Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.092
123.230.912
 
Tự Thú 3
Đỗ Tư Nghĩa

 

CHƯƠNG X

 

 

Tôi hiểu điều này, nhưng nó không khiến cho tình hình dễ chịu với tôi hơn tí nào.

 

Bây giờ tôi đã chuẩn bị để chấp nhận bất cứ đức tin nào, bao lâu mà nó không đòi hỏi tôi phải phủ nhận lý tính một cách trực tiếp,  bởi vì một sự phủ nhận như thế sẽ là một lời nói dối. Do vậy, tôi nghiên cứu những kinh điển của đạo Phật và của đạo Hồi; và hơn bao giờ cả, những kinh điển của Kytô giáo và cuộc đời của những người Kytô giáo sống xung quanh tôi.

 

Một cách tự nhiên, trước hết tôi quay sang những tín đồ từ giai cấp của chính tôi – những người có học thức, những nhà thần học Chính thống giáo, những tu sĩ cao niên, những nhà thần học Chính thống cấp tiến, và ngay cả những người được gọi là những người Kytô giáo mới, [1] họ tin vào sự cứu rỗi qua đức tin vào sự chuộc tội. Tôi tóm lấy những tín đồ này và tra vấn họ về những gì mà họ tin và xem họ nhìn cái ý nghĩa của cuộc sống như thế nào.

 

Mặc dù cái sự kiện rằng, tôi làm mọi sự nhượng bộ có thể được và tránh mọi tranh biện, mặc dù vậy, tôi không thể chấp nhận cái đức tin của những người này. Tôi thấy rằng cái mà họ xem là đức tin, cái đó không giải thích ý nghĩa của cuộc sống mà chỉ làm cho nó tối tăm; và rằng, chính họ tự tuyên xưng[2] cái đức tin của họ không phải để trả lời cho câu hỏi về cuộc sống, là cái đã kéo tôi về với đức tin, mà vì mục đích nào đó, xa lạ với tôi. Tôi nhớ cái cảm giác đau đớn của sự kinh hãi [3] khi tôi trở lại với nỗi tuyệt vọng nguyên khởi của tôi, theo sau niềm hy vọng mà tôi đã cảm nhận rất nhiều lần trong những quan hệ của tôi với những người này. Họ càng đặt những lời dạy của họ trước tôi, với những chi tiết ngày càng gia tăng, thì tôi càng thấy rõ ràng hơn cái sai lầm của họ, cho đến khi tôi mất hết hy vọng về việc khám phá ra trong đức tin của họ bất cứ sự giải thích nào về ý nghĩa của cuộc đời.

 

Tôi không cảm thấy mất cảm tình quá nhiều bởi sự kiện rằng, trong việc trình bày những niềm tin của họ, họ thường trộn lẫn những chân lý Kytô giáo – vốn hằng thân thiết với tôi – trộn chung với quá nhiều cái thừa thãi và phi lý. [4] Đúng hơn, tôi thấy rằng cuộc đời họ thì rất giống với đời tôi, nhưng với một khác biệt độc nhất: họ không sống theo những nguyên lý mà họ tuyên bố là đã tin theo. Tôi cảm thấy rất mạnh mẽ rằng, họ đang tự đánh lừa chính mình, [5] và rằng, giống như chính tôi, họ không có cảm thức nào về ý nghĩa của cuộc sống ngoài việc sống một cách vô tư,  và đặt hai bàn tay họ lên mọi thứ mà họ có thể. Điều này thì rõ ràng với tôi, bởi vì nếu họ đã mang giữ [6] bất cứ ý nghĩa nào – cái ý nghĩa mà sẽ có thể tiêu diệt tất cả nỗi sợ hãi về sự thiếu hụt, đau khổ và cái chết – thì họ sẽ không khiếp sợ những thứ này. Nhưng mà những tín đồ này từ giai cấp của tôi, họ sống một cuộc sống sung túc,  y hệt như tôi; họ nỗ lực gia tăng và duy trì sự giàu có của họ và sợ sự thiếu hụt, đau khổ và sự chết. Giống như  chính tôi, và tất cả những người còn lại trong chúng tôi, những kẻ vô tín, họ sống chỉ để thoả mãn những dục vọng của họ, sống một cách tồi tệ, y hệt như,  nếu không nói là tồi tệ hơn, những người không tín ngưỡng.

 

Không có sự biện minh [7] nào có thể thuyết phục tôi về cái chân lý của đức tin của họ, mặc dù một điều độc nhất có thể đã thuyết phục tôi: những hành động chứng tỏ rằng, những người này đã nắm giữ chìa khóa để mở vào cái ý nghĩa của cuộc sống – cái ý nghĩa mà sẽ loại trừ trong họ nỗi sợ hãi về sự nghèo khó, bệnh tật, và cái chết, là những cái đã ám ảnh tôi. Nhưng tôi không thấy dấu vết nào của những hành động như thế giữa những tín đồ khác nhau trong giai cấp của tôi. Trái lại, tôi thấy những hành động như thế giữa những người thuộc giai cấp của chúng tôi, nhưng đó không phải là những tín đồ; và tôi không bao giờ tìm thấy những hành động như thế giữa những người mệnh danh là những tín đồ.

 

Như thế, tôi nhận thức rằng, đức tin của những người này không phải là cái đức tin mà tôi tìm kiếm;  rằng đức tin của họ không phải là đức tin gì cả, mà chỉ là một trong những sự thỏa mãn theo chủ nghĩa Epicurus trong cuộc sống. Tôi nhận thức rằng,  mặc dù cái đức tin nơi những những người này có thể không mang đến niềm an ủi, nó có thể được dùng để xua tan nỗi hối hận của một Solomon trên giường chết của mình; nhưng nó không có ích gì cho tuyệt đại đa số nhân loại, những người có mặt trên đời không phải để tự làm vui mình trên lao động vất vả của người khác, mà để sáng tạo ra cuộc sống. Để cho tất cả nhân loại sống, duy trì sự sống và truyền dần vào nó cái ý nghĩa, thì hằng triệu con người này, tất cả đều phải có một khái niệm khác, chân thực hơn về đức tin. Thật vậy, cái đã thuyết phục tôi về sự hiện hữu của đức tin, không phải là cái sự kiện rằng Solomon, Schopenhauer và tôi đã không tự vẫn; cái đã thuyết phục tôi, là sự kiện rằng hằng triệu người đã sống và vẫn tiếp tục sống, đang mang những Solomon và tôi trên những làn sóng của đời họ.[8]

 

Và tôi bắt đầu trở nên gần gũi hơn với những tín đồ trong số những người nghèo, những người mộc mạc, thiếu học thức, trong số những kẻ hành hương, những nhà tu, những Raskolnik[9], những nông dân. Tín ngưỡng [10] của họ, giống như tín ngưỡng của những tín đồ khoa trương và tự phụ [11] thuộc giai cấp của chúng tôi, là tín ngưỡng Kytô giáo. Ở đây cũng có nhiều sự mê tín xen lẫn với những chân lý của Kytô giáo, nhưng với sự khác biệt này: những mê tín của những tín đồ thuộc giai cấp của chúng tôi thì hoàn toàn không cần thiết cho họ, không đóng vai trò nào trong đời họ, và chỉ là một loại trò tiêu khiển  của chủ nghĩa Epicurus, trong khi những mê tín nơi những tín đồ thuộc tầng lớp lao động thì hòa quyện với cuộc đời họ tới mức mà cuộc đời họ không thể quan niệm được nếu không có chúng: những mê tín của họ là một điều kiện cần thiết cho đời họ. Toàn bộ cuộc đời của những tín đồ từ giai cấp của chúng tôi thì đi ngược lại, mâu thuẫn với đức tin của họ, trong khi toàn bộ cuộc đời của những tín đồ từ giai cấp lao động là một xác nhận ý nghĩa của cuộc sống, là cái bản chất [12] của đức tin của họ. Bởi vậy tôi bắt đầu xem xét cuộc sống và những lời dạy mà những người này tin theo, và càng nhìn kỹ, tôi càng xác tín rằng đức tin của họ là đức tin chân thực [13];  rằng đức tin của họ thì cần thiết cho họ và rằng, chỉ đức tin này mới cung cấp cho họ ý nghĩa và khả tính của cuộc sống. Giữa những người thuộc giai cấp của chúng tôi – nơi mà người ta có thể sống được mà không cần đức tin – tôi thấy hiếm khi trong một ngàn người, có một người là tín đồ; trái lại, trong số những người thuộc quần chúng lao động, thì  trong một ngàn  người, hiếm khi có một người không phải là tín đồ. Trái với cái mà tôi thấy trong số những người thuộc giai cấp của chúng tôi – nơi mà một đời người qua đi trong sự nhàn rỗi, vui chơi, và bất mãn với cuộc sống – những người dân mộc mạc này trải qua cuộc đời họ trong lao động vất vả và ít bất mãn với cuộc đời hơn những kẻ giàu sang. Trái với những người thuộc giai cấp chúng tôi – những người kháng cự [14] và không vui với sự khó nhọc và đau khổ của số phận họ –  những người lao động bình dị này chịu đựng bệnh tật và khổ não mà không nghi vấn hay kháng cự, một cách bình an, trong cái xác tín vững chắc rằng, điều này thì như nó phải là, không thể khác được, và là tốt. Trái với sự kiện rằng, tri thức của chúng ta càng lớn, (thì) chúng ta càng ít hiểu ý nghĩa của cuộc sống và chúng ta càng thấy một loại trò đùa nào đó trong sự đau khổ và cái chết của chúng ta, những con người mộc mạc này sống, đau khổ, và đi gần tới cái chết một cách bình an, và, thông thường hơn, một cách hân hoan.

 

Một cái chết bình an – cái chết không kinh hãi và tuyệt vọng – là cái cái ngoại lệ hiếm hoi nhất trong giai cấp của chúng tôi; thường khi, đó là một cái chết bị vò xé, đầy kháng cự, và sầu muộn – nhưng đó lại là cái ngoại lệ hiếm hoi nhất giữa những con người mộc mạc này. Và, bị cướp hết mọi thứ mà đối với Solomon và tôi cấu thành cái tốt lành duy nhất trong cuộc sống,  thế nhưng họ lại là những kẻ tận hưởng cái hạnh phúc lớn nhất, [15] những người này, chính họ đã tạo thành cái đa số áp đảo của nhân loại. Tôi nhìn xa hơn nữa xung quanh chính tôi. Tôi xem xét những cuộc đời của khối quần chúng rộng lớn mà đã sống trong quá khứ và đang sống hôm nay. Trong số những người đã hiểu cái ý nghĩa của cuộc sống, biết cách sống và chết, tôi thấy không phải (chỉ có) 2  hay 3  hay 10 người, mà là hằng trăm, hằng ngàn, hằng triệu. Và tất cả họ, khác nhau một cách vô hạn trong phong tục, trí năng, giáo dục, và địa vị; và tương phản hoàn toàn với sự ngu dốt của tôi, họ biết ý nghĩa của cuộc sống và cái chết, [16] chịu đựng đau khổ và sự khó nhọc, sống và chết, và thấy trong điều này không phải là sự hư ảo mà là sự tốt lành.

 

Tôi trở nên yêu mến những con người này. Tôi càng học hỏi về cuộc đời của những người đang sống và chết mà về họ tôi đã đọc và nghe, tôi càng yêu mến họ và tôi càng trở nên dễ sống. Tôi đã sống cách này vào khoảng hai năm, và một sự chuyển hóa sâu sắc đến với tôi, một sự chuyển hóa mà đã và đang tích tụ trong tôi trong một thời gian dài, và những thành tố của nó đã luôn luôn là một phần của tôi. Cuộc sống của giai cấp chúng tôi, của những người giàu  có và những kẻ học thức, thì không chỉ là khó chịu [17] với tôi, mà còn  mất hết mọi ý nghĩa. Tổng số những hành động của chúng tôi và tư duy của chúng tôi, của khoa học và nghệ thuật của chúng tôi, tất cả những thứ đó gây cho tôi ấn tượng rằng đó là sự bê tha, được nuông chiều quá mức [18] của một đứa trẻ hư hỏng. Tôi nhận thức rằng, ý nghĩa cuộc đời thì không thể được tìm thấy ở đây. Những hành động của nhân dân lao động, của những người sáng tạo ra cuộc đời, bắt đầu hiện ra với tôi như là con đường độc nhất chân thực. Tôi nhận thức rằng, cái ý nghĩa được cung cấp bởi một cuộc sống như thế này mới đúng là chân lý, và tôi ôm choàng lấy nó.

 
 
CHƯƠNG XI

 

Khi tôi nhớ lại chính những tín ngưỡng [19] này đã làm tôi khó chịu ra sao, và chúng có vẻ vô nghĩa ra sao khi chúng được thốt ra từ  cửa miệng của những người đã sống đời mình ngược lại với những tín ngưỡng đó; và khi tôi hồi tưởng lại sự kiện rằng, cũng chính những tín ngưỡng này đã lôi cuốn tôi và có vẻ hợp lý [20] ra sao khi tôi thấy những người sống được nhờ dựa vào những tín ngưỡng đó – khi hồi tưởng như vậy,  tôi nhận thức được tại sao trước đây tôi đã một lần quay mặt khỏi chúng và đã thấy chúng vô nghĩa, trong khi bây giờ tôi lại bị lôi cuốn về phía chúng và thấy chúng đầy ý nghĩa. Tôi nhận thức rằng, tôi đã lạc đường và tôi đã lạc đường như thế nào. Sự lạc đường của tôi không phải là do tư duy sai lầm cho bằng cách sống xấu. [21] Tôi nhận thức rằng, chân lý đã bị che khuất khỏi tôi, không phải là do những tư tưởng của tôi sai lầm, cho bằng đời tôi chính nó đã bị lãng phí trong sự thỏa mãn những dục vọng, trải qua dưới những điều kiện đặc biệt [22] của chủ nghĩa hưởng lạc. Tôi nhận thức rằng khi hỏi, “ Đời tôi là cái gì?” và rồi trả lời, “ Một điều xấu,” tôi hoàn toàn đúng. Sự sai lầm nằm ở chỗ tôi đã lấy một câu trả lời mà chỉ áp dụng riêng cho chính tôi, rồi áp dụng nó cho cuộc sống nói chung; tôi đã tự hỏi đời tôi là gì, và nhận được câu trả lời : một sự xấu xa và vô nghĩa. Và đúng vậy: đời tôi, bị phung phí trong sự buông mình vào cho những dục vọng, là vô nghĩa và xấu xa; và sự khẳng định rằng đời là vô nghĩa và xấu (chỉ nên) áp dụng cho riêng đời tôi, chứ đừng nên áp dụng cho cuộc đời nói chung. Tôi hiểu cái chân lý mà sau này tôi đã tìm thấy trong Phúc Âm, cái chân lý nói rằng người ta đeo níu vào bóng tối và trốn chạy ánh sáng, là bởi vì những hành động của họ (là) xấu xa. Bởi vì kẻ nào làm điều ác đều sợ ánh sáng và sẽ không dám mạo hiểm vào trong ánh sáng, vì sợ rằng những hành vi của y sẽ bị phô bày. Tôi nhận thức rằng, để hiểu ý nghĩa cuộc đời, trước hết đời cần phải không xấu và vô nghĩa, và rồi người ta phải có sức mạnh của lý tính để hiểu nó. Tôi nhận thức tại sao tôi đã lang thang xung quanh một chân lý quá hiển nhiên như thế quá lâu; và rằng, để suy nghĩ và nói về cuộc sống của nhân loại, người ta phải nói và suy nghĩ về cuộc sống của nhân loại nói chung, chứ không phải về cuộc sống của một ít những kẻ ăn bám. Cái chân lý này vẫn luôn là chân lý, giống như 2 x 2 = 4, nhưng tôi đã không công nhận nó, bởi vì khi công nhận rằng 2 x 2 = 4, tôi sẽ phải thừa nhận rằng tôi không phải là một người tốt. Và điều quan trọng và khẩn cấp hơn đối với tôi, là tôi  phải cảm nhận rằng tôi là một người tốt, hơn là thừa nhận rằng 2 x 2 = 4. Nhưng tôi đi tới chỗ yêu mến những người tốt và ghét chính tôi, và tôi công nhận cái chân lý nói trên. Bây giờ mọi sự  trở thành sáng tỏ với tôi.

 

Giả thử có một tay đao phủ trải qua đời y trong việc tra tấn và chặt đầu người, hay một kẻ rượu chè tuyệt vọng hay một người điên, và họ đã sống héo mòn trong một phòng tối, đã khinh bỉ căn phòng này nhưng lại tưởng tượng rằng họ sẽ lụi tàn đi nếu họ rời bỏ nó – cái gì xảy ra nếu những người này tự hỏi,  “Cuộc đời là gì?”  Rõ ràng, họ sẽ có thể gặp phải chỉ một câu trả lời độc nhất, rằng đời là điều xấu lớn nhất trong tất cả, và câu trả lời của người điên ấy sẽ hoàn toàn đúng nhưng chỉ đúng với riêng y. Cái gì sẽ xảy ra, nếu tôi là một người điên như thế? Cái gì xảy ra, nếu tất cả chúng ta, những kẻ giàu có và thông thái,  là những người điên như thế ?

 

Và tôi nhận thức rằng, chúng tôi quả thật là những người điên như thế. Tôi, nói gì đi nữa, là một người điên như thế. Chắc chắn, bản chất của một con chim là bay, kiếm mồi, xây tổ; và khi tôi thấy một con chim đang làm việc  này, tôi hân hoan trong niềm vui của nó. Bản chất của con dê, con thỏ, con sói, là nuôi dưỡng những con non của nó và sinh sôi nẩy nở ; và khi chúng làm điều này, tôi xác tín một cách chắc chắn rằng, chúng hạnh phúc và rằng đời chúng là hợp lý. Vậy thì  con người nên làm cái gì? Y nên kiếm sống theo cách hệt như cách của loài thú, nhưng với một khác biệt độc nhất : rằng y sẽ tiêu vong nếu y làm việc đó một mình – y phải sống đời y không phải cho chính y mà cho tất cả. Và khi y làm điều này, tôi xác tín một cách chắc chắn rằng y hạnh phúc, và đời y là hợp lý. Thực ra, tôi đã làm gì trong suốt 30 năm của cuộc sống ý thức của mình [23] ? Tôi đã không những không sống đời tôi vì tất cả mọi người, mà tôi thậm chí còn không sống nó cho chính tôi. Tôi đã sống như một kẻ ăn bám,[24] và một khi tôi đã tự hỏi tại sao tôi sống, câu trả lời tôi nhận được là: không vì cái gì cả. Nếu ý nghĩa của cuộc sống con người nằm ở cái cách mà nó được sống, vậy thì tôi – kẻ đã sống 30 năm, nhưng không sống cuộc sống mà lại hủy hoại nó  – một kẻ như vậy, làm sao có thể nhận được câu trả lời nào khác hơn là câu trả lời này, rằng đời tôi là vô nghĩa và xấu xa?  Quả thật nó là vô nghĩa và xấu xa.

Cuộc sống của thế gian diễn ra theo ý chí của một ai đó; [25] cuộc sống của thế gian và chính cuộc đời chúng ta thì được phó thác cho sự chăm sóc của một ai đó. Nếu chúng ta hy vọng hiểu biết cái ý chí này, vậy thì trước hết chúng ta phải hoàn thành nó ; chúng ta phải làm cái mà chúng ta được yêu cầu phải làm. Và nếu tôi không chịu làm cái mà tôi được yêu cầu phải làm, thì tôi sẽ không bao giờ hiểu là tôi được yêu cầu phải làm cái gì, càng ít hiểu là tất cả chúng ta được yêu cầu phải làm cái gì, và cả thế gian phải làm cái gì.

 

Nếu một người hành khất trần truồng và đói được đưa ra khỏi ngã tư và dẫn vào trong một lâu đài tráng lệ – ở trong một khu vực có hàng rào bao quanh để – được ban cho thức ăn và thức uống. Và sau đó,  nếu y được lệnh phải di chuyển lên xuống một cái đòn bẩy, thì hiển nhiên là trước khi xác định tại sao y được đưa tới đó để di chuyển cái đòn bẩy và cái cấu trúc của cái tòa nhà có hợp lý hay không, người hành khất trước hết phải điều khiển cái đòn bẩy. Nếu y điều khiển nó, rồi thì y sẽ thấy rằng nó làm vận hành một cái bơm, rằng cái bơm đưa nước lên, và rằng nước chảy vào một khu vườn. Rồi y sẽ được đưa từ cái khu vực có hàng rào và được giao cho một công việc khác, và rồi y sẽ thu hái trái cây và bước vào trong niềm vui của người chủ nhà của y. Khi y vươn từ những mối quan tâm thấp lên cao hơn, càng ngày càng hiểu nhiều hơn về cấu trúc của cái toà nhà và trở nên một phần của nó, thì y sẽ không bao giờ nghĩ đến việc hỏi tại sao y có mặt ở nơi đó, và y sẽ không bao giờ có lý do gì để  phiền trách người chủ của y.

 

Cũng như thế, nhân dân lao động, những người giản dị, thất học, mà chúng ta xem như là những con thú – họ thực hiện cái ý muốn của chủ mà không hề phiền trách ông ta. Nhưng chúng ta, những kẻ “khôn ngoan”, tiêu thụ mọi thứ ông chủ cung cấp mà không làm cái ông yêu cầu chúng ta làm; thay vào đó, chúng ta ngồi trong một vòng tròn và suy tưởng về việc tại sao chúng ta nên làm một cái gì đó quá ngu xuẩn như là việc di chuyển cái đòn bẩy  lên xuống. Và chúng ta đã đụng phải một câu trả lời. Chúng ta đã phát hiện ra rằng, hoặc là người chủ là ngu xuẩn hay là ông ta không hiện hữu, trong khi chỉ có chúng ta là “khôn ngoan”; chỉ chúng ta cảm thấy rằng, chúng ta là những kẻ vô tích sự, và rằng chúng ta phải bằng cách nào đó loại bỏ chính mình.

 

 
CHƯƠNG   XII

 

Việc nhận thức những sai lầm của kiến thức thuần lý đã giúp tôi tự giải phóng mình ra khỏi những cám dỗ của sự suy tưởng vô bổ, thiếu căn cứ.[26] Cái xác tín rằng, một kiến thức về chân lý chỉ có thể được tìm thấy trong cuộc sống đã dẫn tôi đến chỗ hoài nghi, rằng đời của riêng tôi chưa phải là cái mà nó nên là; và một điều độc nhất đã cứu tôi là, tôi đã có thể tách chính mình ra khỏi sự cô lập của tôi, nhìn vào cuộc đời đích thực [27] của nhân dân lao động chất phác, và nhận thức rằng chỉ có cuộc sống như thế mới là cuộc sống đích thực. Tôi nhận thức rằng, nếu tôi muốn hiểu cuộc sống và ý nghĩa của nó, tôi sẽ phải sống không phải cuộc sống của một ký sinh trùng, mà (phải sống) cuộc sống chân thực [28]; và một khi tôi đã chấp nhận cái ý nghĩa được cung cấp cho tôi bởi nhân loại đích thực – vốn đã cấu thành cuộc sống – tôi sẽ phải trắc nghiệm nó.

 

Đây là cái  đã xảy đến với tôi vào thời đó: trong suốt một năm tròn, khi hầu như mỗi phút tôi đều đang tự hỏi là tôi có nên chấm dứt mọi thứ đó bằng một sợi dây thừng hay một viên đạn, khi tôi bận tâm với những ý tưởng và những nhận xét mà tôi đã mô tả, trái tim tôi bị vò xé với một cảm nhận hết sức đau đớn. Cái cảm nhận này tôi chỉ có thể mô tả như là sự truy tầm Thượng đế.

 

Tôi nói rằng sự truy tầm Thượng đế này được sinh ra không phải từ lý tính, mà từ một cảm xúc,  bởi vì nó là một truy tầm khởi lên không phải từ quá trình tư tưởng của tôi, mà từ trái tim tôi – quả thật, nó đối nghịch trực tiếp với tư duy [29] của tôi. Nó là một cảm nhận về sự xao xuyến [30], về nỗi cô đơn, về tình trạng bị bỏ rơi [31] giữa tất cả mọi thứ  xa lạ với tôi, và nó là một cảm nhận về một niềm hy vọng mong  có sự giúp đỡ của một ai đó.

 

Mặc dù sự kiện rằng, tôi xác tín về sự bất khả của việc chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế –  ( Kant [32] đã cho tôi thấy, và tôi đã hiểu ông ta một cách đầy đủ, rằng không thể có một bằng chứng như thế) – mặc dù vậy, tôi vẫn truy tầm Thượng đế với hy vọng rằng tôi có thể tìm thấy Ngài, và theo một tập quán cũ là việc cầu kinh, tôi hướng tới cái người mà tôi truy tầm để cầu xin, nhưng không thể tìm thấy Ngài đâu cả. Trong trí óc tôi, tôi thường rà xét cẩn thận những kết luận của Kant và Schopenhauer liên quan đến cái bất khả của việc chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế, và tôi thường cố bác bỏ chúng. Nhân quả, tôi thường nhủ thầm, thì không phải là cùng một phạm trù với tư tưởng như không gian và thời gian. Nếu tôi hiện hữu, vậy thì có một cái gì đó mà khiến cho tôi hiện hữu, nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Và cái nguyên nhân này của tất cả những gì hiện hữu được gọi là Thượng Đế; và tôi nghiền ngẫm cái tư tưởng này và với tất cả con người tôi, cố nhận thức sự có mặt của cái nguyên nhân này. Ngay khi tôi ý thức về sự hiện hữu của một quyền lực như thế ở trên tôi, tôi cảm thấy khả tính của cuộc sống. Nhưng tôi tự hỏi, “Cái nguyên nhân này là gì, cái quyền lực này là gì ? Tôi phải nghĩ về nó như thế nào? Mối quan hệ giữa tôi với cái gọi là Thượng đế là cái gì?” Và hiện ra trong đầu tôi, chỉ là câu trả lời quen thuộc với tôi: “ Ngài là kẻ sáng tạo, kẻ cung cấp mọi sự vật.” Tôi không thỏa mãn với câu trả lời này, và tôi cảm thấy rằng, cái điều mà tôi cần có để sống vẫn còn thiếu. Tôi bị chế ngự bởi sự kinh hãi, và tôi bắt đầu cầu nguyện với kẻ mà tôi tìm kiếm,  để Ngài có thể giúp tôi. Và càng cầu nguyện, tôi càng thấy rõ rằng Ngài không nghe tôi (nói) và rằng, tuyệt đối không có ai mà tôi có thể quay hướng về. Trái tim tôi đầy tuyệt vọng trước cái sự kiện rằng không có Thượng đế, tôi kêu lên, “ Lạy Chúa, hãy xót thương con, hãy cứu vớt con ! Hỡi Chúa, Chúa của con, hãy đưa đường chỉ lối cho con!” [33] Nhưng không có ai thương xót tôi, và tôi cảm thấy đời tôi đã bế tắc.

 

Nhưng không biết bao nhiêu lần, và từ nhiều hướng khác nhau, tôi vẫn cứ trở lại cái xác tín rằng, có lẽ tôi đã không đi vào thế gian mà không có động cơ nào, nguyên nhân nào, hay ý nghĩa nào; rằng tôi không thể là con chim non rơi xuống từ một chiếc tổ – con chim mà tôi cảm thấy đó chính là tôi. Nếu tôi nằm ngửa trên cỏ cao và kêu to giống như một con chim non bị rơi, là bởi vì mẹ tôi đã mang tôi vào trong thế gian, giữ cho tôi ấm, cho tôi ăn, và yêu thương tôi. Nhưng bây giờ mẹ tôi ở đâu ? Nếu tôi đã bị ném ra ngoài cái tổ, vậy thì ai đã ném tôi ra ? Tôi không thể không nghĩ rằng một ai đó đã yêu thương tôi mà đã cho tôi chào đời. Cái người đó là ai? Một lần nữa, Thượng đế.

 

“ Ngài thấy và biết cuộc truy tầm của tôi, nỗi tuyệt vọng của tôi, sự vùng vẫy của tôi,” tôi thường nói với chính mình. “Ngài hiện hữu.” Và ngay khi tôi công nhận điều này, trong một khoảnh khắc, sự  sống tức thì nổi lên trong tôi, và tôi có thể cảm nhận khả tính và thậm chí niềm vui của hiện hữu. Nhưng một lần nữa, tôi thường di chuyển từ việc công nhận sự hiện hữu của Thượng đế tới việc xem xét mối quan hệ giữa tôi với Ngài, và một lần nữa, hiện lên trước mắt tôi vị Thượng đế là kẻ sáng tạo ra chúng ta, vị Thượng đế Ba ngôi, kẻ đã gửi đứa con trai của Người xuống thế gian, kẻ Cứu Chuộc của chúng ta.[34] Và một lần nữa, bị cô lập khỏi tôi và khỏi thế gian, Thượng đế thường chảy tan đi  trước mắt tôi giống như một miếng băng tuyết; một lần nữa, không có gì còn lại, một lần nữa, cái nguồn suối của sự sống tàn lụi đi. Tôi bị chế ngự bởi nỗi tuyệt vọng và cảm thấy rằng, không có gì để tôi làm ngoài việc tự kết liễu đời mình. Và, tệ nhất, tôi cảm thấy rằng, tôi không thể có đủ can đảm để hoàn tất cái việc đó.

 

Tôi trượt té vào những tình huống này không phải 2, 3 lần, nhưng hằng 10 lần và hằng trăm lần – lúc thì niềm vui và sức sống, lúc thì tuyệt vọng, và một ý thức về sự bất khả của cuộc sống.

 

Tôi nhớ một ngày đầu xuân khi tôi ở một mình trong rừng đang lắng nghe những âm thanh của khu rừng. Tôi lắng nghe và nghĩ về một điều độc nhất mà đã thường xuyên chiếm cứ tôi trong 3 năm vừa qua. Một lần nữa, tôi đang truy tầm Thượng đế.

 

“ Rất tốt,” tôi tự nhủ. “ Vậy là không có Thượng đế nào giống như vị Thượng đế mà tôi đã tưởng tượng ra; cái thực tại [35] duy nhất là đời tôi. Không có vị Thượng đế nào như thế cả. Và không có gì, không có phép mầu thuộc bất cứ loại nào, có thể chứng minh là có Ngài, bởi vì những phép mầu chỉ hiện hữu trong trí tưởng tượng phi lý của tôi.”

 

“ Nhưng cái ý niệm về Thượng đế – kẻ mà tôi tìm kiếm – cái ý niệm ấy đến từ đâu ?” Tôi tự hỏi. Và một lần nữa, với cái ý tưởng này,  hiện lên trong tôi những làn sóng hân hoan của sự sống. Mọi sự xung quanh tôi sống dậy, đầy ý nghĩa. Nhưng niềm vui của tôi không kéo dài được lâu. Trí óc tôi tiếp tục công việc của nó. “Khái niệm về Thượng đế,” tôi tự nhủ, “không phải là Thượng đế. Một khái niệm là một cái gì đó mà xuất hiện bên trong tôi; khái niệm về Thượng đế là một cái gì đó mà tôi có thể khêu gợi lên bên trong tôi tùy ý. Đây không phải là cái mà tôi tìm kiếm. Tôi đang tìm kiếm cái mà thiếu nó sẽ không thể có sự sống.” Một lần nữa, mọi sự bên trong tôi và xung quanh tôi bắt đầu chết; một lần nữa, tôi cảm thấy niềm khao khát muốn tự kết liễu đời mình.

 

Nhưng tại điểm đó, tôi nhìn kỹ hơn vào chính mình và (nhìn) vào cái mà đã từng xảy ra bên trong tôi; và tôi nhớ hằng trăm lần tôi đã đi qua những cái chết và những hồi sinh như vậy. Tôi nhớ rằng, tôi đã sống chỉ khi nào tôi tin vào Thượng đế. Rồi, như bây giờ, tôi nói với chính mình, “Chừng nào tôi biết Thượng đế, tôi sống; khi tôi quên, hay khi tôi không tin vào Ngài, tôi chết.” Những cái chết và những hồi sinh này là gì ? Thật rõ là, tôi không sống bất cứ khi nào tôi mất đức tin vào sự hiện hữu của Thượng đế, và có lẽ tôi đã tự vẫn từ lâu, nếu tôi đã không có một niềm hy vọng mơ hồ về việc sẽ tìm thấy Thượng đế. Tôi chỉ thực sự sống bất cứ khi nào tôi ý thức về Ngài và tìm kiếm Ngài. “Vậy thì, tôi tìm kiếm cái gì?” một giọng nói vang lên trong tôi. “Ngài thì ở kia, và nếu không có Ngài, thì không thể có sự sống.” Biết Thượng đế và sống dẫn tới một và cùng một điều. Thượng đế là sự sống.

 

“ Hãy sống, tìm kiếm Thượng đế, bởi vì không thể có sự sống mà không có Thượng đế.” [36] Và một cách hùng mạnh hơn bao giờ, một làn ánh sáng ngời lên bên trong tôi và tất cả xung quanh tôi, và làn ánh sáng này đã không từ bỏ tôi từ đó.

 

Bằng cách đó, tôi đã được cứu thoát khỏi việc tự vẫn. Khi nào và như thế nào cuộc chuyển hóa này bên trong tôi được thành tựu tôi không thể nói. Hệt như trước đây – khi cái lực sống [37] trong tôi bị hủy diệt một cách từ từ và không thể nhận thấy, và tôi gặp phải sự bất khả của cuộc sống, cái sự đình trệ bế tắc của cuộc sống, sự cần thiết phải tự vẫn –  thì bây giờ, cái lực sống này cũng trở lại với tôi một cách từ từ và không thể nhận thấy. Và cái điều kỳ lạ là, cái lực sống mà bây giờ đang trở lại với tôi thì không mới mà rất cũ; nó cũng chính là cái lực mà đã chỉ đạo tôi từ những giai đoạn ấu thơ của đời tôi. Trong bản chất, tôi trở lại với những điều đầu tiên, với những điều của tuổi thơ và tuổi trẻ. Tôi trở lại với đứo tin vào cái ý chí đó –  cái ý chí đã  cho tôi chào đời và yêu cầu một cái gì đó ở tôi; tôi trở lại với cái xác tín rằng, mục đích duy nhất và quan trọng nhất trong đời tôi là trở nên tốt hơn,  (là) sống theo cái ý chí này. Tôi trở lại với cái xác tín rằng, tôi có thể tìm thấy sự biểu hiện của cái ý chí này trong một cái gì đó mà đã từ lâu che khuất khỏi tôi, một cái gì đó mà tất cả nhân loại đã sáng chế ra để chỉ đạo chính nó; tóm lại, tôi trở lại với một niềm tin vào Thượng đế, vào sự toàn thiện về đạo đức [38], và tin vào một truyền thống mà đã truyền dần ý nghĩa vào cho cuộc sống. Cái khác biệt duy nhất là, trước đây tôi đã một lần chấp nhận tất cả những cái này trên bình diện vô thức, trong khi bây giờ tôi biết, một cách hữu thức,  rằng tôi không thể sống thiếu nó.

 

Cái đã xảy ra với tôi là một cái gì đó giống như cái sau đây. Không thể nhớ lại là tôi đã đến đó như thế nào, tôi thấy mình trong một con thuyền mà đã được hạ thủy từ một bờ bến nào không biết được; lối đi tới bờ bên kia được chỉ cho tôi, những mái chèo được đặt vào hai bàn tay thiếu kinh nghiệm của tôi, và tôi được bỏ lại một mình. Tôi điều khiển những mái chèo một cách tốt nhất có thể được và chèo đi. Nhưng tôi càng chèo về phía trung tâm, thì dòng nước càng chảy xiết,  đưa tôi trệch xa khỏi hướng đang đi, và mỗi lúc tôi càng gặp nhiều người, giống như tôi, cũng đang bị dòng nước cuốn trôi đi. Có một ít người tiếp tục chèo, một vài người đã ném mái chèo. Có những chiếc xuồng lớn, những con tàu khổng lồ, đầy người; một số người vùng vẫy chống lại dòng nước, những người khác hoàn toàn buông mình trôi theo nó. Và, nhìn theo hướng dòng nước chảy xuôi, nhìn mọi người đang bị trôi đi theo dòng nước, tôi càng chèo xa hơn, tôi càng quên lối đi mà người ta đã chỉ ra cho tôi. Ở tại trung tâm của dòng nước, giữa đám xuồng và tàu đang bị trôi đi xuôi dòng, tôi lạc đường hoàn toàn và ném mái chèo của tôi. Tất cả xung quanh tôi, trong niềm vui và sự đắc thắng, những con người lao đi xuôi dòng dưới cánh buồm và mái chèo, trấn an tôi và trấn an nhau rằng, không thể có chiều hướng nào khác. Và tôi tin họ và di chuyển theo cùng với họ. Và tôi bị trôi đi một đoạn đường xa, quá xa đến nỗi tôi nghe tiếng gầm rú của những dòng thác mà trong đó chắc chắn tôi sẽ bị  tiêu vong và tôi thấy những chiếc xuồng đang bị hủy diệt trong những dòng thác đó. Rồi tôi hoàn hồn trở lại. Trong một thời gian dài, tôi không thể hiểu cái gì đã xảy ra với tôi. Tôi thấy trước mặt tôi cái sự đổ nát kỳ đặc chưa từng thấy, sự đổ nát mà tôi sợ hãi, và về phía nó tôi đang lao thẳng vào; tôi không thể thấy sự cứu rỗi ở đâu cả, và tôi không biết phải làm cái gì. Nhưng, nhìn phía sau, tôi thấy vô số những chiếc xuồng đang vùng vẫy một cách không nao núng chống lại dòng nước, và tôi nhớ lại những mái chèo và con đường tới bờ, và bắt đầu chèo ngược dòng nước và trực chỉ tiến về  phía nó.

 

Cái bờ là Thượng đế, dòng nước là truyền thống, và những mái chèo là cái ý chí tự do đã được ban cho tôi để chèo được tới bờ,  nơi mà tôi sẽ được kết hợp với Thượng đế. Cái lực của sự sống được hồi sinh bên trong tôi như thế, và tôi bắt đầu sống lại một lần nữa.

 

 

CHƯƠNG   XIII

 

Tôi từ bỏ cuộc sống của giai cấp chúng tôi và nhận thức rằng, đây không phải là cuộc sống, mà chỉ là cái từa-tựa-như-cuộc-sống ; [39]  rằng những điều kiện của sự xa hoa mà trong đó chúng tôi đang sống, khiến cho chúng tôi không thể hiểu cuộc sống; và rằng để hiểu cuộc sống, tôi phải hiểu, không phải cuộc sống của những người trong chúng tôi, là những kẻ ăn bám, mà phải hiểu cuộc sống của nhân dân lao động bình dị, những kẻ sáng tạo ra cuộc sống và mang đến cho nó ý nghĩa. Nhân dân lao động chất phác xung quanh tôi là những người Nga, và tôi quay sang họ và cái ý nghĩa mà họ mang đến cho cuộc sống. Cái ý nghĩa này, nếu có thể diễn tả nó ra, là như vầy: Mọi con người được đưa vào thế gian theo ý chí của Thượng đế. Và Thượng đế sáng tạo ra chúng ta trong một cách thức nào đó, sao cho mọi con người có thể hoặc là cứu linh hồn của riêng họ, hoặc là tiêu hủy nó. Nhiệm vụ của con người trong cuộc sống là cứu linh hồn của y. Để cứu linh hồn của chúng ta, chúng ta phải sống theo những đường lối của Thượng dế, chúng ta phải từ bỏ những lạc thú giác quan; chúng ta phải lao động, chịu đau khổ, phải nhân ái và khiêm cung [40]. Đây là cái ý nghĩa mà người ta đã rút ra từ tất cả những lời dạy tôn giáo được lưu truyền và ban cho họ, bởi những chủ chiên của họ, và từ cái truyền thống vốn tồn tại trong họ được diễn đạt qua những truyền thuyết, những câu cách ngôn, và những câu chuyện kể của họ. Cái ý nghĩa này thì rõ ràng với tôi và thân thiết với trái tim tôi. Nhưng bên cạnh cái ý nghĩa đã cắm rễ trong đức tin của mọi người, có nhiều cái làm tôi khó chịu, và có vẻ không thể giải thích đối với tôi, nhiều cái bị ràng buộc một cách chặt chẽ với những người phi-Raskonik mà giữa họ tôi đã sống, những cái đó là: những phép bí tích [41], những khóa lễ nhà thờ, những bữa ăn kiêng, việc cúi đầu trước những thánh vật và tượng thánh. Những con người chất phác này không thể tách rời cái này (đức tin) ra khỏi cái kia (sự mê tín), và tôi cũng không. Mặc dù sự kiện rằng, nhiều trong số những cái phát xuất từ đức tin của những người này thì xa lạ với tôi, tôi chấp nhận tất cả mọi thứ đó, dự những khóa lễ, tham gia vào những buổi cầu kinh sáng và tối, ăn kiêng và chuẩn bị cho lễ ban thánh thể,[42] và đây là lần đầu tiên không có gì chống đối với lý tính của tôi. Chính cái điều mà ban đầu đã có vẻ không thể được với tôi, thì bây giờ không khơi dậy sự chống đối nào bên trong tôi.

 

Mối quan hệ của tôi với đức tin vào thời đó thì hoàn toàn khác với cái mà bây giờ nó là. Ban đầu, cuộc sống dường như đầy ý nghĩa, và tôi xem đức tin như là một sự xác nhận võ đoán của một lập trường nào đó mà không cần thiết cho tôi – nó phi lý, và không ăn nhập gì với cuộc sống. Vào thời đó, tôi tự hỏi một lập trường như thế có thể có ý nghĩa gì, và một khi tôi đã xác tín rằng nó không có ý nghĩa gì, tôi đã ném nó sang một bên. Tuy nhiên, bây giờ thì tôi chắc chắn rằng, nếu không có đức tin, thì đời tôi sẽ không có (và không thể có) bất cứ ý nghĩa nào; và tôi thấy rằng, những nguyên lý của đức tin không còn có vẻ không cần thiết với tôi, mà kinh nghiệm còn dẫn tôi một cách không tra vấn tới niềm xác tín rằng, chỉ (có) những nguyên lý của đức tin mới cung cấp cho đời ý nghĩa. Ban đầu, tôi xem chúng (những nguyên lý của đức tin) như là cái tầm phào vô dụng [43], nhưng bây giờ tôi biết rằng, cho dù có thể tôi không hiểu chúng, chúng thực sự có ý nghĩa, và tôi tự nhủ, rằng tôi phải học để hiểu chúng.

 

Quá trình lý luận của tôi diễn tiến theo cách sau đây: “ Giống như con người và sức mạnh lý tính của y,”  tôi nhủ thầm, “sự hiểu biết về đức tin hiện lên từ một nguồn gốc bí ẩn. Cái nguồn gốc đó là Thượng đế, nguồn suối của tinh thần và thể xác của con người. Y như Thượng đế đã ban cho tôi thân xác mỗi lúc một chút, Ngài cũng truyền dần cho tôi cái lý tính của tôi và sự hiểu biết về cuộc sống; như vậy, những giai đoạn trong sự phát triển của sự hiểu biết này không thể là sai lầm.  Mọi sự mà người ta thực sự tin, phải là chân thực [44] ; nó có thể được diễn đạt trong nhiều cách khác nhau, nhưng nó không thể là một lời nói dối. Bởi vậy, nếu tôi cho rằng nó là một lời nói dối, thì điều này chỉ chứng tỏ rằng tôi đã không hiểu nó.” Và rồi, tôi nhủ thầm, “ Cái cốt tủy của mọi đức tin nằm trong việc mang đến cho cuộc sống một ý nghĩa, cái ý nghĩa không thể bị hủy diệt bởi cái chết. Một cách tự nhiên, nếu đức tin phải trả lời những câu hỏi của một Nga hoàng đang hấp hối giữa xa hoa, một kẻ nô lệ già bị tra tấn trong sự lao dịch của y, một đứa trẻ ngu dốt, một vị hiền triết cao niên, một bà già lẩm cẩm, một thiếu nữ hạnh phúc, và một chàng trai bị những đam mê thiêu đốt; nếu phải trả lời những câu hỏi nêu ra bởi những người đang sống dưới những điều kiện khác nhau một cách triệt để – về hoàn cảnh, về  cuộc sống, và giáo dục; nếu chỉ có một câu trả lời duy nhất cho câu hỏi vĩnh cửu về cuộc sống – về vấn đề tại sao tôi sống và cái gì sẽ xảy đến với đời tôi – nếu như vậy, thì câu trả lời này, dù cơ bản giống nhau ở mọi nơi, sẽ được biểu thị trong vô hạn cách khác nhau. Và câu trả lời này càng độc đáo,  càng chân thực và sâu xa, thì, dĩ nhiên, những cố gắng để diễn đạt nó càng có vẻ kỳ lạ và gây khó chịu, tùy thuộc vào từng cá nhân: y có địa vị ra sao, và được nuôi dạy như thế nào.” Nhưng cho dẫu  tôi nghĩ rằng, những suy ngẫm này biện minh cho những cái kỳ dị [45]  về khía cạnh nghi lễ của đức tin, chúng cũng không đủ cho tôi thực hành những hành vi vốn có vẻ đáng ngờ với tôi, nhất là khi nó chạm vào cái đức tin mà đã trở thành cái mối quan tâm duy nhất của đời tôi. Với tất cả tâm hồn tôi, tôi mong muốn ở trong một vị trí có thể hòa nhập với mọi người trong việc thực hành những nghi thức [46] của đức tin của họ, nhưng tôi không thể làm việc đó. Tôi cảm thấy rằng tôi sẽ đang nói dối với chính mình, đang giễu cợt cái thiêng liêng với tôi nếu tôi phải thực hành những nghi thức tôn giáo đó. Nhưng ở đây những tác phẩm thần học mới của Nga đã đến trợ giúp tôi.

 

Theo lời giải thích của những nhà thần học này, thì cái giáo điều căn bản của đức tin có gốc rễ trong sự không thể sai lầm của Hội thánh. Cái chân lý của mọi sự mà Hội thánh là kẻ đại diện – chân lý đó là một kết luận tất yếu được rút ra từ cái giáo điều này. Như là một tập hợp bao gồm những tín đồ được hợp nhất lại trong tình yêu, và do vậy, như là kẻ sở hữu sự hiểu biết chân thực, Hội thánh trở thành cơ sở cho đức tin của tôi. Tôi tự nhủ rằng, không có bất cứ ai có thể đạt tới chân lý thiêng liêng; nó chỉ được mặc khải qua một sự hợp nhất  của tất cả mọi con người được nối kết với nhau do tình yêu. Nếu muốn tìm thấy chân lý, phải không được có sự chia rẽ; và nếu muốn không có sự chia rẽ, thì chúng ta phải yêu và phải được hoà giải với những người không hoà thuận với chúng ta. Chân lý là một mặc khải của tình yêu, và do vậy, nếu bạn không tuân thủ những nghi lễ của Hội thánh, bạn hủy diệt tình yêu; và nếu bạn hủy diệt tình yêu, bạn sẽ mất mọi khả tính của việc biết chân lý. Vào thời đó, tôi không nhận thức được sự ngụy biện nằm trong cái dòng lý luận này. Tôi không thấy rằng, một sự hợp nhất trong tình yêu có thể dẫn đến tình yêu lớn nhất, nhưng không thể mặc khải chân lý thiêng liêng như được diễn đạt trong những lời dứt khóat của Tín điều Nicene; tôi không thấy rằng, tình yêu không thể tạo ra một sự biểu hiện nào đó của chân lý dựa trên một sự hợp nhất của những tín đồ. Vào thời đó, tôi không nhận thức sự sai lầm trong cái dòng tư tưởng này, và do vậy tôi thấy có thể chấp nhận và thực hành tất cả những nghi thức của Hội thánh Chính thống mà không hiểu một phần lớn trong số chúng. Tôi vùng vẫy với tất cả linh hồn tôi để tránh tất cả những thảo luận, tất cả mọi mâu thuẫn, và cố giải thích càng hợp lý càng tốt những giáo lý của Hội thánh mà với nó tôi bị xung đột.

 

Trong việc thực hành những nghi lễ [47] của Hội thánh, tôi kềm chế lý tính của tôi và tuân thủ cái truyền thống được tất cả nhân loại chấp nhận và áp dụng. Tôi gia nhập vào hàng ngũ của tổ tiên tôi và những kẻ thân yêu của tôi, của cha tôi, mẹ tôi và ông bà tôi. Họ và tất cả những người trước họ đã tin và sống và đưa tôi vào thế gian. Tôi gia nhập vào hàng ngũ của tất cả hằng triệu người vốn cấu thành những con người mà tôi kính nể. Cũng không có gì là sai trái với những hành vi này trong tự thân chúng (sự buông mình theo những dục vọng là cái mà tôi xem là sai trái). Khi tôi dậy sớm vào buổi sáng để đi lễ, tôi biết rằng tôi đang làm một cái gì đó tốt lành, nếu chỉ vì tôi đang hy sinh cái sự thoải mái thể xác của tôi để làm khiêm cung sự kiêu ngạo về trí năng của tôi, để được gần gũi hơn với tổ tiên tôi, đồng bào tôi và những kẻ đồng thời với tôi, để tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Nó cũng tương tự như việc chuẩn bị cho lễ ban thánh thể, việc đọc kinh hằng ngày  và những cử chỉ đi kèm với nó, và ngay cả việc ăn kiêng vào tất cả những ngày chay. Bất luận những hy sinh này có vô nghĩa thế nào đi nữa, thì chúng được thực hiện nhân danh một cái gì đó tốt lành. Tôi chuẩn bị cho lễ ban thánh thể, ăn kiêng, và đều đặn tham dự những giờ cầu kinh tại nhà và tại nhà thờ. Khi dự nghe những khóa lễ nhà thờ, tôi cố nắm bắt mọi lời kinh và (gán) cho nó một ý nghĩa bất cứ khi nào tôi có thể. Tại lễ mi sa, những lời kinh quan trọng nhất với tôi là  “Chúng ta hãy yêu thương nhau trong sự hợp nhất.” Nhưng tôi không để tâm đến những lời theo sau – “ Chúng tôi tin vào Cha, và Con, và Thánh thần” – bởi vì tôi không thể hiểu chúng.

 

 

 

CHƯƠNG XIV

 

 

Vào thời đó, tôi thấy quá cần thiết phải tin để sống, đến nỗi tôi đã một cách vô thức che giấu khỏi chính mình những mâu thuẫn và những cái tối tăm[48]  trong những lời dạy tôn giáo. Tuy nhiên, có một giới hạn cho sự giải minh[49]  này về những nghi thức. Mặc dù những lời quan trọng nhất trong nghi thức tế lễ trở nên ngày càng rõ ràng với tôi; mặc dù bằng cách nào đó tôi giải thích cho chính mình những lời, “Nhớ tới Đức bà Tối cao của chúng ta, Thánh Mẫu của Chúa, và tất cả các vị thánh,  chúng ta, mỗi một người và tất cả,  hãy hiến dâng toàn bộ đời chúng ta cho Chúa Kytô, Thượng đế”; mặc dù tôi giải thích việc người ta thường xuyên lặp lại những lời kinh cho vị Nga hoàng và gia đình ông nghe bằng sự kiện rằng, họ bị cám dỗ nhiều hơn những người khác và do vậy, cần đến những lời cầu nguyện hơn; mặc dù tôi giải thích việc nguyện cầu xin Ơn Trên cho chúng ta đánh bại kẻ thù, bằng cách nói rằng kẻ thù thì xấu ác  – mặc dù vậy,  những lời cầu kinh này và những điều khác, như bài tụng ca của các thiên thần, bí tích nhập thể, [50] sự ngưỡng mộ Thánh nữ Đồng trinh, và vân vân –  gần 2/3 nghi thức của khóa lễ thì hoặc là không có chút ý nghĩa nào, hoặc là chúng làm cho tôi cảm thấy rằng, tôi đang nói dối khi tôi cố giải thích chúng, và điều này sẽ có nghĩa là tôi đang hủy diệt mối quan hệ của tôi với Thượng đế và sẽ đánh mất hết khả tính của đức tin.

 

Khi cử hành những ngày lễ chính, tôi cũng có những cảm nhận tương tự. Tôi có thể hiểu việc cử hành lễ sababbath – nghĩa là, dành riêng một ngày trong tuần cho việc hội thông với Thượng đế. Nhưng kỳ nghỉ quan trọng nhất là để nhớ đến cuộc Phục sinh, cái thực tại mà tôi không thể tưởng tượng, cũng không thể thấu hiểu được. Và ngày nghỉ hằng tuần, Chủ nhật, thì được đặt tên cho cuộc Phục Sinh này.[51] Vào ngày này, bí tích Thánh thể [52] được thực hiện, đây là cái mà tôi hoàn toàn không thể thông hiểu được. Trừ lễ Giáng Sinh ra, 12 kỳ nghỉ lễ khác là để tưởng nhớ những phép lạ khác, mà tôi cố không nghĩ về để khỏi phải phủ nhận chúng: lễ Lên Trời [53], Lễ hạ trần [54], Lễ hiện xuống [55], Sự Can thiệp[56] của Đức Mẹ đồng trinh, vân vân … Khi tôi cử hành những ngày lễ này, cảm thấy rằng sự quan trọng nhất đang được gán cho cái mà tôi xem là ít quan trọng nhất, thì tôi, hoặc là sáng chế ra một lời giải thích để xoa dịu chính mình, hoặc là nhắm mắt lại để khỏi thấy cái vốn đang khuyến dụ tôi.

 

Tất cả những điều này gây cho tôi ấn tượng mạnh mẽ nhất khi tôi tham gia vào cái thông thường nhất và được xem là cái bí tích quan trọng nhất : lễ rửa tội và ban thánh thể. Tại đây tôi không bị xung đột với một cái gì đó không thể hiểu được, nhưng với những vấn đề khá dễ hiểu; tôi thấy dường như những hành vi này thì dối gạt [57] trong bản chất, và tôi bị kẹt vào trong tình thế lưỡng nan : hoặc là tôi phải bác bỏ chúng, hoặc là tôi phải nói dối về chúng.

 

Tôi sẽ không bao giờ quên cái cảm giác đau đớn mà đã đi xuyên qua tôi khi tôi nhận lễ ban thánh thể lần đầu tiên trong nhiều năm. Cái khóa lễ, sự xưng tội, những bài kinh ngắn, – tất cả mọi thứ đó thì có thể hiểu được với tôi, và gợi lên trong tôi sự nhận thức vui sướng rằng, cái ý nghĩa của cuộc sống thì đang được mặc khải cho tôi. Tôi tự giải thích cái việc ban thánh thể như là một hành vi để tưởng nhớ Chúa Kytô,  có ý nghĩa làm sạch tội lỗi và sự chấp nhận hoàn toàn những lời dạy của Ngài. Nếu sự giải thích này khá giả tạo hời hợt[58], tôi không để ý tới cái sự giả tạo đó. Khi tôi khiêm cung và dâng mình cho vị nghe xưng tội, một giáo sĩ chất phác và rụt rè, thật là một niềm vui cho tôi khi được phơi trần tất cả cái xấu xa nhơ bẩn trong linh hồn tôi, ăn năn về những tội lỗi của mình; thật là một niềm vui được kết hợp trong tư tưởng với những phấn đấu  của những vị cha cố đã soạn ra những lời cầu nguyện của những bài kinh; thật là một niềm vui được kết hợp với những kẻ ngoan đạo và những kẻ có đức tin, niềm vui ấy quá lớn,  đến nỗi tôi không có cảm nhận nào về cái tính chất giả tạo của lời giải thích của tôi. Nhưng khi tôi tới gần những cánh cổng của vương quốc, và vị giáo sĩ yêu cầu tôi lặp lại cái mà tôi tin và rằng, cái mà tôi sắp nuốt đích thực là thịt và máu, lòng tôi đau như cắt; đây là một nốt nhạc [59], nhỏ bé nhưng giả tạo, một yêu sách tàn nhẫn được đặt lên một kẻ mà rõ ràng là (y) chưa từng có ý niệm nào về đức tin là cái gì.

 

Mặc dù bây giờ tôi tự cho phép mình xem nó là một yêu sách tàn nhẫn, vào thời đó, tôi đã không có khái niệm rằng nó là như vậy, nó chỉ gây cho tôi nỗi đau đớn không thể nói ra lời. Tôi không còn giữ cái lập trường mà tôi đã lựa chọn và tuân thủ trong tuổi trẻ của tôi, cái quan điểm cho rằng, mọi sự trong đời thì rõ ràng minh bạch. Quả thật, tôi đã đến với đức tin bởi vì ngoài nó ra, tôi không thể tìm thấy bất cứ cái gì ngoài sự đổ nát, và do vậy, tôi không thể vứt bỏ đức tin; bởi thế, tôi tuân thủ. Trong linh hồn tôi, tôi phát hiện ra  một cảm nhận vốn giúp tôi chịu đựng cái này. Đó là một cảm nhận về sự tự hạ mình [60] và sự khiêm cung. Tôi tự hạ mình khiêm cung và nuốt cái xác thịt và máu mà không có những cảm xúc báng bổ, và với một niềm mong mỏi được có đức tin, nhưng cú đánh ấy [61] đã để lại cái dấu ấn của nó. Biết trước cái đang chờ đợi tôi, tôi không thể đi qua nó một lần thứ hai.

 

Tuy nhiên, tôi vẫn tiếp tục thực hành những nghi thức nhà thờ, và tôi vẫn tin rằng, có chân lý trong cái giáo lý mà tôi tự mình gắn bó vào ; và rồi, một cái gì đó xảy ra, bây giờ nó rõ ràng minh bạch với tôi, nhưng vào thời đó nó có vẻ kỳ quặc.

 

Một lần, tôi lắng nghe một nông dân thất học,[62] một kẻ hành hương, nói về Thượng đế, cuộc sống, sự cứu rỗi và đức tin, và một sự hiểu biết về đức tin đã được mở ra cho tôi. Tôi trở nên gần gũi hơn với những con người mộc mạc này khi tôi lắng nghe những suy tưởng của họ về cuộc sống và đức tin, và tôi bắt đầu ngày càng hiểu chân lý hơn. Cùng một điều tương tự đã xảy ra cho tôi khi tôi đọc Tử Đạo Luận [63]  và Những Lời mở đầu [64]; chúng trở thành những sách đọc ưa thích của tôi. Để sang một bên những phép mầu và xem chúng như những ngụ ngôn diễn đạt một ý tưởng, những sách đọc này phát lộ cho tôi cái ý nghĩa của cuộc sống. Trong số đó là cuộc đời của Macarius Vĩ Đại [65], và Hoàng Tử Ioasaph (câu chuyện về đức Phật), những tác phẩm của John Chrysostom [66], câu chuyện về một kẻ lữ hành trong cái giếng, về nhà tu  khám phá ra vàng và Peter Người thu thuế; chúng bao gồm cả những chuyện lịch sử về những kẻ tử đạo, tất cả trong số họ đều công bố rằng cuộc sống không chấm dứt với cái chết. Đây là những câu chuyện kể về những người thất học, đần độn đã tìm thấy sự cứu rỗi mặc dù họ không biết gì về những lời dạy của Hội thánh.

 

Nhưng ngay khi tôi giao du với những người tín đồ có học thức và cầm lên những quyển sách của họ, thì một mối nghi ngờ, bất mãn, và cay đắng nào đó đối với những lập luận của họ nổi lên trong tôi, và tôi cảm thấy rằng, tôi càng nắm bắt những bài giảng đạo của họ, tôi càng lạc xa chân lý và càng đến gần vực thẳm hơn.

 

 

 

CHƯƠNG   XV

 

 

Nhiều lần tôi đã ganh tỵ với những nông dân về sự dốt nát [67] và sự thiếu giáo dục của họ. Họ không thể thấy cái gì hư dối [68] trong những giáo lý  của đức tin mà với tôi dường như nảy sinh từ sự nhảm nhí hiển nhiên [69] ; họ có thể chấp nhận chúng và tin vào chân lý, cùng cái chân lý mà tôi tin vào. Nhưng thật bất hạnh cho tôi, rõ ràng là cái chân lý đó bị buộc chặt vào một sự dối trá  [70]  bằng những sợi chỉ vi tế mỏng manh nhất, và hiển nhiên là tôi không thể chấp nhận nó trong một hình thức như vậy.

 

Tôi đã sống như thế vào khoảng 3 năm, và khi, giống như một người bị quỷ ám, tôi bắt đầu nhích từng bước về phía chân lý  – được dẫn dắt chỉ duy nhất bởi bản năng, về phía cái nơi mà ánh sáng dường như chiếu sáng – thì những cái có vẻ là phi chân lý [71] đã không làm tôi bận tâm nhiều lắm. Khi tôi không hiểu một cái gì đó, tôi thường nhủ thầm, “Tôi có tội, tôi sai lầm.” Nhưng tôi càng tiếp thu được những chân lý mà tôi nghiên cứu, chúng càng trở nên cái nền tảng của cuộc sống, cho đến khi những phi chân lý trở nên ngày càng khó khăn hơn và gây bối rối hơn. Cái đường ranh giới  – phân cách những điều (mà) tôi không biết làm thế nào để hiểu ra khỏi những điều mà tôi có thể hiểu chỉ bằng cách tự dối mình – cái đường ranh giới ấy trở nên rạch ròi hơn.

 

Mặc dù những hoài nghi và vò xé, tôi vẫn đang bám víu vào Hội thánh Chính thống. Nhưng những câu hỏi về cuộc sống (mà) phải được giải đáp cứ tiếp tục nổi lên, và giải đáp của Hội thánh về những câu hỏi này thì trực tiếp chống lại cái đức tin mà nhờ đó tôi sống; đây là cái mà sau cùng đã dẫn tôi đến chỗ từ bỏ khả tính của một mối quan hệ với Hội thánh Chính thống. Trước hết, những câu hỏi này gắn liền với mối quan hệ giữa Hội thánh Chính thống và những giáo hội khác,  với mối quan hệ giữa nó với Công giáo [72] và những người gọi là Raskolnik. Vào thời điểm đó, do mối quan tâm của tôi vào đức tin, tôi trở nên quen biết với những tín đồ của nhiều tín điều [73] khác nhau: những người Công giáo, Tin lành, những Cựu tín đồ [74], những người Molokan [75], và những người thuộc những giáo phái khác. Và trong số họ, tôi gặp nhiều người có phẩm chất đạo đức cao nhất, họ là những tín đồ đích thực. Tôi muốn là một người anh em của những người này. Nhưng cái gì đã xảy ra? Cái giáo lý[76]  – mà đã hứa hẹn cho tôi một sự hợp nhất với tất cả qua tình yêu và một đức tin chung duy nhất  – lại chính  là cái giáo lý mà, từ cửa miệng của những tín đồ ưu tú nhất của nó,  cho tôi thấy rằng, tất cả những người này thì đang sống trong một sự dối trá; rằng cái ban cho họ sức mạnh để sống là một sự cám dỗ của quỷ sứ, và rằng, chỉ riêng chúng tôi [77] mới sở hữu cái chân lý duy nhất khả hữu[78]. Và tôi thấy rằng, những thành viên của Hội thánh Chính thống xem tất cả những ai mà không có cùng tín ngưỡng như họ là những kẻ tà đạo [79] ; cũng hệt như vậy, những người Công giáo và những người (thuộc những giáo phái) khác thì lại xem những thành viên của Hội thánh Chính thống như là những kẻ tà đạo. Tôi thấy rằng, mặc dù cố tình che giấu, Hội thánh Chính thống xem là kẻ thù tất cả những ai không chấp nhận cùng những biểu tượng [80] và những biểu đạt[81] về đức tin như họ. Và sự thể phải là như vậy, bởi vì trước hết, khẳng định rằng, bạn sống trong một sự dối trá trong khi tôi sống trong chân lý, đó là cái điều tàn nhẫn nhất mà một người có thể nói với một người khác; và, kế đến,  bởi vì (nếu) một người thương yêu con cái và anh em mình, thì y không thể không xem như kẻ thù những ai muốn cải đạo [82] cho con cái và anh em của y,  dẫn chúng vào một đức tin hư dối. Và mối ác cảm này tăng lên theo tỷ lệ của kiến thức của họ về những lời dạy của giáo lý. Ngay cả tôi, kẻ đã cho rằng chân lý nằm trong sự kết hợp của tình yêu,  cũng bị bó buộc phải công nhận rằng những lời dạy của giáo lý lại hủy diệt chính cái mà nó bắt tay vào để tạo dựng nên.[83]

 

Sự cám dỗ (phải nghi ngờ những giáo lý đang được rao giảng. ĐTN) thì hiển nhiên đối với những người có ăn học như chúng tôi, sống trong những đất nước nơi mà nhiều loại tín điều được tin theo và thấy sự khinh thị lẫn nhau quyết liệt giữa các giáo phái: Công giáo khinh bỉ Chính thống giáo và Tin lành; Chính thống giáo khinh bỉ Công giáo và Tin lành, và Tin lành khinh bỉ cả hai; điều này cùng áp dụng cho những Cựu tín đồ, những Revivalists, và những Shakers [84] và tất cả những giáo phái còn lại. Điều đó thì quá hiển nhiên, đến nỗi thoạt nhìn thì thật là bối rối. Bạn nhủ thầm, “ Nó không thể đơn giản như vậy. Có thể nào mà người ta không thấy rằng, cho dù 2 lập trường có xung đột với nhau, chẳng lẽ cả hai đều không thể nuôi giữ cái chân lý duy nhất khả dĩ cấu thành cái nền tảng, cơ sở của đức tin? Phải có một sự giải thích nào đó ở đây.” Tôi cũng nghĩ rằng có một loại giải thích nào đó, và tôi tìm kiếm nó và đọc mọi thứ mà tôi có thể về đề tài đó, và tham khảo ý kiến mọi người mà tôi quen biết. Nhưng sự giải thích duy nhất mà tôi có thể tìm thấy là lời giải thích theo kiểu như vầy: những Kỵ Binh Sumsky thì tự xem mình là cái trung đoàn thiện chiến nhất trên thế giới, trong khi những người Uhlans Vàng [85] thì lại tự cho mình là số một. Những giáo sĩ của mọi giáo phái, những đại diện ưu tú nhất của tín ngưỡng của họ, tất cả đều bảo tôi cùng một điều – cụ thể là :  niềm tin của giáo phái họ là niềm tin đích thực và tất cả những niềm tin khác đều sai lầm;[86] họ cũng bảo rằng cái điều duy nhất mà họ có thể làm cho những người của các giáo phái khác, là cầu nguyện cho những người đó. Tôi viếng thăm những tu viện trưởng, những  giám mục, những giáo sĩ cao niên, và những nhà tu khổ hạnh, không ai trong số họ bỏ công ra để giải thích cái cạm bẫy này cho tôi. Chỉ có một người thuyết minh vấn đề ấy cho tôi, nhưng lời giải thích của ông ta thì như thế nào đó, khiến cho tôi không còn hỏi bất cứ ai một câu hỏi nào nữa.

 

Tôi đã nói rằng, đối bất cứ kẻ thiếu đức tin nào mà trở lại với đức tin (và tại đây tôi có trong trí toàn bộ thế hệ trẻ của chúng tôi), thì câu hỏi đầu tiên được nêu ra là: tại sao chân lý không nằm trong Hội thánh Luther hay Hội thánh Công giáo, mà lại nằm trong Hội thánh Chính thống?  Trong trường học, người ta được dạy và đều biết cái mà người nông dân không biết – cụ thể là, những người Tin lành và những người Công giáo đều tự đòi cho mình cái quyền làm sở hữu chủ của chân lý – cái chân lý độc nhất và duy nhất – mà chính chúng tôi cũng đang tự đòi quyền làm sở hữu chủ. Những bằng chứng lịch sử  – bị xuyên tạc bởi mỗi giáo phái để phù hợp với mục đích của riêng nó – thì thiếu sót, bất cập. Phải chăng là không có thề, như tôi đã gợi ý, là khi đạt tới một mức độ hiểu biết cao hơn, thì những khác biệt sẽ biến mất, y như chúng đã biến mất đối với những kẻ-có-đức-tin đích thực [87]  ? Phải chăng là không thể đi xa hơn xuống con đường mà dọc theo đó chúng ta đã khởi hành với những Cựu tín đồ? Họ đã đã tuyên bố rằng, có một cái thay thế [88] cho con đường mà trong đó chúng ta làm dấu thánh giá, kêu to ‘hallelujahs’[89] và di chuyển xung quanh bàn thờ. Người ta đã nói, “Bạn tin vào Tín điều Nicene, vào 7 phép bí tích, và chúng tôi cũng vậy. Chúng ta hãy tuân thủ cái đó; về những cái còn lại của nó, bạn có thể làm như bạn thích. Như thế, chúng ta có thể đoàn kết lại bằng cách đặt những thành tố cốt tủy cao hơn cái không cốt tủy.” Phải chăng là không thể nói với những người Công giáo,  “Bạn tin vào cái này và cái kia, vào những gì (mà là) quan trọng; còn đối với chuyện về filioque [90] và đức Giáo Hoàng, hãy làm như bạn thích.” Phải chăng là không thể nói cái điều tương tự với những người Tin lành, và liên hiệp lại với nhau trong cái điều độc nhất cần thiế?  Tôi nói điều này với một người (mà) đồng ý với sự suy nghĩ của tôi, nhưng anh ta bảo tôi, những nhượng bộ như thế sẽ khơi dậy sự khiển trách [91]  của giới tăng lữ, họ sẽ phản bác rằng, điều này đánh dấu một sự trệch hướng ra khỏi đức tin của tổ tiên chúng ta, và gây ra sự bất đồng, bất qui phục [92], và rằng giới tăng lữ có nhiệm vụ phải duy trì trong mọi điều tất cả sự tinh tuyền [93] của đức tin Chính thống Hy Lạp – Nga, mà đã được tổ tiên chúng ta truyền xuống cho Hội thánh.

 

Rồi tôi hiểu tất cả mọi thứ đó. Tôi đang truy tầm đức tin, cái lực của sự sống, nhưng họ lại tìm kiếm những phương tiện tốt nhất để hoàn  thành cái mà người ta xem là những bổn phận nào đó của con người. Và để chu toàn  những bổn phận con người này, họ thực hiện chúng trong một cách thức quá-đỗi-con-người.[94] Bất luận họ có thể nói gì về lòng thương xót của họ đối với những huynh đệ mà đã đi lạc đường, hay về những lời cầu nguyện của họ cho những ai (mà) sẽ đến trước ghế phán xét của Đấng tối cao, thì những bổn phận con người chỉ có thể được thực hiện bởi bạo lực; [95] và từ trước tới nay, bạo lực vẫn luôn được thi hành, bây giờ đang được thi hành, và sẽ luôn luôn (còn mãi) được thi hành. Nếu mỗi trong 2 tôn giáo tin rằng, chỉ có nó mới phù hợp với chân lý trong khi tôn giáo kia sống trong một sự lừa dối, rồi bởi vì họ muốn dẫn những huynh đệ của họ đến chân lý, họ sẽ tiếp tục rao giảng cái giáo lý riêng của họ. Và nếu một Hội thánh đang cư ngụ trong chân lý, mà một giáo lý hư dối lại được rao giảng cho những đứa con thiếu kinh nghiệm của nó, thì Hội thánh đó không thể không đốt những quyển sách và trục xuất kẻ nào đang dẫn dắt con cái của Hội thánh vào trong sự cám dỗ. Phải làm cái gì với một kẻ tà đạo (mà) công bố một cách nhiệt thành cái mà Hội thánh xem như là một đức tin hư dối, và đang dẫn dắt những con cái của Hội thánh đi lạc đường trong cái điều quan trọng nhất của cuộc sống, trong đức tin? Phải làm gì với y ngoài việc chặt đầu y và nhốt y trong tù? Vào thời của Alexis Mikhailovich[96], thì y (kẻ tà đạo) bị hoả thiêu tại giàn hỏa, nghĩa là, y  gặp phải biện pháp mạnh nhất của luật pháp; cái điều tương tự thì cũng đúng với thời đại của chúng ta: họ bị biệt giam. Khi tôi xoay sự chú ý của tôi sang những cái mà người ta đã làm nhân danh tôn giáo, tôi kinh hãi và gần như hoàn toàn rút khỏi Hội thánh Chính thống. Một điều khác là mối liên quan giữa Hội thánh với những vấn đề của cuộc sống – về thái độ của nó đối với chiến tranh và những cuộc hành hình.

 

Trong thời gian này, nước Nga đang ở trong chiến tranh. [97] Và nhân danh tình yêu Kytô giáo, những người Nga đang giết những huynh đệ của họ. Không có cách nào để tránh khỏi suy nghĩ về điều này. Không có cách nào để bỏ lơ không ngó đến cái sự kiện rằng, việc sát nhân là xấu và đi ngược lại với những giáo lý nền tảng nhất của bất cứ đức tin nào. Tuy nhiên, trong các nhà thờ, người ta đang cầu nguyện cho sự thành công của những vũ khí của chúng tôi, [98] và những vị thầy của đức tin xem cuộc sát nhân này như là cái hệ luận logic của đức tin. Và không chỉ việc sát nhân trong chiến tranh được phê chuẩn, mà trong suốt những rối loạn theo sau chiến tranh, tôi thấy những thành viên của Hội thánh, những vị thầy của nó, những tu sĩ, và những nhà khổ hạnh – những người này đều tha thứ  cho việc giết chết những người trẻ đi lạc đường[99] bơ vơ. Tôi xoay sự chú ý của tôi sang mọi thứ mà những kẻ tự xưng là những người Kytô giáo đã làm, và tôi kinh hãi.

 

 

 

CHƯƠNG XVI

 

Tôi không còn có chút nghi ngờ nào và tôi xác tín một cách vững chắc rằng, những lời dạy về đức tin mà với nó tôi đã kết giao [100] thì không phải là hoàn toàn chân thực.[101] Trước đây, vào một thời điểm nào đó, có lẽ tôi đã nói rằng, tất cả mọi thứ đó là một sự dối trá; nhưng bây giờ thì không thể nói điều này. Không nghi ngờ gì nữa, tất cả mọi con người mộc mạc đó đều có một sự hiểu biết về chân lý, bởi vì, nếu khác đi, thì họ sẽ không đang sống. Vả lại, cái sự hiểu biết về chân lý này thì cũng đã ở trong tầm tay của tôi; tôi (đã và) đang sống theo nó và có thể cảm thấy rằng đây quả thật là chân lý; nhưng trong những lời dạy này cũng có một sự dối trá. Không có chút nghi ngờ nào về điều này. Và mọi sự mà đã gây khó chịu cho tôi trước đây, thì bây giờ lại sống động trước mắt tôi. Mặc dù tôi có thể thấy rằng, cái dối trá mà đã gây khó chịu cho tôi, sự dối trá ấy cũng tồn tại trong nhân dân lao động, nhưng ít hơn, so với giữa những đại biểu của Hội thánh, tôi cũng vẫn có thể thấy rằng, ngay cả giữa những người dân lao động, cũng có sự dối trá trộn lẫn với chân lý.

 

Nhưng sự dối trá đến từ đâu và chân lý đến từ đâu?  Cả sự dối trá và chân lý đều đến từ cái được biết đến như là Hội thánh. Cả sự dối trá lẫn chân lý đều là một phần của một truyền thống, một phần của cái được mệnh danh là một truyền thống thiêng liêng, một phần của Kinh thánh. [102]

 

Và, dù muốn  hay không, tôi đi tới chỗ nghiên cứu và phân tích Kinh thánh và cái truyền thống đó; tôi đã đảm trách việc thực hiện một sự phân tích mà cho tới nay tôi vẫn sợ, không dám đảm trách.

 

Vậy là tôi quay sang nghiên cứu chính nền thần học mà đã có một thời tôi đã bác bỏ một cách khinh bỉ [103], xem như là không cần thiết. Thuở đó, nó gây cho tôi ấn tượng rằng, đó là cái rất vớ vẩn, vô dụng; lúc bấy giờ tôi đã bị bao quanh bởi những hiện tượng của cuộc sống, mà tôi nghĩ  là minh  bạch, rõ ràng và đầy ý nghĩa. Bây giờ, có lẽ tôi đã vui mừng tự giải thoát mình khỏi mọi sự, những cái không bồi dưỡng [104] một trí óc lành mạnh, nhưng tôi không biết làm thế nào để trốn thoát. Có gốc rễ trong lời dạy tôn giáo này, hay ít nhất, có quan hệ trực tiếp với nó, là cái ý nghĩa độc nhất của cuộc sống mà đã được phát lộ ra với tôi. Cho dẫu nó có vẻ xúc phạm [105] đến cái trí năng bướng bỉnh trước đây[106] của tôi thế nào đi nữa, thì tại đây có một hy vọng duy nhất về sự cứu rỗi. Người ta phải xem xét nó một cách cẩn thận và chú tâm để có thể hiểu được nó, cho dù tôi không hiểu nó theo cách mà tôi vẫn hiểu – theo quan điểm khoa học. Do cái bản chất kỳ đặc [107] của kiến thức về đức tin, tôi không và không thể tìm kiếm một sự hiểu biết như thế về nó Tôi sẽ không tìm kiếm một lời giải thích về mọi thứ. Tôi biết rằng sự giải thích về mọi thứ, giống như nguồn gốc của mọi thứ, phải còn bị ẩn giấu trong cái vô hạn. Nhưng quả thật tôi muốn hiểu để tôi có thể được đưa tới cái không thể hiểu được – tất yếu không thể hiểu được; tôi muốn thấy rằng, tất  cả những gì tôi không thể hiểu, là tất yếu không thể hiểu từ bản chất – bởi vì tôi nhận ra những giới hạn của trí năng, chứ không phải bởi vì những yêu sách của trí năng là không lành mạnh (chúng lành mạnh, và ngoài chúng ra, tôi không hiểu gì cả). Tôi muốn hiểu, để cho bất cứ cái gì không thể hiểu được hiện ra như là một sự tất yếu [108] của lý tính và không phải như là một bổn phận buộc người ta phải tin.

 

Tôi không nghi ngờ rằng, có một chân lý trong cái giáo lý này; nhưng cũng không có nghi ngờ nào rằng nó nuôi giữ [109] một sự dối trá; và tôi phải tìm ra cái chân lý và cái sự dối trá để mà tôi có thể phân biệt chúng. [110] Đây là điều mà tôi bắt tay làm. Cái là sự dối trá mà tôi tìm thấy, và cái là chân lý mà tôi tìm thấy, và những kết luận mà tôi rút ra, thì được trình bày trong cái phần tiếp theo của tác phẩm này, mà, nếu có ai đó thấy nó hữu ích, thì rất có thể nó sẽ được xuất bản một ngày nào đó, một nơi nào đó.[111]

 

 

 

               LỜI CUỐI [112]

 

Tôi đã viết những dòng trên cách đây 3 năm [113]

Ngày kia, trong khi tôi đang xem xét lại cái phần mà bạn đã đọc trên đây và trở về với những ý tưởng và cảm nhận mà đã đi qua tôi khi tôi đang trải nghiệm tất cả những cái này, tôi đã có một giấc mơ. Giấc mơ này biểu đạt cho tôi trong một hình thức cô đọng tất cả những gì mà tôi đã sống qua và viết về; do vậy, tôi nghĩ rằng với những ai đã hiểu tôi, thì sự mô tả về giấc mơ ấy sẽ gợi nhớ, làm sáng tỏ, và tập hợp lại thành một mảnh nhất quán những gì đã được thảo luận dông dài trong những trang ở trên. Giấc mơ đó như vầy: Tôi thấy rằng tôi đang nằm trên giường. Tôi đang nằm ngửa, cảm thấy không dễ chịu, cũng không khó chịu. Nhưng tôi bắt đầu tự hỏi: đang nằm ở kia thì tốt cho tôi, hay là không tốt ? Và tôi thấy dường như  có một cái gì đó không ổn với hai chân tôi; phải chăng là chúng nó quá ngắn hay không đều? – tôi không biết, nhưng có một cái gì kỳ quặc [114] về chúng. Khi tôi bắt đầu cử động hai chân tôi, tôi bắt đầu tự hỏi, như thế nào và trên cái gì mà tôi đang nằm, một cái gì đó mà cho tới bây giờ tôi đã không nghĩ đến. Nhìn quanh giường, tôi thấy rằng, tôi đang nằm trên vài sợi dây thừng nhỏ, được đan kết lại với nhau và buộc vào bốn góc giường. Hai gót chân  tôi đang tựa lên một trong những sợi dây thừng và phần dưới của hai cẳng chân tôi tựa lên một sợi dây thừng khác, trong một tư thế không thoải mái. Bằng cách nào đó, tôi biết rằng những sợi dây này có thể xê dịch được. Cử động một chân, tôi đẩy sợi dây ở xa  nhất đi ra xa. Tôi thấy cách thức đó dường như sẽ thoải mái hơn cho tôi. Nhưng mà tôi đã đẩy nó đi quá xa; tôi cố chụp bắt nó, nhưng cái cử động này khiến cho một sợi dây thừng khác tuột ra từ bên dưới hai cẳng chân tôi, khiến cho chúng bị treo lủng lẳng. Tôi sắp xếp lại toàn bộ cơ thể tôi, hoàn toàn chắc chắn rằng, bây giờ tôi sẽ được ổn định thoải mái; nhưng cái cử động này khiến cho những sợi dây thừng khác xê dịch và tuột ra từ phía dưới tôi, và tôi thấy rằng toàn bộ tình huống thì đang trở nên xấu hơn: toàn bộ phần dưới của cơ thể tôi đang chìm xuống và đang treo lủng lẳng, và hai bàn chân tôi thì không chạm đất. Tôi chỉ được nâng đỡ bởi cái phần trên của cái lưng tôi, và vì lý do nào đó, tôi bắt đầu cảm thấy không chỉ khó chịu mà còn kinh hãi nữa. Chỉ bây giờ tôi mới tự hỏi, cái gì (mà) chưa xảy ra cho tôi : tôi đang ở đâu, và tôi đang nằm trên cái gì ? Tôi bắt đầu nhìn quanh, và trước tiên tôi nhìn xuống về phía nơi mà cơ thể tôi đang treo lủng lẳng, về hướng cái nơi mà tôi cảm thấy rằng, chẳng bao lâu nữa tôi sẽ phải rơi xuống. Tôi nhìn  xuống phía dưới, và tôi không thể tin mắt mình. Tôi đang tựa lên một cái gì đó có chiều cao mà tôi đã chưa bao giờ có thể tưởng tượng được, một chiều cao hoàn toàn không giống chiều cao của cái tháp cao nhất hay ngọn núi cao nhất.

 

Tôi thậm chí không thể nói là tôi có thể thấy cái gì phía dưới, trong chiều sâu không đáy của cái vực thẳm mà ngang qua đó tôi đang treo lủng lẳng và đang bị kéo vào. Trái tim tôi ngừng đập, và tôi bị chế ngự bởi một nỗi kinh hoàng. Thật là khủng khiếp khi nhìn xuống kia. Tôi cảm thấy rằng nếu tôi nhìn xuống, tôi sẽ ngay lập tức tuột ra khỏi sợi dây thừng cuối cùng và bị tiêu vong. Tôi không nhìn xuống, thế nhưng, không nhìn xuống lại càng tệ hơn, bởi vì bây giờ tôi đang nghĩ: cái gì sẽ xảy ra cho tôi ngay khi sợi dây cuối cùng bị đứt? Tôi cảm thấy rằng, tôi đang đánh mất chút sức mạnh cuối cùng còn sót lại, do nỗi kinh hoảng đơn thuần và rằng cái lưng của tôi thì đang chầm chậm chìm xuống mỗi lúc một thấp hơn. Chỉ một khoảnh khắc nữa thôi, sợi dây kia sẽ đứt, và tôi sẽ rơi xuống.Và rồi, một ý tưởng chợt đến với tôi: điều này không thể là đúng thật. Nó chỉ là một giấc mơ. Tôi sẽ tỉnh dậy. Tôi cố tỉnh dậy, nhưng tôi không thể. “Tôi phải làm cái gì? Tôi phải làm cái gì?” tôi vừa nhìn lên vừa tự hỏi. Phía trên tôi cũng có một vực thẳm. Tôi nhìn đăm đăm vào trong cái vực thẳm này của bầu trời và cố quên về cái vực thẳm ở phía dưới, và quả thật là tôi đã quên. Cái vô hạn phía dưới gây bất an cho tôi và khiến tôi kinh hãi; cái vô hạn phía trên lôi cuốn tôi và cho tôi sức mạnh. Tôi đang treo lủng lẳng như thế ngang qua cái vực thẳm, trên sợi dây thừng nhỏ cuối cùng trong số những sợi dây mà chưa rơi tuột ra từ phía dưới tôi. Tôi biết tôi đang treo lủng lẳng ở đó, nhưng tôi chỉ đang nhìn lên phía trên và cái nỗi kinh hãi của tôi qua đi. Khi nó xảy ra trong một giấc mơ, một giọng nói đang cất lên, “ Hãy ghi nhớ cái này, cái này là nó!” [115]  tôi nhìn đăm đăm mỗi lúc một sâu hơn vào trong cái vô hạn phía trên tôi, và tôi dường như trở nên trầm tĩnh. Tôi hồi tưởng lại mọi thứ đã xảy ra, và tôi nhớ như thế nào mà tất cả mọi thứ đó xảy ra: như thế nào mà tôi cử động hai chân tôi, như thế nào mà tôi đang treo lủng lẳng ở đó, cái nỗi kinh hãi mà đến với tôi, và như thế nào mà tôi được cứu thoát khỏi nỗi kinh hãi bằng cách nhìn lên.  Và tôi tự hỏi,  “Ờ, có phải là tôi vẫn đang treo lủng lẳng ở đây?” Và ngay khi tôi liếc nhìn xung quanh, tôi cảm thấy với toàn bộ cơ thể mình, rằng có một cái gì đó đang nâng tôi lên. Tôi có thể thấy rằng, tôi không còn treo lủng lẳng hay đang rơi xuống, mà tôi được nâng đỡ một cách vững vàng. Tôi tự hỏi, tôi đang được nâng đỡ như thế nào; tôi sờ vào chính mình, nhìn quanh, và thấy rằng, có một sợi dây thừng duy nhất dưới cái trung tâm của cơ thể tôi; rằng khi tôi nhìn lên, tôi đang nằm trên nó, cân bằng một cách vững vàng, và rằng chỉ có mình nó đã nâng đỡ tôi từ trước tới nay. Khi nó xảy ra trong một giấc mơ, cái cơ chế [116]  mà bởi đó tôi được nâng đỡ, có vẻ hoàn toàn tự nhiên, hiểu được, và vượt quá sự nghi ngờ, mặc dù cái sự kiện rằng khi tôi tỉnh dậy, cái cơ chế đó thì hoàn toàn không thể hiểu được. Trong giấc ngủ của tôi, tôi thậm chí kinh ngạc rằng, trước đây tôi đã không hiểu điều  này. Dường như là có một cái trụ bên  cạnh tôi, và rằng, không có chút nghi ngờ nào về sự rắn chắc của cái trụ, cho dù nó không có gì để tựa lên. Cái sợi dây thừng thì, bằng cách nào đó,  được buộc chặt một cách khéo léo nhưng giản dị vào cái trụ, dẫn ra từ đó, và nếu bạn đặt cái phần giữa của cơ thể bạn lên cái sợi dây thừng và nhìn lên, thậm chí sẽ không thể có vấn đề rơi xuống. Mọi thứ này thì rõ ràng với tôi, và tôi vui mừng và bình an. Rồi như thể một ai đó đang nói với tôi, “Hãy nhớ lấy, đừng quên nhé.” Và tôi tỉnh dậy.

 

 

HẾT

 

 

VÀI NÉT VỀ NGƯỜI DỊCH BẢN ANH NGỮ & BẢN VIỆT NGỮ:

 

+ David Patterson: Giáo sư Anh ngữ đại học Oklahoma. Ông đã viết bài Dẫn nhập cho bản dịch tiếng Anh.

+ Đỗ Tư Nghĩa: Sinh năm 1947. Tốt nghiệp Triết học, Đại học Huế.

Hiện sống một mình tại Dalat. Email: thythu12@gmail. com

 

 

                                    LỜI CẢM ƠN

 

Bản dịch Tự Thú đã được dịch xong cách đây 5 năm, nhưng vẫn còn nằm trong ngăn kéo. Và hẳn là nó sẽ vẫn còn ở đó, nếu chưa gặp thuận duyên.

 

Người dịch xin được gửi lời cảm ơn đến các bạn Nguyễn Đạt, Trần Văn Duy, cháu Đỗ Nữ Minh Khai (Tokyo), và NXB Văn Hóa Sài Gòn, đã góp tay đưa bản dịch ra đời.

 

Và sau cùng, xin cản ơn linh hồn Lev Tolstoy – con sư tử của văn học Nga và cả thế giới – đã cho người dịch những giờ phút say sưa, khi ngồi dịch tác phẩm này.

 

Dalat. 4.7. 2007.

Bão Lekima.

 



[1] The New  Christians.

[2] Profess.

[3] Horror.

[4] Không riêng gì Kytô giáo, mà tất cả mọi tôn giáo “ có tổ chức” trên thế giới, đều như vậy: bên cạnh phần tinh hoa của chúng, luôn kèm theo những mê tín, những… rác rưởi ! ( ĐTN).

[5] Đúng ! Tuy nhiên, có kẻ biết mình tự đánh lừa mình, nhưng vẫn không thề làm khác đi. Cũng có kẻ tự đánh lừa mình mà không biết! ( ĐTN).

[6] Harbour.

[7] Rationalization.

[8] Carrying the Solomons and me on the waves of their lives.

[9] Raskonik là những “kẻ ly khai”, tách khỏi Giáo hội Chính thống Nga. Là những thành viên của bất cứ một nhóm nào trong số dăm bảy nhóm, bao gồm những người Doukhobor, và những người Khysty, họ nổi lên như là hậu quả của sự ly giáo của thế kỷ 17, chống lại những cải cách về nghi thức tế lễ; đôi khi họ được nói tới như là những “Old Believers [ Cựu tín đồ].”

[10] Their beliefs.

[11] Pretentious.

[12] Substance.

[13] True faith.

[14] Resist.

[15] Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Một đức tin kiểu đó, liệu có thể mang lại hạnh phúc đích thực hay không? ( ĐTN).

[16] Họ có thực sự “ biết ý nghĩa của cuộc sống” hay không? Đáng ngờ lắm! ( ĐTN).

[17] Repulsive.

[18] Overindulgence.

[19] Beliefs.

[20] Reasonable.

[21] Tôi chưa hiểu rõ ý của Tolstoy. Theo đạo Phật, thì “tâm  ý” chỉ đạo cho hành động. Phải chăng, “tư duy sai lầm”, đã dẫn Tolstoy đến “ cách sống xấu xa”  ? ( ĐTN).

[22] Exceptional.

[23] My conscious life.

[24] Ý tưởng này cho thấy “ mặc cảm tội lỗi” của Tolstoy đối với nhân dân lao động. Nhưng thế nào là “kẻ ăn bám”? Đó là kẻ chỉ hưởng thụ mà không lao động. Nói cho thật công bằng, thì Tolstoy đã đóng góp nhiều cho văn học thế giới, sao có thể gọi là “ kẻ ăn bám” được! ( ĐTN).

[25] Thượng đế? ( ĐTN).

[26] Idle reflection.

[27] The true life.

[28] Genuine.

[29] My thinking.

[30] Dread. Xao xuyến, cô đơn và bị tình trạng bỏ rơi, là những phạm trù mà phái Hiện sinh khai thác – tiêu biểu, là Kierkegaard và Heidegger. ( ĐTN).

[31] Forlornness.

[32] Immanuel Kant ( 1724 – 1804): triết gia Đức. Sự phê bình lý trí của ông đặt ra câu hỏi về khả tính của nhận thức và cái nền tảng của những phán đoán của chúng ta về thế giới.

[33] Đối với một đầu óc tôn súng lý tính như Tolstoy, mà có lúc phải thốt lên những lời này, thì thật là thống thiết ! ( ĐTN).

[34] Đây chỉ là quan niệm về Thượng đế của Kytô giáo, đặt nền tảng trên Cựu ước và Tân Ước; vị này có “ ngôi vị”, có “ nhân trạng” [ personal], toàn năng, toàn trí…  sáng tạo ra vũ trụ và con người , và can thiệp vào mọi diễn biến của mọi vật thụ tạo của Ngài… Còn có một loại “ Thượng đế” khác, vô ngôi vị, phi nhân trạng, [ impersonal]  - là nguyên lý của vũ trụ và con người, thường được gọi là “ nền tảng tối hậu của sự hiện hữu” [ the Ultimate Ground of Existence] – chẳng hạn như Đạo theo Lão Tử, Brahman, theo Hindu giáo…  ( ĐTN).

[35] Reality.

[36] Câu này đúng, nhưng Thượng đế không nhất thiết phải là có “ nhân trạng” [ personal], mà có thể là “ phi nhân trạng” [ impersonal].  (ĐTN).

[37] The life force.

[38] Moral perfection.

[39] The semblance of life.

[40] Humble.

[41] Sacrements.

[42] Communion.

[43] Useless gibberish.

[44] True.

[45] Peculiarities.

[46] Rites.

[47] Rituals.

[48] Obscurities.

[49] Interpretation.

[50] The mystery of the bread and wine.

[51] Trong tiếng Nga, từ tương đương với Sunday là “coskresen’ e”, được lấy từ chữ “voskrensenie” (phục sinh).

[52] Eucharist.

[53] Ascension.

[54] Pentecost.

[55] Epiphany.

[56] Intercession.

[57] Receptive.

[58] Artificial.

[59] A little note. Thật tội nghiệp cho Tolstoy! ( ĐTN).

[60] Self-abasement.

[61] The blow.

[62] Illiterate.

[63] Martyrology.

[64] Prologues. Những sách này chứa đựng những chuyện kể về những truyền thuyết về các vị thánh và những đau khổ của họ.

[65] Được biết đến nhiều hơn qua cái tên Marius Người Ai Cập. Đây là vị thánh và ẩn sĩ của thế kỷ IV, nổi danh nhờ những phép mầu và sự minh triết của ông.

[66] John Chrysostom ( 1594 – 1646) là một nhà văn, nhà lãnh đạo tâm linh, dòng Franciscain. Ông là người Pháp.

[67] Illiteracy.

[68] False.

[69] Patent nonsense.

[70] A lie. Không phải ai cũng đủ sáng suốt như Tolstoy, để nhận ra điều này ! ( ĐTN).

[71] Seeming untruths.

[72] Catholicism.

[73] Creeds.

[74] Old believer.

[75] Molokan: “những người uống sữa”, tạo thành một tông phái không tin vào việc ăn kiêng. Họ chế giễu những khía cạnh nghi lễ của tôn giáo, và sử dụng Kinh thánh như là nền tảng duy nhất cho sự thực hành và tin tưởng của họ.

[76] Doctrine.

[77] We alone – những người như Schopenhauer, Solomon, Tolstoy… ( ĐTN).

[78] The only truth possible.

[79] Heretics.

[80] Symbols.

[81] Expressions.

[82] Convert.

[83] Thật là… nghịch lý ! ( ĐTN).

[84] Shakers: những thành viên của một tông phái tin vào Thời đại Hoàng kim, phát xuất từ Anh quốc, vào năm 1747; họ sống độc thân, và một cuộc sống cọng đồng, khổ hạnh.

[85] The Yellow Uhlans.

[86] Đây chính là mầm mống của chiến tranh tôn giáo ! ( ĐTN).

[87] Genuine believers.

[88] Alternative.

[89] “ Hãy ngợi ca Thiên chúa.”

[90] Fiolique có nghĩa là “ và từ Đứa con trai”, là một lời được thêm vào Tín điều Nicene – Constantinoble trong Giáo hội Latin. Nó theo sau cụm từ “ Chúa Thánh thần … kẻ phát xuất từ Chúa Cha.” Gợi ý rằng, Chúa Thánh thần khởi lên từ Chúa Cha lẫn Chúa Con.

[91] Censure.

[92] Dissent.

[93] Purity.

[94] All-too-human fashion.

[95] Nhân danh những cái thiêng liêng, mà bao nhiêu máu đã đổ ra trong lịch sử ! ( ĐTN).

[96] Alex Mikhailovich ( 1629 – 1676) là vị Nga Hoàng Romanov thứ hai của Nga ( 1645 – 1676), và là cha của Peter Đại đế.

[97] Ở đây, Tolstoy đang nói đến cuộc chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ ( 1877-78), chấm dứt khi Nga tiến vào Istanbul. Đây cũng là thời điểm khi mà nước Nga bị nạn khủng bố hoành hành.

[98] Thật là mỉa mai! ( ĐTN).

[99] Có lẽ, đây là những người “ cải đạo” sang đạo khác? ( ĐTN).

[100] Associate.

[101] True.

[102] The Scriptures.

[103] Contemptuously.

[104] Foster.

[105] Outrageous.

[106] My  old  stubborn intellect.

[107] Peculiar nature.

[108] A necessity.

[109] Harbour.

[110] Đây là một công việc không phải dễ! ( ĐTN).

[111] Tác phẩm mà Tolstoy đang nói đến, là Một Điều nghiên về Thần học Giáo điều ( An Investigation of Dogmatic Theology), mà ông không bao giờ xuất bản. 

[112] Nhan đề này, là của ĐTN thêm vào. ( ĐTN).

[113] Đoạn cuối này của Tự Thú, được viết ra vào năm 1882.

[114] Awkward.

[115] Mark this, this is it !

[116] Mechanism.

 

 

Đỗ Tư Nghĩa
Số lần đọc: 1912
Ngày đăng: 04.08.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tự Thú 2 - Đỗ Tư Nghĩa
Nguyễn Mộng Giác, Trong Tình Thân & Nỗi Thương Tiếc! - Mang Viên Long
Tự Thú 1 - Đỗ Tư Nghĩa
Có phải cuối đời là. . . vậy vậy ! - Nguyễn Đông Nhật
Phạm Nhã Dự : Thơ Và Hoài Niệm Một Thời Tuổi Trẻ - Trần Văn Sơn
Linh mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích 1891-1978 - Nữ Tu Mai Thành
Người Làng Hà Thượng [1919-2011] - Phan Bá Thụy Dương
Hành Trình & Thi Ca Tịch Liêu Của Một Kẻ Tài Hoa, Vướng Lụy. - Phan Bá Thụy Dương
Viết Về GS Nguyễn Văn Thành - Nguyễn Đăng Trúc
G.S. Nguyễn Văn Thành và cuốn sách “Trong Đức Kitô” viết cho Phong Trào Cursillo - Nguyễn Đức Tuyên
Cùng một tác giả
Tự Thú 1 (chân dung)
Tự Thú 2 (chân dung)
Tự Thú 3 (chân dung)