Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.208
123.205.464
 
Cái gương
Nguyễn Hồng Nhung

 

HAMVAS BÉLA

                                    

( Trích: 33 tiểu luận triết học)

 

1.      SỰ KIÊU NGẠO VÀ SỰ ÍCH KỶ

 Con người, người ta nói, khác các thực thể thiên nhiên khác ở chỗ nó ích kỷ. Nhận định này sai bét. Tất cả mọi thực thể đều như vậy. Thậm chí: con người dường như kém ích kỷ hơn con vật. Tất nhiên, không phải vì nó tốt hơn, mà vì con người ngốc hơn.

Thế này: bởi vì chủ nghĩa cá nhân của con vật minh mẫn và tỉnh táo. Đúng hơn nữa: bởi vì sự ích kỷ của nó khách quan. Con người  muốn, cái gì nó làm đều có lợi. Nhưng” rất ít người có đủ trí óc để ích kỷ”. Chủ nghĩa cá nhân của con người, cần thừa nhận, không mấy ích lợi. Tại sao? Bởi vì nó không minh mẫn và tỉnh táo, hay nói đúng hơn: chủ quan.

 

Con người không khác các thực thể thiên nhiên khác ở chỗ ích kỷ, mà khác bởi vì nó chủ quan. Chủ nghĩa cá nhân của con vật rõ ràng đến nỗi có thể nói về chúng như sau: một sự ích kỷ  thiếu vắng lợi ích. Thiếu vắng lợi ích bởi vì: phi cá nhân. Và cá tính đối với sự ích kỷ tự nhiên của con người cũng gây tác hại.

 

Con người ngốc ở chỗ không thể trở nên ích kỷ thực sự. Sự minh mẫn và tỉnh táo của nó tắt ngấm trong quyền lợi. Nó không thiết gì khác ngoài chính bản thân. „ Tôi chỉ có cảm xúc với cái gì là chính tôi”- một nhà thơ Pháp nói.

 

Con người không muốn lợi ích mà chỉ muốn chính bản thân nó. Bởi vậy không vô tư. Và bản chất của điều này không phải sự ích kỷ mà là: sự kiêu ngạo. Thế gian: là cái gương.

 

Con người chỉ muốn, chỉ thích nhìn chính bản thân, vì thế  chỉ biết nhìn thấy chính bản thân.  Bầu trời xanh; nhưng màu xanh này là bản thân bầu trời. Nếu con người yêu một ai, nó yêu một  biến đổi suy tưởng của bản thân nó. Nó không nhìn thấy thế gian mà nhìn thấy những hình ảnh riêng của mình. Nó không nằm trong quan hệ với thế gian, mà với chính bản thân. Nó có mặt trước cái gương và sống ở đó.

 

Cái gương không là gì khác ngoài là góc của những trạm đỗ đối diện với thế gian. Con vật cảm thấy nó đặt bản thân nó vào giữa các sự vật, đặt cái TÔI của nó vào thế gian. Thực ra con vật không mang mình ra khỏi thế gian, mà mặc kệ bản thân ở đó. Bởi vậy thế gian của con vật: là môi trường .

 

Thế gian của con người: là cái gương. Bởi con người nâng bản thân lên giữa các sự vật, và đứng theo cách khi  nhìn ra thế gian, tia nhìn của nó gãy và phản chiếu lên trên bề mặt của các sự vật. Bởi vậy con người thay vì nhìn thấy các sự vật luôn luôn chỉ nhìn thấy bản thân mình.

 

Tính vô tư của con vật không là gì khác ngoài hành vi được thể hiện một cách khách quan; còn tính chủ quan của con người là một góc nhìn xộc xệch đối diện với thế gian. Cái con người có thể nhìn thấy từ góc xiên này chỉ có thể là hình ảnh phản chiếu của chính nó. Vị trí thế gian của con người: cái gương.

 

2.      CÁI MẶT NẠ

 

Có thể dễ dàng cho rằng con người lựa chọn góc của cái gương, bởi từ đấy nhìn thấy nhiều hơn. Rằng không phải thấy thế gian, mà thấy bản thân và vì không thể thấy gì khác ngoài chính bản thân, nên biết đâu sẽ nhìn sâu hơn và tầm nhìn rộng hơn, phong phú hơn. Biết đâu như thế tốt hơn: từ đây nhìn đúng hơn và rộng hơn.

 

Nhưng không phải như vậy.

Cái gương  là thứ dẫn dắt mắt đến một cái gì đó mà kể cả sinh linh duy nhất trên thế gian cũng không biết tý gì. Toàn bộ thiên nhiên bị phủ kín trước chính nó. Không ai có thể nhìn vào chính mắt  mình. Nhưng cái gương không phải là cái nhìn trực diện của con người với chính bản thân. Trái lại.

 

Một thực thể nhìn thấy mình nếu nó đặt nó vào thế gian một cách đúng đắn, vô tư, minh mẫn. Khi nhìn thấy mình là lúc nó không nhìn thấy nó. Bởi vì lúc ấy nó ở trong góc thẳng. Lúc ấy nó đứng trong điểm giữa. Đấy là sự liên kết vũ trụ của mọi thực thể tự nhiên: chúng nhìn ra thế gian một cách trung thực, đúng đắn và vì thế chúng nhìn thấy bản thân cũng như vậy.

 

Tấm gương là góc nhìn xiên,  cái nó chỉ ra không phải là TÔI, mà là cái mặt nạ. Mặt nạ không phải là TAO cũng chẳng phải là MÀY. Không phải là con người,  không phải là thế gian. Nó ở giữa cả hai, nhưng không trên một đường thẳng, mà trên một đường xiên, theo hướng bị gẫy. Nhưng trong gương cái nguy hiểm không phải là giả, mà là sự bất lực. Đúng hơn: bất lực không phải vì giả, mà giả bởi vì bất lực.

Người ta nói:”Có thể nói dối cả sự thật”. Bởi vì, cái con người nói ra, chỉ đúng nếu mở. Tôi nói bất cứ gì, nhưng nếu dùng điều ấy để che đậy bản thân, tôi nói dối. Tôi có thể sử dụng sự thật để nó trở thành cái vỏ cho tôi. Nếu giờ đây con người bảo: có thể sử dụng sự giả dối để nói dối, lúc đó ta biết cái gì là mặt nạ.

 

Sự kiêu ngạo không liên quan đến con người mà liên quan đến mặt nạ. Tất cả mọi người đều  biết,  con người chỉ có nếu mặt nạ biến mất. Nhưng mặt nạ đắt- đắt hơn con người. Bởi con người miễn phí còn mặt nạ phải trả tiền.

 

Miễn phí?- đúng: không cần quan trọng hóa, đơn giản, trung thực, minh mẫn. Phải trả tiền?- đúng: cần phải từ bỏ trạng thái tự nhiên, đơn giản, trung thực và minh mẫn. Bởi vậy mặt nạ đắt hơn và vì thế cần. Bởi vì đắt. Sang trọng hơn, giả dối hơn, uốn éo hơn, giàu có hơn, dễ lừa hơn.

 

Đấy là cái người ta gọi là sự thật của mặt nạ. Sự thật của mặt nạ không liên quan đến điều nó nói, bởi điều nó nói, giả dối; mà liên quan đến điều nó che đậy, bởi nó che đậy sự thật.

 

3.      GƯƠNG VỠ

 

Kẻ đứng trước gương, là kẻ không có khả năng nhìn thấy cái khác ngoài bản thân mình. Nhưng không nhìn thấy bản thân mình mà thấy mặt nạ. Bởi cái gương không nói dối sự thật mà nói dối sự giả dối.

 

Mặt nạ không phải là Thần, mà là thần tượng. Bởi vậy số phận con người rốt cục không là gì khác ngoài sự diễn tiến của đời sống hữu cơ trong kích thước và không gian thần, nó đạt đến chính hướng ngược lại so với hướng xuất phát.

 

Sự kiêu ngạo không phải Thần mà chính là sự ngược lại. Cái mặt nạ là thần tượng, là thần giả. Thần tượng là sự giả bộ thần linh hoàn toàn, hay nói đúng hơn là tính chất con người hoàn toàn. Nhưng cái gì là chất người mới được chứ?- Là hành vi nâng mình lên khỏi trật tự tự nhiên của các sự vật, bởi thế còn lại một mình và chủ quan.

 

 Bởi thế bản chất của điều này là sự kiêu ngạo. Trong kiêu ngạo con người khoác lên nó sự giả bộ thần linh, tất cả chỉ là sự giả bộ và là mặt nạ. Hình ảnh thần linh thiếu Thần: thần tượng. Đây là cái mặt nạ trong gương phản chiếu lại con người.

 

Sự kiêu ngạo không thất bại trong kiêu ngạo, mà thất bại sâu hơn một mức. Cái gương còn đấy. Luôn luôn giơ mặt nạ ra và sẽ tiếp tục giơ ra. Kẻ nhìn vào gương sẽ luôn luôn nhìn thấy cái nó thấy.

 

 Đấy là trớ trêu khủng khiếp của trật tự thế gian: để cho sự vật và con người trở nên là nó, và tất cả mọi người sẽ sống một số phận tự lựa chọn. Thế gian không nhắc nhở, không sửa chữa. Thế gian còn làm cho nặng hơn: để mặc tất cả mọi con người trong hoàn cảnh họ không nhận ra khi nào đất sẽ lở dưới chân.

 

Con người không thất bại trong kiêu ngạo, mà trong hiện thực của quan điểm về chính nó. Không trong cái liên quan mà còn nặng hơn một mức: nó không trở nên giả trong cái nó tận mắt nhìn thấy và tin là thấy, mà trong cái nó cho rằng nó thấy.

 

Bởi vậy sẽ không bao giờ  nhận ra từ sự kiêu ngạo kẻ kiêu ngạo. Kẻ nào nói: tôi không kiêu ngạo,  không hề động chạm đến sự kiêu ngạo riêng của mình, chỉ che đậy, hay đúng hơn, nói dối.  Con người này  không bị lật tẩy và lung lay trong sự  kiêu ngạo của hắn, vì thế gian để mặc cho hắn cứ tiếp tục nhìn vào gương như thế và ngần ấy, như hắn muốn, để nói dối.

 

Thế gian không bao giờ bóc mặt nạ ra khỏi con người. Cần phá vỡ con người cùng mặt nạ, cần phá hủy nó trong mặt nạ và thông qua mặt nạ. Và sự phá vỡ này không chạm đến mặt nạ mà đến cái sau mặt nạ: sự thật. Bởi sự thật lựa chọn sự dối trá. Cái biến đi không phải cái che dấu khuôn mặt, mà chính là khuôn mặt bị che dấu.

 

Một lần nữa đây là sự thật của mặt nạ: mặt nạ thật sự còn lại; tiếp tục nói dối. Kể cả khi, đằng sau nó không còn gì nữa.

Có thể đứng một cách như thế nào để các tia nhìn không gẫy và không khúc xạ ngược trở lại? Một cách: tia nhìn chiếu thẳng xuyên qua không gian và chạm tới cái hướng tới? Một cách: con người nhìn xuyên suốt qua gương? Khả năng nào để con người nhìn thấu suốt xuyên qua gương, để tia nhìn của mắt không chạm tới cái mặt nạ phản chiếu lại bản thân nó, mà chạm vào thế gian? Cần phải đập vỡ gương?

Cần nhắc lại lần nữa và lần cuối cùng: Sự thật của mặt nạ.

Tất cả đều còn lại như đã và đang có.

Vị trí thế gian của con người chỉ thay đổi trong độc nhất một trường hợp duy nhất: khi nó có thể đứng thẳng trong góc nhìn và biết bước đi chân thật giữa các sự vật. Nếu có đập vỡ, không phải gương vỡ, mà là cái trong gương: thần tượng.

Bởi vậy mặt nạ là đúng, bởi sự thật xảy ra trên mặt nạ. Chỉ có thể nhìn thấy thế gian nếu con người nhìn thấy Thần chứ không phải thần tượng.

Bởi vậy Montaigne viết: „il faut oster le masque aussi bien des choses que personnes”- Cần vứt bỏ bộ mặt giả của con người và sự vật.

 

   Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung

           ( Sài Gòn 2013.01.25)

  ( Bản dịch này NHN tặng cho những kẻ duy vật, hahaha…)

 

(NHẬN XÉT CỦA HIÊN VIÊN HOÀNG THÁI):

…Tôi bắt đầu sốt ruột và có chút nóng nảy, tôi đọc đi đọc lại bản dịch của NHN. Tôi thấy một điều gì đó bừng sáng trong đó, và ánh sáng này lan tỏa ra như một mảng tối bị rách toác bởi ánh sáng mặt trời. Tôi không thể viết nổi lời dẫn nào. Vì bản thân bài này là một lời dẫn, đi vào thế giới của Thần Thánh và Sự thực.

Nếu Bela chỉ dừng chân ở con người, cá nhân, ích kỉ (cái Tôi - cô đơn), chỉ đụng đầu vào bức tường thực tại để nhìn ra gương và mặt nạ, thì sự độc đáo đó, dẫu rất tuyệt vời, có thể không gây ra chấn động nào.

 Phải, con người là một sự giả dối, sự giả dối này cấu thành nên đời sống, nên đời sống mà con người cho rằng nó-là,  rốt cuộc cũng chỉ là một chuỗi giả dối nối dài - tổng thể quá trình này là bản chất, một quy trình, một thứ phương pháp tiên thiên đã chống lại sự thật.

Cái chủ quan cấu thành dưới hình dạng khách quan, sự kiêu ngạo trở thành đương nhiên như khiêm tốn:

  „Con người không thất bại trong kiêu ngạo, mà trong  hiện thực của quan điểm về chính nó. Không trong cái liên quan mà còn nặng hơn một mức: nó không trở nên giả trong cái nó tận mắt nhìn thấy và tin là thấy, mà trong cái nó cho rằng nó thấy. Bởi vậy sẽ không bao giờ  nhận ra từ sự kiêu ngạo kẻ kiêu ngạo. Kẻ nào nói: tôi không kiêu ngạo,  không hề động chạm đến sự kiêu ngạo riêng của mình, chỉ che đậy, hay đúng hơn, nói dối.

Bởi vậy con người giả này chỉ có một định mệnh, đây sẽ là đức tin trong đời sống của nó: „đời sống hữu cơ”, vì nó không thể nhận ra điều gì khác ngoài đời sống này.

 Đúng là như vậy, đời sống này, bến mê này, sự „trớ trêu khủng khiếp”, nó tạo ra một tổng thể trật tự dường như vô can, lại dường như áp đặt: con người một khi thừa nhận đời sống này là duy nhất, thì cũng đồng thời lựa chọn số phận tối hậu cho mình. Nó không nhận ra cạm bẫy này của bến mê, bởi gương và mặt nạ, và lòng kiêu ngạo đã dán chặt nó vào con đường mà nó tới lui, như thế cũng đặt định cho nó phần còn lại của hành trình.

Trong tiếng Hindi, vidhi có nghĩa là niềm tin, là pháp lý, phương cách, cũng có nghĩa là định mệnh: định mệnh của con người chính là con đường nó đi, cũng là đức tin mà nó có được.

Con người nhân gian thực ra đã không thể tin gì ngoài sự giả dối của mình, nhưng vì nó chỉ thấy qua gương và kiêu ngạo, nó đẩy tới cực hạn sự mê muội này thành đức tin vào đời sống toàn thể, nó tự đánh lừa mình, và thừa nhận sự tự dối trá này như một sự thực

Bởi vậy số phận con người rốt cục không là gì khác ngoài sự diễn tiến của đời sống hữu cơ trong kích thước và không gian thần, nó đạt đến chính hướng ngược lại so với hướng xuất phát.

Nếu mặt nạ, gương hay lòng kiêu ngạo là đặc tính căn bản của con người nhân gian, thì không thể thay đổi con đường và số phận của nó nếu tấn công vào bề mặt và phương thức mà sự giả dối, ích kỉ được biểu hiện. Kết quả của con người là thần tượng, là chính mình được huyễn hóa thành cái gì đó bên ngoài ánh nhìn, đây chỉ là sự kiêu ngạo được nhân lên, sự ích kỉ ngu muội được tổng hợp lại, là bề mặt của hành động „nói dối sự giả dối”.

Vậy thì cái cần làm là vén lộ chân tướng của sự tồn tại nơi con người, trả con người về sự thật, ít nhất là điều gì đó đích thực hơn là cái Tôi của con người, cái Tôi ra đời từ sự thiếu vắng nhận thức về vị trí THỰC của mình trong vũ trụ. Làm được điều này, mặt nạ, gương và tất thảy những gì con người kiến tạo để thiết lập đời sống của mình sẽ thay đổi.

Quá tuyệt vời. Đây là nhận thức của trí huệ nơi Hamvas Béla, tôi còn biết nói gì hơn ngoài diễn xuôi nó.

„Thế gian không bao giờ bóc mặt nạ ra khỏi con người. Cần phá vỡ con người cùng mặt nạ, cần phá hủy nó trong mặt nạ và thông qua mặt nạ. Và sự phá vỡ này không chạm đến mặt nạ mà đến cái sau mặt nạ: sự thật. Bởi sự thật lựa chọn sự dối trá. Cái biến đi không phải cái che dấu khuôn mặt, mà chính là khuôn mặt bị che dấu.

Một lần nữa đây là sự thật của mặt nạ: mặt nạ thật sự còn lại; tiếp tục nói dối. Kể cả khi, đằng sau nó không còn gì nữa.

...Cần nhắc lại lần nữa và lần cuối cùng: Sự thật của mặt nạ.

Tất cả đều còn lại như đã và đang có.

Vị trí thế gian của con người chỉ thay đổi trong độc nhất một trường hợp duy nhất: khi nó có thể đứng thẳng trong góc nhìn và biết bước đi chân thật giữa các sự vật. Nếu có đập vỡ, không phải gương vỡ, mà là cái trong gương: thần tượng.

Bởi vậy mặt nạ là đúng, bởi sự thật xảy ra trên mặt nạ. Chỉ có thể nhìn thấy thế gian nếu con người nhìn thấy Thần chứ không phải thần tượng.”  (HVHT)

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 3166
Ngày đăng: 25.02.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Sisiphus tự vẫn - Trịnh Ngọc Thìn
Phiến sách ngày Xuân ngồi chấm câu - Chế Diễm Trâm
Đọc và fê-bình sein und zeit/nguồn-sống và thời – jan của Heidegger (Tiếp theo January 1, 2013) - Nguyễn Quỳnh USA
Người muôn năm cũ - Trương Văn Dân
Lý thuyết và nguyên lý (Teoria) ( Trích tiểu luận triết học Patmosz.I) - Nguyễn Hồng Nhung
Tomas Transtromer: nhà thơ của rừng xanh – Dave Bonta - Cao Thu Cúc
Tự lực văn đoàn trong cái nhìn của lý luận – phê bình văn học ở miền nam 1954 – 1975 - Trần Hoài Anh
Hermes Trismegistos ( Trích tiểu luận triết học Scientia sacra) - Nguyễn Hồng Nhung
Đọc và fê-bình sein und zeit/ nguồn-sống và thờu-jan của Heidegger (tiếp theo October 2,2012) - Nguyễn Quỳnh USA
Trách nhiệm của thi nhân - Khổng Ðức
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)