fáp fân-tích tâm-lí theo tinh-thần Hiện-tượng Luận rõ ràng.Chính í-ngĩa này júp cho môn Tâm-lí Học trở thành hữu-zụng vì có tinh-thần triết học cao sâu. Như vậy, í-ngiã này đã có một vị-trí trong môn “Siêu-hình Học” ở cấp cao hơn. Nhưng cũng tại đây, chúng ta thấy lối cắt ngĩa và ái gọi là sự môn tâm-lí học cao hơn (transcendental psychology) đã khiến toàn bộ môn tân triết-học đi sai đường và trở thành tê-liệt.

           

Hiện-tượng Luận ở cấp như  môn tâm-lí học kiểm-chứng (intentional psychology), hay còn gọi là khoa-học “zựa trên chứng-liệu” (a “positive” science) đã được chúng ta đã trình-bày rõ-ràng bằng cơ-cấu căn-bản, và đã được chúng ta ngiên-cứu từng chi-tiết (eidetic) với jải-thích tường-tận những jì nằm  ngay trong  iếu-tính cụ-thể của mọi vấn-đề tâm-lí  và jải-thích rõ cái jì khác nhau nằm ngay trong đó. Phần chính và cũng là căn-bản của lối jải-thích “có tinh-thần khoa-học”, ví zụ trong trường-hợp jải-thích “í-niệm về thế-jan” của một người mới học làm ngiên-cứu, đã được trình-bày cặn-kẽ về từng “hiện-tượng”, rõ rệt như vấn-đề tâm-lí (psyche) của con người. Thế có ngĩa là vấn-đề ấy có trong thế-jan đang ở đây và nó chính là thế-jan biết được nhờ kinh-ngiệm cho tất cả mọi người. Thế-jan ấy có í-ngĩa đến từ kinh-ngiệm của con nguời trong í-ngĩa cộng-đồng, và cũng chính là tương-quan í-thức về đời sống zựa trên kinh-ngiệm  tiếp-tục không ngừng trong zòng tâm-lí, thoạt đầu có trong cuộc sống kinh-ngiệm của tôi ở nhiều trình-độ khác nhau. Đi tìm những lối trình bày này (fashionings) tức là jải-thích tường-tận để cho cốt-tuỷ ban đầu của thế-jan hiện-tượng được zễ hiểu theo từng cơ-cấu một (constitutionally undstandable). Mọi người trong chúng ta, đặc biệt là các nhà tâm-lí học, để hiểu cốt-tủy này fải zùng fương-fáp loại bỏ í-ngĩa nhất thời về “những jì khác nữa” như đã trình bày ở trên. Nếu trong “thế-jới” uyên-nguyên , chúng ta hình-zung ra được quan-niệm bản-thể có đời sống xác-thân và tâm-lí (psychophysical), thì chúng ta biết rằng, “Tôi, con người”, tức cái Thiên-nhiên rốt ráo ban đầu còn ở đây, một thứ Thiên-nhiên có  “cảm-quan rõ rệt” (bare sensuousness) của chính tôi. Vì là một vấn-đề đầu tiên liên quan đến cỗi-nguồn tâm-li học về thế-jan kinh-ngiệm, nên chúng ta lại thấy có vấn-đề gọi là cỗi-nguồn của “bóng ma sự-vật”. Vấn-đề này liên-quan tới ngũ-quan”, tới những jai-tầng như thị-jác, xúc-jác vân vân –và tới cả hợp-thể của ngũ-quan. Bóng ma sự-vật chính là những jì liên-quan đến cung-cách bên ngoài của cảm-quan và cũng là những kết-hợp của mọi thứ bên ngoài đó. Cho nên, bóng ma sự-vật về đủ mọi loại khác nhau “gần với vật” hay “xa hơn vật” đều không fải là “vật đích thực” trong í-ngĩa tâm-lí uyên-nguyên. Bóng ma sự-vật có cả trong “vật đích-thực” ở một cấp cao hơn, chính là iếu-tố có khả-năng tác-động ở  bên những cơ-năng tác-động (causal properties) vì nó là “iếu-tố” hiển nhiên và nguyên-nhân (causality) để cho chúng ta thấy những vấn-đề về cơ-cấu cao hơn. Vấn-đề vật tác-zụng vào ngũ-quan, cũng như vấn-đề của không-jan và thời-jan là chuyện vô-cùng quan-trọng, và đây mới đúng là vấn-đề chúng ta bàn đến. Cho nên, vấn-đề này đòi hỏi chúng ta tìm tòi kĩ-lưỡng liên-hệ của nó tới nhiều chuyện fức-tạp của  tất cả sự-vật bên ngoài hợp lại. Tuy nhiên, đây nó mới chỉ là một mặt mà thôi. Còn mặt kia mới chính là liên-hệ của những hình-zạng bên ngoài zính-záng tới hoạt-động của cảm-xúc. Chúng ta cần miêu-tả hoạt-động cảm-xúc này đúng i như những tín-hiệu, hệ-thống, và căn-cơ bên ngoài của nó.

           

Khi chúng ta cứ tiếp tục ngiên-cứu thế này, thì mọi vấn-đề jải-thích có căn-cơ tiếp tục hiện ra. Cho nên, chúng ta fải jải-quết những vấn-đề đó một cách có hệ-thống ngay cả đối với cơ-cấu của thế-jan uyên-nguyên, tức là thế-jan của nhiều “thực-thể”  thuộc về không-jan và thời-jan vì chúng là “những thực-thể” trong thế-jan đó  nên chúng cần fải được jải-quyết thật là ngiêm-chỉnh. Cách jải-thích đã cho chúng ta thấy công-việc ngiên-cứu này có tầm-mức lớn lao; nhưng sự jải-thích ấy mới chỉ cho ta thấy có một fần của môn Hiện-tượng Luận về Thiên-nhiên, tức là tính Khách-quan hay thuần-túy Thiên-nhiên. Vậy mà, thứ Thiên-nhiên thuần-túy này vẫn chưa đúng là thế-jan.

           

Vấn-đề thảo-luận của chúng ta về Tâm-lí Học kể trên đã júp chúng ta fân-biệt được cái jì uyên-nguyên và cái jì xa lạ trong chữ-ngĩa hay lối nói tâm-lí , đồng thời júp chúng ta fác-họa ra những vấn-đề tâm-lí (zù vội vã), tức là fác-họa ra những vấn-đề liên quan tới một Thiên-nhiên có tính Khách-quan.

           

Tuy nhiên, nếu chúng ta trở về với cách làm việc thật là sâu sắc, thì cách bố-trí của chúng ta ở những vấn-đề liên-quan tới cỗi-nguồn tâm-lí zính záng tới í-niệm không-jan sẽ cho chúng ta cách sắp xếp khác hẳn với fương-fáp Hiện-tượng Luận cao hơn. Đây chính là những vấn-đề đòi hỏi chúng ta cắt ngĩa rõ-ràng Thiên-nhiên và thế-jan nguyên-khởi. Cắt ngĩa như thế này xoá bỏ khoảng cách trong cơ-cấu thế-jan vì khoảng-cách ấy là một hiện-tượng fức-tạp mà chúng ta đã đặt thành vấn-đề trước đây.

           

Tính-chất fức-tạp vô cùng của những chuyện ngiên-cứu liên-quan tới thế-jới uyên-nguyên  là tạo thành một bộ môn học tạm gọi là “thẩm-mĩ cao” (transcendental aesthetics). Chúng ta mượn tên-gọi này của Kant vì những luận-bàn về không-jan và thời-jan trong phê-bình lí-trí qúa rõ ràng, mặc zầu vẫn có jới-hạn chưa được làm sáng tỏ. Những luận bàn này cho thấy kiến-thức tiền-ngiệm (A priori) và khách-quan (noematic) qua khả-năng nhận ra trực-tiếp của cảm xúc. Khi được khai triển rộng ra bao gồm cả Kiến-thức tự-nhiên (A priori) và cụ-thể của Thiên-nhiên trong í-ngĩa nhận-biết trực-tiếp của cảm-xúc thuần-túy, khi đó chúng ta mới cần đến fương-fáp cao của Hiện-tượng Luận để đưa những vấn-đề này vào một tổ-hợp có những câu-hỏi về cơ-cấu rõ ràng. Nói khác đi, chúng ta sẽ thấy vấn-đề này không bám sát vào “fương-fáp fân-tích cao hơn” nằm trong thế-jới Khách-quan và nằm trong đủ thứ để tạo ra fương-fáp có trình-độ cao nhất. Kiến-thức tự-nhiên (A priori) là những vấn-đề thuần lí-thuyết và đầy lí-tưởng đã tạo nên Thiên-nhiên có tính khoa-học. Lí-thuyết kinh-ngiệm ra hoặc trình-bày hiểu biết về người khác còn gọi là “biết rõ bụng người” (empathy). Lí-thuyết này nằm trong jai-tầng cao hơn cái gọi là “thẩm-mĩ cao hơn”. Chúng ta chỉ cần trưng ra những jì chúng ta đã bàn về những vấn-đề tâm-lí có cỗi-nguồn trong jai-tầng thấp áp zụng ở đây thôi: Trước tiên, vấn-đế “biết bụng người” đã mang một í-ngĩa đúng, và fương-fáp đúng vì ta đã có cách jải-quyết nó bằng fương-fáp hiện-tượng luận có nền-tảng rõ ràng. Theo đó ta mới thấy tất cả những lí-thuyết trước kia (kể cả thuyết của Max Scheler) đã thất bại trong nỗ lực tìm ra một jải-fáp cụ-thể, chỉ vì jải-fáp này không bao jờ cho chúng ta thấy rõ cái khác của “người nào đó” hiển-hiện trong toàn thế-jan, vì tính “Khách-quan” (Objectivity) của nó cho ta thầy cái goi là “cái khác” có í-ngĩa quan-trong nhất.

           

Thật là vô-ngĩa nếu chúng ta zùng Khoa-học Thực-chứng (positive science) để tách rời Tâm-lí Học nặng về í-thức ra khỏi  Hiện-tượng Lun ở cấp cao. Hiển nhiên một việc làm đích-thực fải zựa vào fương-fáp Hiện-tượng Luận, trong khi đó Tâm-lí Học, vì không quan tâm đến những biến chuyển theo quan-niệm của Copernicus, nên sẽ chỉ biết nhìn vào kết-qủa mà thôi. Như vậy, điều quan trọng chúng ta cần lưu-í là vì vấn-đề tâm-lí và thế-jan Khách-quan không ngừng hiện-hữu với ngĩa sống khi ở đỉnh cao, cho nên môn Tâm-lí Học zựa trên tinh thần khoa-học (positive psychology) sẽ không mất nội-zung mà lại còn được jải-thoát khỏi tính khoa-học ngây ngô (naive positivity), để trở thành một bộ môn trong Triết-học cao và phổ-quát. Zựa trên khái-niệm này chúng ta có thể nói rằng, trong số các bộ môn khoa-học mà chúng ta đã đưa lên cao hơn thứ khoa-học thực-tiễn nhưng ngây thơ, thì môn Tâm-lí Học có í-thức tinh ròng mới đúng là một môn khoa-học hàng đầu.

           

Chúng ta  còn fải vượt lên trên những ngành khoa-học thực-zụng. Tức là chúng ta cần fải tin vào fương-fáp fân-tích đầy í-thức. Có thể chúng ta không gặp fãi “những vấn-đề khó-khăn”, tỉ như những sai-lầm trong bộ-môn khoa-học thực-ngiệm khác. Xin lấy ví-zụ vấn-đề khó-khăn zo hiểu-biết fiến-ziện về tính Khách-quan bị fân-tích rất ngây ngô, cho nên cuồi cùng để đạt đến hiểu biết toàn bộ, chúng ta fải nhìn thế-jan một cách sâu sắc hơn. Tuy nhiên, môn Tâm-lí Học có í-thức vốn đã là một bộ môn cao. Chúng ta chỉ cần jải-thích rõ ràng í-ngĩa của nó để đưa nó vào quan-niệm Copernicus. Quan-niệm này không thay đổi những kết-qủa về mặt í-thức trong nội-zung tâm-lí mà chỉ cốt đưa chúng ta trở về với “í-ngĩa uyên-áo” của nó. Tâm-lí Học còn một vấn-đề thiết-iếu có thể gặp trở-ngại. Đó là vấn-đề bàn tới những nền tảng (Grundlagenproblem), mặc zầu là vấn-đề của í-niệm thuộc về tâm-lí ...

 

§ 62. Tìm-hiểu cách jải-thích có í-thức của chúng ta

trong vấn-đề biết về người khác.

 

            Để đi tới kết-luận cho chương này, chúng ta hãy trở về với fương-fáp fản-đối (objection) hay chống-lại fương-fáp Hiện-tượng Luận, bằng cách jả-zụ rằng chúng ta tuân theo qui-ước. Sự fản-đối fương-fáp Hiện-tượng Luận cho là ngay từ lúc ban đầu, khi Hiện-tượng Luận được coi là Triết-học ở đỉnh cao có khả-năng jải-quyết những vấn-đề liên quan tới kiến-thức Khách-quan. Fương-fáp fản-đối như sau: Bắt đầu đi từ bản-ngã cao về fương-fáp cùng kì lí của Hiện-tượng Luận bàn riêng cho bản-ngã, thì Hiện-tượng Luận bị coi là không đủ khả-năng jải-quyết những vần-đề kể trên. Sự fản-đối cũng cho rằng Hiện-tượng Luận rơi vào thuyết coi bản-ngã tự nó hiện-hữu và có í-thức ở cấp độ cao (transcendental solipsism); cho nên con đường đưa tới chủ-thể khác cũng như tới cái Khách-quan đích-thực chỉ có thề có thật nhờ vào Siêu-hình Học mà chúng ta chưa hề biết, tức là đi theo truyền-thống của Leibniz.

           

Chúng ta đập tan fương-fáp fản-đối trên vì fương-fáp ấy thiếu nền-tảng vững vàng. Vấn-đề đáng lưu-í như sau. Chúng ta không thấy có fương-fáp nào gọi là cao sâu (transcendental attitude). Fương-fáp truy-tầm ra vấn-đề ở cấp cao hơn bị bỏ quên, trong khi “lí-thuyết” để hiểu người khác của chúng ta lại không ngắm tới bản-thể và không uyển-chuyển ngoại trừ việc đi tìm cách jải-thích í-ngĩa, tức jải-thích “tha nhân” khi lí-thuyết của chúng ta khởi từ kết-qủa zựa trên cơ-cấu kinh-ngiệm. Thế có ngiã là 1, nếu “thực người khác đang có mặt” thì sự có mặt ấy fải đến từ nhiều kinh-ngiệm đúc kết lại, hoà-hợp và bổ-túc cho nhau. Điều tôi trình-bày cho tôi zường như cũng là để trình-bày cho “bất cứ người nào khác”. Đây là điều cần-thiết chứ không fải là chuyện lựa chọn, và đây cũng là điều hiển-nhiên vì Người khác đang có mặt hiển-nhiên (eo ipso) để tôi có một nhận-thức tuyệt vời là bản-ngã khác của tôi (alter ego) hiện ra rõ ràng ngay trong í-thức kinh-ngiệm về chính bản-ngã của tôi. Ngay trong jới-hạn cụ-thể mà tôi bàn tới nhận-thức ấy và thấy nhận-thức ấy hiển-nhiên trong kinh-ngiệm của tôi, thì tôi không chỉ kinh-ngiệm ra tôi mà tôi còn kinh-ngiệm ra người khác. Tức là biết về người nào đó. Cách jải-thích rõ rệt thế này không còn chút hồ nghi 2 vì cách jải-thích như thế không chỉ cho chúng ta thấy rằng lối fân-tích theo tinh-thần khoa-học hoàn toàn hợp lí tuyệt-vời mà đồng thời còn cho thấy bản-ngã cao hơn đã biết và hiểu được người khác: tức là hiểu những bản-ngã khác ở cấp độ sâu sắc hơn, zù rằng những bản-ngã ấy chỉ là kết-qủa, chứ không fải là nguyên-nhân. Tuy rằng bản-ngã ấy qúa hiển-nhiên (apodictic evidence), nhưng vẫn chỉ là cái hiển-nhiên “năm trong kinh-ngiệm “bên ngoài mà thôi”. “Trong” cái ngã của chính tôi, tôi kinh-ngiệm và tôi biết Người khác; và chính trong tôi Người khác trở nên cụ-thể và rõ rang như bóng với hình, chứ không còn là cái uyên-nguyên. Zo đó, chúng ta có thể nói rộng ra là bản-ngã có cái tôi là con người cắt ngĩa theo kiểu trầm-tư mặc tưởng, nhưng nhờ đó tôi có thế zùng “fương-fáp tự jải-thích” để hiểu những jì tôi thấy trong chính tôi, ở bất cứ điểm độc-đáo nào: rất cụ-thể vững vàng, chứ không fải cái gọi là độc-đáo hiểu trong tinh-thần triết-học thực-zụng ngây thơ. Có thế thì ảo-tương mới tan đi, vì cái gọi là tôi là bất kể cái jì. Nó là một bản-ngã cao hơn, biết 2 được như thế là nhờ sống trong hệ-qủa của chính tôi 3, là nhờ được jải thích rõ là cái biết đó fải cụ-thể trong tôi, và fải thuộc về tôi như là một fần trong iếu-tính của tôi. Điều này chỉ đúng với “những đẳng-tính sâu sắc nhất”. Cái tôi chỉ là một cái tên (zanh-hiệu) để hiểu những hệ-thống thực và có là thề thực zo nhiều kết-hợp của í-thức để đưa í-ngĩa và bản-thể (being) đến tôi. Cái tôi là một bản-ngã và cũng chính là iếu-tính của tôi, zo đó, cơ-cấu có ngĩa là cái jì có thật, khách quan và mãi mãi. Khởi đầu của môn Hiện-tượng Luận, tôi ngĩ đến tha-nhân và tôi chỉ là người bkhởi đầu, tức là người trong í-ngĩa rốt ráo theo tinh-thần Hiện-tượng Luận ở lúc đầu. Đây cũng là điều-kiện chung để chúng ta theo đuổi công-việc ngiên-cứu có tinh cơ-bản để thấy rằng, bản-ngã cao hơn là bản-ngã khi đã xuất-hiện thì xuất-hiện rất rõ ràng (apodictically). Tuy vặy vẫn còn một chân-trời chưa rõ rệt. Chân-trời ấy chỉ bị jới-hạn khi thế-jan và tất cả những jì tôi biết về thế-jan vẫn chỉ là “hiện-tượng”. Cuối cùng, khi bắt đầu ngiên-cứu tôi lại thấy những điều fân-biệt rõ ràng như thế vẫn còn thiếu sót vì chúng mới chỉ được cắt ngĩa bởi í-thức thuộc về tôi. Mà í-thức thuộc về tôi trước hết vẫn còn thiếu sót về sự hiểu-biết chính-mình (self-under-standing) ngay lúc ban đầu, tức là không hiểu cái tôi ở một í-ngĩa quan-trọng. Cho nên, lãnh-vực của cái tôi, hay cái thuộc về tôi trở thành một Cái jì khác trong kinh-ngiệm tha-nhân. Kinh-ngiệm tha-nhân là một í-thức song song hay cùng nhau, nhưng trên thực-tế í-thức ấy không fải là zữ-kiện, và cũng chẳng bao jờ là zữ-kiện trong lãnh-vực uyên-nguyên của tôi. Trước hết tôi fải jải-thích chính tôi để hiểu rằng trong chính tôi cái jì không fải chính tôi cũng có í-ngĩa sinh-tồn – hiện ra song song và gần cận nhau [với nha-nhân]. Cho nên, ở ngay lúc ban đầu, tôi, con người đứng jữa lại không hiểu vì sao tôi chưa bao jờ thực-sự hiểu ngưới khác và ngay cả hiểu chính tôi “đứng jữa bao người”. Bởi vì tất cả mọi người “đều là những vấn đề cần phải biết” (parenthesized). Đúng ra tôi vẫn chưa hiểu, và vì thế tôi chỉ nhận ra cho có lệ mà thôi là khi tôi “nhìn ra vấn-đề của chính mình” là một con người thì có lẽ tôi lúc đó tôi mới có bãn-ngã. Như vậy, tôi chẳng hiểu jì về lẽ tương-jao jữa con người với nhau ở cấp độ cao hơn (transcendental intersubjectivity). Vì vậy, tôi không nên coi bản-ngã của mình là tuyệt-đối (solus ipse) mà cũng nên coi mọi cơ-cấu căn-bản chẳng qua chỉ là những vấn-đề (nội-dung) của một bản-ngã, ngay cả sau khi tôi đã hiểu những hoạt-động cơ-bản. Vì thế, những jải-thích khác nữa cho chương này rất là cần thiết. Có những jải-thích ấy thì í-ngĩa rõ ràng và đầy đủ của “thuyết lí-tưởng” cao hơn trong tinh-thần Hiện-tượng Luận mới zễ hiểu. Thế là ảo-tưởng của thuyết cho rằng bản-ngã là cái jì hiện-hữu và biết được (solipsism) không còn nữa. Ngay cả lí-luận cho rằng bất cứ cái jì hiện-hữu cho tôi fải đến từ í-ngĩa hiện-hữu tuyệt-đối từ tôi, và từ lãnh-vực í-thức của cái tôi có já-trị và quan trọng cũng không còn. Thuyết lí-tưởng cao của Hiện-tượng Luận fải có tính có tính cộng-đồng (monadology), đừng thắc mắc jì tới những lối-jải-thích tùy ngi trong Siêu-hình Học của Leibniz. Nội-zung của Hiện-tượng Luận hoàn-toàn đến từ lối jải-thích hiện-tương về kinh-ngiệm cao sâu theo fương-fáp cùng kì lí (transcendental reduction), để đi đến minh-chứng độc-đáo nhất, trong đó mọi minh-chứng mà chúng ta có thể biết được fải có nền-tảng rõ ràng – hoặc là fải đến từ cái đúng uyên-nguyên (original legitimacy), vì đó là cỗi-nguồn của mọi cái gọi là đúng, đặc biệt cái đúng của nhận-thức. Thế thì cách jải-thích theo fương-fáp Hiện-tượng Luận không jống như “cơ-cấu siêu-hình”. Cách jải-thích ấy cũng không theo ngĩa đóng lại hoặc mở ra bằng tiền jả-thiệt hoặc bằng những tư-tưởng rút ra từ truyền-thống siêu-hình trong lịch-sử. Cách jải-thích theo fương-fáp Hiện-tượng Luận khác với tất cả những thứ vừa kể, bởi vì cách jải-thích này tiến theo những jới-hạn “trực-jác” thuần-tuý, hay nói rõ hơn là tiến theo những jới-hạn jải-thích í-ngĩa thuần túy zựa trên tiền-đề đầy đủ của chính í-ngĩa. Đặc biệt trong trường-hợp của thế-jan Khách-quan vốn gồm nhiều thực tại và không bao đầy đủ, thì cách jải-thích theo fương-fáp Hiên-tượng Luận chẳng qua chỉ là để jải-thích í-ngĩa mà thế-jan này mang đến cho chúng ta có trước khi Triết-học nhòm vào. Zo đó, hiển nhiên fương-fáp Hiện-tượng Luận được rút ra từ kinh-ngiệm của chúng ta, tức là rút ra một í-ngĩa mà triết-học có thể khám fá nhưng không bao jcó thể thay đổi được nó, zo nhu cầu thiết-iếu, chứ không fải vì khuyết-điểm của chúng ta. Fương-fáp Hiện-tượng Luận đưa chúng ta tới những chân trời cần thiết để làm sáng tỏ tột cùng kinh-ngiệm cụ-thể.

 

July 23, 2012

(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)

 

GI-CHÚ

Một lần nữa xin độc-jả lưu-í. Chuyển-ngữ không fải là việc làm zựa vào chữ và cấu-trúc của tiếng nước ngoài, nhất là khi nguyên-tác có vấn-đề ngôn-ngữ. Bút-fáp và tiếng Đức của Husserl ở cuối thế-kỉ 19 sang đầu thế-kỉ 20. Chính Husserl đã than-fiền: “Có lẽ tôi không fải là triết-ja vì tôi không biết cách làm sao để ziễn-tả tư-tưởng của tôi.” Điều này không fải là chuyện lạ trong lịch-sử Triết-học. Zịch văn là làm sáng tỏ tư-tưởng của tác-jả. Hơn nữa, tư-tưởng cũng không nằm trong chữ-ngĩa ở từ-điển. Zo đó, tôi đã cẩn-thận chỉnh đốn lại tư-tưởng của Husserl ở những chỗ cần-thiết. Điều này cũng zễ hiểu là mỗi zân-tộc có lối ziễn-tả khác nhau. Ví-zụ người Việt viết tiếng Anh thường bị coi là không jống Anh/Mĩ. Ngay cả những ngôn-ngữ như Anh-Fáp-Đức tuy có nhiều chỗ gần nhau, nhưng cách ziễn-tả và quán-ngữ (idiomatic) rất khác nhau. Những chỗ trong bài tôi để trong móc-vuông […] là í của tôi làm sáng-tỏ tư-tưởng của Husserl.

 

 

1. Đọc là “Einheit” thay vì là “Einkeinten” (tổ-hợp), sách xuất-bản, bản C và bản Fáp ngữ: “unités”

2. Theo bản-thảo đánh máy C, “des Sinnes”, thay vì là “des Lines” (jới-hạn). Bản Fáp ngữ:: “le sens”.

3. Theo bản-thảo đánh máy C, “zweifellos” thay vì là “zweifellos” (tính hồ-nghi).

 

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2401
Ngày đăng: 25.07.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 11 - Nguyễn Quỳnh USA
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 10 - Nguyễn Quỳnh USA
Tìm-Hiểu Lí-Thuyết Fê-Bình Trong Xã-Hội Và Chính-Trị - 2 - Nguyễn Quỳnh USA
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 9 - Nguyễn Quỳnh USA
Quan Niệm Tam Tài Với Con Người - Nguyễn Văn Thọ
Cổ Tích Da Đỏ - Nguyễn Hồng Nhung
Tìm-Hiểu Lí-Thuyết Fê-Bình Trong Xã-Hội Và Chính-Trị - Nguyễn Quỳnh USA
Bàn Về Vẻ-Đẹp Và Nét-Sáng-Tạo Của Những Vật Tầm-Thường - Nguyễn Quỳnh USA
Văn Hóa Cổ Và Văn Hóa Thời Hiện Đại - Nguyễn Hồng Nhung
Người Đàn Bà - Nguyễn Hồng Nhung
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)