Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.183
123.218.924
 
Hoà-Tấu Khúc “K” Cho Guitar
Nguyễn Quỳnh USA

 

Peter tò mò muốn xem mặt Anh-Fong chứ thực ra anh ta không muốn đến zự buổi trình-ziễn “K” Concerto viết cho Guitar, tác-fẩm zuy-nhất của Katherine, viết từ hơn bảy năm trước. Katherine jỏi về vĩ-cầm và Guitar. Hơn nữa cô ta lại là jáo-sư Tóan tại Viện Tóan-học ở Wien. Cô là con nuôi của ja-đình Schmidt, tức là ja-đình của Peter. Nhan-sắc tuyệt-vời, đến nỗi nhiều người tự hỏi “Gái Đông-fương đẹp như thế hay sao?” Có người đọc tâm-sự lãng mạn của F. Hölderlin qua nhan-sắc ám-ảnh của Katherine:

 

Vì mê-li cõi fiêu-bồng,

Về Châu-Á ở trong lòng đế-vương.

 

Cánh cửa mở, Katherine bước ra với chiếc đàn Guitar trong tay. Mọi người iên-lặng. Rồi một tràng fáo tay nổi lên. Peter luôn luôn hồi-hộp trước nhan-sắc của Katherine, zù ở cùng nhà, và trên nguyên-tắc Katherine là con gái nuôi của bố mẹ Peter, tức đúng là em gái của Peter. Peter mới từ Paris về nhà sau sáu tháng làm cố-vấn tài-chánh cho một ngân-hàng Áo ở đó. Peter về Wien được một tuần chỉ để tò mò muốn xem mặt Anh-Fong. Hơn nữa, đây là mùa Jáng-sinh.

 

Katherine đứng zưới ánh đèn, với nụ cười đẹp và záng thướt tha. Có người thì thầm: “Karyatide!” tức là fo-tượng kiều-nữ đứng làm cột trên bực thềm điện Erechtheion thờ nữ-thần Athena, khoảng hơn bốn trăm năm trước Công-Nguyên. Nhưng “Karyatide” và “Katherine” là hai cái tên bắt đầu bằng chữ “K” như vậy ám-chỉ vẻ đẹp lí-tưởng và huyền-bí như cột-trụ của Trời.

 

Có lẽ tai của Katherine rất thính, mắt cô sáng lên quay về fía hun hút trong fòng hòa nhạc, tới tiếng thì-thầm cái tên “Karyatide”, rồi cô mỉm cười: “Ich frage mich nur, warum bin ich keine Karyatide!” Mọi người cười ầm lên. Katherine đưa tay về fía người đàn ông Á-châu, ngồi ở hàng gế đầu: “Aber nur Cẩm-Fượng oder Katherine! Ist es richtig? Anh-Fong!” 1 Mọi người lại cười ầm lên. Có người đã nhận xét thế này: “Chỉ cần ngắm Katherine và nge Katherine nói có lẽ là những fút đẹp nhất trong đời.” Wien vốn là Thành-fố Mộng-mơ”, Katherine lại đẹp như một jấc-mộng. Cho nên Peter thắc-mắc có fải cuộc-đời là thực hay là mộng. Hay là cả hai. Hay chỉ là ảo-tưởng. Thế thì đã nhiều lần Peter ngẫm-ngĩ không hiểu Katherine có thực là người hay không? Hay những jì ở Katherine là tác-fẩm của con người?

 

Peter đã thấy người đàn ông Á-châu mà Katherine gọi là Anh-Fong. Người đó vừa đứng ở kia, rất gần ông Stockmann, một trong vài nhạc-trưởng đáng-kính ở Wien. Nếu Anh-Fong đứng cạnh Peter, có lẽ chỉ đến vai Peter. Ở xa, Peter thấy Anh-Fong là một người đàn ông quắc-thước. Người đó cúi đầu lịch-sự trước Katherine, và nói cốt để mọi người cùng nge: “Es sei, wie er wolle, es war doch so schön.” Có tiếng cười, tiếng vỗ tay, và tiếng nói! “Goethe!” Vì câu đó có ngĩa là: “Zù có những chuyện khó khăn mấy đi nữa, cuộc-đời vẩn đẹp!”

 

Peter đã thấy Anh-Fong.

Ngày mai Peter sang Amsterdam, đi trên con fố nhỏ, lẩn khuất trong rặng thông, về một ngôi nhà như trong trí nhớ thời thơ-ấu, và kiểu-cách như trong tranh của Vermeer, gõ cửa, rồi ôm chặt  Elizabeth. Peter đã quyết định quên Katherine. Peter cũng đã nge nói về Anh-Fong, một Jáo-sư Triết-học chuyên về Leibnitz, nói tiếng Đức rất lưu-loát. Đó là người iêu của Katherine.

 

Ông bà Schmidt nhìn bức chân-zung vẽ Katherine treo trên tường trong fòng khách rồi nhìn Katherine. Bà Schmidt vuốt tóc Katherine nói nhỏ nhẹ: “Cẩm-fượng! Con đi rồi bố mẹ vẫn thấy con hằng ngày!”

 

Khoảng bảy năm về trước, Katherine đến Sàigòn gặp lại Anh-Fong, một thanh-niên mồ-côi, rất thông-minh, bạn học của Katherine hồi còn bé. Katherine tò mò khi nge bài Bến-Cũ của Anh-Việt. Cô soạn lại bản-nhạc rồi đánh đàn Guitar cho Anh-Fong nge. Anh-Fong sửng-sốt.

 

Trở về Wien, Katherine tiếp tục soạn lại tấu-khúc Bến-Cũ, bỏ đi vài chỗ, nhấn mạnh vài chổ. Bản-nhạc của Anh-Việt được trình bày gần đầy đủ trong đọan “Andante con moto,” độc-tấu Guitar. Tên Hoà-tấu Khúc đó là K-Concerto. Bản này đã được trình-ziển vài lần khiến mọi người fải ngạc-nhiên vì ít khi được nge một Hòa-tấu Khúc viết cho Guitar như thế. Lần nào viết thư cho Anh-Fong, Katherine cũng có một câu: “Bao jờ Anh-Fong sang Wien với em?”

 

Đầu tháng Jiêng tuyết rơi trắng xóa. Anh-Fong và Katherine đi trong công-viên jọc bờ sông cây cối tiêu-điều.  Anh-Fong hỏi Katherine sau khi sang Hoa-kì liệu Katherine có nhớ Wien không. Katherine gật đầu: “Wien là tuổi thơ và tuổi trưởng-thành của em. Trong mấy năm đợi Anh-Fong, đôi khi em ngĩ Anh-Fong đừng đến!” Anh-Fong fủi tuyết trên vai Katherine: “Chúng mình hẹn nhau mà!” Katherine: “Nếu Anh-Fong không đến, em vẫn còn sống trong mộng-mơ! Anh đến rồi. jấc-mơ không còn nữa. Em băn-khoăn!” Anh-Fong ôm Katherine: “Cẩm-Fượng muốn anh trở lại Hoa-kì một mình?”

 

Katherine nhìn sâu vào mắt Anh-Fong: “Sao anh lại nói thế!”

 

(October 22, 2012)

 

Gi-chú:

1.       “Tôi tự hỏi vì sao tôi không fải là Karyatide? Nhưng tôi chính là Cẩm-Fượng hay Katherine. Fải không Anh-Fong?”

 

 

 

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2639
Ngày đăng: 24.10.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Danh Võ, Nghệ Thuật Và Chính Tri - Hoàng Hưng
Vương Hi Chi nhà thư pháp lớn thời Đông Tấn. - Trần Yên Thảo
Lê Văn Khoa - Người Nghệ Sĩ Tài Danh, Đức Độ. [Bài 2] - Phan Bá Thụy Dương
Lê Văn Khoa, Người Nghệ Sĩ Tài Danh, Đức Độ. Bài 1 - Phan Bá Thụy Dương
Từ Kỹ Thuật & Ma Thuật Đến Nghệ Thuật & Tác Lực Qua Góc Nhìn Của Alfred Gell* - Đinh Hồng Hải
Nghệ thuật xiếc với thiếu nhi - Tuấn Giang
Nguồn gốc nghệ thuật Tuồng - Tuấn Giang
Nghệ Thuật Ảo Cảnh - Vũ Ngọc Anh
Ngôn Pháp - Vũ Ngọc Anh
Các Biểu Tượng Trong Nghệ Thuật - Đinh Hồng Hải
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)