Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.200
123.205.193
 
Công trình nghiên cứu âm nhạc : Đặc điểm dân ca Mông Tày Nùng Thái -7
Tuấn Giang

 

CHƯƠNG VII

 

CẤU TRÚC GIAI ĐIỆU CÁC LOẠI DÂN CA.

 

I.Khái niệm cấu trúc.

 

Cấu trúc thuộc phạm trù hình thức tạo thành một hiện tượng, sự vật mang tính sắp đặt từ bắt đầu đến kết thúc. Cấu trúc hình thức và nội dung là cặp phạm trù gồm nhiều nhân tố liên hệ thống nhất, bền vững quá trình tạo nên một sự vật. Nội dung và hình thức quan hệ bền chặt như vỏ và ruột, hình thức chứa nội dung và nội dung mang hình thức biểu hiện, kết quả cuối cùng nội dung không đứng độc lập riêng lẻ. Nội dung và hình thức nằm trong quan hệ biện chứng, mỗi nội dung có nhiều hình thức nằm trong quan hệ biện chứng, nội dung có nhiều hình thức biểu hiện, một hình thức chứa đựng nhiều nội dung.

 

Hình thức cấu trúc giai điệu dân ca các dân tộc biểu hiện qua hình thức tiết tấu, phân nhịp, câu đoạn, nội dung nằm ngay trong mô típ chủ đề giai điệu âm nhạc. Mỗi bài dân ca một hình thức cấu trúc, nội dung biểu hiện. Hình thức cấu trúc giai điệu các bài dân ca thể hiện đặc điểm tổ chức sắp xếp nhịp điệu, câu đoạn, từng bộ phận cấu thành tác phẩm âm nhạc. Nghiên cứu cấu trúc các thể loại dân ca: hát ru, hát đồng dao, hát giao duyên… khẳng định bền vững nội dung, hình thức biểu hiện.

 

Cấu trúc giai điệu các loại dân ca miền trong mối liên hệ hình thức các thể loại gắn với nội dung các lề lối ca hát, các bài hát vận động giai điệu cùng lời ca. Mỗi thể loại một cấu trúc đặc biệt, diễn tả giai điệu âm nhạc cùng các hình thức trình diễn trước cộng đồng.

 

II. Cấu trúc các loại dân ca.

 

1.Thể loại hát ru

 

Hát ru loại dân ca mở đầu vòng đời con người, từ trong bụng mẹ đến sinh ra nghe tiếng hát ru. Hát ru nhiều thể loại: Mẹ ru con, chị ru em, bà ru cháu. Nhưng cấu trúc chung một nội dung hình thức hát ru.

 

Bài Ru con – dân ca Tày, phỏng dịch Nguyễn Ngọc Oánh

 

 

Giai điệu bài dân ca câu đầu ba nhịp, âm hình mở đầu như tiếng gọi, đảo phách trên giọng mi thứ tha thiết đượm buồn. Âm chủ mi nhắc lại mì si làm chủ giai điệu trên thang âm mì la si đô mí. Tiết một mở đầu, tiết hai phát triển nhắc lại, mở ra âm kết mới, tạo nét nhạc bao la, thanh nhàn. Câu hai tương phản âm hình mới, nhưng nhắc lại tiết tấu câu một cảm giác mới lạ, lại quen  quen dễ hát loại hát ru cấu trúc một đoạn đơn, đan xen lồng ghép phần mở bài, thân bài và kết trong hai câu nhạc. Tiết một câu thứ nhất mở, tiết thứ hai kể chuyện. Câu hai kể tiếp và kết thúc. Cấu trúc chung một đoạn hai câu hoặc ba, bốn câu, câu đầu thường có chức năng mở, dẫn vào thân bài. Câu kết thường về âm chủ, lời ca lại bỏ lửng, là nét độc đáo loại hát ru.

 

Bài Ngủ đi em – dân ca Thái.

 

 

Câu một mở, câu hai câu ba thân bài, câu bốn kết, nhắc lại tiết tấu cảm giác quen thuộc dễ nhớ.

 

Loại cấu trúc hát ru một, hai đoạn đơn thường nhắc lại đoạn một, câu một, hoặc tương phản mới. Hát ru, phát triển giai điệu phong phú mang tính kể chuyện, tâm sự của mẹ, chị với con em về công việc lao động, khuyên con em ngủ ngoan. Một số bài hát ru Tầy, Mông, Thái, cấu trúc dài ba đoạn đơn, diễn tả sâu sắc câu chuyện lao động sản xuất, giáo huấn con em sống nhân nghĩa tình người. Cấu trúc giai điệu hát ru loại một đoạn, hai đoạn, ba đoạn. Loại cấu trúc một đoạn thường thấy trong dân ca Mông Thái Tày Nùng, nhưng không nhiều. Lối cấu trúc một đoạn gồm hai hay ba tiết nhạc mở đầu, tiếp sau thân bài sang câu hai hoặc ba, câu hai hoặc bốn kết bài. Loại hai đoạn, bốn câu hoặc sáu câu. Câu một mở, câu hai hoặc ba thân, câu bốn hoặc sáu kết bài. Ba dạng cấu trúc hát ru trình diễn phổ biến hát theo nhịp điệu câu mở đầu thân bài và kết thúc, hiếm thấy loại hát ru không có nhịp, dù là câu mở hay câu nào trong bài dân ca.

 

2.Hát đồng dao.

 

Hát đồng dao loại nhạc ngẫu hứng, gọi là ngẫu hứng nhưng không hát tự do mà trình diễn theo nhịp điệu không biết người sưu tầm ghi chính xác đến mức nào? Nếu xét theo giai điệu những bài đồng dao từ người Việt, đến các dân tộc tính ngẫu hứng khá rõ. Ngẫu hứng diễn tả tình cảm thấy gì nói ấy, nhanh chậm tuỳ thích. ví dụ bài Rồng rắn của trẻ con người kinh:

 

Rồng rắn lên mây

Có cây mú nác

Thấy nhà điểm linh

Thầy thuốc có nhà không?

 

Nếu phân nhịp là nhịp 2/4, nhưng cách hát không hoàn toàn gò vào khuôn nhịp mà hát nói nhanh chậm tuỳ thích. Nhịp điệu tiết tấu co ngắn, kéo dài ở dạng hát nói đúng hơn nếu gò vào khuôn nhịp sẽ không diễn tả nổi cảm xúc trò chơi này. Liên hệ hát đồng dao con em dân tộc sưu tầm quá ít, tác giả mới có hai bài dân ca Mông chưa thể nói lên tiếng hát đồng dao các dân tộc. Tạm dẫn giải một chút cấu trúc hai bài dân ca Mông giai điệu bài một

 

Bài đồng dao 1, Hồng Thao dịch:

 

 

Tao nấu nồi miến ngon

Không chia cho chúng mày

Chúng mày chửi tao

Tao quyết không chia

Mẹ về mẹ nói

Tao làm thêm rau

Tao ăn một mình

Không đợi chúng mày nữa.

 

 

Bài đồng dao 2

 

 

Mẹ đẻ ra mày

Bố mày nuôi mày

Đặt mày lên đe

Thấy mày mau lớn...

 

Hai bài đồng dao, hai nội dung khác nhau, bài một trò chơi nấu ăn, bài hai kể chuyện, thi kể chuyện. Qua mỗi bài mang ý nghĩa giáo lý lối sống thành người.

 

Hồng Thao sưu tầm ghi hơi nhanh, gần nh­ hát nói, qua cách chú thích, tạm nhận xét đồng dao trẻ em giống nhau thường thuộc loại hát nói. Bởi các trò chơi tuỳ hứng nhanh chậm, cách nói, cách diễn theo thời gian, không gian, các trò chơi hát khác nhau. Cấu trúc giai điệu trổ một hoặc thuộc hai một trổ, theo cách gọi nghệ nhân xưa tương đương với cấu trúc đoạn, thể một đoạn, hai đoạn âm nhạc phương Tây. Bài đồng giao một, cấu trúc một trổ, gồm hai câu nhạc, câu một hai nhịp, và một phách mạnh ở đầu nhịp ba, câu hai tiếp nhịp ba, bốn, kết đầu nhịp năm (nhịp 2/4). Câu một luôn nhắc lại âm ba, âm năm ở đầu nhịp tạo bước nhảy vui chơi cùng giai điệu quen thuộc. Câu hai tương phản, nhắc lại ba âm đồ mi son, kết ở đô tạo cảm giác câu hát lửng như trò chơi chưa hết. Bài này, cấu trúc thang âm là đô mi sol.

 

Bài đồng dao hai, cấu trúc mọt trổ hai câu, trên thang âm mì son la si mí, dù kết ở âm năm nhưng tạo cảm giác kết lửng.

 

Cấu trúc giai điệu những bài đồng dao thể một trổ, đảo đan xen nhiều tiết nhạc khó phân chia, cứ tiếp nối như trò chơi ngẫu hứng của các em. Cấu trúc giai điệu dù thể một trổ, nhưng có các phần mở - thân - kết. Những bài đồng dao thường kết lửng, giai điệu thể hát nói. Những loại hai ba trổ dài, không có tư liệu bản nhạc, nhưng qua nghiên cứu lời ca theo nhiều nhà sưu tầm văn học các dân tộc như Nguyễn Hữu Thức, Lò Cao Nam, Khả Tiến, Vương Hùng, Hà Sủm, Bùi Thiện... thơ ca đủ loại trường đoạn. Bài đồng dao Thai Mai Châu:

I

Hổ ven sông Đà*

Cá be lên suối Liệt

Con nhái chui luồng cây ruộng nỏ

Con cóc chui hốc ruộng khô

Nắng gắt hét quằn

Ngồi sát ngồi sít

Đập một đập hai

Châu chấu voi châu chấu

Chạy vào lại chạy ra

Nào cúng co chân lại.

 

*

II

 

Tay vỗ hay hay

Kéo hố ong

Lại suối lũ không qua

Bỏ con khóc ngơ ngơ ngác ngác

Sâu ơi rung lăn lóc

Rụng xuống rãnh hai quả, ba quả

Người nhặt trước là tôi

 

Chim vẹt ơ giúp với

Sáo đá ơi giúp với

Vỗ cánh lên mà rung

Rung thật rung thật rung

Rung cho nhiều hoa gạo xoay xoay

 

Chơ đánh chơ cúi

Ăn quả sâu không còn nghe dặm

Ăn quả mây không còn nghe chua

Mọc lông thành con khỉ rồi mẹ ơi!

 

Qua hai bài đồng dao kể chuyện những con vật, bài một thể hai trổ, bài hai thể ba trổ. Bài một phần mở trò chơi nói những con vật gặp nhau chạy trốn, phần hai trò chơi ngồi sát bên nhau duỗi chân ra, co chân lại gần giống trò chơi các em dân tộc Kinh. Bài hai thể ba trổ đầy đủ trổ mở, trổ thân, trổ kết. Cấu trúc các trổ nhạc điệu phong phú, nhịp điệu, câu nhạc dài ngắn khác nhau, câu kết "mọc lông thành con khỉ rồi mẹ ơi!", vui chơi tiếng cười tinh tế. Bài hát mô tả cuộc chơi đẹp, nhưng mải chơi ham đùa nghịch, tham ăn sẽ chẳng nên người. Trôt mở bốn câu đầu mở trò, trổ hai tám câu thân trò cuộc chơi vui nhộn tưng bừng đến tan cuộc còn đầy chất thơ cảm hứng trong câu "Rung cho nhiều hoa gạo xoay xoay", phần kết dù hơi buồn ở câu "Chơ đánh chơ cúi" nói những em bé ăn bừa phải quả độc nó kêu khóc vì đang biến dần thành con khỉ, nhưng câu kết lại hát bất ngờ bật lên thành tiếng cười "Mọc lông thành con khỉ rồi mẹ ơi!". Là cái vui ngộ nghĩnh của dân gian, phê phán thói hư tật xấu răn đời, răn người. Những bài đồng dao này thường hát nhịp 2/4, nhịp vừa phải, vào bằng nhịp lấy đà, kết thúc ở phách mạnh ngân dài.

 

Cấu trúc thể hát đồng dao giai điệu phổ biến nhịp 2/4, một số bài nhịp 4/4, thể hát nói cấu trúc câu nhạc đan xen nhiều tiết trong một câu, từ một đến hai câu thành một trổ. Hát đồng dao có các thể một đến hai trổ, ba trổ, đa phần kếy trổ, kết bài thường kết lửng như nìem vui, trò chơi còn tiếp diễn. Một số diễn kết trọn nhưng âm nhạc sống động như niềm vui ngân vang mãi, đầy ấn tượng hốn nhiên của thể ca nhạc ngẫu hứng.

 

3.Hát giao duyên.

 

Hát giao duyên các dân tộc, cấu trúc giai điệu ít gặp thể một trổ, phổ biến thể hai, ba trổ. Loại cấu trúc thể một trổ gồm hai vế (hai câu), câu một thường kết lửng bậc năm. Bài Lượn cọi dân ca Tày Lạng Sơn:

 

 

Loại một trổ như ngỏ lời, kết thúc hứa hẹn. Câu nhạc luôn lặp lại âm tựa chính trên thang âm Mi son la si mí, dù vế hai phát triển mới nhưng cảm giác âm nhạc quen thuộc bởi giai điệu dựa vào âm tựa chính: mi son si. Loại một trổ, cấu trúc giai điệu tựa âm chính bài hát thường kết lửng.

 

Bài Cự xia - dân ca Mông. Bài này người sưu tầm để một dấu pha#, đúng ra phải ghi hai dấu pha#, đô #:

 

 

Đây là bài một trổ, hát trên thang ba âm: rê la si rế. Thể một trổ như câu chuyện tình chưa trọn, chưa đi đến hồi kết, còn dang dở. Giai điệu âm nhạc vế một kết lửng, kết bài bậc năm điệu thức rê trưởng. Loại hai trổ, hát giao duyên các dân tộc tương đối đầy đủ các phần: mở thân kết. Cấu trúc giai điệu hai trổ không cân, trổ một ngắn, trổ hai dài gồm phần thân và kết. Giao duyên đầy đủ nhất loại ba đoạn thường gặp, trình bày câu chuyện tình yêu ướm hỏi, xưng danh, kể chuyện cha mẹ, công việc... kết hứa hẹn: yêu nhau thuỷ chung, chờ đợi thành vợ chồng, hoặc hẹn ngày cưới hỏi.

 

Bài Lượn, đối ca nam nữ - dân ca Nùng:

 

 

Trổ một, kết bậc bốn son trên thang âm: rề sòn si đô rế, trổ hai kết bậc bốn, kết lửng. Dù bài ca kể chuyện dài nhưng thể hai trổ như còn lơ lửng chưa trọn,

 

Loại ba trổ, bài Si li (dân ca Nùng)

 

 

Bài hát kết cấu phức tạp nhịp 3/8, theo hai thang âm: son si rê, đồ mi son. Trổ ba, kết âm chủ đô rồi nghiêng về son bằng phụ âm ư. Dù tiếng ngâm phụ nhưng tạo cảm giác kết trọn, mang đặc tính dân ca Nùng.

 

Những bài giao duyên có ba thể, một, hai, ba trổ. Mỗi loại thường có cả ba phần mở, thân, kết. Thực tế giai điệu những bài một trổ, âm nhạc kết lửng như câu chuyện tình còn nửa chừng. Loại hai trổ, cấu trúc tương tự, loại ba trổ hoàn chỉnh hơn, dù lời ca có bài bày tỏ câu chuyện còn chưa đến hôn ước, nhưng tin tưởng có thể yêu nhau trọn tình. Cấu trúc giai điệu nhữnggiao duyên bài  phát triển chủ đề bằng cách nhắc lại những âm chính trong giai điệu, tạo cảm giác dễ nhớ. Dù các trổ tiếp theo hoàn toàn mới, nhưng bằng thủ pháp nhắc lại những âm tựa chính của thang âm, bản nhạc không xa lạ với giai điệu trổ một. Giai điệu những bài Giao duyên phát triển chặt chẽ thường vế hai nhắc lại âm hình đầu, không hoặc ít ngẫu hứng như hát đồng dao. Phần giai điệu mang niêm luật như tình yêu có lề lối, không tự do như hát đồng dao.

 



*  Trích trang 176, Dân ca Thai Mai Châu - Sở VHTT Hà Sơn Bình 1991.

 

 

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 4879
Ngày đăng: 01.10.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đặc điểm dân ca Mông Tày Nùng Thái -6 - Tuấn Giang
Đặc điểm dân ca Mông Tày Nùng Thái -5 - Tuấn Giang
Đặc điểm dân ca Mông Tày Nùng Thái -4 - Tuấn Giang
Đặc điểm dân ca Mông Tày Nùng Thái -3 - Tuấn Giang
Đặc điểm dân ca Mông Tày Nùng Thái -2 - Tuấn Giang
Đặc điểm dân ca Mông Tày Nùng Thái -1 - Tuấn Giang
Quan Hệ Nhạc Và Lời Dân Ca - Tuấn Giang
Quy Luật Phát Triển Giai Điệu Loại Thể Dân Ca Các Dân Tộc. 1 - Tuấn Giang
Quy Luật Phát Triển Giai Điệu Loại Thể Dân Ca Các Dân Tộc. 2 - Tuấn Giang
Âm hưởng dân ca - Nguyễn Đức Hiệp
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)