Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.129
123.227.957
 
Friedrich Nietzsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra 8
Nguyễn Quỳnh USA

 

Bản Việt-ngữ

NGUYỄN QUỲNH

Zựa trên

Also Sprach Zarathustra (Đức-Anh) 2000, và

Thus Spake Zarathustra (Anh), 1964

 

LẬP-NGÔN CỦA ZARATHUSTRA

 

(Tiếp theo kì trước, August 28, 2012)

Í-chính: Như đã có lời thưa trước với độc-jả Văn Chương Việt, đọc tư-tưởng, zịch tư-tưởng và fê-bình tư-tưởng là những việc làm công-fu. Chúng đòi hỏi căn-bản Hàn-lâm, kinh-ngiệm uyên-bác, và thường-xuyên trao-đổi trong lãnh-vực chuyên-môn. Như thế vẫn không có ngĩa hoàn toàn tránh được sai-lầm. Đồng thời chúng ta nên nhớ, vì ai cũng có quyền fát-biểu cho nên để cho kinh-ngiệm hiểu-biết rõ ràng chúng ta cần fải đối thoại với những nhà chuyên-môn. Vì lí-zo ấy tôi đã viết nhiều bài bằng song-ngữ. Không fải để khoe mà để cho độc-jả ngoài Việtnam thấy một việc làm có suy-ngĩ và căn-bản vững-vàng. Khác với khoa-học, các ban nhân-văn như Triết-học  là một ngành zễ bị ngộ-nhận vì “ai cũng có thể làm được.” Tuy-nhiên, những thiên-tài như Nietzsche, Husserl và Wittgenstein đều fải tới trường, và fải chịu nhiều thử-thách.

 

Hôm nay, chúng ta tiếp-tục nge Nietzsche jảng về tâm-trí của con-người bán-khai hay lạc-hậu. Ông đặc biệt lưu-tâm đến thời Trung-cổ ở Âu-châu. Đây là khoảng thời-jan gần một ngàn năm sau Đấng Ki-tô. Trong thời-jan này có rất nhiều chuyện fản-lại thuyết nhân-ái của Đấng Christ. Khi Nietzsche nói rằng ông fản lại Christinity có ngĩa là ông fản lại sai-lầm của Jáo-hội và của những người hiểu sai Đấng Ki-tô. Những sai lầm này đã khiến con người đắm chìm trong kỉ-nguyên Đen-tối mà người Âu-châu gọi là “Dark Ages”. Fải nói, đây là kỉ-nguyên “fản Chúa” mà jai-cấp tăng-lữ ở Âu-châu có trách-nhiệm, chứ không fải Đấng Ki-tô.

 

Nietzsche đánh thức con người bằng cách thôi-thúc họ về với chính họ và về với trần-jan nơi họ đang sống bằng cách nêu lên vai trò của Bản-ngã ngay trong thân-xác của mỗi người. Mỗi người fải có trách-nhiệm làm mạnh thể-xác và tinh-thần. Mỗi người fải là chúa-tể của chính-mình, chứ không fải là chúa-tể người khác. Với tư-zuy hùng-vĩ và mạch-văn sáng-tạo, lôi-cuốn chúng ta fải chấp nhận rằng tư-tưởng của Niezsche đã ảnh-hưởng người Đức rất mạnh, và đã gây ra ngộ-nhận nơi những con người Fát-xít Đức khi họ cho rằng zân-tộc Đức là bá-chủ thế-jan. Cũng với tư-zuy độc-đáo và lôi-cuốn này, chủ ngĩa cá-nhân từ thời Fục-hưng đã trở-lại ở Âu-châu, “Con người là thước đo vạn-vật. Những jì con người biết và những jì con-người không biết!” Hiện-sinh chủ-ngĩa (Existentialism) chấp nhận Nietzsche như một ngôi sao chỉ-đạo. Khỏi nói, vì í-thức về cá-nhân và về nhân-loại vẫn còn là một kinh-ngiệm học-hỏi lâu zài cho nên, đặt hoàn-cảnhlịch-sử, chính-trị và xã-hội ở thời-đại của Nietzsche sang một bên, chúng ta thấy ông vẫn có lí fần nào. Ví-zu, Nietzsche cho rằng “Xác-thân” đòi hỏi hành-động chứ không fải là chuyện suy-tư (speculation) theo kiểu lí-trí “Tôi Tư-zuy” của Descartes. Về điểm này, tư-tưởng của Nietzsche rất thực-tiễn. Rất nhiều điểm trong Lập-ngôn của Zarathustra (Also Sprach Zaratustra) sẽ lại được bàn đến trong tác-fẩm lừng-zanh của Nietzsche là Chí Hùng-vĩ (Der Wille zur Macht) mà tôi đã bắt đầu và còn tiếp-tục đăng trên Văn-chương Việt.  NQ.

 

 

Xin tiếp-tục đọc:

 

Những con-người bệnh-tật và những con-người sắp chết là những con-người khinh-bỉ xác-thân và khinh-bỉ trần-jan. Họ “fẹt” ra “Thiên-đàng” và những jọt máu “cứu-rỗi”. Nhưng zù ngon-ngọt hay đắng cay, “Thiên-đàng” và “máu thánh” ấy đều là những thứ họ đã vay mượn từ xác-thân và thế-jan này.

 

Vì đau-thương họ đã tìm cách thoát-thân, nhưng sao trên trời [Thiên-đàng] qúa xa-xôi với họ. Cho nên họ đã thở zài và than: “Ôi còn có những lối về Trời là lẩn vào sự-sống khác để tìm ra hạnh-fúc!” Thế rồi những người này tìm ra những ngõ đi bí-hiểm và những nước-cờ đẫm-máu.

 

Những kẻ vô-ơn này ngĩ cách ra ngoài thân-xác và thế-jan, bằng sự mơ-tưởng rằng họ đã hóa-thân. Nhưng họ có biết họ đã mắc nợ jì trong khi quằn-quại ngất-ngây để hóa-thân chưa? Họ nợ trần-jan và xác-thân của họ.

 

Zarathustra có lòng thông-cảm với những kẻ đau-iếu. Đúng thế, Zarathustra không bực-mình trước những kiểu cầu xin thương-sót và những hành-vi vô-ơn, bạc-ngĩa. Zarathustra chỉ mong rằng những kẻ đau-iếu này bình-fục và thoát-khỏi đau buồn để có xác-thân tráng-kiện.

 

Zarathustra cũng không bực-mình khi thấy một kẻ có bệnh đang cần fục-sức trông ra có vẻ hiền vì đầu óc còn hỗn-mang, nhưng nửa đêm bò ra “mả Thượng-đế”. Thế mà nước mắt lại trào ra vì bệnh-tật và tấm-thân èo-uột vẫn còn.

 

Trong số những kẻ bệnh-họan như thế có nhiều kẻ luôn luôn mơ-tưởng và sướt-mướt cầu-nguyện Thượng-đế, nhưng lại hùng-hổ thù gét những con người sáng-suốt và chính-trực, chỉ vì những con người này iêu lẽ fải.

 

Con người bệnh-hoạn ấy luôn luôn mơ về những kỉ-nguyên đen tối, tức thời Trung-cổ, là thời-đại của hoang-tưởng và tin vào nhảm-nhí. Họ cho rằng đến với Thượng-đế bằng niềm tin điên-zại, còn nếu mang lòng hồ-ngi là fạm-tội.

 

Tôi biết rõ là những kẻ coi mình như thần-thánh đã khăng khăng ngĩ rằng họ có tội, và lòng hồ-ngi là fạm-tội.

 

Thật vậy, không fải chỉ chỉ vì ho ở trong thế-jới bán-khai và họ tin vào những jọt máu gọi là cứu-rỗi, nhưng chính ho đã tin vào xác-thân nhiều nhất. Đối với họ xác-thân của họ là chính.

 

Nhưng vì chính xác-thân của họ lại bệnh-họan, nên họ đã vui-mừng ra khỏi xác-thân. Thế là họ lắng nge những jáo-sĩ nói về sự-chết, để rồi chính họ lại jảng những lời này ở xã-hội bán-khai.

 

Ông anh của tôi ơi. Hãy nge tiếng-nói của một xác-thân lành-mạnh, đó là tiếng-nói trong-sạch của lẽ-fải.

Xác-thân trong sạch của lẽ-fải bàn về một xác-thân lành-mạnh, toàn-bích và cường-tráng. Tiếng nói của xác-thân này mới có í-ngĩa ở trần-jan.

 

Đó là những jì Zarathustra vừa nói.

 

IV. NHỮNG CON NGƯỜI KHINH-BỈ XÁC-THÂN.

 

Tôi nói với những con-người khinh-bỉ xác-thân thế này: Tôi mong họ đừng học cái jì mới hết, và cũng đừng zạy zỗ những jì mới hết. Tôi chỉ mong họ jã-từ xác-thân của họ, và hãy là những kẻ ngu-đần.

 

Đứa trẻ còn biết nói rằng: “Tôi có xác-thân và tôi cũng có linh-hồn.” Sao bọn ngu kia không biết nói những lời như thế?

 

Còn có những người hiểu biết và đã jác-ngộ đã nói rằng: “Tôi hoàn-toàn chỉ có xác-thân thôi. Linh-hồn chẳng qua chỉ là một cái tên gọi cho cái jì đó mà tôi không biết trong xác-thân này.”

 

Xác-thân là một cái jì hết sức khôn-ngoan và sâu-sắc. Xác-thân là mọi-thứ gói trọn vào trong một ngĩa. Nó là chiến-tranh và hoà-bình. Nó là một người chăn-cừu và một bầy cừu.

 

Hỡi ông anh của tôi. Chức-năng hữu-hiệu của xác-thân là một thứ khôn-ngoan nho-nhỏ mà ông anh đã gọi là “tinh-thần”. Tuy-nhiên, khi xác-thân là chức-năng nhỏ bé hợp với trò-chơi của nó thì xác-thân chính là sự khôn-ngoan rất lớn của ông anh đó. 

 

Ông anh nói: “Cái Tôi” rồi ông anh kiêu-hãnh với hai chữ “Cái Tôi”. Nhưng có cái lớn hơn hay vĩ-đại hơn “Cái Tôi” mà ông anh không muốn tin. Đó là thân-xác của ông anh và cái khôn-ngoan, sâu-sắc của xác-thân ấy. Thân-xác của ông anh không nói “Cái tôi” nhưng nó biểu-ziễn “Cái Tôi”. [Tức là thân-xác làm chứ không nói].

 

Cái jì cảm-quan trực-nhận, và cáì jì tinh-thần hiểu-biết rõ-ràng không bao jờ là cứu-cánh hết. Nhưng cảm-quan và tinh-thần có thể jả-bô bảo ông anh rằng chúng là mục-tiêu tối hậu của mọi sự trên đời. Nếu vậy, cảm-quan và tinh-thần đã trở nên fù-fiếm.

 

Mọi khả-năng quan-trọng và mọi trò-chơi đều là cảm-quan và tinh-thần. Ngĩa là fía sau cảm-quan và tinh-thần còn có cái gọi là Bản-thề (Self). Bản-thể truy-tầm bằng bằng nhận-thức của cảm-quan. Bản-thể lắng-nge với đôi tai của tinh-thần.

 

Đúng vậy, Bản-thể lắng-nge, Bản-thể truy-tầm. Bản-thể so-sánh, Bản-thể lãnh-đạo, Bản-thể chinh-fục, và Bản-thể có khả-năng tiêu-ziệt. Bản-thể ngự-trị tất-cả, và Bản-thể chính là sức-mạnh điều-khiển “Cái Tôi”.

 

Ông anh của tôi ơi. Fía sau tư-tưởng và mọi cảm-quan của ông anh là một đấng uy-zũng vô-hình. Đấng ấy chính là Bản-thể. Bản-thể ấy nằm trong thân-xác của ông anh. Hay nó chính là thân-xác của ông anh.

 

(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)

 

September 1, 2012

 

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2216
Ngày đăng: 03.09.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tìm-Hiểu Lí-Thuyết Fê-Bình Trong Xã-Hội Và Chính-Trị - 3 - Nguyễn Quỳnh USA
Friedrich Nietzsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra 7 - Nguyễn Quỳnh USA
Chứng Thực Sau Cùng Của Những Đam Mê Thời Đại - Nguyễn Hồng Nhung
‘Zarathustra đã nói như thế’: thiên trường thi của những ẩn ngôn - Phạm Nga
Asa – Điều Thiện - Nguyễn Hồng Nhung
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 13 - Nguyễn Quỳnh USA
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 12 - Nguyễn Quỳnh USA
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 11 - Nguyễn Quỳnh USA
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 10 - Nguyễn Quỳnh USA
Tìm-Hiểu Lí-Thuyết Fê-Bình Trong Xã-Hội Và Chính-Trị - 2 - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)