Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.159
123.224.771
 
ĐỌC VÀ FÊ-BÌNH CƠN KHỦNG-HOẢNG CỦA KHOA-HỌC TÂY-FƯƠNG (FẦN HAI)
Nguyễn Quỳnh USA

 

CRITIQUE OF

THE CRISIS OF EUROPEAN SCIENCES

DIE KRISIS DER EUROPÄISCHEN WISSENSCHAFTEN

Cùa

EDMUND HUSSERL

 

Vernunft wird Unsinn, Wohltat Plage

Khi Tri-tuệ trở nên vô-ngĩa, Xã-hội điêu-linh*

When rationality becomes meaningless, society suffers*

Faust (Goethe)

 

*Vietnamese and English version by Quynh Nguyen

 

 (November 5, 2012)

 

§3.. Nền-tảng Tự-trị hay Tư-zo trong bản-chất của con-người Âu-châu qua sự hình-thành tư-tưởng Triết-học thời Fục-hưng.

 

Theo Husserl, không fải luôn luôn Khoa-học hiểu được nhu-cầu của Khoa-học khi Khoa-học đi tìm chân-lí vững vàng và gay go nhất trong í-ngĩa khách-quan. Chính í-ngĩa khách-quan đã tạo ra những nền Khoa-học đòi-hỏi thực-chứng có fương-fáp và hậu-qủa vượt lên trên kinh-ngiệm của Khoa-học. Fương-fáp đúng là nền-tảng để chúng ta bảo vệ và fát-triển lí-huyết thực-chứng có tinh-thần í-thức hệ và Triết-học rõ-ràng.

 

Khoa-học không bao jờ fủ-nhận những câu-hỏi đặc-biệt mang tính-người. Mọi câu-hỏi về con-người đều liên-quan chặt chẽ với mọi ngành Khoa-học, ví như các ngành Khoa-học ngiện-cứu các hiện-tượng thiên-nhiên (sách vở Việtnam thường gi là “Khoa-học tự-nhiên” zịch sai từ chữ “Natural sciences”. (Làm jì có thứ “Khoa-học Tự-nhiên”! Có khi lại zo “Bố Tầu zạy rồi”.) Ngày nào Khoa-học còn zính-záng tới tính-người thì Khoa-học có thể jữ được vị-trí ưu-việt của Khoa-học. Khoa-học fụng-sự con-người là một trào-lưu hoàn-toàn mới mẻ vì nó xây-zựng bản-chất con-người Âu-châu, bắt đầu từ thời Fục-hưng.  

 

            Thế thì tại sao Khoa-học lại đánh mất vai-trò chỉ-đạo? Tại sao lại có sự thay đổi quan-trong như thế? Tại sao lại có một thứ Khoa-học chỉ vụ vào thực-chứng? Hiểu được những nguyên-nhân sâu xa ấy là điểm quan-trọng của đề tài mà Husserl sẽ trình-bày như sau:

 

            Trong thời Fục-hưng, já-trị nhân-tính của con-người Âu-châu là đứng zậy làm một cuộc cách-mạng. Ngĩa là tính-người mới đứng lên chống lại tính-người ở thời Trung-cổ, bằng cách không chấp-nhận já-trị thời Trung-cổ để xây-zựng một tinh-thần mới mà chúng ta gọi là Tự-zo. Với tinh-thần Tự-zo chúng ta vẫn ngưỡng-mộ cái-đẹp của con-người Thời-cổ, tức là tính-người uyên-nguyên không hề bị vong-thân. Con-người Âu-châu có nhân-tính như thế nên mới có thể zuy-trì đời-sống tự-zo và ước-ao tiếp-tục sống và fát-triển ngay trong tinh-thần tự-zo ấy.

 

            Chúng ta tự hỏi con-người thời-cổ coi trọng cái jì? 1 Họ coi trọng triết-lí của đời-sống vì đời-sống ấy tràn-đầy trí-tuệ hay triết-học. Triết-lí sống ấy cho con người tự-zo và biết-sống hết-mình. Triết-học có tính lí-thuyết là điểm khởi-đầu (nếu zịch chữ “primary” là “chính” sẽ bị ngộ-nhận là “điểm quan-trọng nhất”). Trước hết chúng ta cần biết thế-jan thực chứ không fải là thế-jan huyền-hoặc. Thế-jan thực là thế-jan có truyền-thống, có kiến-thức sâu rộng, công-bằng cho thế-jan và cho con-người rõ ràng ngay trong thế-jan có minh-chứng và có lí-lẽ hiển-nhiên. Nguyên-lí cao nhất của cuộc-đời là Thượng-đế. Xét theo lí-thuyết, Triết-học không chỉ jải-thoát con-người lập-thuyết mà thực ra Triết-học jải-thoát tất cả những con-người có học.

 

            Nhưng vai-trò độc-đáo của lí-thuyết fải được kiểm-chứng bằng vai trò độc-đáo của thực-hành hay hành-động. Theo tôn-chỉ lí-tưởng của thời Fục-hưng thì con-người thời-cổ biết mình qua trí-tuệ hoàn-toàn tự-zo. Chính đây là tư-tưởng mới của Triết-học Platon có ngĩa là con-người KHÔNG FẢI chỉ đổi-thay vì đạo-đức MÀ con-người fải đổi thay theo thế-jan chung-quanh của con-người trong đó có vấn-đề chính-trị và xã-hội 2. Bởi thế con-người fải trở thành con-người mới qua trí-tuệ tự-zo tức là qua những hiểu-biết sâu-xa của một thứ Triết-học có tinh-thần hiểu cao biết rộng 3. (Hoàn-vũ)

 

            Theo khuôn-mẫu lí-tưởng cổ xưa, thoạt đầu chỉ có một nhóm người biết được thứ Triết-học zựa vào lí-thuyết. Thế rồi khuôn-mẫu lí-thuyết ấy được tiếp-tục fát-triển. Nó không fát-triển theo truyền-thống nhắm mắt thờ-fụng [như kiểu Triết-lí của Tầu], mà nó fát-triển bằng bằng fương-fáp truy-tầm và fê-bình hoàn-toàn độc-lập.

 

            Cũng xin gi-nhận rằng í-niệm Triết-học từ cổ truyền đến với chúng ta không fải là những í-niệm Triết-học trong sách vở ở nhà trường. Thứ sách vở ấy trình bày một số học-thuyết trong những thế-kỉ ban đầu ở thời-đại mới, tức thời đại của Descartes [thường được gọi là thời-đại mới]. Mặc zù thứ Triết-học sách vở này không có những đổi thay đáng kể, nhưng nó vẩn tôn-trọng í-ngĩa căn-bản của một thứ Khoa-học bao-trùm tất cả, tức là một thứ Khoa-học tìm-hiểu nguồn-sống đích-thực đang có mặt (Seiendes/das Seiende). [Nếu zịch sang Việt-ngữ là “Hữu-thể” hay “Thực-hữu” thì chỉ nghe có vẻ “trí-thức, sướng tai”, nhưng vô-ngĩa]. David Carr đã có lí khi ông ngĩ rằng thuật-ngữ “Seiende” có thể là ảnh-hưởng cách-zùng chữ của Heidegger, mặc zù Heidegger là học trò của Husserl.

 

            Khi nói tới Khoa-học ở đây, chúng ta muốn nói tới nhiều môn Khoa-học – những ngành Khoa-học đã thành-hình và những ngành Khoa-học đang fát-triển. Tất cả những thứ Khoa-học này chỉ là những ngành nằm trong một thứ Triết-học mà thôi. Chính Descartes là người đã nâng cao í-ngĩa sự hiểu-biết bao-trùm của Triết-học [không có ngĩa hiểu-biết chuyên-môn, mà là í-thức sâu-xa theo tinh-thần Triết-học để júp Khoa-học hiểu rõ mục-đích “Khoa-học fụng-sự con-người”]. Nói một cách  khác là những câu hỏi có ngĩa theo đúng tinh-thần Khoa-học fải trưng ra hiểu-biết cùng kì lí và không bao jờ chấm zứt. Những câu hỏi ấy fải trưng ra tiến-bộ có trật-tự rõ-ràng của fương-fáp tìm-tòi tràn-trề trí-tuệ.

            Từ thế-hệ này sang thế-hệ khác, thứ Triết-học của Khoa-học này coi như lâu-đài của nhiều chân-lí [các môn Khoa-học] liên-hệ với nhau để jải-quyết những vấn-đề cụ-thể. Tức là những vấn-đề đích-thực và hợp-lí, zù là fù-zu hay vĩnh-cửu.  

 

            Như vậy, í-niệm Khoa-học Thực-chứng (Positivism) trong thời đại của chúng ta chỉ là một í-niệm nông-cạn. Khoa-học Thực-chứng loại bỏ mọi câu-hỏi về í-niệm Siêu-hình Học, lớn cũng như nhỏ, kể cả những câu hỏi gọi là “quan-trọng và cao nhất” tuy có vẻ mơ-hồ. Nhưng xét cho kĩ đó là những câu hỏi thực sự nằm trong tổng-thể không thể nào gạt sang một bên được, bởi vì chúng có í-ngĩa hoặc là rõ ràng hoặc là chưa cụ-thể. Đây chính là những vấn-đề của trí-tuệ nằm trong nhiều zạng đặc-thù.

 

            Trí-tuệ4 là một điều rõ ràng trong mọi môn-học liên-quan tới nhận-thức về já-trị chân-thực và về việc làm theo đạo-đức. Ở điểm đạo-đức, trí-tuệ có ngĩa là Í-niệm có já-trị Nguyên-thủy hay Lí-tưởng vì nó “tuyệt-đối”, “vĩnh-cửu”, “vượt thời-jan”, và “vô điều-kiện”. Nếu một người là một nhà tư-tưởng trong Siêu-hình Học hay người đó có vấn-đề Triết-học đặc-biệt jì đó, thì người đó nên được coi như một con-người có vấn-đề liên-quan tới trí-tuệ. Nếu vấn đề của người đó liên-quan tới lịch-sử thì đó là vấn-đề liên-quan tới í-ngĩa hay vấn-đề nằm trong lịch-sử. Vấn đề liên-quan tới Thượng-đề hiển-nhiên là vấn-đề của trí-tuệ hay lẽ tuyệt-đối, chẳng hạn như cỗi-nguồn của mọi lí hay trí-tuệ trong thế-jan hay còn gọi là “í-ngĩa” của thế-jan 5.

 

            Ngay cả vấn-đề đụng chạm tới sai-lầm ngịch với luân-thường đạo-lí cũng là vấn-đề của trí-tuệ jống như câu-hỏi về tự-zo. Những vấn-đề kể trên là những câu-hỏi có tính “siêu-hình” trong ngĩa rộng và thường được gọi là những câu-hỏi có tính Triết-học đặc-biệt [Nói nôm na, mọi câu hỏi đều mang í-ngĩa Siêu-hình Học, vì chưa có câu trả-lời hay còn fải đợi trả-lời] 6. Những câu hỏi này vượt lên trên Siêu-hình Học chỉ vì chúng vẫn còn là những vấn-đề liên-quan tới cái í nằm trong lí-tính của trí-tuệ. Zo đó mọi câu hỏi trong Siêu-hình Học đều cho chúng vai trò cao hơn là những câu-hỏi liên-quan tới sự-kiện hiển-nhiên, ngay cả trong lãnh-vực truy-tầm hiểu-biết.

 

            Thế-thì Triết-học Thực-chứng (Positivism) đã chặt đầu Triết-học. Ngay cả những í-niệm Triết-học cổ tuy đã qui về một mối nhưng vẫn hàm-chứa một trật-tự về nguồn-sống và zo đó có Triết-học cổ ưu-tư về những vấn-đề của nguồn-sống – hay của con-người. Zo lẽ đó, Siêu-hình Học được coi là “Hoàng-hậu của mọi ngành Khoa-học”. Tinh-thần của Siêu-hinh Học zựa trên í-ngĩa cao nhất về hiểu-biết đến từ mọi ngành khoa-học. Chính điều này đã xuất-hiện trong thời Fục-hưng và được coi như fương-fáp fổ-thông và đúng nhờ đó Triết-học mới có hệ-thống và trưởng-thành trong Siêu-hình Học, để trở nên một thứ Triết-học ngiêm-chỉnh luôn luôn trở lại với con người (Philosophia perennis).

 

            Nhờ những lí-jải trên, chúng ta có thể hiểu khả-năng thúc-đẩy mọi việc làm của Khoa-học, ngay cả những ngành Khoa-học chỉ vụ vào thực-chứng ở lãnh-vực thấp hơn. Trong thế-kỉ 18, thường được mệnh-zanh là thế-kỉ của Triết-học, chúng ta thấy có nhiều hội-đoàn lớn fụng-sự Triết-học và những ngành Khoa-học nằm trong chi-nhánh của Triết-học. Cũng vậy, chúng ta thấy có sự khát-khao học-hỏi để xây-zựng lại tinh-thần Triết-học trong jáo-zục, đồng thời fát-triển đời-sống chính-trị và xã-hội của nhân-loại rất fồn-thịnh trong kỉ-nguyên Thức-tỉnh hay Jác-ngộ [Enlightnenment. Có sách Việt zịch chữ “enlightenment” là “Rực-sáng”. Zịch như vậy tức là không hiểu mội-zung của fong-trào này.] đến độ chúng ta fải cảm-fục. Chúng ta có được một ví-zụ hung-hồn qua bài thơ lộng-lẫy Ca-tụng Niềm Vui của Schiller, mà Beethoven đã fổ-nhạc (Zư-hưởng Khúc số 9). Chỉ có một điều đáng buồn là fải đợi đến ngày hôm nay chúng ta mới cảm-nhận được bài thơ này, Một ngịch-cảnh không sao hiểu được.

 

§4. Sự Thất-bại của nền Khoa-học mới sau khi nó thành-công ở bước đầu: Sự Thất-bại chưa rõ Nguyên-nhân.

 

            Nếu Tính-người trong Thời-đại Mới đã được bừng bừng sống-động và được may mắn nâng zậy bằng một tinh-thần fấn-khởi thì Tính-người ấy không ù-lì mà thực sự nó đã sẵn có nhưng chỉ vì nó đã mất đức-tin của nó trong lí-tưởng của một nền Triết-học sâu rộng, cũng như nó đã mất cách-nhìn của nó vào một fương-fáp mới. Chúng ta đã thấy fương-fáp mới này chỉ có thể júp chúng ta thành-công bằng những nền Khoa-học cụ-thể. Song le, fương-fáp này đã nằm sẵn trong Siêu-hình Học, ví-zụ: trong những vấn-đề Triết-học liên-quan đến cảm-quan đặc-biệt, mặc zù chỉ là hi-vọng mà thôi. Hiển nhiên những bước đầu thành-công không thể thiếu cảm-quan.

 

            Trong Triết-học có tinh-thần sâu-rộng chúng ta thấy những vấn-đề kể-trên zính-záng với mọi thứ Khoa-học cụ-thể. Những vấn-đề này đều có cái thể của những í-niệm Triết-học có hệ-thống rõ-ràng. Tuy nhiên, zù những í-niệm Triết-học này rất hấp-zẫn chúng vẫn chưa trở thành một bởi vì liên-quan của chúng với nhau xem ra vẫn còn xa-lạ. Nếu thế-kỉ 18 vẫn còn tin vào một tổng-thể cho mọi í-niệm, và vẫn còn muốn đạt tới mục-đích tối-cao có tinh-thần fân-tích và fát-triển theo lí-thuyết vững vàng từ thế-hệ này sang thế-hệ khác để trở thành những môn Khoa-học cụ-thề, đáng ngưỡng-mộ, và sâu-rộng, thì niềm tin này không thể đứng vững lâu zài.

 

            Tin-tưởng vào lí-tưởng của Triết-học và tin-tưởng vào fương-fáp được coi như hướng-đi của mọi fong-trào khởi đi từ kỉ-nguyên mới thì niềm tin này chỉ là động-cơ bên ngoài cho thấy sự khác biệt rất kì lạ jữa những thất-bại của Siêu-hình Học xảy ra hoài hoài và những thành-công liên-tục trong thực-hành cũng như trong lí-thuyết của những bộ-môn Khoa-học ứng-zụng. Điều này đã ảnh-hưởng đến những người ở ngoài Khoa-học và cả những nhà Khoa-học. Khoa-học ja trong lãnh-vực chuyên-môn của Khoa-học thực-zụng đã rất mau chóng trở thành các nhà chuyên-môn mà không cần biết jì tới Triết-học.

 

            Tuy nhiên, ngay cả những lí-thuyết ja có tinh-thần Triết-học và để í đến những vấn-đề của Siêu-hình Học cũng thấy hiện ra nhiều thất-bại bởi vì những í-niệm rất sâu-xa nhưng còn mờ-tối cứ zâng lên chống lại mọi jả-thiết đã cố-thổ đổ-hồ trong lí-tưởng còn đang ngự-trị ở thế-jan. Chúng ta thấy khởi đi từ Hume và Kant cho tới thời-đại của chúng ta, có một nỗ-lực rất đam-mê nhằm đạt tới hiểu-biết sâu-xa và rõ-ràng về những lí-zo rất đúng về sự thất-bại của nhiều thế-kỉ. Zĩ nhiên, đây là những nỗ-lực của một số người trời ban cho thiên-khiếu, sau đó những người khác theo nhau tìm ra mọi fương-trình thỏa-mãn chính họ và thỏa-mãn người đọc.

 

§5. Lí-tưởng của Triết-học sâu-rộng và Fương-fáp lí-tưởng ấy nhằm jải-quyết vấn-đề nội-tại.

 

            Kết-qủa cần-thiết chính là một sự đổi thay khá lạ lùng trong toàn-bộ hệ-thống suy-tư. Hiển-nhiên Triết-học là vấn-đề riêng của Triết-học. Khởi đầu là tính-chất của Siêu-hình Học mà chúng ta đã bàn đến ở trên. Siêu-hình Học đi tìm í-ngĩa và sự có mặt của mọi vấn-đề thuộc fạm-vi lí-trí một cách ján-tiếp. Trong khi ấy đối với những Khoa-học cụ-thể, những vấn-đề thuộc fạm-vi lí-trí lại là những điều hóc-búa. Trên thực-tế, mỗi vấn-đề rõ ràng của Siêu-hình Học đúng là (eo ipso) vấn-đề của các bộ-môn Khoa-học ứng-zụng bởi vì Khoa-học có í-ngĩa liên-quan với nhau nên chúng cho ta thấy rằng mọi chân-lí hay mọi sự-thật chẳng qua là những jì cụ-thể. Vấn-đề cụ-thể ấy nằm trong nội-zung chắc-nịch của Triết-học.

 

            Liệu lí-trí và những jì gọi là cụ-thể có thể bị fân-chia khi mà lí-trí trong vai-trò nhận-thức cho chúng ta thấy cái gọi là cụ-thể là cái jì rõ ràng hay không? Câu hỏi này đủ để làm sáng-tỏ rằng tiến-trình lịch-sử có một cái-thể độc-đáo và rõ ràng khi chúng ta nhìn thấy iếu-tố sâu-xa nhất nhưng đã bi che-mờ.

 

            Thể độc-đáo của lịch-sử không fát-triển êm-đềm và cũng không liên-tục bằng những kinh-ngiệm tâm-linh có já-trị vĩnh-viễn hay bằng những zạng-thức tinh-thần như: í-niệm, lí-thuyết và những hệ-thống tư-tưởng có thể jải-thích theo hoàn-cảnh lịch-sử xảy ra ngoài í-muốn của con-người. Lí-tưởng rõ-ràng của một thứ Triết-học có khả-năng bao-trùm tất cả và có fương-fáp tạo nên bước đầu mà chúng ta gọi là sự hình-thành của kỉ-nguyên Triết-học Mới qua nhiều jai-đoạn.

 

            Tuy nhiên, thay vì sự hình-thành ấy lộ ra rõ ràng thì lí-tưởng kia lại có vấn-đề lung-túng nội-tại. Thật lạ lùng trong khi những lúng-túng này ngăn-cản lí-tưởng mới thì nó lại sinh ra tinh-thần cách-mạng với những khuynh-hướng ít hay nhiều táo-bạo. Thế thì vấn-đề gọi là lí-tưởng chính-thống của bộ-môn Triết-học bao trùm tất cả kể cả fương-fáp của nó đã trở thành sức-mạnh lôi-cuốn tất cả những fong-trào triết-học khác trong lịch-sử.  

 

            Đúng ra, điều này có ngĩa là mọi ngành Khoa-học đã không ngừng rơi vào trong cơn khủng-hoảng quái-đản chẳng qua vì í-ngĩa độc-đáo của nển-tảng Khoa-học chỉ là những ngảnh của Triết-học mà thôi. Thế nhưng í-ngĩa của Khoa-học lại khư khư nằm riêng trong Khoa-học. Cơn khủng-hoảng không chỉ  tiếp-tục ảnh-hưởng tới những thành-công về thực-hành cũng như về lí-thuyết của những bộ-môn Khoa-học mà chính nó đã làm lung lay mọi nền-tảng và í-ngĩa của chân-lí.

 

            Đây không fải chỉ là vấn-đề liên-quan tới hình-thức đặc-biệt của văn-hóa – về mặt Triết-học hay Khoa-học – mà là một trong nhiều vấn-đề của con-người ở Âu-châu. Theo những jì chúng ta đã bàn ở trên, sự thành-lập khởi thuỷ của nền Triết-học mới chính là sự thành-lập í-ngĩa con-người mới ở Âu-châu. Í-ngĩa này tìm cách làm mới lại chính í-ngĩa quan-trọng của nó để chống lại suy-ngĩ của thời Cổ và của thời Trung-cổ bằng cách cho ra đời một nền Triết-học Mới.

 

            Vậy thì cơn khủng-hoảng của Triết-học có ngĩa là cơn khủng-hoảng của mọi ngành Khoa-hoc vì Khoa-học là những bộ-môn nằm trong Triết-học có tính bao-trùm tất cả. Thoạt đầu cơn khủng-hoảng chỉ tiềm-tàng thế rồi nó bùng lên zữ-zội vì nó chính là cơn khủng-hoảng về tính-người ở Âu-châu trong í-ngĩa của đời-sống văn-hóa – hay fải nói là Nguồn-sống. Husserl zùng từ “Existenz” i như cách zùng chữ này của Jasper và Heidegger để chỉ Nguồn-sống. Hai chữ “Existenz” và “existentiell” đều ngụ í “Nguồn-sống” nhưng không được sử-zụng rõ ràng trong tham-luận này. Theo David Carr hai chữ này là hai từ rất fổ-thông ở Đức thời đó.

 

            Khuynh-huớng hồ-ngi về sự có mặt của Siêu-hình Học và về sự tan rã niềm tin trong Triết-học bao trùm mọi vấn-đề đã ảnh-hưởng đến con-người mới. Thực ra khuynh-hướng hồ-ngi này cho chúng ta thấy sự sụp-đổ của đức-tin zựa vào “Lí-trí”, i như người xưa đã thấy nhận-thức khác với jáo-điều. Chính lí-tính cho chúng ta biết í-ngĩa bất kể những cái jì có já-trị và có cứu-cánh tối-hậu. Já-trị và cứu-cánh có sự liên-hệ cơ bản zính-liền với chân-lí hay sự-thực được bàn tới ngay từ bước đầu của Triết-học. Chân-lí hay sự-thực này tự nó đúng hiển-nhiên theo ngĩa ngữ Hi-lạp.7

 

            Cùng với sự suy-sụp của đức-tin vào lí-trí tuyệt đối nhờ lí-trí này thế-jan mới có í-ngĩa chúng ta lại thấy cả sự suy-thoái của đừc-tin vào í-ngĩa của lịch-sử, của nhân-tính và lòng tin vào tự-zo của con người. Tin-tưởng vào tự-zo là khả-năng của con-người zuy-trì í-ngĩa trong vai-trò của trí-tuệ trong đời-sống nhân-loại nói chung và đời-sống cá-nhân nói riêng. [Chúng ta cần fân-biệt sự khác nhau jữa “rationality/trí-tuệ” và “reason/lí-tính” cách zùng hai chữ này trong thời-đại của Hussserl và trước đó].

 

            Nếu con người đánh mất đức-tin thì chính con người đã đánh mất chính mình, đánh mất ngay đời sống của của mình (sein). [Đừng nên “zao to búa lớn” zùng chữ “bản-thê” để zịch chữ “sein”, không viết hoa ở đây, vì chữ “bản-thể” nge rất “trí-thức” nhưng là chữ của “bố Tầu”, rỗng-tuếch, qúa mơ-hồ và rất zễ bị hiểu-lầm. Và đương-nhiên cho thấy căn-bản Triết-học còn non kém lắm]. Đời-sống của chính mình là điếu hiển nhiên có ngĩa “tôi đây”, nhưng đời-sống ấy cũng có thể là một sự-kiện đấu-tranh cho sự-thực để cho con-người đúng là con-người. Nguổn-sống đích-thực là mục-đích lí-tưởng ở khắp mọi nơi. Nó chính là hoạt-động của nhận-thức (epistemè) hay còn được gọi là “lí-tính” hoàn-toàn khác với tín-điều (doxa). Tín-điều [ví-zụ Khổng-học] chính là loại kinh-sách trong đó mọi tôn-chỉ đều đúng, hiển-nhiên và đừng hồ-ngi jì cả.

 

            Trên thực-tế chúng ta đều biết đến sự khác-nhau jữa nhận-thứctín-điều. Nhận-thức liên-quan tới chân-thực. Hằng-ngày con người không biết đến nhận-thức mặc-zù nhận-thức rõ-ràng và tương-đối. Sự hiểu biết về nhận-thức chỉ đạt tới được (hay nhận-hức trước hêt – hiểu theo ngĩa của Husserl) bằng Triết-học. Trước hết, trong Triết-học cổ, nhận-thức được coi như là hiểu-biết đáng  kể và sâu rộng, tức là một bản-thể bao gồm nhiều thứ. Thực vậy, trong mọi nỗ-lực để đạt tới nhận-thức chúng ta thấy nhận-thức sơ-khai không ngừng chuyển-hóa như đi từ những hệ-thống xưa cũ tới í-thức chưa rõ-ràng. Cứ thế sự chuyển-hóa tiếp-tục ngay trong nội-zung của lịch-sử Triết-học. Sự chuyến-hóa này còn gọi là sự fấn-đấu nhằm tìm-hiểu nguồn-sống, ví zụ fấn-đấu để thấy rằng Triết-học nhằm tìm-hiểu để sống trong lẽ “hồn-nhiên”, cũng như tìm-hiểu  thuyết hồ-ngi để từ bỏ hiểu-biết  nếu hiểu-biết chỉ zựa vào kinh-ngiệm mà thôi.

           

Chủ-ngĩa hồ-ngi không ngừng đặt vấn-đề về já-trị của thế-jan zựa trên kinh-ngiệm (Erfahrung) và chủ-ngĩa hồ-ngi thấy trong kinh-ngiệm không có jì gọi là lí-tính. lí-tính tự nó có mặt và có đối-tượng của nó, nhưng càng lúc càng tỏ ra khó hiểu trong thế-jan. Lí-tính fải có í-ngĩa ngay trong thế-jan này, và zo đó, thế-jan qua lí-tính cuối cùng hợp lại với nhau để júp chúng ta nhận ra vấn-đề ở thế-jan chính là liên-hệ quan-trọng và sâu-xa nhất jữa lí-tính và những jì không rõ ràng nhất. Bởi vậy, thế-jan mới trở thành một đề-tài cụ-thề để chúng ta tìm-hiểu. 

 

            Ở đây chúng ta chỉ lưu-í đến vấn-đề Triết-học ở thời-đại mới. Triết-học Mới  không fải chỉ là một fần của lịch-sử rộng lớn, mà là một cố-gắng của con-người muốn hiểu-biết rõ tính-người. Hơn thế nữa, nền-tảng của Triết-học có nhiệm-vụ bao quát mới  cũng còn mang í-ngĩa fục-hưng Triết-học Cổ-truyền mà đã có lần được hiểu như là một sự lập-lại và cũng là một sự thay-đổi í-ngĩa có tính sâu-rộng. Zo đó Triết-học Mới cảm thấy như có trách-nhiệm khai-mở thời-đại mới, hoàn-toàn có ngĩa Triết-học và có fương-fáp vững-vàng. Triết-học Mới cũng bảo-đảm vượt qua khỏi những tư-zuy iếu-ớt trước kia. Bởi vậy Triết-học Mới chẳng qua là thuyết hồ-ngi với tinh-thần độc-đáo ở ngay lúc ban-đầu.

 

            Tuy nhiên, định-mệnh của thời-đại Triết-học Mới là fải gánh vác những suy-tư còn qúa ngây-thơ nằm ngoài í-thức . Đây là điều mà Triết-học Mới fải tuần-tự lôi ra qua những nỗ-lực mới, bằng í-tưởng cụ-thể của Triết-học, và bằng vào nội-zung với fương-fáp rõ-rệt. Trước tiên Triết-học Mới fải khám-fá ra những jì rất mờ-tối ở thế-jan để lập ra fương-án jải-quyết chúng.

 

            Là con-người của thời hiện-đại lại trưởng-thành trong jòng fát-triển này, chúng ta thấy chúng ta đang sống trong hiểm-nguy kinh-khủng nhất là chúng ta đang lao đầu vào jòng lụt-lội có tính hồ-ngi cho nên chúng ta không nắm vững được sự-thật. Khi chúng ta băn-khoăn trong hoàn-cảnh thế này chúng ta quay trở về với lịch-sử mang tính-người hiện-tại của chúng ta. Chúng ta có thể tự mình hiểu vấn-đề, tự mình có thực-lực ngay trong chúng ta. Như vậy chúng ta chỉ cần làm sáng-tỏ í-ngĩa bao quát vốn đã có sẵn trong lịch-sử, khởi từ cỗi-nguồn và xuyên qua việc làm mới mẻ của thời Fục-hưng. Í-ngĩa bao-quát này là sức mạnh lôi-cuốn mọi cố-gắng của Triết-học Mới. 

 

§6. Lịch-sử Triết-học Mới chính là Nỗ-lực đi-tìm Í-ngĩa Con-người.

 

            Nếu chúng ta coi sự fát-triển của những tư-tưởng Triết-học có ảnh-hưởng tới nhân-loại nói chung thì chúng ta đành fải đi tới kết-luận như sau:

           

            Chỉ có sự hiểu-biết từ trong fong-trào Triết-học Mới bắt đầu từ Descartes cho tới hôm nay, một fong-trào chặt-chẽ mặc zù có những mâu-thuẫn nhưng vẫn júp chúng ta hiểu sự có mặt của fong-trào ấy. Những cố-gắng trong thời-đại của chúng ta, chỉ kể đến những cố-gắng quan-trong, chính là những va-chạm jữa tính-người đã bị tha-hóa và tính-người vẫn còn cố-gắng zuy-trì tính-người để tìm ra những fấn-đấu mới. Những fấn-đấu trong lãnh-vực tinh-thần cho tính-người ở Âu-châu như thế là những fấn-đấu jữa những trào-lưu Triết-học, điển-hình là sự va chạm jữa những khuynh-hướng  Triết-học mang nặng hồ-ngi hay không fải là Triết-học. Những thứ Triết-học này chỉ biết nói chứ không biêt làm 8. Trong khi ấy những khuynh-hướng Triết-học cụ-thể vẫn còn sống-động. Tuy nhiên, sự sống-động của những khuynh-hướng Triết-học này chú-trọng vào zữ-kiện để tìm ra í-ngĩa đích-thực vì í-ngĩa đích-thực chính là í-ngĩa của tính-người có já-trị không thể nào chối-cãi được.

 

            Để cho lí-tính tiềm-tàng trở thành í-thức biết về những sự-thực của lí-tính và zo đó hiểu được sâu-xa lẽ của Siêu-hình Học là điều có thực chúng ta chỉ cần đặt Siêu-hình Học hay Triết-học sâu rộng trên con-đường đấy jan-nan tiến về thực-ngiệm. Tức là biến Siêu-hình Học thành cụ-thể. Như thế, để biết rõ minh-chứng tự-nhiên và cụ-thể (télos) có mặt hiển-nhiên trong tính-người Âu-châu, ngay từ thời Triết-học Hi-lạp ra đời, tức là sự ra đời của tính-người đi tìm lí sống. Sự sống của Triết-học này chỉ có thật qua lí-tính của Triết-học, vì sự-sống không ngừng hoạt-động từ lãnh-vực tiềm-ẩn để làm sáng tỏ lí-tính cũng như không ngừng khám-fá ra những qui-tắc của lí-tính. Chỉ có thế chúng ta mới thấy chân-lí của nguồn-sống và tính-người đích-thực, cho zù minh-chứng hiển-nhiên này (télos) chỉ là niềm-tin huyễn-hoặc đến từ lịch-sử.

 

            Sự hiểu rất tự-nhiên trong những nền văn-hóa và lịch-sử khác zù có mang tính-người theo truyền-thống Hi-lạp chăng nữa vẫn không fải là khám-fá độc-đáo về iếu-tính của con-người thường được gọi là sự đạt đến mục-đích tối-thượng (entelechy).  Để có tình-người thì điều-kiện quan-trọng fải là con-người có tính văn-minh và xã-hội không thể fân-chia. Nếu con-người là con-vật biết suy-lí thì văn-minh của con-người ấy vẫn fải là một thứ văn-minh zựa trên lí-tính, hay nói một cách khác là con-người ấy fải có khuynh-hướng tiến về lí-trí hay tiến về mục-đích tối-thượng (entelechy) vì đây là điều-kiện cần-thiết đưa con-người trở nên tính-người. Zo đó, Triết-học và Khoa-học chính là vận-hành của lịch-sử qua đó sức-mạnh của lí-trí bao trùm mọi vấn-đề cho nên lí-trí chính là khả-năng “bẩm-sinh” của nhân-loại. 

 

            Đây có thể là trường-hợp nếu fọng-trào Triết-học Mới chưa thực-sự đến hồi chung cuộc nhưng đã có thể chứng minh là nó đạt tới mục-đích tối-thượng (entelechy), bắt đầu tiến tới í-thức thuần-túy, hoặc là nếu lí-trí trong cái thể tinh-ròng của nó, ví-zụ cái thể của Triết-học bao-trùm mọi lãnh-vực, luôn luôn được fân-tích rõ ràng (apodictic) và trưng ra những nội-qui qua một fương-fáp cùng kì lí (apodictic). Chỉ lúc ấy Triết-học mới có thể biết rõ nó có mang tính-người Âu-châu hay không, tức là Triết-học ấy có trong chính nó lí-tưởng cao-nhất (tuyệt-đối) hay không hơn là nó chỉ là một lọai khoa-học về con-người zựa trên kinh-ngiệm như “Tầu” hay “Ân-độ”. Triết-học ấy có thể được coi như hình-ảnh mô-tả quan-niệm Âu-châu ảnh-hường tới các nền văn-minh khác. Bởi vậy, thứ Triết-học ấy chính là sự thống-trị bằng tư-tưởng độc-đoán thuần-túy theo cái nhìn của cảm-quan chứ không fải là một í-niệm fi-lí của lịch-sử ở thế-jan 9 .

 

            Bây jờ chúng ta hiểu rằng trường-fái Triết-học zuy-lí của thế-kỉ 18 chỉ nhằm fụng-sự nền-tảng nhân-loại tính của người Âu-châu. Như vậy, thứ Triết-học ấy rất khờ-khạo. Song le để thoát khỏi thứ Triết-học khờ-khạo và tư-zuy chủ-trí này liệu chúng ta có bỏ đi í-ngĩa đích-thực của thuyết chủ-trí hay không? Có càch nào làm sáng-tỏ suy-tư khờ-khạo và fi-lí kia không? Cái jì trong tinh-thần zuy-lí của chủ-ngiã vụ vào lí-trí đã từng được con-người vênh-vang ca-tụng và đã bắt chúng ta fải nge theo? Có fải tinh-thần zuy-lí ấy đã không thành-công trong nỗ-lực lôi cuốn chúng ta nếu chúng ta bị ép buộc fải lắng nge thuyết zuy-lí đó với hiểu biết fải-trái và với lí-trí của chúng ta hay không? 10

 

            Có fải là sự thiếu-sót lí-trí vẫn còn zai zẳng hay là lí-tính thiếu lành-mạnh và đầu óc chật hẹp còn tệ hơn là chủ-ngĩa zuy-lí cũ rích? Fải chăng là lí-tính không hề có “tính lười-biếng” đã ngăn cản nỗ-lực làm sáng-tỏ những kinh-ngiệm quan-trọng (die letzten Vorgegebenheiten), những mục-đích và những quyết-định có khả-năng tự chúng trình-bày một cách trung-thực và hợp lí hay không?

            Husserl nhận định rằng những jì ông trình bày đã đầy đủ. Ông đã đi qúa mau để júp chúng ta hiểu í-ngĩa tối quan-trọng bằng cách làm sáng tỏ mọi lí-zo sâu nhất của cơn khủng-hoảng. Đây chính là cơn khủng-hoảng fát hiện sớm nhất trong ngành Triết-học Mới và trong Khoa-học và còn tiếp tục lan tràn đến thời-đại của chúng ta.

 

§7. Kế-hoạch Truy-tầm và Ngiên-cứu Luận-án này

 

            Thế nhưng, bây jờ chính chúng ta, các Triết-ja có mặt ở đây tự hỏi những suy-tư nào đúng và chúng fải là loại suy-tư mà chúng ta vừa trình bày? Những suy-tư ấy có ngĩa jì với chúng ta? Có fải chúng ta đã nge những bài jảng hùng-hồn rất hàn-lâm hay không? Liệu chúng ta có thể lại trở về với “những vấn-đề Triết-học” bị ján-đoạn của chúng ta không? Đây là những vấn-đề liên-quan đến chuyện làm Triết-học của mổi người jữa chúng ta. Liệu chúng ta có thể thực sự bắt tay vào công-việc ấy khi chúng ta biết chắc rằng Triết-học của chúng ta cũng như của những người khác, trong qúa khứ cũng như ở hiện-tại sẽ có những đời-sống fù-zu chỉ vì Triết-hoc của chúng ta ở trong số những vùng đất Triết-học xanh um đang fát-triển và cũng thực-sự đang chết hay không?

 

            Đây chính là hoàn-cảnh của chúng-ta mà thực ra chúng ta không fải là những tinh-hoa trong Triết-học. Chúng ta không được truyền zạy bởi những triết-ja tài ba ngày xưa đã qua ở qúa-khứ huy-hoàng. Chúng ta sống vì sự-thật và sống trong sự-thật của riêng mình. Song le, là những Triết-ja của thời hiện-đại chúng ta lại đang rơi vào những mâu-thuẫn của sự-sống đau buồn. Niềm-tin vào một nền Triết-học có thực tức là tin vào sự-thực của kiến-thức sâu rộng là niềm-tin chúng ta không thể bỏ đi. Chúng ta biết rằng chúng ta có bổn-fận để làm chuyện này vì chúng ta là những Triết-ja có tư-cách. Thế thì, làm sao chúng ta jữ được niềm tin này, một thứ niềm tin chỉ có í-ngĩa trong liên-hệ với một mục-đích mà thôi. Đó là mục-đích chung của chúng ta, nôm na ra niềm-tin ấy chính là Triết-học?

 

            Nói chung, chúng ta đều biết rằng tính thích triết-lí của con-người và hậu-qủa của suy-tư vào đời-sống của con-người là bất kể cái jì zù là chỉ riêng-tư hay có những mục-đích jới-hạn của văn-hóa mà ra. Khi chúng ta lầm-bầm triết-lí – rất tự-nhiên – vì chúng ta làm chuyện rất con-người. Trách-niệm cá-nhân của chúng ta là những con-người trong Triết-học, chính là thiên-chức sâu-sắc của mỗi người NHƯNG đúng là trách-nhiệm về nguồn-sống của nhân-loại. Trách-nhiệm trước nguồn-sống của nhân-loại là minh-chứng hiển-nhiên rất cần-thiết (télos) và fải được hiểu rõ bằng Triết-hoc xuyên qua con-người đang làm Triết-học của chúng ta. Trong í-thức sống này có còn lối thoát nào không? Nếu không còn lối thoát nào hết thì chúng ta vốn có niềm-tin sẽ làm jì để có thể tin được bây jờ? Chúng ta không thể nào tiếp-tục triết-lí như trước đây. Chúng ta hãy hi-vọng vào các ngành Triết-học. chứ đừng bao jờ mong chờ có một nền Triết-học mà thôi 11.

 

            Suy-tư đầu tiên về vai trò lịch-sử của chúng ta mới chỉ làm sáng-tỏ cho chúng ta thấy hoàn-cảnh hiện-thời và nỗi u-buồn của suy-tư ấy chỉ là một sự-thực coi như còn nhẹ. Suy-tư ấy nhẳc-nhở chúng ta rằng chúng ta những nhà Triết-học là những kẻ kế-thừa của qúa-khứ với những mục-đích mà chữ “Triết-học” đã nêu rõ: nó là những quan-niệm, là những vấn-đề, và những fương-fáp.

 

            Điều rõ ràng là chúng ta suy-tư trở lại, qua tinh-thần fê-bìnhlịch-sử trước khi đi tới quyết-định để chúng ta có thể đóng-góp một thứ í-thức độc-đáo cho chính mình, như thế này: Chúng ta fải quay về truy-cứu xem cái jì là độc-đáo và luôn-luôn thấy trong Triết-học. Chúng ta fải tìm hiểu cho rõ cái jì còn tiếp tục và cần được các Triết-ja khai mở. Cái jì mà những bộ-môn Triết-học đã và vẫn còn đang trao-đổi với nhau trong lịch-sử. Cái đó fải có tinh-thần fê-fán về những mục-đích và về những fương-fáp thì mới được coi là đúng, là quan-trọng nhất, và độc-đáo nhất. Khi cái đó đã có mặt tức là nó đã chinh-fục được í-chí rõ ràng đến độ không còn jì để bàn thêm nữa (apodictically).

 

            Làm sao chúng ta có thể thực-hiện được điều kể trên và cái jì mà sự tìm-tòi cùng kì li này (apodicticity) có thể gọi là quan-trọng nhất, và thực-sự là ngĩa-sống của chúng ta tức những Triết-ja, mà cái ấy lúc đầu vẫn còn mờ tối. Sau đây Husserl sẽ cố-gắng trưng ra những con-đường mà ông đã đi. Những con đường ấy là con-đường hành-động và tốt mà Husserl nói là ông đã thử-ngiệm trong mấy chục năm.

 

            Vậy thì theo Husserl, từ nay trở đi chúng ta cùng nhau làm việc, luôn luôn đặt ra câu-hỏi mặc zù những hồ-ngi của chúng ta chưa fải là cách fủ-nhận qúa vội-vàng. Chúng ta sẽ cố-gắng đập tan cái vỏ của “những zữ-kiện lịch-sử” đã được trình-bày trong lịch-sử Triết-học. Chúng ta chất-vấn, chúng ta trình bày ra và chúng ta xét xem í-ngĩa bên trong của những zữ-kiện này, xét ngay cả đến minh-chứng hiển-nhiên (teleology) của chúng.

 

            Zần zần, chúng ta thấy, trước hết những jì đúng chưa hiện ra rõ ràng nhưng rồi những cái đó fát-triển mỗi lúc mổi mạnh để trở nên rõ ràng ngay trước mắt và cho chúng ta thấy những khía-cạnh mới. Có những câu hỏi trước kia không hề thấy nhưng bây jờ hiện ra. Có những vùng chúng ta chưa bao jờ bước chân vào, có những liên-hệ chúng ta chưa bao jờ nắm được hay hiểu được một cách sâu xa, bây jờ tự chúng hiện ra.

 

            Cuối cùng những vùng này cần đến í-thức của Triết-học và chấp nhận những hình-thái lịch-sử đã rõ-ràng. Cùng với hoạt-động mới và nền-tảng hiểu biết cùng kì lí, những jì có thể áp-zụng trong nền Triết-học Mới tự chúng hiện ra. Song le, chúng ta sẽ thấy rõ là tất cả Triết-học thuộc về qúa-khứ, zù không được nhận-thức rõ ràng nhưng chính trong nội-zung nó lại hướng về một í-ngĩa mới của Triết-học. Như vậy, sự thất-bại chua cay cùa ngành Tâm-lí Học Mới chỉ vì bản-chất lịch-sử mâu-thuẫn của nó sẽ cần được minh-jải và hiểu-biết tường-tận. Điều này có ngĩa ngành Tâm-lí Học Mới fải là Khoa-học có tinh-thần Triết-học, vì ngành Tâm-lí Học Mới này hiển-nhiên có những kết-qủa mâu-thuẫn cho nên người ta mới gọi nó là “Thuyết Tâm-lí Học/ Psycholigism” 12.

 

            Husserl đã nói rõ là ông không muốn zạy đời. Ông chỉ muốn nắm vai trò hướng-zẫn bằng cách trình bày ra cái jì ông ta thấy hay hiểu biết mà thôi. Ông không muốn xác-định những jì khác hơn là trình-bày sự hiểu-biết sâu-xa nhất của ông, cho chính ông và cho cả những người khác. Đúng ra, Husserl muốn nhấn mạnh rằng chính ông đã sống theo định-mệnh của một thứ Triết-học. (Ở đây có ngĩa là Triết-học Mới).  

 

(Kì tới: FẦN II: Làm Sáng-tỏ Cỗi-nguồn của sự Mâu-thuẫn trong Thời-Mới jữa hai khuynh-hướng: Chủ-ngĩa Khách-quan zựa trên Hiện-tượng Bên-ngoài và Chủ-ngĩa thiên về Nội-tại ở một Cấp Cao Hơn.

Tiếp theo với Đoạn §8: Cỗi-nguồn của Tư-tưởng Mới có Khuynh-hướng rộng-lớn của Khoa-học trong nỗ-lực đặt lại Vấn-đề Toán-học.   

 

 

November 19, 2012.

 

GI-CHÚ

1. Ở đây Husserl không rõ ràng. Có lẽ vì ông cho rằng đối với độc-jả Âu-châu ai cũng biết “con-người Thời-cổ và Triết-học Cổ là thời-đại của Socrates và Plato. Nhưng trên thực-tế rất nhiều sinh-viên và học-jả Tây-fương cần Husserl nói rõ hơn. Điều này sẻ càng tối-tăm đối với học-jả ở ngoài văn-hóa Âu-châu.

2. Đây là điểm quan-trọng trong Triết-học của Husserl. Nhiều nhà tư-tưởng Tân Mác-xít và nhiều chuyên-ja trong ngành xã-hội học ở Hoa-kì thường áp-zụng và fát-triển quan điểm này, mặc zù học-jả Hoa-kì theo con đường thực-tiễn và hành-động, không thích tư-tưởng Âu-châu (Continental Philosophy).

3. Nhiều người, vì không thông Triết-sử Tây-fương, cho nên đã zùng từ-điển zịch chữ “Universal” là “hoàn-vũ”. Trong Triết-học “universal mind” có ngĩa là “hiểu xa trông rộng” hay có khả năng “bao-quát nhiều vấn-đề”. Bởi thế, “Univesal Philosophy” không có ngĩa là “Triết-học Hoàn-vũ” mà jản-zị chỉ là “Triết-học sâu-rộng” hay “bao quát mọi ngành học-thuật” mà thôi.

4. Từ-ngữ “rationality” được hiểu là “Trí-tuệ” khi chữ này không liên-quan tới í-niệm zùng “lí-tính” làm thước đo hiểu-biết. Nhưng khi có tính-từ “rational” như trong “rational mind” thì “rationality” có ngĩa là “Óc zuy-lí”, tức là fân-tích thẹ thực-chứng như trong Triết-học của Descartes.

5. Nói theo Wittgenstein, (trong Tractatus) thì chỉ có Thượng-đế hiểu được í-ngĩa của thế-jan. Muồn hiểu thế-jan fải đứng ở ngoài nhìn vào thế-jan.

6. Siêu-hình Học luôn luôn đặt ra câu hỏi để Nhận-thức Học tìm cách trả-lời.

7. Ở đây Husserl có triển một chữ Hi-lạp. Tôi không thể “máy-móc” hay tệ hơn là “trí-trá” gi lại vì hai lí-zo: (a) Người đọc và kể cả tôi không hiểu chữ đó ngĩa là ji! (b) Người đọc lầm-tưởng là tôi biết tiếng Hi-lap cổ. Có một số “ma-tịt” đã trộ đời như thế.

8. “Chỉ nói chứ không làm” là một loại hồ-ngi thiếu tinh-thần fê-fán của Triết-học.

9. Husserl fê-bình chính-sách thuộc-địa của vài nước mạnh ở Âu-châu trong thế-kỉ 19.

10. Husserl trưng ra tinh-thần zuy-lí rất thiếu-sót trong Triết-học của Descartes.

11. Chúng ta có rất nhiều môn-học và nhiều tư-tưởng cho nên không thể nào chỉ có một ngành Triết-học.

12. Tâm-lí Học ngày nay, kể từ cuối thế-kỉ 19 “trá-xưng” là Khoa-học. Nhưng không đúng là Khoa-học. Chính Khoa-học cũng không thề nào qủa-quyết rằng một mã số, ví-zu “N” là kí-hiệu đúng cho một hiện-tượng tình-cảm hay tâm-thần của một người. Nếu hiện-tượng mơ-hồ như thế thì “độ đo” theo mã-số không trình-bày đúng cốt-tủy của vấn-đề, và zo đó mã-số ấy không những chỉ nhìn sai hiện-tượng mà còn hoàn-toàn fản Khoa-học.

 

There are essentially three problems concerning Husserlian Philosophy that must require clarification, for both the students of Philosophy and laymen:

  1. Husserl’s writing style has been considered even by German readers as poor and unintelligible, a problem that had burdened himself. Thus, reading his thought demands vigorous background of Philosophy and re-interpretations to bring forward the depth of his ideas.
  2. Generally Husserl claimed that he had practiced his Philosophy for decades, to support his practicality against mere speculations and groundless skepticism, but it could be invaluable if he had presented the bodies of his investigations. Lacking of adequate proofs shunned his claims into metaphysical propositions or questions of questions without viable epistemic tasks.
  3. As for those who have failed to understand the core of Husserl’s thesis of the Crisis, it must be clear that Husserl had not depreciated any successes of Sciences. All he tried to argue concerns the fact that Science should develop for itself the sense of humanity and should guard against the encroaching “soulless-ness” of Positivism and Psychologism.  QN.

 

Đối với cá em sinh-viên ban Triết-học, và cả những độc-jả không ở trong ngành Triết, có ba vấn-đề quan-trọng cần làm sáng tỏ khi đọc Husserl:

  1. Nhiều học-jả người Đức đã than rằng Husserl viết rất cẩu-thả và tối-tăm. Điều này chính Husserl cũng đã thú-nhận. Zo đó, đọc tư-tưởng của Husserl đòi hỏi căn-bản rất vững-vàng trong Triết-hoc và fải có khả-năng trình bày (nhìn rõ) chiều sâu tư-tưởng của Husserl.
  2. Mặc-zù Husserl cho biết là ông đã có cả mấy chục năm thực-hành tư-tưởng chứ không sống trong suy-tư thuần-túy và hoài-ngi không có cỗi-nguồn, chúng ta không thấy ông trưng ra những việc-làm cụ-thể. Thiếu minh-chứng mọi chuyện trở thành những fát-biểu có tính siêu-hình, câu hỏi này tiếp theo câu hỏi khác thay vì fải là việc làm có nhận-thức sống-động.
  3. Đối với những ai không hiểu cốt-tủy đề-án trong cuốn Krisis (Cơn Khủng-hoảng) của Husserl, tác-jả bài này xin thưa rõ là Husserl chưa bao jờ hạ-thấp những thành-công trong Khoa-học đã qua. Ông chỉ cố-gắng nêu lên sự-thật làKhoa-học nên fát-triển thêm về nhân-bản. Chúng ta fải coi chừng sự-kiện sai-lầm trong cái  “thiếu linh-hồn” của Khoa-học Thực-chứng (Positivism) và Học-thuyết gọi là Khoa-học của Tâm-lí Học (Psychologism). Xin đọc thêm điểm này trong bài Cỗi-nguồn Hình-học của Husserl zo tôi đọc và fê-bình trên Tiền-vệ.

 

          

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2582
Ngày đăng: 26.01.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
THUYẾT HIỆN SINH (II) QUA TƯ TƯỞNG TRIẾT GIA - Võ Công Liêm
ĐỌC VÀ FÊ-BÌNH NIETZSCHE: CHÍ HÙNG-VĨ LÀ MỘT TÁC-FẨM NGỆ-THUẬT CỦA MARTIN HEIDEGGER - Nguyễn Quỳnh USA
Quyền-lực và Tự-zo - 4 - Nguyễn Quỳnh USA
Từ Địa Ngục Âm Ty cho đến Cung Trời Đâu Suất - Phan Tấn Thiện
TINH THẦN HỌC THUẬT PHẬT GIÁO - Trần Kiêm Ðoàn
Ý niệm tung hoành trong mê lộ của Tâm - Hồ Dụy
HAMVAS BÉLA- Siêu hình học của Yoga - Nguyễn Hồng Nhung
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh Truy-Tầm Luận-Lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl - 6 - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh Truy-Tầm Luận-Lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl - 5 - Nguyễn Quỳnh USA
Friedrich Niezsche : Der Wille Zur Macht . Chí Hùng-Vĩ - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)