Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.209
123.205.599
 
Không gian sống của đời sống thần
Nguyễn Hồng Nhung

 

Hiên Viên Hoàng Thái

 

 

 

1.Bản chất của nhà ở là sự mở rộng thế giới của con người, đúng hơn, mở rộng con người, một thứ kết giới tạm thời được vật chất hóa hoặc, là vật liệu được nhân-hóa. Ngay cả hang động của người tiền sử cũng ở trong trường nghĩa này: nơi-ở, nghĩa là nơi con người lựa chọn đặt định sự sống của mình. Việc xây dựng bằng sức-người, những công trình cư ngụ đã loan báo một thông điệp mới cho nhân loại: con người, bằng công sức và tâm ý, có thể tạo lập được được một không gian mang cá tính.

 

Nhà ở ban đầu, dù dưới hình thức nào, trực tiếp là một nhân-thể được vật chất hóa: nó không có tự tính riêng, ít nhất, không có mưu đồ mang lấy một mục đích độc lập cho sự tồn tại của mình. Nó được nhân lực tạo ra, do đó, phục vụ nhân thể, nghĩa là nó tương tác với nhân thể một cách tự-nhiên.

Con người thời cổ hẳn phải thấy căn nhà thuộc về họ, truyền thống này được lưu giữ ở mọi nơi, khi con người tìm cách vạch lên không gian tồn tại những dấu hiệu riêng, bằng tranh vẽ, sự trang trí, bằng những nghi lễ đời sống diễn ra quanh không gian sống của nó.

 

Nhưng sự lưu truyền này không nguyên vẹn, vì con người hiện đại biết rõ rằng nhà ở thuộc về họ với tư cách một tài sản, hơn là thân thể của họ. Vì thế con người hiện đại định giá tài sản này, xây dựng nó bằng những tiêu chuẩn và đặt định nội tạng của căn nhà bằng những thứ đảm bảo cho sự tồn tại của mình với tư cách một thành viên xã hội.

 

 Cũng vì thế, con người hiện đại chịu đựng những không gian, đến nỗi nó phải tìm cách thay đổi những không gian này, ngày này qua ngày khác, và nó thấy rằng việc đi ra khỏi những không gian tồn tại cá nhân đem lại sự sống hơn là trở về đó. Hiện thực ấy đánh dấu một chứng tâm thần thường trực. Benjamin gọi tên những kẻ mang bệnh này là "lãng khách, những kẻ lang thang". Nên gọi thế này: những kẻ bị nguyền rủa.

 

2. Con người thời cổ còn giữ được một xác tín này: nó cảm giác được cuộc sống Thần Thánh còn lảng vảng đâu đó trong tâm trí, bởi vậy nó xây dựng và kiến tạo mọi mặt của đời sống, cả nhà ở và dụng cụ, như một cách hiện thực hóa nỗi ám ảnh tổ tông - chí ít, nó tìm thấy trong sự tạo lập đó một dấu ấn của Thượng Đế. Mọi sự tạo-lập của Thượng Đế là không thể trao đổi, đúng hơn, không thể định giá.

 

 Nhưng nỗi ám ảnh được hiện thực hóa mang tính cách của ngộ nhận, đây là bi kịch của con người, vì thế không thể là sự tìm lại cội nguồn, mà buộc phải tha hóa đi, trở thành tư hữu, cũng vì thế, trở thành tranh đoạt. Con người đối diện với của cải thế gian, từng bước, bắt đầu như đối diện với một sự thể bên ngoài mình, trong khi vẫn từ chính mình.

 

Sự chia tách  giữa đời sống của Thần và đời sống phàm tục đó, thông qua trung gian của sự ngộ nhận và ám ảnh, hoặc sự mê muội, không đếm xỉa đến triết lý và văn hóa. Thời hiện đại đã bắt đầu từ xa xưa với sự chuẩn hóa, sự đồng bộ, những khuôn mẫu, khởi nguồn từ định kiến, từ dư luận, thậm chí, cũng có nghĩa từ văn hóa.

 

Con người lần lượt trải qua những quá trình đồng bộ hóa, chuẩn hóa này: công cụ lao động, hay nhân thể được vật hóa; lời hay ngôn ngữ cộng đồng; Đạo đức thế gian hay thiết chế gia đình, nhà nước và tôn giáo; và cuối cùng, khoa học, hay đời sống được sản xuất hàng loạt.

Không thể có nhà nước toàn trị nếu không có khoa học, theo ý nghĩa này: khoa học chuẩn hóa toàn bộ lý trí của con người, nó đo đếm và phân loại con người, nó định hướng con người - nói chung, đặt định mọi giới hạn của đời sống.

 

Con người hiện đại bối rối trước điều này, nó đi tìm sự tự do ở khắp nơi: tự do trong lao động hay sự rong chơi hoặc sự lười biếng; tự do trong đạo đức nhân gian bằng nghệ thuật, dân chủ hóa và cá nhân hóa; tự do trong khoa học hay quyền phát ngôn và đối thoại. Trong thời hiện đại, những điều này trộn lẫn với nhau: tự do, cá nhân, dân chủ, nghệ thuật, bao hàm trong đó cả những mầm mống bất thiện của xã hội hiện đại.

 Tất cả là một phản ứng mơ hồ: cái trói buộc con người không phải là từng hạng mục ở nhân gian, mà là toàn bộ nhân gian, kể cả những ước mơ tự do thuần khiết nhất. Vì tất cả đều sẵn là những nguyên liệu của bến mê, tất cả là những lời hứa hão của hiện thực, được ủng hộ bằng mọi công cụ của đời sống hiện đại - nó cho người ta mơ ước và sự dấn thân vào việc thực thi những đạo lý cả tốt và xấu của nhân gian - một dạng tồn tại khác của nhân gian hay pháp lý nhân gian.

 

3. Con người nhân gian, vì thế, sống trong một lý trí dối lừa to lớn: nó không thể hiểu nổi tại sao lý trí của nó chỉ là sự phân mảnh của một lý trí lớn hơn bao trùm và điều động nó. Con người nhân gian chỉ có thể suy nghĩ trong một lý trí toàn thể tự vận động như Bohm đã thấy.

 

Đây cũng là bí mật của thời hiện đại: không phải một mảnh đời sống cá nhân thuộc về cá nhân, tất cả đều là trạng thái của cái toàn thể được diễn hóa ở các bộ phận. Nhà ở và những công trình cư ngụ cũng vậy, thực chất, từ lâu, nhà ở của con người đã biến mất: toàn bộ không gian đô thị là nhà ở mới của con người đô thị.

 

Đó là lý do con người hiện đại lang thang, vì nó khủng hoảng trong một không của riêng nó, đây không phải là sự khủng hoảng của tâm trạng xã hội: vì con người tìm ra xã hội để hòa nhập, để lấp đầy cái nội tại đang tranh đoạt nhau sự sống giữa phần Thần và cái phàm tục - thực chất, con người đang đi ra những mạch máu của xã hội, những dòng chảy của bến mê, để tiếp thêm sinh lực cho cái phàm tục.

 

 Vì thế, trong thời hiện đại, không những bệnh tâm thần được tạo ra cho con người nghiễm nhiên hành xử, mà những hình thức thỏa mãn bệnh tâm thần cũng được cung cấp ở mọi mức độ. Dù chống lại hay tuân theo thì con người nhân gian vẫn đi lại trong căn nhà khổng lồ của mình, giờ đã trở nên không thể nắm bắt và vượt xa nhân thể của mình.

 

Chính vì thế, nguyên tắc của kiến trúc hiện đại là: nắm bắt con người, khiến con người ngấu nghiến những hình ảnh về kiến trúc, bị hình ảnh thông qua mắt thu hút và ấn định. Nói rõ hơn, kiến trúc hiện đại, cũng như đô thị hiện đại, lấy con người làm nhiên liệu cho sự vận hành của nó. Sự chuẩn hóa không gian tồn tại đã tiến thêm một bước tiến hóa như thế: nó tỏ ra tự do, nó mang lấy những hình thức của nghệ thuật, nó đạt đến những ngưỡng phi thường của sự phá-cách.

 

 Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, theo quy chuẩn hay theo sự nổi loạn, thì không gian cần con người lưu động trong nó - có nghĩa là, không gian hiện đại và kiến trúc hiện đại bắt đầu mang lấy một mục đích tự thân - mục đích này bắt nguồn từ sự phàm tục được tách rời khỏi con người, từ nỗi ám ảnh Thượng Đế bị tha hóa, từ bến mê đang bành trướng trên mọi phương diện, từ sự bất thiện đã tách rời hoàn toàn khỏi cái thiện để thực sự trở thành cái đối lập và loại trừ cái Thiện.

Không gian hiện đại, vì thế, không phải là nhân thể, không bắt nguồn từ nhân thể, không thuộc về con người, mà thuộc về cái chống lại con người. Đúng thế, và vì thế, con người hiện đại khi chấp nhận không gian này, hay thực tại này, nó chấp nhận chống lại giống loài và bản thân mình. Nó chấp nhận cái Ác và chấp nhận sự thủ tiêu tinh thần chân chính của mình. Đây là cội nguồn của chứng tự kỷ, trầm cảm, suy cảm, của sự cô đơn và lạc lõng dưới mọi hình thức.

 

4. Trong các không gian cổ, sự phục sinh tinh thần cổ và tái tạo đời sống của Thần được tôn trọng. Mọi chi tiết của không gian đều chú ý đến cách thức mà con người lưu chuyển trong đó, ánh mắt, lời nói, âm thanh, không khí, độ ẩm... Phương thức định dạng cho một không gian được lưu lại trong những tri thức thần học đứt rời được phương Đông gọi dưới tên Phong Thủy.

 

Phong Thủy, do đó, hiểu theo nghĩa đúng nhất của nó, là sự điều chỉnh không gian vì nhân thể, và bản chất là vì sự sống con người, đúng hơn nữa, là vì tinh thần con người. Các không gian cổ gắn liền với nghi lễ cổ, nó không đặt ra sự tiện dụng hoặc những hình thái nghệ thuật, nó chỉ đặt ra sự mô phỏng lại đời sống của Thần và tinh thần cộng đồng.

 

Ngay cả khi sự mô phỏng này là sự thoái hóa của Thần bằng hiểu biết của con người, đây là bi kịch sẵn có của tôn giáo, thì nó cũng cho phép con người nhân gian hiểu được rằng bản chất của không gian tồn tại là đặc tính của con người, là vì sự nâng cao những phẩm chất tinh thần của con người mà được tạo dựng nên.

 

Đây là ý nghĩa nguyên thủy của tu-viện: nơi phục hồi đời sống của Thần.

 

Con người hoang dã biết rằng không gian sống của nó thuộc về nó, sự hiểu biết này không thoái hóa thành lời, nó tập trung nhau lại trong những không gian cộng đồng và lưu truyền tinh thần của Thần mà nó biết. Vì tinh thần này tràn khắp nơi, nó không cần diễn đạt thành lời, nó hành xử như Thần: nhảy múa, hòa nhập, tạo lập.

 

Con người thời cổ biết rằng đời sống thực sự không nằm ở đây, nó lưu truyền những không gian sống tách rời khỏi nhân gian. Sự lưu truyền này khi thoái hóa đã để lại những hình ảnh lệch lạc bằng tôn giáo, nhưng ý nghĩa và tinh thần của nó đã không bao giờ mất đi.

 

 Ý nghĩa duy nhất đúng của không gian sống, của kiến trúc và nhà ở, ý nghĩa đích thực và thẳm sâu nhất còn lại từ truyền thống cổ là: con người cần sống để phục hồi phẩm chất của Thần, do đó trước hết nó cần một không gian để cải tạo tinh thần của mình, không gian này không chỉ là chỗ trú ngụ, mà là nơi diễn ra sự sống của Thần, là kết giới của tinh thần đang được nâng lên khỏi đời sống.

 

Bởi vậy, một kiến trúc sư phải phục hồi trước tiên là tư cách Thần Thánh của kẻ tạo lập nên những không gian, kẻ tạo lập nên những khoảng tồn tại của tinh thần Thần Thánh, nó phải ý thức được điều này. Sau đó, sứ mệnh của nó là: tái tạo không gian của Thần.

 

Hay, tái tạo đời sống của Thần bằng không gian.

 

                                   HiênViên Hoàng Thái

                                    ( Hà nội 13.02. 2013)

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2721
Ngày đăng: 09.03.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tôi thường quay về - Khổng Ðức
Trái Cấm - Vũ Ngọc Anh
Tạm biệt Hà Nội - Nguyễn Hồng Nhung
Năm mới thiền với cái loa - Trần Kiêm Ðoàn
Trở về nhà - Nguyễn Hồng Nhung
Thầy giáo, bạn văn - Trương Văn Dân
Mừng tuổi mẹ - Nguyễn Nguyên Phượng
Hóa văn - Vũ Ngọc Anh
Tết, nhớ cơm hến Huế - Trần Thanh Hà
Tản mạn về người Sài Gòn - Nguyễn Thị Hậu
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)