Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.103
123.202.497
 
Đi Tìm Nemo Với Tiếng Kêu Của Biển
Vũ Trọng Quang

 

Cuối tuần tôi quyết định đưa cô con gái út đi xem Đi tìm Nemo (Finding Nemo) với phiên bản 3D vừa trở lại với khán giả Việt Nam. Tháng trước hay tin phiên bản mới, con tôi đã đề nghị: Đi xem đi ba, để xem 3D có hay hơn 2D hay không? Nghe nói ra mắt trên năm châu trong vòng một tuần đã thu về trên 300 triệu USD. Đến rạp Đi tìm Nemo chiếu chung với phim  Việt Lấy chồng người ta của đạo diễn Lưu Huỳnh, phim này có Đinh Y Nhung tham gia, chị đã từng đoạt giải diễn viên xuất sắc trong phim Ngã Rẽ, nhưng phim cấm người dưới 18 tuổi, con mình chưa tới ngưỡng cửa ấy. Thôi đành để hôm khác đi xem với vợ vậy.

 

Phim này tôi đã xem đã lâu nhiều lần với phiên bản 2D, nhưng xem lại vẫn thấy hấp dẫn, khám phá thêm nhiều điều thú vị. Đã thiệt, diện tích rộng của màn ảnh với kỹ thuật 3D làm tăng kích cỡ không gian ba chiều, khiến đại dương mênh mông trở nên lộng lẫy, làm rõ độ bóng long lanh trên mình cô cá đãng trí

Dory khi nhớ khi quên, gương mặt cùng cái miệng ngậm của cá hề cha Marlin quá buồn. Tôi bị ám ảnh sự hốt hoảng của cá cha khi nhìn thấy Nemo bị sa bẫy.

 

Giống như các chú rùa con trong phim, con tôi nhao nhao lên. Xạo quá ba ơi! Cá gì mà lại biết chữ. Không xạo đâu con – tôi giải thích. Phim hoạt hình khơi dậy óc tưởng tượng đó. Kịch bản bố cục vùng vẫy, chi tiết bất ngờ, chiều dài gian nan của cá hề cha Đi tìm Nemo cùng cô bạn đồng hành Dory cộng hưởng hấp dẫn.

 

Tôi mê hoạt hình từ nhỏ và truyền niềm say mê đến các con, mê từ 2D Bạch Tuyết và 7 chú lùn, Bambi, Tom & Jerry, 101 con chó đốm, Vua sư tử …Bây giờ thì thì Đi tìm Nemo và các phim 3D hoành tráng hơn và dĩ nhiên lôi cuốn hơn. Và tôi nghĩ đến Việt Nam đến bao giờ mình mới thưởng thức được những phim tầm cỡ, chắc còn lâu lâu lắm, 2D đã chưa tới huống hồ 3D.

 

Những dòng viết này không phải để quảng cáo cho cuộc tìm kiếm, điều này thừa, vì hàng triệu triệu khán giả dõi theo sự bướng bỉnh cải lời cha của cá hề con để lạc ra biển lớn sa vào hồ cá của vị nha sĩ ở Sidney tận nước Úc. Tiếng kêu thất thanh của cá hề cha vượt qua đại dương tới tai các cháu thiếu nhi lan tỏa lay động xúc động các bậc làm cha mẹ. Tôi nhớ câu “Thượng đế hiện hữu trong tiếng kêu của con vật bị sa bẫy” của thi sĩ Pháp Yves Bonnefoy. Không ghê gớm đến như vậy, nhưng có sự gì ray rức.

 

Cũng không phải hướng các con đến tình thương yêu vô bờ bến cá hề cha Martin, vì các chú Nemo, các chú rùa con ngoài màn ảnh đã cảm nhận được điều thiêng liêng ấy.

 

Đi tìm Nemo tôi tìm lại chính tôi, tôi tìm lại chính tuổi thơ tôi./.

 

Vũ Trọng Quang
Số lần đọc: 3203
Ngày đăng: 27.09.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vẻ Đẹp Thuý Vân Và Những Ngộ Nhận - Nguyễn Cẩm Xuyên
Xuất bản Những truyện ngắn văn chương việt 2 - Nguyễn Hòa vcv
“Tần Cung Oán” Có Phải Là Tác Phẩm Của Ôn Như Hầu ? - Nguyễn Cẩm Xuyên
Thông Điệp Tháng Tám - Phạm Đình Trọng
Xuất bản Những truyện ngắn văn chương việt và tư liệu. - Nguyễn Hòa vcv
Xung Quanh Việc Tiếp Cận Di Sản Văn Học Của Nguyễn Triệu Luật (1903-1946) - Lại Nguyên Ân
Những người Việt trẻ ở nước ngoài - Lê Hải*
Đôi Điều Góp Thêm Về “ Truyện Ngắn” - Mang Viên Long
Vài trang sử trong quan hệ Nga-Trung - Huỳnh Văn Úc
Thực trạng xiếc. - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Đi tới... (văn hóa)
Mở (thơ)
Sân ga (thơ)
Chữ (thơ)
Những Lài (thời trang)
Cà Mau (thơ)
Giá (thơ)
Đẹp ? (thơ)
Đạo (thơ)
Lông (thơ)
Women (thơ)
Con Báo (thơ)
Bịnh (thơ)
$ (thơ)
Màu (thơ)
Viết & Đọc (điểm sách)