Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.139
123.227.667
 
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh Truy-Tầm Luận-Lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl - 6
Nguyễn Quỳnh USA

 

với

HIỆN-TƯỢNG LUẬN VÀ THUYẾT ZUY-VẬT BIỆN-CHỨNG (PHENOMENOLOGY AND DIALECTICAL MATERIALISM, 1951) của

Trần Đức-Thảo

 

KÌ SÁU (October 21, 2012)

 

TRẦN ĐỨC-THẢO: HIỆN-TƯỢNG LUẬN VÀ THUYẾT ZUY-VẬT BIỆN-CHỨNG

 

Gi-chú: Đoạn sau đây, tiếp-theo fần Năm, rất quan-trọng vì Trần Đức-Thảo đã bỏ công trình-bày Hiện-tượng Luận của Husserl. Sự trình bày rất đúng trong hai lãnh-vực nhận-thức và Luận-lí. Để hiểu Trần Đức-Thảo, độc-jả nên đọc ngay, cùng một lúc cuốn Truy-tầm Luận-lí của Husserl. Chuyện này đòi hỏi nhiều công-fu trong Triết-học. Có đọc như thế mới biết tài của cụ Thảo, khi cụ mới ngoài hai-mươi. Zo đó tôi ngi rằng từ trước đến nay CÓ LẼ không ai đọc kĩ cuốn Hiên-tượng Luận và Thuyết Zuy-vật Biện-chứng của Trần Đức-Thảo. Mà zù có đọc chưa chắc đã hiểu. Tôi đã có zịp nge qua người ta chỉ nói về một vài sự-kiện thiên về đời-sống hơn là học-thuật của cụ Thảo, hoặc nói về tâm-tính của cụ Thảo mà thôi. Chúng ta nên fân-biệt tác-jảtác-fẩm. Tôi cũng mong rằng, độc-jả, và nhất là các em sinh-viên ban Triết ở Việtnam khi đọc luận-cương Đọc vá Fê-bình của tôi, nên có ngay tác-fẩm mà tôi nói tới trong tay để so sánh và thấy rằng tôi đã đọc rất kĩ, có khi từng chữ từng câu và còn làm sáng-tỏ những jì không rõ rệt trong nguyên-tác. Đây là fương-fáp học rất hàn-lâm của mọi người trong ngành Triết-học. Cái gọi là BIẾT không fải là lời nói SUÔNG. “Biết” tức là trình bày nội-zung ngoắt-ngéo của vấn-đề. Cho nên, người nào nói: “Tôi chuyên về Triết Đông” hay “Tôi chuyên về Triết Tây” là những fát biểu mơ-hồ. Đúng ra người ấy nên nói rõ môn jì đó trong Triết Đông hay môn jì đó trong Triết Tây. Chúng ta gọi sự-kiện này là PHẠM-VI CHUYÊN-MÔN và jới-hạn trong học-thuật của mỗi cá-nhân.

 

********

 

5. TRỞ VỀ VỚI KINH-NGIỆM SỐNG TRONG TRUY-TẦM LUẬN-LÍ  (Tiếp-theo)

 

Trần Đức-Thảo đã hiểu rất cặn-kẽ mối ưu-tư về Luận-lí của Husserl. Cụ nói: “ Zựa trên nguyên bản cuốn Truy-tầm Luận-lí, chúng ta có thể jải thích í-ngĩa uyên-nguyên trong vấn đề trở lại đề-tài Luận-lí. Luận-lí là Khoa-học của nhiều í-niệm, nhiều luận-đề và nhiều liên-hệ.”  Nói chung, những vấn-đề của Luận-lí này là những  jả-thiết nằm ngoài í-thức của chính vấn-đề và chất-tính của chúng được định-ngĩa rõ ràng bằng những cách trình-bày của Luận-lí. Cho nên, luật của Luận-lí xác-định rằng khi có hai fát-biểu (hai í) ngịch nhau, thì một trong hai í đó fải đúng. Cái đúng ấy ziễn-tả tính-chất chắc-chắn của những jì đúng theo Luận-lí. Khi đó tư-tưởng của chúng ta có hai hướng đi khác hẳn nhau.

 

Theo lẽ tự-nhiên, nhà Luận-lí cũng như nhà Khoa-học, cố gắng khám fá ra thật nhiều định-luật rồi đặt chúng vào một hệ-thống minh-bạch. Đạt được việc làm lí-tưởng này sẽ cho chúng ta một lí-thuyết tổng-quát về những lãnh-vực căn-bản. Cụ Thảo đã ziễn í này từ chữ của Husserl là Mannigfaltikeitslehre, hay một bộ-môn bao gồm nhiều lãnh-vực cho nên mọi fát-biểu rút ra từ đây cũng có thể thu nhỏ lại bằng một fương-fáp hết sức công-fu.

 

Mọi lí-thuyết chúng ta có thể tưởng ra được đều có thể được trình bày rõ ràng theo cơ-cấu của chúng – điều này khiến chúng ta nhớ đến cuốn Tractatus của Wittgenstein, zĩ nhiên là cụ Thảo không đọc Wittgenstein. Vậy thì theo lẽ tự-nhiên (a priori), chúng ta chỉ cần chọn một lí-thuyết thích-hợp nhất với kinh-ngiệm của chúng ta. Hiểu được lí-tưởng fổ-quát này (Mathesis Universalis) chúng ta thấy ngay quan-niệm tổng-quát bao gồm nhiều lãnh-vực như vừa kể, zựa ngay trên cấp-bực cao-thấp của sự-vật. Thế cũng có ngĩa hiểu được lí-thuyết cao nhất hay khoa-học cao-nhất.

 

Đó là kết-luận cuốn một của Truy-tầm Luận-lí. Tuy nhiên, theo cụ Thảo thì trí-tuệ của chúng ta có thể đòi hỏi một hướng đi khác nữa. Những vấn-đế của Luận-lí zựa trên fương-fáp Deductive mà các nhà Luận-lí khi chấp-nhận mọi í-niệm căn-bản của Luận-lí ấy lại quên không fê-bình nó bởi vì hướng đi của vấn-đề mà nhà Luận-lí ấy theo đuổi chỉ nằm trong ứng-zụng zo nhà Luận-lí ấy săp-xếp zựa trên í-niệm mà thôi.

Từ cái nhìn hoàn-toàn khách-quan này nhà Luận-lí cho là mình hiểu-biết đầy đủ về mọi vấn-đề. Nhà Luận-lí trình bày về í-niệm, về những nhận-xét, về những liên-hệ , và về những jì gọi là đúng (sư-thật). Tuy nhiên, chúng ta thử hỏi: “í-niệm là jì?”,  “Í-ngĩa của hiểu-biết về í-niệm ra sao?” “Chân-lí hay sự-thật là jì?” và “ Làm cách nào để cho một sự-vật có thể trở thành í-thức của chúng ta?” Cái jì rõ-ràng đối với nhà Luận-lí đủ để cho chúng ta hiểu rõ cơ-cấu căn-bản của của í-ngĩa là tổng-hợp của nhiều thứ (Mannigfaltigkeitslehre).

 

Thế nhưng, theo cụ Thảo, í-ngĩa thâm-sâu nhất của í-niệm mà nhà Luận-lí zùng vẩn chưa rõ. Sự mờ-tối này hầu như là vấn-đề lúng-túng thường thấy jữa những định-luật về Luận-lí với những định-luật vế Tâm-lí đã được bàn rõ trong cuốn Truy-tầm Luận-lí của Husserl.

 

Như vậy, jải-thích í-ngĩa của những đề-tài Luận-lí cần fải để í đến những vấn-đề nhận-thức học và nhận-thức chính là trở về kinh-ngiệm sống. Như chúng ta đã biết khi đụng fải một định-luật trong Luận-lí chúng ta không thể hài-lòng với bất kì một hiểu biết nào còn mơ-hồ. Lời khuyên này có vẻ lạ khi chúng ta thấy rằng mọi định-luật trong Luận-lí đều rõ ràng nhất. Tuy nhiên, trên thực-tế, zù chúng ta có đầy đủ minh-chứng nhưng xét theo quan-điểm của Triết-học, í-niệm vẫn chưa rõ ràng. Sự-kiện không rõ ràng chính là trách nhiệm của Luận-lí, tuy thuần-túy về kĩ-thuật nhưng không có jì là đúng hết. Từ điểm này, chúng ta fải trở về với í-niệm “tìm về chính sự-vật”, tức là hiểu biết tới tận cùng của í-ngĩa khiến cho vấn-đề Luận-lí sáng-sủa đối với chúng ta. Trong i-niệm trở về chính sự-vật này minh-chứng của Luận-lí sẽ rõ ràng khi sự-kiện trình-bày hiện ra với chúng ta. Fân-tích minh-chứng này theo fương-fáp Hiện-tượng Luận cho fép chúng ta nhìn rõ í-ngĩa để jải-quyết vấn-đề Triết-học.

 

Tập hai của Truy-tầm Luận-lí bàn về “hiểu-biết theo từng trường-hợp”, hay còn gọi là “trực-nhận những vấn-đề không nằm trong cảm-xúc (trực-jác)”, ví-zụ những zanh-hiệu, liên-hệ và mọi vấn-đề (Sachverhalte). Sự “hiểu-biết theo từng trường-hợp” cũng có thể chỉ về “tính-người” khi chúng ta tìm cách fán-đoán zựa vào minh-chứng, và cũng có thể jản-zị như khi fán-đoán của chúng ta bất-chợt mà chúng ta không hay biết. Tức là chúng ta không ngĩ những jì chúng ta nói. Vì thế chúng ta zễ lầm-lẫn. Chân-lí của Khoa-học là một hệ-thống trưng ra những vấn-đề cụ-thể. Cho nên Khoa-học zính-záng tới những điều-kiện có minh-chứng rõ ràng. Tìm-hiểu vấn-đề này là việc làm theo hiểu-biết của Hiện-tượng Luận.

 

Theo Trần Đức-Thảo, chúng ta đừng nên đi sâu vào điểm này trong Truy-tẩm Luận-lí bởi vì một đôi khi văn-bản của tác-fẩm này không rõ-ràng nên thường có những đoạn bàn qua bàn lại mà thực-sự vẫn không làm Husserl hài lòng. Trái với sự hiểu-biết theo cảm-xúc tự-nhiên (trực-jác), hiểu-biết theo minh-chứng cần fải “minh-bạch”. Thế có ngĩa là hiểu-biết theo minh-chứng đòi hỏi những điều sau đây: sự có mặt của vấn-đề ngay trong nội-zung của từng sự-kiện mà chúng ta “biết hiển-nhiên”. Mọi hiểu-biết cu-thể nếu bị tách riêng ra có thể mơ-hồ và không thật, tức là “có tính tượng-trưng/symbolic”.

 

Nói một cách khác, mọi fán-đoán thiếu sự có mặt của minh-chứng chỉ là những lời nói mà thôi. Fán-đoán như thế là những suy-ngĩ tối-tăm vì chằng biết jì về sự-kiện trong í-ngĩa uyên-nguyên của nó (Ding an sich). Ở đây chúng ta bước vào thuyết Chủ-ngiệm và chúng ta biết rằng vấn-đề hay sự-kiện không jống như cái-biết về cảm-thức. Biết bằng sự-kiện là biết sư-kiên theo từng trường-hợp có tính-loại hẳn-hoi. [Chẳng hạn, “Đây là cây táo. Táo này là loại táo jì?...ngọt hay chua, zòn hay bở, và gốc từ đâu đến? Đây là những đòi-hỏi trong Luận-lì zựa vào minh-chứng của từng trường-hợp: Categorical Logic].

 

Tuy nhiên, minh-chứng tùy theo thể-loại và trường-hợp chỉ có thể áp-zụng được vào “tính-người” nếu zựa trên hiểu-biết của vấn-đề trong lãnh-vực cảm-thụ tức là biết đúng hay trực-jác. Thế nhưng làm như vậy thì tính uyên-nguyên của sự-kiện không còn nữa. Bởi vì vấn-đề thuộc fạm-vi cảm-thụ (trực-jác) sẽ được coi như ‘supra’-sensible, tức là “trực-nhận” chứ không qua kinh-ngiệm.

 

Như trên, chúng ta đã thấy í-ngĩa của fương-fáp fân-tích theo khoa Hiện-tượng Luận. Mọi lí-thuyết cựu-truyền về nhận-thức học gặp fải những khó-khăn khi có những liên-hệ jữa cái jì hiểu được và cái jì không sao hiểu được. Vấn-đề này chấm zứt khi Kant thấy rằng một í-niệm thiếu khả năng hiểu-biết tự-nhiên là một í-niệm trống rỗng, và một hiểu-biết tự-nhiên thiếu í-niệm cũng là một í-niệm mù-quáng. Cả hai vấn đề trên  được jải quyết bằng fương-fáp gọi là “kinh-ngiệm khả-zĩ đúng”.

 

Zùng minh-chứng hay trường-hợp cụ-thể để định rõ já-trị của đối-tượng cho chúng ta thấy bất kì kinh-ngiệm nào không sát với minh-chứng hay không sát với đối-tượng không thể gọi đó là kinh-ngiệm. Cho nên kiến-thức thâu-tóm được theo lẽ tự-nhiên cho chúng ta quan-niệm hay cái nhìn đúng về sự-vật khởi đi từ tất cả hiểu biết của chúng ta. Có như thế chúng ta mới có thể có sự tương-đồng jữa đối-tượng nằm trong khái-niệm và fán-xét hay hiểu biết của chúng ta về đối-tượng bằng fương-fáp khoa-học. Điều này gọi là “kinh-ngiệm khả-zĩ đúng” (possible experience).

 

Chúng ta sẽ có zịp tìm hiểu học-thuật của Kant kĩ-lưỡng hơn. Lúc này chúng ta nên để í rằng sự trính-bày về kiến-thức của chúng hoàn-toàn zựa vào những định-ngĩa tuỳ-tiện, tức là những nhận-định về sự-kiện mà thôi. Chúng thấy sự fa-trộn của nhiều í-niệm xung-đột lẫn nhau, nên chúng ta tự hỏi: “ Vấn-đề “kinh-ngiệm khả-zĩ đúng” là vấn-đề có minh-chứng rõ ràng hay chỉ là cảm-thụ (trực-jác)?” “Vấn-đề đó có liên-quan jì đối-tượng mà chúng ta nhận thấy lúc này không?” “ Hay là vấn-đề đó zính-záng tới nhiều sắc-thái nằm trong cơ-cấu có những điểm quan-trọng cho nên chúng ta mới có í khi bàn về bản-chất?” Cò hỏi như trên thì fương-fáp fân-tích theo tinh-thần Hiện-tượng Luận mới tránh được lầm-lẫn, và vấn-đề chúng ta í-thức được nằm rõ trong không-jan và thời-jan. Cụ Thảo cắt ngĩa: “ Tôi ở đây, ngay lúc này. Đó là một sự-thực và có já-trị ở khắp mọi nơi và trong mọi thời-jan. Mặc zầu tuy vấn-đề là một sư-kiện đặc-biệt, nhưng cách đánh já-trị coi vấn-đề đó là “sự-kiện bình-thường”, tức là coi sự kiện ấy ở ngoài không-jan và thời-jan cụ thể, cho nên vấn-đề trở thành lí-tưởng chứ không zo kinh-ngiệm mà ra.

 

Hiện-tượng Luận không chấp-nhận cách trình bày sáng-sủa nhưng hời-hợt về sự khác nhau jữa hiểu-biết và cảm-thụ (trực-jác) về đối-tượng. Theo Trần Đức-Thảo, fân-tích minh-chứng có liên-hệ rõ ràng jải quyết được những liên-hệ của hiểu-biết và cảm-thụ hay trực-jác (Viết ngiêng theo Trần Đức-Thảo). Thế thì, cảm-thụ (trực-jác) và trí-tuệ có mặt cùng nhau bởi vì minh-chứng cụ-thể luôn luôn có mặt trong minh-chứng cảm-thụ (trực-jác). Nhưng í-niệm gọi là “nền-tảng” không chấp-nhận sự lẫn-lộn jữa cảm-thụ (trực-jác) và trí-tuệ. Đây không fải là vấn-đề bảo rằng trí-tuệ “suy ra” từ cảm-thụ (trực-jác), như các nhà theo thuyết zuy-ngiệm thường làm, bởi vì nền-tảng là iếu-tính đến-từ những việc làm có căn-cơ hướng tới những vấn-đề mới mẻ. Cho nên, theo cụ Thảo, vấn-đề của trí-tuệ zo cảm-thụ (trực-jác) mà ra chứ không fải “suy ra” từ cảm-thụ (trực-jác).

 

Như vậy, já-trị và jới-hạn của Khoa-học đã rõ ràng. Sự thực về liên-hệ jữa hiểu-biết tự-nhiên (trực-jác) và í-niệm không fải là jả-thiết tùy-tiện và jản-zị để tạo ra nhận-thức gắn-liền với những trường-hợp fán xét đúng sai, nhưng liên-quan tới iếu-tính hay nội-zung có minh-chứng rõ-ràng hay minh-chứng hiển-nhiên không thể chối-cãi được.

 

Chúng ta nhận ra kiến-thức có xác-định rõ-ràng vì kiến-thức ấy trưng ra hiểu-biết tự-nhiên júp chúng ta cảm-được hay trực-nhận ra được. Kiến-thức ấy cũng cho chúng ta thấy sự-vật ở một “trình-độ rất cao” để chúng ta gọi kiến-thức ấy thật là “lí-tưởng” [tức là điều chúng ta khao-khát nhất]. Những fát-hiện của Khoa-học là thử-ngiệm rất đúng. Tuy nhiên, kết-qủa của Khoa-học không fải zo sự hỗn-độn hay fa-trộn của nhiều thứ mà ra. Kế-qủa đó là lối jải-thích rõ ràng. Sự-kiện trí-tuệ cần fải được thấy rõ trong cảm-thụ (trực-jác) không loại-bỏ sự độc-đáo của trí-tuệ và cảm-thụ (trực-jác). Cho nên chữ “cảm-thụ” mà cụ Thảo và Husserl zùng ở đây không có ngĩa “tình-cảm”. nó chính ra “trực-jác” như đã được đặt trong ngoặc và đúng nhất fải gọi kinh-ngiệm “trực-jác” hay cảm-thụ” này là “Í-thức tự-nhiên và có thể đúng” (sensible). Thiếu “trực-jác” hay “cái biết độc-đáo tự-nhiên trong bất cứ bộ-môn nào thì người chuyên-môn trong bộ-môn đó không thể tiến xa trong ngề-ngiệp. Như khi chúng ta nói: “Bài toán này jải đúng như thiếu trực-jác.” Tức là không độc-đáo.

 

Qua í-niệm nền-tảng sự-trình bày hay miêu-tả theo fương-fáp Hiện-tượng Luận cho fép chúng ta sửa những lỗi-lầm khi fân-tích kinh-ngiệm cho thấy sự tách rời hoàn-toàn của những zữ-kiện. Tập đầu cuốn Truy-tầm Luận-lí, Husserl rắt muốn nêu rõ tính-chất đặc-thù của những vấn-đề Luận-lí, và theo cụ Thảo, zường như Husserl jả-thiết có một thế-jan khác hắn. Tức là Thế-jan của những Í-niệm (chữ viết hoa của Trần Đức-Thảo). Nhưng Husserl đã ngĩ rằng ngĩ như thế sẽ bị chê là đi theo thuyết Zuy-thực của Plato. Tuy nhiên thuyết bàn về Luận-lí đã được gác sang một bên khi Husserl quay sang truy-tầm về “chủ-thể” trong tập hai của cuốn Truy-tầm Luận-lí. Chính trong tập này fân-tích minh-chứng cụ-thể cho thấy sự cần-thiết fải có “cảm-thụ” hay “trực-jác”. Song le, Husserl đã không rơi vào sự lầm-lẫn của Kant vể í-niệm “kinh-ngiệm khả zĩ đúng”. Zo đó khi Husserl quay trở về với kinh-ngiệm thiết-thực không có ngĩa là ông nhảy vào trường-fái Tâm-lí Học, mà chính là ông đã chịu ảnh-hưởng của Brentano.

 

Chúng ta thấy jải-quyết vấn-đề hiểu-biết là điều quan-trọng. Sự jài-quyết này cần fải jải-tích mọi í-ngĩa trong những vấn-đề Luận-lí khi những vấn-đề này liên-quan đến thực-tại. Công việc này chí có thể thành-công qua fương-fáp fân-tích minh-chứng có liên-hệ tới vấn-đề.

 

Fương-fáp được áp-zụng chính là miêu-tả kinh-ngiệm sống thực chứ không fải là việc làm theo Tâm-lí Học. Chúng ta đã biết nếu định-ngĩa của minh-chứng cụ-thể chính là minh-chứng có “nền-tảng hẳn hoi” hiện ra như một cái jì “là lạ” thuộc về tâm-hồn của con-người thì minh-chứng ấy không có já-trị jì cả trong vấn-đề hiểu-biết sự-kiện ở những vùng mà trí-tuệ và cảm-thức (trực-jác) hoàn-toàn không đứng với nhau. Jải-quyết vấn-đề hiểu biết chỉ có í-ngĩa nếu những điều-kiện của “sự-kiện ngay trong chính sự-kiện” có liên-hệ với những định-ngĩa của minh-chứng mà thôi. Trong năm 1901 có một hiện-tượng vớ-vẩn mà ai cũng biết đó là định-ngĩa Hiện-tượng Luận như một loại Tâm-lí Học “mô-tả vấn-đề”. Nhưng sau đó lốí jải-thích này rút ra từ hai fương-fáp: Fương-fáp Tâm-lí chủ-ngiệm, nhằm jải-thích nguyên-nhân sinh ra vấn-đề và Fương-fáp Tâm-lí tìm về những suy-ngĩ đã qua. Lối thứ hai zựa vào cảm-thức trong lòng mổi người. Nhưng đây không fải là lí-thuyết gọi là “Hiện-tượng bên-trong” đi song song với “Hiện-tượng bên-ngoài”. Vấn-đề kinh-ngiệm nội-tại của một nhà Tâm-lí Học là vấn-đề fức-tạp cũng như kinh-ngiệm về thế-jới bên ngoài. Sự fức-tạp này ở một lãnh-vực kinh-ngiệm cao-hơn (transcendental) là kinh-ngiệm thông-thường vì nó cho chúng ta thấy cái jì chúng ta muốn tìm-hiểu vượt lên cao hơn những jì cu-thể, cho nên lầm-lẫn zễ xảy ra. Hiểu-biết tự-nhiên hay trực-jác theo thuyết Hiện-tượng Luận liên-quan tới những vấn-đề rất tinh-ròng thường thấy ở khắp mọi nơi. Chúng ta chấp-nhận những sự-kiện này theo i như như chúng hiện ra như li-tấc cố-định. Cho nên đặt ra câu hỏi đúng hoặc sai về những sự-kiện này trở thành vô-ngĩa.

 

Sự-kiện kể trên là minh-chứng tuyệt-đối về hiện-tượng tinh-ròng, hay vật đúng là vật, cho nên sự-kiện ấy có thể thỏa-mãn những jì fức-tạp và bất-ngờ của bất-kì lí-thuyết nào về nhận-thức. Nhũng hiểu-biết fức-tạp và bất-ngờ ấy không liên-quan tới minh-chứng thông-thường, vì những hiểu biết fức-tạp kia đặt vấn-đề với minh-chứng thông-thường. Tuy nhiên, thế không có ngĩa là những hiểu-biết fức-tạp loại bỏ tất cả nội-zung và chỉ bằng lòng với sự fân-tích thuần về í-niệm kiểu Kant, mà chỉ có ngĩa là cái jì không fải là minh-chứng đúng theo fương-fáp Hiện-tượng Luận thì cái đó fải bỏ đi.

 

(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)

October 21, 2012

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2496
Ngày đăng: 22.10.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh Truy-Tầm Luận-Lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl - 5 - Nguyễn Quỳnh USA
Friedrich Niezsche : Der Wille Zur Macht . Chí Hùng-Vĩ - Nguyễn Quỳnh USA
Friedrich Nietzsche: Lập-Ngôn Của Zarathustra 9 - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc Và Fê-Bình : Cơn Khủng-Hoảng Của Khoa-Học Tây-Fương - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và Fê-bình SEIN UND ZEIT/ NGUỒN-SỐNG VÀ THỜI-JAN của HEIDEGGER 8 - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc Cương-Lĩnh Luận-Lí 1 Và Vài Nhận-Xét Về Nền-Tảng Toán-Học Của Wittgenstein - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc Và Fê-Bình Truy-Tầm Triết-Học - Nguyễn Quỳnh USA
Mỹ Học Và Văn Chương 4 - Đặng Phùng Quân
Mỹ Học Và Văn Chương 3 - Đặng Phùng Quân
Mỹ Học Và Văn Chương 2 - Đặng Phùng Quân
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)