Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.204.281
 
Ghi Chép Tháng Tám - II
Nguyễn Hồng Nhung

 

Khi chưa viết, cảm thấy mọi đề tài bao la làm sao, có thể ’’bập” vào tất cả, đầy những điều đáng nói, đầy những sự đáng ngẫm nghĩ…ấy, thế mà bắt đầu viết: cứ như thể bị…ngắt lời giữa chừng.

 

Sao thế ?

 

Hành động luôn luôn là một sự kiện giới hạn? Chữ đã quy định ngay giới hạn cho kẻ định dùng nó làm công cụ?

Không tin lắm. Vậy thì cái gì hạn chế ta đây?

 

Chưa”máu” lắm? hahahahaha….

 

Rất có thể. Nhưng chưa”máu” không phải vì lười hoặc ngại, mà vì…tỉnh quá.

Thấy cái gì cũng vô duyên, những cái gọi là tiểu tiết, con cà con kê, cái gọi là đời sống hàng ngày cùng những mảnh vụn cảm xúc.

 

Đã từ lâu người ta viết theo kiểu”thiêng liêng hóa” những điều này, điều nọ, cứ tưởng đấy là khao khát sống chính đáng của con người, biết đâu đấy chỉ là một sự đánh lừa. Đứa viết đánh lừa nó đầu tiên, sau đó độc giả ngộ nhận theo. Và thế là đời sống tự dưng không như là nó!

 

Hay nói đúng hơn: đời sống đi theo hai hình thức thể hiện: trên chữ và trong đời – phần lớn chả liên quan gì đến nhau-  trên chữ, đời sống”thiêng” bao nhiêu thì trong hiện thực, đời sống”tục” bấy nhiêu, trên chữ, tác giả ”khủng” bao nhiêu, thì trong đời thường”cáy” bấy nhiêu.

 

Tại sao có hiện tượng này? Vì đời sống  chỉ là các khả năng, phụ thuộc hoàn toàn vào cái bên ngoài. Con người không làm gì được với chính cuộc đời nó vì những khả năng này”như ma trơi” trong khi nỗi khát sống vẫn còn nguyên như thế, thậm chí, vật chất ồ ạt của xã hội tiêu thụ khiến nó còn khát hơn nữa, tại sao tao không được nếm những thứ thằng bên cạnh đang nhai nhồm nhoàm?

 

Guồng! vào guồng! bất kỳ bằng giá nào và mặc kệ mọi hậu quả!

 

Cứ đổ tại một xã hội tha hóa, ngu muội, ai làm ra xã hội ấy? Chính những kẻ không thèm thức tỉnh.

Nhưng tại sao họ không thức tỉnh? tại sao?

 

(2012. augusztus 8.)

……..

 

Giải thích sự căng thẳng trong các mối quan hệ: sự không đồng thuận? quyền lực chỉ huy? khát vọng chiếm hữu? Tại sao có sự căng thẳng, càng hiểu nhau lâu và sâu càng căng thẳng: vì hiểu nhau đã sâu và đôi bên đều muốn một cái gì đó nhiều hơn từ bên kia? (có phải không?) sự đùa giỡn như một hình thức giải tỏa? Tại sao vậy? Vì thực chất ảo ảnh được tiếp cận như một hiện thực có thật?

 

Chưa tìm ra lời giải thích về sự thiết tha hướng về nhau, đáng lẽ mang lại niềm vui thì ngược lại, mang lại sự căng thẳng và buồn phiền. Tại sao thế? Cần phải đứng cao hơn quan hệ như thế nào? cần phải đứng ra ngoài để không bị ràng buộc như thế nào? Chưa tìm ra lời giải đáp. (2012-08-09)

 

….

Ngày khủng hoảng bắt đầu từ tối hôm trước. Chính xác hơn từ ban mai thức giấc buổi sáng. Nó tụt khỏi giường loạng choạng bước vào nhà tắm. Giấc mơ còn nguyên trong đầu. Nó ngồi trên mép bồn tắm, tay ôm mặt hồi lâu. Gió sớm đập vào cửa kính rin rít, không một tiếng chim.

Giấc mơ có một người đã chết, hiện về không chịu bỏ đi. Có lẽ gần sáng, người đã chết quay trở lại dạng sóng, tan hòa vào màu trắng mờ mờ sau lần rèm cửa, để lại xúc cảm tan tành như từng đợt sóng biển táp bờ vỡ tan trong tim kẻ hình như đang còn sống, lóp ngóp bò từ từ ra khỏi giấc chiêm bao…

Đừng nói về hai thế gian khác biệt. Con người cùng lúc ở cả hai. Quan trọng là khi nào xúc cảm quay lại, tái hiện hoàn toàn cái thế giới nọ, mà không phải khoảng sống này. Quay trở lại từ giấc mơ, trước hết ngạc nhiên ta đã từng là người khác? Cái quan hệ khác ấy đâu rồi? không còn mảy may dấu vết. Vậy liên quan gì đến ta những vò xé đau đớn chia ly với một cái gì hoàn toàn vô hình, vô dáng phút này ngơ ngác tìm?

Ngày khủng hoảng của nó bắt đầu như thế. Bao nhiêu kẻ khủng hoảng bởi nhận thức ra khủng hoảng của kẻ khác? ( 2012..08.12)

…….

Toàn bộ những gì của con người nếu được xây dựng một cách thành công đều có một cái gì đó ma quái. Ma quái ở đây không hẳn mang tính chất âm, mang thuộc tính thế giới bên kia, phi hình thức… mà biểu lộ độ dày của ẩn dụ, của sự tượng trưng, của tất cả những gì cái hữu hình không thể hiện hết, cái khung hình thức của đời trần mắt thịt bị phá tan, ý nghĩa hạn hẹp của thông tin trần thế bị quẳng vào sọt rác… Chỉ còn lại trực giác.

 

Bởi vậy Hamvas nói: chỉ có thể hiểu được thế gian và con người bằng trực giác, mang chất tôn giáo. Tôn giáo ở khía cạnh tượng trưng, ẩn dụ, ý nghĩa.

Khi nào con người hiểu ra điều này? Khi nào NÓ dày như sự sống, bằng những lớp lớp vô hình của thời gian dày đặc của thông tin, kinh nghiệm, xúc cảm tri thức tích lũy đời đời…

 

Phải chăng ở dạng sóng? Nên chỉ trực giác?

 

Phải chăng vì cái vô hình mới là cái có thực? cảm giác nguội ngắt, không thiết tha gì với đời sống vật chất tưng bừng xung quanh, mà chỉ quay về với sự bất lực trong linh hồn, không thể cải thiện tốt hơn bất kỳ cái gì trong đời sống hàng ngày của ta hôm nay, phải chăng đấy mới là điều có thực duy nhất?

Không có cách khác để hiểu. ( 2012-08-14)

…………..

Rơi tòm xuống vực thẳm?

 

Không, từ lâu rồi nó đã đo xong xuôi độ sâu của vực thẳm, nên tất cả bây giờ đối với nó là hố nông hết.

 

Nói như thế này đúng hơn: rơi vào nỗi buồn phảng phất. Như bụi cuốn dưới chân ngựa phi, như mây rải rác vơ vất trên bầu trời, như gió xao động trên ngọn cây không một tiếng động khi nhìn từ khung cửa kính nhìn ra.

 

Tất cả chỉ phảng phất vì từ lâu nó đã mổ xẻ xong những nỗi đau, nỗi buồn, sự u uất, thậm chí đã thành công xua đuổi chúng ra khỏi tâm hồn từ lâu, dù chỉ đôi khi, dù chỉ khoảnh khắc…

 

Lẽo đẽo theo chân bác Hamvas Béla, học cách nhìn sự vật một cách trực tiếp và tỉnh táo, sùng kính và chăm chỉ như một đứa học trò ngoan lớp thấp nhất.

Vậy mà mấy hôm nay tâm trí lại vẩn vơ đau xót, buồn thương một cái gì đó…

 

Trong những giấc mộng, một người quá cố, một mảnh đời bất hạnh  đột ngột trở về, mang theo toàn bộ khung cảnh, xúc cảm của ký ức khiến ta sửng sốt, nghẹn thở, trân trân, sống lại hay cùng chết đi, chẳng ai giúp nổi ai, chỉ biết đau xót nhìn nỗi ra đi tái hiện…

 

Những ngày này nó không làm bất kỳ cái gì để tìm sự quên lãng, nó chỉ vùi đầu đọc thơ, những lúc này chỉ thơ cứu vãn được nó.

Thi sĩ - những cánh bướm mong manh bay giữa lớp bụi phảng phất của trần gian, mỗi người một kiểu thốt lên lời cay đắng, lời khao khát, lời chờ mong giữa cơn mơ mơ tỉnh tỉnh …

 

Thi sĩ – những lúc này  dìu ta đến bàn tiệc chữ, đổ vào chiếc cốc vô hình của ta những giọt rượu vô hình trong như giọt nước mắt,  để cùng khóc lóc, cùng ngật ngưỡng, cùng như mơ như tỉnh, cùng để tang nốt những ngày đời, vì ta bất lực, không biết làm thế nào  xóa đi cảm giác bất lực nhìn tất cả cứ thế trôi tuột đi…

 

Càng ý thức được sự bất lực vô hạn này, càng mong mỏi đời hãy còn một chút Ý NGHĨA nào đấy, ít nhất hãy hiện ra trước mắt ta, đừng im lặng như tấm vải liệm phủ mong manh trên thân xác lạnh ngắt.

 

Không! ngọn lửa cháy rực trong tim đôi khi là những tảng băng cứng nhất- không chạy trốn, không khóc than, không kêu gào…

Lẳng lặng cậy cục tìm từng chút, từng chút TÌNH mơ hồ đâu đây trong CHỮ, chữ ơi!.

 

Những lúc này Szabó Lõrinc không an ủi được ta, chàng quá dịu ngọt. Cái đầu buồn bã câm lặng, nhẫn nhục đợi trái tim thể hiện hết cơn điên mệt nhoài đau đớn, rồi tim cũng  thinh, lúc đó cái đầu mới thốt lên: Thượng đế ơi, ai vừa đau thế? ta hay Ngươi? 

 

Những cơn nhậy cảm tan tác của Szabó Lõrinc  lúc khác làm ta cảm động đến thế, vậy mà phút này ta dửng dưng – con người có thể nhũn ra hoàn toàn như một con sứa- không, còn hơn thế, có thể  như sóng ào ạt xô mạnh vào bờ, dâng cao khủng khiếp, nhưng chạm vào bờ sóng vẫn phải tan ra, chỉ còn là những bọt bèo lăn tăn vô nghĩa thôi,  con người ơi!

 

Đi tìm Petri György. Những bài thơ của một người đàn ông lúc nào cũng uống, lúc nào cũng say, mới đọc lên rất đơn giản, nhưng thực ra vô cùng sâu sắc.

Đây, bài thơ đầu tiên khiến ta từng „há hốc mồm” ngạc nhiên đến cứng đơ cả người khi đọc, và ngồi ngay xuống dịch luôn.

 

Bài thơ đầu tiên của Petri György ta dịch từ tiếng Hung ra tiếng Việt trong đời, từ năm 2009, và đến hôm nay 2012, đọc lại, ngạc nhiên sao thấy hồi đó mình dịch „nặng nề „ thế?  Chắc hồi đó NHN vẫn còn là một”khối beton” chưa chuyển động là bao, giờ đây, nó đã vẫy cánh bay lên bầu trời cao vút rồi (có phải thế không?)

 

Không biết! Thượng đế biết!

 

Thế là ngồi hỳ hục sửa lại bài thơ này, một bài thơ đã ngay lập tức khiến tác giả trở nên nổi tiếng, đưa tác giả đứng vào hàng ngũ những nhà thơ PHẢN KHÁNG xuất sắc nhất trong „nền thi ca xã hội chủ nghĩa” Hungary bấy giờ.

 

VỆT NẮNG CHIẾU TÔI LÀM SAO VỚI TỚI

 

Đi vào màn đêm mùa hè quen thuộc.

Tôi dạo chơi từ quán nọ sang quán kia.

Hình như đúng lúc ấy tôi đang uống từ Nylon,

 cuối bến HÉV cạnh cầu Margit

( hay đã phá đi rồi ?) Tôi không biết,

có thể, trên quảng trường Boráros.

Những cuộc dạo chơi luôn luôn

đến sáng, hoặc đúng hai ngày liền

và dẫn tới bất kỳ đâu.

Nhưng chắc chắn, tôi ngồi đâu đó, uống

( bất kỳ cái gì - tuổi thanh xuân nhấm nháp.)

Thuở đó tôi chưa đọc trong quán,

chưa, chưa, tôi chưa chôn cất tôi vào

sách - báo, chưa cắm mặt xuống bàn,

 chưa điên tiết, khi nghe người khác gọi.

 

"Cậu trả tiền chứ ? " - một giọng khàn thuốc lá

giọng đàn bà hỏi, sau lưng. Giọng trẻ trung.

"Kêu đi" - tôi nói và quay lại. Năm chục

tuổi suýt soát, người đàn bà chắn ngang. Bẹp dí

nhem nhuốc, tóc một thời chắc màu nâu sáng;

lợi lung lay, môi nứt nẻ, vệt máu chìa cành

kéo màng, những đôi mắt aquamarin*,

áo len sợi tổng hợp trắng, đã xỉn vàng,

quần nâu, giày mỏng nhặt từ thùng rác.

 

Em xin ly nhỏ cocktail, và bia. Khẩu vị em tôi không tranh cãi.

"Hai chục, tôi đi"- em bảo. Tôi ngạc nhiên

giá này -nếu là giá- quá bèo bọt (kể cả lúc đó)

Tôi biết một cua của quảng trường Rakoczi. Hai mươi fơrint không là giá.

Nhưng, em không thể có chỗ

trên quảng trường Rakoczi, thậm chí chẳng quảng trường nào.

Logic hơn, nếu muốn gì, em trả tiền.

Trả rất nhiều. Và đúng là em muốn. " Lại đây,

tôi muốn anh" - em bảo- " Tôi rất muốn"

 

Chưa bao giờ tôi xua đuổi đàn bà vì nữ tính

(trừ phi đấy là mục đích tôi),

không, điều đó…Tôi lên đường; cảm thấy rằng: bắt buộc

bởi lúc ấy tôi bị săn và bối rối

như vũng bùn bị khuấy và

chỉ trong những "Quán rượu" hoặc "Bufe",

tôi mới cảm thấy mình như một đấng,

giữa rách rưới thật sự của thiếu thốn và xó chợ đầu đường.

 

Em kéo tôi đi cả một đoạn đường dài, rúc ngực,

thật rùng rợn, nhưng là phần hữu cơ của sự ngã giá.

Tôi choàng vai em.

Chúng tôi đậu lại trong một hầm ngầm, rất nhiều bậc cầu thang

đi xuống một cái gì không biết từ đâu ra

giữa ánh bình minh run rẩy.

 

Giường. Giấc mộng buộc từ những mẩu vải bông khâu lại

Em không lột trần, chỉ tụt, cùng lắm tụt quần ra khỏi người.

"Tôi quen thế này, nếu đụ dưới bụi cây"

- em nói thẳng. Tôi không phản đối,

và cũng chỉ trong mức độ cần nhất,

 vứt thêm áo khoác của mình - thà nó bẩn còn hơn nhàu nát.

 

"Hôn em đi". Đúng thế, điều này không thể tránh.

Miệng em hôi, môi đóng vẩy, lưỡi,

hàm ếch khô cong, hộp cá biển sardinna rỗng,

lưỡi tôi sục sạo - cạnh hộp sắc tức thì rỉ máu

 

Tôi lo sợ, tôi nôn vào mồm em mất,

tôi muốn bật cười hô hố, ý nghĩ này,

nước mắt tôi tưới đẫm da thịt em thô thiển, tận khi

tôi làm chủ cơn đau quặn thắt. Giữa háng em

chật, khô cằn. Hé mở chút ít, nhưng không thèm ẩm ướt.

"Đợi tý !"- em bảo. Và lấy ngón tay khoét

hộp bơ thực vật nham nhở, tự xoa bóp cho mình,

rồi bôi thêm đợt nữa.

 

"ĂN được tiếp từ cái này ?"

 

"Tôi có thể rửa ráy ở đâu ? - sau rồi tôi hỏi.

Em chỉ mẩu vòi. Nước tóe ra, đích thực

nhầy nhụa mảng quần, như thể tôi đái dầm.

"Thêm cái này " - tôi lầu bầu. Còn mỗi đồng

năm mươi. Em lắc đầu : " Tôi nói rồi, hai chục

và giá này bèo bọt. Tôi muốn anh, và hai chục,

và đơn giản là cần. " "Thì thối lại tiền lẻ đi !" - tôi bảo-

"Em hiểu chứ, tôi không có hai chục" "Anh đồ ngu ngốc"

-"Nếu  thối tiền lẻ cho anh từ năm chục,

tôi đã không cần hai chục của anh" - em nói, thừa lôgic

và từ giây phút tiếp theo, em lăn ra ngủ với đôi môi hé mở.

 

Tôi nhún vai ("Nếu em kiêu hãnh nhường này")

Nhét năm chục vào túi, bắt gặp lại áo khoác ,

 chân sờ soạng, tôi bước lên từng bậc.

 

Làm sao tôi với tới tận tia nắng chiếu

nơi quần áo tinh tươm, sơ mi trắng rạng ngời

từ  bậc thang hụt gẫy đến tận nơi trong sạch.

 nơi đó, gió gào, nước sủi bọt trắng tinh,

làm tan ra buồn bã, và hững hờ đe dọa,

những bậc thang buồn nôn, những tầng gác – âm không dứt,

 bình minh hè, chín trăm sáu mốt.

-------------------------------------------------------------------------------------

*Ngốc. Em có đôi mắt aquamarin.

Đàn bà có? Tôi làm sao biết?

như nước trong bể xuyn phát ?

Tôi chỉ muốn tặng gì đó cho làn hơi nước tội nghiệp

như, tặng màu cho mắt em, và một từ hiếm hoi,

để em đừng nom thảm hại đến tởm kinh

còn tôi, hãy biết cảm thông hơn một chút.

 ( 2012-08-15)

….

Có thể những ngày buồn kéo đến để báo hiệu mùa hè sắp hết, mùa thu sẽ đi qua, và mùa đông sẽ tới… Tâm trạng thay đổi, tuổi rụng đi, cơ thể hỏng dần theo mùa, theo năm tháng. Và một ngày kia…ta trở nên vô hình…

Như những ý nghĩ đang diễn ra trong óc…

 

Oh! ta đã vô hình từ lâu! Chính vì thế mới”kiểm nghiệm” ra chính mình.

 

Đọc tiếp Petri György và dịch tiếp.

 

Đôi khi con người bị mê đi trong chính ảo ảnh nó tự chấp nhận bước vào. Sự mê muội chủ ý này là ngọn lửa nóng nhất giúp con người tỉnh giấc mê man- ngược đời thế đấy!- Tự chấp nhận bước vào để CHÁY đến khi nào thành TRO mới thôi!

 

PETRI GYÖRGY

 

1.  ĐƠN GIẢN, NHƯ MỘT BÀI CA

 

Những cánh cửa mở ra. Những cánh cửa đóng lại

Một kẻ nào đến? Một người nào đi?

Ta không lần ra chìa để mở

 lúc cánh cửa đang còn gây xúc động

cho cực dương và cho cực âm

cho những cái khác đại loại như thế.

 

Ta từng mơ được thật là hạnh phúc

giống tất cả mọi người; khát vọng ta ngần ấy,

rồi đến hạnh phúc cũng thôi. Chỉ là TA.

Bất hạnh, già vêu, sinh linh kiêu ngạo,

và đi tìm ý nghĩa cuộc đời,

rằng tại sao là TA cơ chứ,

tại sao là Nam, chứ không là Nữ?.

 

Sẽ đến cái sẽ đến. Đang có cái…đang

nhưng chúng ta đâu hề bỏ mặc chúng.

Từng có cái đang có. Đang có cái đã… từng

Giữa lúc kiểm kê

tiệm đồ vẫn  tưng bừng hoạt động.

Và chúng ta vẫn nguyên si. Cho dù…

Kệ chứ? Rất có thể? Đôi khi?

Sẽ không bao giờ có cái gì như thế.

 

Thôi thì thôi ta tạm thấy thế này:

tốt cũng tốt, đủ cũng đủ, những gì đang có.

 

 

2. CHỈ LÀ MỘT KẺ

 

Giá anh đối với Em

chỉ là một kẻ.

Hoàn chỉnh, dù bất ngờ,

như một cái đinh rỉ cong queo

trong bụi bỏng.

Như tia sáng duy nhất

 trên chóp cầu thang bóng phủ âm u.

Chỉ là một kẻ thôi

không chủ ý tắm giữa dòng trôi giờ khắc.

 

Giá anh được là Anh với Em

trong biến thiên vĩnh cửu.

Vật sở hữu khốn nạn của em:

trong phút giây duy nhất!

Giá anh được là Anh với Em

chừng cái bóng chạm vào nhiệt độ

 và đinh sắt mủn tan,

chỉ -là- một- kẻ- thôi.

 

( 2012. augusztus 16)

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2391
Ngày đăng: 24.08.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bao La Tình Mẹ - Phan Trang Hy
Kỷ niệm với anh Nguyễn Mộng Giác - Thường Quán
Má Ơi ! - Nguyễn Đông Nhật
Chút Huế: Cà Phê Một Thuở - Hà Thủy
Về những tập truyện ngắn - Nguyễn Hòa vcv
Nhớ Lại Một Câu Hỏi - Mang Viên Long
Ngôi Nhà Số 2501 Đường Alvin - Hồ Thị Mộng Loan
Gái Đứng Trong Tối - Phạm Nga
Ghi Chép Tháng Tám 1 - Nguyễn Hồng Nhung
Lan Man… Chết – Sống - Nguyễn Đông Nhật
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)