Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.154
123.224.970
 
Đọc và fê-bình Jacques Derrida jới-thiệu Cỗi-nguồn hình-học của Edmund Husserl Theo Deconstruction hay Fương-fáp Khai-mở và Fê-bình Cơ-cấu
Nguyễn Quỳnh USA

 

 

 

2

Tặng Em

 

Tinh-thần jải-fóng của Khoa-học, xét theo nền-tảng ở Thế-jan có Đời-sống (Lebenswelt); nói cho đúng fải là thế-jan có sự-sống của con người và của những hành-động chủ-quan căn-bản của con-người. Chúng-ta thấy tinh-thần ấy vẫn còn là một điều-kiện cần-thiết để tiến tới thành-công. Nhưng, tinh-thần jải-fóng này cũng là một mối lo-âu vì sự lãnh-đạm  của chủ-ngĩa khách-quan.37 Tại sao? Sự lãnh-đạm của chủ-ngĩa khách-quan che mờ những cơ-cấu uyên-nguyên khiến cho những cợ-cấu này trở nên xa lạ với chúng-ta khiến chúng-ta không thể nào hiểu được.

 

            Sự-kiện quái-đản không sao cắt-ngĩa được này chính là vấn-đề áp-zụng kĩ-thuật khiến chúng-ta jả-thiết rằng có sự “non-nớt ở một lãnh-vực cao-hơn nào đó” mà nhà ngiên-cứu vì thiếu trách-nhiệm nên làm hỏng niềm tin vào các ngành Khoa-học và Triết-học. Zo đó thế-jan của chúng-ta mới trở nên “khó-hiểu”.

 

            Để suy-ngẫm kĩ-càng và tìm-hiểu thấu đáo mọi í-ngĩa (besinnen) của cỗi-nguồn Hình-học thì cùng một lúc chúng-ta fải có trách-nhiệm (verantworten) đối với í-ngĩa (Sinn) của Khoa-học và Triêt-học 38 bằng cách làm cho í-ngĩa ấy thật sáng-sủa và thật đầy-đủ. Trách-nhiệm của chúng-ta về í-ngĩa này bắt đầu fải là hiểu-biết thấu đáo về í-ngĩa đời-sống của chúng-ta.

 

            Cùng một mối băn-khoăn và cũng cùng í-chí quyết-tâm như trên đã được Husserl nhấn-mạnh và ziễn-tả hùng-hồn qua những lời sắc bén ngay ở mấy trang đầu của chuyên-luận Cỗi-nguồn Hình-học. Trong khi ấy câu-hỏi nêu lên như thế thoạt tiên chỉ thấy rõ một cách tổng-quát trong cuốn Luận-lí Cơ-bản và Luận-lí Cao-đẳng của Husserl. 39 Vậy thì ở đây có fải là một câu hỏi áp-zụng cho một kế-hoạch chung mà chuơng-trình của kế-hoạch này qui về một thứ Khoa-học đặc-biệt hay không?

 

Fải chăng Husserl đã viết thế này: “Những truy-tầm liên-quan tới í-ngĩa cụ-thể và fương-fáp cụ-thể là Khoa-học đúng với i-ngĩa của Khoa-học fải theo lẽ tự-nhiên trước hết đưa tới  tính chung vốn có ở mọi nền Khoa-học.Thứ đến mọi truy-tầm fải được tiếp-nối bằng sự tìm-hiểu í-ngĩa có liên-quan tới những môn Khoa-học mà chúng-ta chưa hề biết tới và tới những môn Khoa-học rất đặc biệt.”

 

Trước cuốn Luận-lí Cơ-bản và Luận-lí Cao-đẳng là những luận-điểm liên quan tới các ván-đề về cỗi-nguồn với những ngành Khoa-học khác. Những luận-điểm này có tầm-mức hết-sức quan-trọng, rất có hệ-thống và rất đúng fong-cách. Những luận-điểm có trước cuốn sách trên đều bắt nguồn từ bản-chất của Luận-lí cựu-truyền 40 luôn luôn có mặt trong lí-thuyết tổng-quát của khoa-học. Vậy thì luận-điểm có trước cuốn Luân-lí Cơ-bản chính là Khoa-học. Câu nói của Husserl mà chúng-ta thấy ở trên bàn đến trình-độ cao thấp của bản-chất (ontology) đã được bàn đến rất rõ-ràng trong cuốn Í-niệm I. Mọi bản-chất rõ ràng và có chất-liệu hẳn-hoi đều fụ-thuộc vào bản-chất ban-đầu 41  vì bản-chất ban-đầu coi mọi Định-luật của Thế-jới Khách-quan đều có tính chung. Bây jờ, Hình-học đúng là một bản-thể có chất-liệu vững-vàng và đối-tượng của Hình-học  lại được coi như có tính không-jan nằm trong Thiên-nhiên. [Tức fụ-thuộc vào Thiên-nhiên].

 

Thực ra, mỗi khía cạnh trong chuyên-luận Cỗi-nguồn Hình-học đều nhấn-mạnh vào tính fụ-thuộc này và vào záng-vẻ bên-ngoài nhờ thế chúng-ta mới jải-thích được. Trong vài trường-hợp Husserl cho chúng-ta biết rằng ông jả-thiết có cơ-cấu về những đối-tượng lí-tưởng của Luận-lí và của Ngôn-ngữ chung chung.  Ông cũng jả-thiết có cơ-cấu liên-hệ cho sự tương-jao hay trao-đổi jữa những vấn-đề. Ông cũng jả-thiết rằng có những truy-tầm liên-hệ với nhau. Trong một í-ngĩa nào đó, chúng-ta cần fải thấy rằng í-niệm (order) về sự nương-tựa vào nhau không thể nào đảo-ngược lại được. Hiện-tượng “khủng-hoảng” xảy ra chỉ vì chúng-ta hay sự-kiện quên mất cỗi-nguồn. Đây đúng là vấn-đề “đảo-ngược lại” mà chúng-ta vừa bàn đến (Umkehrung). 42

 

Tuy nhiên trong khi hoàn-toàn thấy rõ vai trò ưu-việt qua những suy-tư về Luận-lí của mình, thì Husserl cũng đã bàn kĩ trong cuốn Luận-lí Căn-bản và Luận-lí Cao-đẳng rằng Luận-lí chỉ là một trong những con-đường. Ông nói: “Những con đường khác đều tốt cho công-việc truy-tầm í-ngĩa vì một mục-đính táo-bạo chính là những cố-gắng trong việc làm hiện-tại, ít ra trong những fần chính, để mở ra một con-đường theo lịch-sử có liên-hệ với í-niệm về Khoa-học chính-thống của Luận-lí; tức là nguyên-lí tuân theo điều-kiện của Luận-lí.” 43

 

Đồng thời hoạt-động xoáy lên cao mãi tức là trọng điểm của chuyên-luận nằm trong những jới-hạn của truy-cứu, đưa những jới hạn kia vào một công-trình khai-fá độc-đào và mới. Xét về Lịch-sử có í-thức rõ-ràng về một nền Khoa-học thật sáng-sủa và đặc-biệt nào đó, chúng ta thấy vấn-đề truy-tầm í-ngĩa của những điều-kiện có thể có trong Khoa-học ấy cho chúng ta thấy những điều-kiện và í-ngĩa của Tính-sử về Khoa-học nói chung – quá tuyệt vời. Thế rồi thứ Khoa-học sáng-sủa ấy chúng-ta thấy Tinh-sử sâu-rộng. Tính-sử sâu rộng chính là chân-trời cuối cùng của í-ngĩa và của tinh-thần Khách-quan nói chung.

 

Sau hết, những liên-hệ có í-thức rõ-ràng bung ra ở lúc nào đó để rồi trở nên fức-tạp, nếu không nói là đảo-lộn mọi trật-tự 44. Sự đảo-lộn trật-tự này cho chúng-ta thấy rằng NẾU cần-thiết thì ở một điểm nào đó trật-tự theo qui-luật không rõ ràng sẽ không tiến theo đường-thẳng. Vì không thẳng cho nên thật là khó cho chúng-ta thấy được điểm ban đầu 45.

 

Jữa bao nhiêu khó-khăn như thế cộng thêm sự thận-trọng không sao tưởng-tượng ra được, Husserl đã cố-gắng trình-bày mục-đích của mình trong chuyên-luận Cỗi-nguồn Hình-học.46

 

II

 

            Ở những trang đầu của chuyên-luận Cỗi-nguồn Hình-học, Husserl rất cẩn-thận zùng nhiều fương-fáp khác nhau và rất tinh-vi, như sau:

 

1.      Cứ cho rằng í-niệm về Sử-học được chấp nhận trong một ngĩa mới, thì câu hỏi được đặt ra fải được hiểu theo điều-kiện thứ lớp của Lịch-sử và fải được xét trong hai trường-hợp: (a) Trong Kĩ-thuật, thứ-lớp của zữ-kiện gần gũi với thứ-lớp của lẽ tự-nhiên; còn (b) hiểu theo lẽ trong Vật-li thì thứ-lớp này fải là fân-tử (particle) non-nớt có đời sống ngắn ngủi nhưng  được kích-thích bởi một fân-tử mạnh và vững-chắc hơn 47. Vậy thì “Thứ-lớp Lịch-sử” là một câu hỏi vế cỗi-nguồn. 48 Fải nói là “đưa đền câu-hỏi về cỗi-nguồn”. Nói một cách khác, ngĩ về cỗi-nguồn không fải là jải toán Hình-học, mà là đi vào iếu-tính của Hình-học. Iếu-tính ấy là “zữ-kiện đã có sẳn và đã được truyền đến ngày nay.” Việc làm của chúng-ta không fải là việc làm của một nhà Hình-học. Nhà Hình-học đặt ra một hệ-thống đã có sẳn về mọi chân-lí hay mọi sự-thật [trong Hình-học] mà nhà Hình-học jả-thiết ra hệ-thống hay zùng hệ-thống ấy trong những bài-toán Hình-học. Hoặc, nói khác đi, việc làm của nhà Hình-học liên-quan tới những vấn-đề có thể là đúng về những cách xây-zựng định-lí mới mà chúng-ta gọi là những bài-toán đúng của Hình-học.

 

Vậy thì, chúng ta không đặt vấn-đề với các Triết-ja có khuynh-hướng Nhận-thức Học cổ-truyền. Những người này thoát khỏi jới-hạn trong một chân-trời và lại có một cái nhìn không zựa vào Lịch-sử, cho nên họ có thể ngiên-cứu cơ-cấu có hệ-thống của Khoa Hình-học và của những môn Hình-học khác nhau. Cả hai cách nhìn này có thể còn tùy-thuộc vào lối định-ngĩa của Husserl trong cuốn Luận-lí Căn-bản và Luận-lí Cao-đẳng 49 và cũng còn được nhắc nhở trong cuốn Cơn Khủng-hoảng của Khoa-học Tây-fương mà ông gọi là “một í-niệm rất non-nớt của minh-chứng hiển-nhiên theo luận-lí Deductive (a priori) tuy có khả-năng júp cho chương-trình Hình-học fổ-thông có kết-qủa.”

 

Chẳng fải là trí thông-minh và thực-tập môn Hình-học đã luôn luôn hữu-hiệu và một đôi khi còn sâu-sắc và đầy sáng-tạo mà còn có những suy-tư ngay sau đó về môn Hình-học đã có cơ-bản rõ-ràng. Tất cả những thứ ấy khiến chúng-ta cứ fải ngẫm-ngĩ hoặc xoay qua xoay lại môn Hình-học vì í-ngĩa về uyên-nguyên của nó còn mãi tận đâu đâu.

 

Cuốn Cơn Khủng-hoảng của Khoa-học Tây-fương đã luôn luôn nhắc nhở thế này: “ Đâu cần fải thắc-mắc jì đến cỗi-nguồn Hình-học theo cái nhìn của một nhà Hình-học. Nhà Hình-học là người đã ngiên-cứu về Hình-học. Tại sao? Tại vì khi một người đã hiểu í-niệm và các bài toán Hình-học, đã quen với fương-fáp jải toán Hình-học theo những cơ-cấu được định-ngĩa rất rõ ràng …”  thì chuyện ngiên-cứu Hình-học là một điều không cần thiết. 50

 

      Đâu có chuyện học Toán Hình-học theo kiểu ngiên-cứu bao jờ, ngay cả khi có vấn-đề quan-trọng. Chuyện học Toán Hình-học là trở vể một điểm nào đó, ngắn gọn có zạng “Hình-học quen-thuộc” mà thôi.

 

2.      Nhưng nếu chúng-ta jã-từ zữ-kiện cụ-thể và zữ-kiện ziễn ra bằng í-niệm của môn Hình-học mà chúng-ta đã biết, rồi sau đó chúng-ta đến với kích-thước theo chiều thẳng-đứng của Lịch-sử, thì chúng ta sẽ thấy có ba vấn-đề lộn-xộn như sau:

3.       

A)     Trước hết chúng-ta không để í đến theo “lẽ của sự-sống” ở đây mà “í-ngĩa của Hình-học đã có sẵn trong tư-tưởng của Galileo,” hoặc là chúng-ta không để í đến những nhà Hình-học về sau bàn về kiến-thức Hình-học cựu-truyền.

            Không cần nhắc đến já-trị có zính-záng đến fương-fáp kể trên, chúng-ta thấy  các nhà Hình-học về sau, đã zựa vào jả-thiết hay nhất, rồi họ chỉ để í đến một thứ tâm-lí hay một thứ Lịch-sử về nhận-thức mà thôi. Và ngay cả nếu zựa vào cách ziễn-jải của họ, thì Lịch-sử và Tâm-lí Học không fải là điều Husserl luôn luôn nêu lên câu-hỏi ngay cả NẾU Lịch-sử và Tâm-lí Học không thấy rõ được vai-trò của nguyên-lí nơi những đối-tượng tuyệt-vời cũng như chân-lí của Hình-học khi so sánh với zữ-kiện của kinh-ngiệm sống.

            Lịch-sử và Tâm-lí Học chỉ cho chúng-ta biết căn-nguyên rất đúng của chân-lí theo kiều Lịch-sử và Tâm-lí mà thôi. Thành thử không còn hồ-ngi jì nữa là căn-nguyên này chỉ có thể hiểu được bằng Fương-fáp Trình-bày của Hiện-tượng Luận (descriptive phenomenology) vì fương-fáp này jữ lại những jì gọi là uyên-nguyên của nó, đồng thời cũng không cho chúng-ta biết tí jì về chân-lí của Hình-học và í-ngĩa của cỗi-nguồn Hình-học.

            Đối với Galileo thì cái tên của ông ta ở đây chỉ là chữ zùng quan-trọng để chúng-ta truy-cứu về việc làm của ông ta và về jai-đoạn fát-triển Khoa-học của ông ta, chứ Galileo không còn là cái tên gọi cho một người, bởi vì cái tên Galileo đã gắn liền với Hình-học.

            Trong cuốn Sự Khủng-hoảng của Khoa-học Tây-fương, vị-trí rất quan-trọng được zành cho Galileo và cuộc cách-mang Khoa-học của ông ta, đã được Husserl trình-bày rõ ở fần bàn về căn-nguyên rất nguy-hiểm của tinh-thần trong thời-đại mới. 51 Ở đây, sự đòi-hỏi quan-trọng là chúng ta muốn bưng ra những jì tinh-tuý. Tại sao? Tại vì chính trên nền-tảng của những ji tinh-túy chúng-ta thấy một công-trình quan-trong. Đó là Toán-học có tính vô-biên. Cho nên, chúng-ta cần fải bỏ bớt đi cái gọi là rất  độc-đáo nhưng còn thô-thiển của Galileo. Để làm jì? Để bỏ đi câu hỏi về Cỗi-nguồn Hình-học.

            Trong cuốn Sự Khủng-hoảng của Khoa-học Tây-fương, trong khi trưng ra iếu-điểm của Galileo vể í-niệm không-jan xưa cũ liên-quan tới óc fiêu-lưu của ông và đó là một “thiếu-thốn rất quan-trọng 52, Husserl tuyên-bố rất rõ là sau này ông sẽ bàn một chút về Cỗi-nguồn Hình-học. Husserl đã viết thế này: “Thế thì, đối với Galileo, Hình-học thuần-túy chính là truyền-thống, coi như lẽ tự-nhiên, hoàn-toàn zễ hiểu, bởi vậy Galileo không cảm thấy cần fải đi sâu vào vấn-đề ngiên-cứu vì trong vấn-đề ngiên-cứu sự đạt tới bản-chất của lí-tưởng đã xuất-hiện từ lúc ban-đầu hay đã thu hút ông với những câu hỏi về mọi nguồn-gốc của minh-chứng hiển-nhiên trong Toán-học một cách rất rõ-ràng.

            Nếu trong Cỗi-nguồn Hình-học Husserl cho biết ông đã lao-đầu vào mọi suy-tư chưa bao jờ xảy ra với Galileo, thì chỉ vì, như ông đã nói trong Sự Khủng-hỏang của Khoạ-học Tây-fương như sau: “Galileo chưa bao jờ ngĩ rằng điều này rất quan-trọng và thực-sự có liên-quan đến Hình-học  vì Hình-học là một ngành của kiến-thức rất mông-mênh 53 hay đây chính là Triết-học nhằm júp Hình-học trở thành minh-chứng hiển-nhiên – hay để bàn đến cỗi-nguồn của Hình-học chính là  trưng ra vấn-đề của Hình-học.

            Đối với chúng-ta, vượt qua khỏi Galileo bằng những suy-tư Lịch-sử sẽ là vấn-đề rất thích-thú để chúng-ta thấy rằng thay đổi cách nhìn đã trở thành quan-trọng ra sao và để cho “Cỗi-nguồn” của í-thức trở thành một vấn-đề quan-trọng ra sao.

            Nếu khám-fá của Galileo đặc biệt chỉ nằm trong tính vô-biên được í-niệm ra bằng Toán-học cổ-truyền thì liệu khám-fá ấy có quay trở về với tính sơ-khai liên-hệ tới cỗi-nguồn để trở thành một cái jì hữu-hạn và cụ-thể hay không? Trả lời câu hỏi ấy không fải là điều jản-zị. Chúng ta sẽ thấy rằng tính vô-biên trong í-niệm của Toán-học luôn luôn được khai-fá và được ngiên-cứu, nếu không nói là được áp-zụng, ở lúc bắt đầu của Hình-học. Đồng thời cũng chính nhờ điểm ấy chúng-ta mới thấy được tính vô-biên 54.

 

March 1, 2013

(Còn tiếp nhiều kì cho đến hết)

 

SYNOPSIS

Derrida critiques Objectivism in favor of Husserlian concept of Subjectivism often misinterpreted as the sign of self-knowledge. While the latter is clearly discussed at the end of Husserl’s Cartesian Meditations for it secures the critique of transcendental knowledge from going astray. The former’s bias based on rationality and even worst on Positivism may blindly resist to truths that lie beyond its ideology. In fact, self-evidences may be subject to investigations. Question of the Origin of Geometry shall be confronted by the Geometers exclusively as it leaves Galileo’s accomplishments and his time in what Husserl and then Derrida believed that such a question may be superfluous. However, geometry in theory and practice should always be within the finite or in space-and-time horizon by which the infinite is perceived.

 

TÓM TĂT

 

Derrida fê-bình Thuyết Khách-quan và đồng-í với Thuyết Chủ-ngiệm của Husserl. Thuyết Chủ-ngiệm này thường bị hiểu lầm là khuynh-hướng tự cho cái jì mình biết là đúng nhất. Thuyết Chủ-ngiệm đã được bàn đền rõ ràng trong fần cuối của cuốn Suy-tư trong Tinh-thần Descartes. Chủ í của thuyết này và theo Husserl là nhằm để tránh í-thức gọi là cao không bị đi hoang mà thôi. Tức là tự fê-bình. Lối nhìn thiên-lệch của Thuyết Khách-quan thường zựa vào Lí-trí, bết hơn nữa là zựa vào Thuyết Thực-chứng và cái gọi là minh-chứng có khi không đúng, cho nên Thuyết Khách-quan không nhìn ra sự-thực. Sự-thực luôn luôn vượt ra ngoài í-thức hệ. Câu-hỏi về Cỗi-nguồn Hình-học chỉ nên zành cho các nhà Hình-học. Câu hỏi như thế nên tách rời khỏi những jì Galileo đã gặt-hái được, cũng như đừng bàn tới thời-đại của Galileo. Cả hai Husserl và Derrida đều tin rằng không cần-thiết đặt ra câu-hỏi về Cỗi-nguồn Hình-học. Zầu sao chăng nữa trong lí-thuyết cũng như trong thực-hành, Hình-học nên luôn luôn nằm trong hữu-hạn của không-jan-và-thời-jan, tức là nằm trong một thứ chân-trời để ngiệm ra lẽ vô-biên.        

 

             

 

CHÚ-JẢI

37.   Ở đây “chủ-ngĩa khách-quan” có ngĩa là “chủ-trí kiểu Descartes”

38.   Đây đúng là í của Husserl

39.   Xin đừng hiểu lầm chữ “transcendental logic” là “siêu luận-li” vì hai lí-zo. (a) Có những thứ luận-lí rất cao và đặc biệt như “fuzzy logic” và “many-value logic”; (b) Husserl không hề có í “siêu” jì ở đây hết. Thứ luận-lí Husserl muốn bàn đến là luận-lí cao hơn và khác hẳn với “deductive” và “inductive”.

40.   “Luận-lí cựu-truyền” chính là “luận-lí cơ-bản”.

41.   “Bản-chất ban-đầu” hay “formal ontology”, cũng có thể gọi là “bản-chất”.

42.   Làm sao có thể đảo ngược khi một bản-chất fải nương-tựa vào bản-chất ban-đầu. Biết đến bản-chất ban-đầu là biết cỗi-nguồn. Quên mất cỗi-nguồn là rơi vào cơn khủng-hoảng.

43.   Trong chính-bản gi là “antecedent norm”, tức là một thể của Luận-lí, liên quan đến điều-kiện được nhấn mạnh bằng chữ “NẾU”. Như thế câu trong bài có ngĩa: “Những con-đường khác đều có thê tốt, NẾU …”

44.   “Đảo-lộn trật-tự”. Đây là một trong những í-chính của Deconstruction.

45.   Điểm ban-đầu ở đây chính là “Cỗi-nguồn Hình-học” vì sự fát-triển của Lịch-sử và Tính-sử của Hình-học không bao jờ theo một đường thẳng.

46.   Derrida nêu rõ lí-zo vì sao chuyên-luận Cỗi-nguồn Hình-học được bàn ra tán vào mà trọng-điểm của cỗi-nguồn cứ chập-chờn. Sự chập chờn ấy là vấn-để Tính-sử.

47.   “Historical resonance”. Ngĩa là í-niệm Lịch-sử về cỗi-nguồn fải xảy ra như một trong hai lẽ kể trên. Câu viết ngiêng là í của tôi jải-thích chữ “historical resonance” trong nguyên-văn của Derrida.

48.   Zữ-kiện lịch-sử này được bổ-túc bằng một liên-hệ với zữ-kiện Lịch-sử khác, mạnh hơn và đầy đủ í-ngĩa hơn,

49.   Xin đón đọc cuốn này zo Nguyễn Quỳnh trình-bày trên Tiền-Vệ.

50.   Tôi thêm vào câu viết ngiêng cho rõ ngĩa.

51.   Derrida zùng chữ “modern” chứ không fải “new” nay “novel”.

52.   Derrida zùng chữ “fateful omission” có ngĩa là “tự-í bỏ đi theo định-mệnh”

53.    “Universal knowledge” ở đây không thể hiểu là “uyên-bác” mà nên hiểu là “kiến-thừc rắt mông-mênh” vì chân-trời của hiểu-biết không có jới-hạn.

54.   “Infinitization” có ngĩa là ngiệm ra lẽ vô-biên.

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2444
Ngày đăng: 04.03.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc, fê-bình và so-sánh Truy-tầm luận-lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl với Hiện-tượng luận và thuyết zuy-vật biện-chứng (Phenomenology and dialectical materialism, 1951) của Trần Đức-Thảo (kì 7) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê-bình cơn khủng hoảng của khoa-học tây-fương của Edmund Husserl (fần 4) - Nguyễn Quỳnh USA
Lập-ngôn của Zarathustra (tiếp theo kỳ trước) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê - bình Jacques Derrida jới-thiệu Cội-nguồn hình học của Edmund Husserl - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê – bình Cơn khủng – hoảng của khoa-học Tây-fương (fần ba) - Nguyễn Quỳnh USA
ĐỌC VÀ FÊ-BÌNH CƠN KHỦNG-HOẢNG CỦA KHOA-HỌC TÂY-FƯƠNG (FẦN HAI) - Nguyễn Quỳnh USA
THUYẾT HIỆN SINH (II) QUA TƯ TƯỞNG TRIẾT GIA - Võ Công Liêm
ĐỌC VÀ FÊ-BÌNH NIETZSCHE: CHÍ HÙNG-VĨ LÀ MỘT TÁC-FẨM NGỆ-THUẬT CỦA MARTIN HEIDEGGER - Nguyễn Quỳnh USA
Quyền-lực và Tự-zo - 4 - Nguyễn Quỳnh USA
Từ Địa Ngục Âm Ty cho đến Cung Trời Đâu Suất - Phan Tấn Thiện
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)