Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.147
123.225.912
 
Đọc và fê-bình fê-bình thẩm-mĩ của Immanuel Kant Kritik Der Urteil Skraft (1790)
Nguyễn Quỳnh USA

 

 

Tặng em

 

Thông thường chúng ta hay ngĩ đến cuốn Fê-bình Lí-trí Thuần-lí (Kritik der Vernumft, 1781) của Kant. Có lẽ vì thế nên mọi suy-tưởng của chúng-ta về Triết-học Kant đều quay về với The Critique of Pure Reason, ngay cả khi bàn tới những vấn-đề trong văn-chương và thẩm-mĩ. Hiện-tượng này fảng-fất trong hai nền văn-hóa Đông-Tây, có lẽ vì người viết chỉ đọc những bài viết về Kant, và lại không có căn-bản vững-vàng trong Triết-học. Những nhà chuyên ngiên-cứu về Kant chỉ viết về một điểm nào đó, nhất nhỏ về Triết-học của Kant. Những bài ấy thường ở rất xa tầm-tay độc-jả, zù rất công-fu, nhưng không fải luôn luôn tuyệt-hảo. Trước khi bàn đến tư-tưởng của một Triết-ja như Kant chúng ta nên đọc nguyên-tác sách của Kant và đọc với tinh-thần fán-đoán fê-bình (Kritik). Sau đây là một ví-zụ.          

 

Mùa Thu năm 1979, jáo-sư Leo Steinberg, một học-jả lừng-zanh trong Lịch-sử Mĩ-thuật, 2 trong một buổi trình-bày về tác-fẩm The Last Judgment của Michelangelo, đã ngừng lại và trầm ngâm nhận xét rằng ông đã bỏ ra hai năm đọc Fê-bình Lí-trí Thuần-lí của Kant, để tìm hiểu những bài fê-bình Ngệ-thuật của Clement Greenberg, nhưng không thấy liên-hệ jì cả. Thủa ấy ai cũng ngĩ rằng Clement Greenberg 3 đọc Fê-bình Lí-trí Thuần-lí của Kant nên đã viết những nhận-định rất ngắn và quan-trọng về ngệ-thuật 4. Và lạ lùng thay, ngay tại New York City, không một học-jả chuyên-ngành nào tìm hiểu vấn-đề viết theo thể “Formalism” của Greenberg để xem có zính-záng jì tới Fê-bình Lí-trí Thuần-lí của Kant hay không. Trong ngành chuyên-môn, chúng tôi không mất thì jờ để í tới những í-kiến “tạp-nhạp” ngoài-đường hoặc đăng trên báo-chí. Jản-zị: Ai cũng có quyền ăn nói.

           

Lúc ấy tôi là sinh-viên Cao-học, và tôi đã trả lời jáo-sư Steinberg: “Thưa Thầy, để biết tư-tưởng của Kant trong văn-học, ngệ-thuật, chúng ta fải đọc Fê-bình Fương-fáp Fán-đóan hay Fê-bình Thẩm-mĩ (Kritik der Urteilskraft) của Kant chứ không ai lại đọc Fê-bình Lí-trí Thuần-lí.” Nếu Greenberg nói là fương-fáp fê-bình ngệ-thuật của ông ta (Formalism) zựa trên cuốn Lí-trí là ông ta đã sai.” Nhưng trên thực-tế, tôi không bao jờ thấy Greenberg xác-nhận điều này, bởi vậy, tôi ngĩ tôi không thể fê-bình fương-fáp của Greenberg có căn-bản từ tư-tưởng của Kant.

 

Tuy nhiên, zù là đọc Fê-bình Lí-trí thuần-lí hay đọc Fê-bình Thẩm-mĩ của Kant vấn-đề Formalistic Critique của Greenberg vẫn fải được đặt ra – sau bài này - để xác-định là có thật Greenberg đã đọc Kant hay không. Cũng vậy, trong jai-đoạn của thập-niên 70, lối viết fê-bình ngệ-thuật của Steinberg được coi là Analytic Criticism, một zụng ngữ rất sai của những tác-jả không thông Triết-học và Thẩm-mĩ.

 

Analytic Criticism zựa trên Thực-chứng Luận (Analytic Philosophy) fát-triển rất mạnh ở Wien (Áo). Trong những thập-niên đầu của thế-kỉ 20, cuốn Tractatus của Wittgenstein đã được zùng là sách jáo-khoa của trường-fái Wien. Tuy nhiên Triết-học của Wittgenstein có ảnh-hưởng mạnh ở Hoa-kì từ jữa thập-niên 50 trở đi là cuốn Philosophical Investigations, chứ không fải là Thẩm-mĩ Thực-chứng (Analytic Aesthetics).

 

Nói đúng hơn, fong-trào ngệ-thuật và fê-bình ngệ-thuật ở Hoa-kì từ jữa thập-niên 50 cho đến jữa thập-niên 80 fát-triển từ ba nguồn chính: 1) Sự tái-sinh của Fong-trào Dada, đặc biệt với sự hiện-ziện của Duchamp ở New York City; 2) Í-niệm về sự tinh-ròng (Atomism) của ngôn-ngữ trong Tractatus; và 3) í-niệm Trò-chơi của Ngôn-ngữ (The Language Game) trong Philosophical Investigations của Wittgenstein. Những bài viết của Steinberg có đôi chút fảng-fất với lối đặt câu hỏi về í-chỉ của ngệ-sĩ, cốt để hiểu vấn-đề chứ không fải zùng zữ-kiện để chứng-minh zữ-kiện là chân-lí tối cao. Hiển-nhiên điều này chỉ xảy ra trong Khoa-học Chính-xác (Exact Sciences) chứ không thể xảy ra trong Ngệ-thuật, và nhất là trong Thẩm-mĩ. Trước khi tiếp tục thảo-luận để tìm-hiểu rõ hơn vấn-đề này, chúng-ta cần đọc và fê-bình thật kĩ cuốn Fê-bình Thẩm-mĩ của Kant.

Thêm một điểm nữa là zụng-ngữ “Kritik” của Kant, thường được chuyển sang tiếng Anh và tiếng Fáp là “Critique”. Như vậy tiếng Việt là “Fê-bình”. Tuy nhiên đọc hết hai cuốn The Critique of Pure ReasonThe Critique of Judgment, chúng ta sẽ thấy chữ “Fê-bình/Kritik” chỉ chuyên chở có một fần tư-tưởng của Kant. Fần chính của hai tác-fẩm có ngĩa là “Bàn-về” hay “Luận-về”, đặc biệt  trong cuốn Judgment. Chình vì lí-zo này nên các học-jả chuyên-môn về Triết-học của Kant thường gi Kritik thay vì Critique, vì chữ Kritik bao gồm hết ngĩa ở trên.

 

Nếu zựa vào hai cuốn này rồi kết luận rằng tư-tưởng của Kant là “Formalism” sẽ gây rất nhiều ngộ-nhận, nhất là đối với người ở ngoài văn-hóa Tây-fương. Ngay trong Khai-từ cuốn Judgment (Thẩm-mĩ) của Kant chúng ta thấy rõ Kant không qui định Hiểu-biết trong bất cứ hình-thể nào. Ngược lại, ông đã nói rõ rằng mọi khả-năng (facuties) đều có lẽ tự-nhiên (a priori) của chúng. Cứ như thế, hoạt-động của văn-học và ngệ-thuật không fải là chuyện đi tìm cái-thể (form), mà thực ra fải nằm trong Tính-Thề (Eidos) riêng của văn-học ngệ-thuật. Văn-học Ngệ-thuật không fải là chuyện của Lí-trí (Reason), chúng là chuyện của Thẩm-mĩ và Sáng-tạo mà theo Judgment, chúng là hoạt-động của Tastes, tức những í-niệm về sở-thích. Tại đây chúng ta nên cẩn-thận đừng để cho chữ “Form” và “Faculty” lẫn lộn với nhau. Chớ mơ tưởng có thứ Văn-học Ngệ-thuật gọi là “Formalism”. Thế-jới của Văn-học Ngệ-thuật là thế-jới của sáng-tạo, đừng nhảy vào Triết-học, trừ fi ngệ-sĩ có thiên-tư về Triết-học …mà vẫn fải cẩn-thận.

 

 

Trước hết chúng-ta nên để í đến

Í-niệm về Idea trong Triết-học  

(Tác-jả không thể và cũng không muốn zùng chữ Tầu ra để zịch chữ IDEA, vì Tầu và Tây rất khác nhau.

Vả lại, chúng-ta là Việt chứ không fải là Tầu, nên chúng-ta cũng chẳng hiểu chữ Tầu ra sao)

 

1.      Trong Tư-tưởng cùa Plato, chữ Idea có ngĩa: Thề-uyên-nguyên Linh-động. Idea cũng có ngĩa là Tính fổ-quát Cao và Đặc-sắc.

2.      Trong Tư-tưởng của Atistotle, chữ Idea có ngĩa: Bản-thể-sinh-ra-Nguyên-nhân.

3.      Trong Tư-tưởng của Locke, chữ Idea có ngĩa: Đối-tượng-trực-tiếp-của-Cảm-quan hay của Suy-niệm.

4.      Trong Tư-tưởng của Ấn-jáo, chữ Idea có ngĩa: Cấu-trúc-của-Kí-ức khác hẳn với ấn-tượng đến từ quan-năng.

5.      Trong Tư-tưởng của Kant, chữ Idea có ngĩa: Í-niệm-thuần-lí nhưng không có kinh-ngiệm.

6.      Trong Triết-học của Hegel, chữ Idea có ngĩa: Í-niệm-cao-nhất hay kết-qủa cuối-cùng và trọn-vẹn của lí-tính. Zo đó chữ Idea trong Tư-tưởng của Hegel cũng còn có ngĩa: Í-niệm-hiện-ra-rõ-ràng và “tuyệt-đối”. [Xin đọc bài Tìm-hiểu Lí-thuyết Fê-bình trong Xã-hội và Chính-tri của Nguyễn Quỳnh đã bắt đầu đăng trên Văn-chương Việt]

 

Bây jờ chúng-ta đọc nguyên-tác của Kant như sau. Những chữ để trong móc vuông […] là ziễn-jải của tác-jả bài này nhằm làm sáng ngĩa tư-tưởng của Kant.

 

ĐỌC NGUYÊN-TÁC

KHAI-TỪ

(của Immanuel Kant cho cuốn Kritik der Urteilskraft)

 

Chúng-ta có thể coi khả-năng nhận-thức đến từ các nguyên-lí tự-nhiên (a priori) hay lí-trí thuần-lí và những liên-hệ nói-chung là khả-năng Fê-bình Lí-trí Thuần-lí, mặc zù với khả-năng nhận-thức này chúng ta chỉ mới hiểu fần áp-zụng của Lí-tính mà thôi 5 mỗi khi kinh-ngiệm hiểu biết hiện ra zưới cái tên nhận-thức của việc làm đã qua; chứ không mong đi sâu vào khả-năng nhận-thức trong cái nhìn của Lí-trí Thực-ngiệm, cho đúng với những nguyên-lí đặc-biệt của nhận-thức 6.

 

            Fê-bình (Kritik) chỉ trở thành hiểu-biết của chúng-ta về những jì gọi là hiểu-biết  đúng lẽ hiển-nhiên (a priori) 7 và làm cho hiểu-biết của chúng-ta fong-fú. Bởi vậy, chỉ nhờ có khà-năng nhận-thức chúng ta mới thấy rõ cảm-jác vui-sướng, khồ-đau và khát-khao. Cũng chỉ nhờ những khả-năng nhận-thức  chúng-ta mới có sự hiểu-biết, zựa vào nguyên-lí để hiểu cáí jì  đúng theo lẽ đúng tự-nhiên (a priori). Rồi lại chỉ nhờ tinh-thần Fán-đoán vả Lí-trí hay khả-năng biết zựa trên lí-thuyết theo thứ-tự trước sau chúng-ta mới thấy rằng không còn có khả-năng nhận-thức nào khác hơn là là chính sự Hiểu-biết mới có thể tạo thành những nguyên-lí vững-vàng cho nhận-thức về lẽ-đúng hiển-nhiên (a priori).

 

            Thế thì, Fê-bình đưa mọi khả-năng nhận-thức qua lại vối nhau i như có sự chia xẻ  mà mỗi khả-năng có thể tự coi như nó có í-thức hiểu-biết zựa trên cỗi-nguồn riêng tư của nó. 8 Mỗi khả-năng nhận-thức đều không bỏ mục-tiêu của nó, ngoại trừ Hiểu-biết ziễn-tả minh-chứng tự-nhiên (a priori) như là định-luật vì thiên-nhiên là một tổ-hợp fức-tạp với nhiều hiện-tượng cũng rất tự-nhiên. [Cái jì đã tự-nhiên hiển-hiện rõ-ràng thì không cần fải bàn ra, tán vào].

 

            Định-luật thiên-nhiên chi fốí tất cả những ï-niệm zưới zạng của nhiều Í-niệm Uyên-nguyên (Ideas) 9 vì những Í-niệm Uyên-nguyên (Ideas) này ở cấp cao hơn chỉ nằm trong khả-năng nhận-thức của chúng-ta mà thôi. Tuy những Í-niệm Uyên-nguyên không có kinh-ngiệm và chỉ zựa vào Lí-tính, NHƯNG chúng không fải là đồ vô-zụng cho nên chúng-ta không thể bỏ chúng đi được. Tại-sao?  Tại vì những Í-niệm Uyên-nguyên là nguyên-lí căn-bản; một fần để ngăn-ngừa  những nhận-định tai-hại 10 của Hiểu-biết. Tại sao? Khi Hiểu-biết cứ tưởng bở thì Hiểu-biết bị ngụp trong jới-hạn của mọi vấn-đề thường thấy. Thứ nữa Í-niệm Uyên-nguyên hướng-zẫn Hiểu-biết thấy được thiên-nhiên (quán-tính) zựa trên nguyên-lí chắc và đủ, mặc zù Hiểu-biết của chúng-ta không bao jờ có thể đạt tới, và cũng không thể đi sâu mãi vào cơ-cấu cuối cùng hay tối-hậu của mọi nhận-thức.

 

            Như vậy Hiểu-biết có lãnh-vực riêng và đặc-biệt của nó nằm trong một khả-năng gọi tắt là Nhận-thức (Cognition) vì Nhận-thức bao gồm nhiều nguyên-lí căn-bản theo lẽ rất tự-nhiên và rõ-ràng (a priori), nên chúng ta gọi là Fê-bình Lí-trí Thuần-túy, hoàn toàn khác hẳn với những thức khác.

 

            Bàn đến Lí-trí, chúng-ta thấy Lí-trí vốn bao gồm nhiều nguyên-lí căn-bản theo lẽ tư-nhiên (a priori) 11mà chúng-ta không hề thấy ở đâu ngoại trừ trong khả năng khát-khao ưa-thích 12. Khả-năng này nên gọi là Fê-bình Lí Uyển-chuyển 13. Nói đúng hơn nên gọi là Bàn-về Lí Uyển-chuyển nẳm trong tinh-thần Fê-fán (Kritik) thực-zụng [vì Thẩm-mĩ fải đến từ kinh-ngiệm, chứ không đến từ Ideas].

 

            Bây jờ theo thứ-tự của nhiều khả-năng nhận-thức, chúng-ta thấy Fê-fán hay Bàn-về trưng ra liên-hệ hỗ-tương jữa Hiểu-biếtLí-trí. Nó có những nguyên-lí rất tự-nhiên (a priori) ngay trong bản-chất của vấn-đề Fê-fán. Hoặc jả mọi khả-năng nhận-thức đều có căn-bản vững-vàng hay không rõ-rệt. Hoặc jả mọi khả-năng này đều có định-luật tự-nhiên (a priori) gắn liền với cảm-quan vui-sướng và khổ-đau, khi có liên-hệ jữa khả-năng nhận-thức và khả-năng khát-vọng, ví như trước hết BIẾT là biết về những qui-luật tự-nhiên (a priori); thứ đến BIẾT là vấn-đề của Lí-trí. Cả hai cái BIẾT này là những câu-hỏi liên-quan tới FÊ-BÌNH KHẢ-NĂNG FÁN-ĐOÁN. [Chúng ta nên ziễn ra rõ ràng hơn bằng cách gọi lối Fê-bình này là BÀN-VÊ CHỨC-NĂNG THẨM-MĨ]

 

            Bàn về [Fê-bình] Lí-trí Thuần-lí, tức là bàn về khả-năng fán-đoán của chúng-ta theo những nguyên-lí tư-nhiên (a priori). Nhưng Fê-bình hay Fán-đoán ấy chưa đầy đủ nếu Fán-đoán ấy chỉ là khả-năng nhận-thức bám sát vào nguyên-lí, vì khả-năng ấy có thể vẫn chưa được fân-tích theo góc-cạnh đặc-biệt của Fán-đoán. Tại sao? Tại vì mặc zù mọi nguyên-lí của Fán-đoán trong hệ-thống Triết-học thuần-túy cần fải có lí-thuyết và thực-hành, và chúng-ta vẫn có thể fải ja jảm nếu cần cho lí-thuyết hay thực-hành, khi hoàn-cảnh đòi-hỏi 14.

 

            Sở zĩ chúng-ta fải bàn kĩ như trên, vì nếu một ngày kia hệ-thống Triết-học thuần-tuý kể trên được hoàn-bị zưới zạng Siêu-hình, được làm sáng-tỏ bởi Lí-trí về mọi vấn-đề, thì mảnh-đất của lâu-đài Triết-học ấy cần fải được khai-thác bằng fương-fáp Fê-bình (Kritik), đi thật sâu vào trong nền-tảng của mọi nguyên-lí ở ngoài kinh-ngiệm. Có như vậy cái chân của lâu-đải ấy mới không bị hẫng. Nếu hẫng chân thì toàn-thể lâu-đài sẽ đổ-nát.

 

            Chúng-ta có thể zễ-zàng ngiệm ra từ bản-chất của Fán-đoán để thấy Fán-đoán đúng là điều cần-thiết mà ai cũng biết là đúng. Ngĩa là Fán-đoán fải đi đôi với Hiểu-biết tinh-ròng để cho Fán-đoán đúng với í-ngĩa của nó. Như vậy, chúng-ta fải để í thật kĩ mới tìm ra được nguyên-lí rất lạ-lùng của Fán-đoán. Một số nguyen-lí tự chúng đúng theo lẽ tự-nhiên 15. Có  những nguyên-lí không zễ jì thấy được bằng lối Fê-bình hay fân-tích thông-thường vì Fê-bình là một khả-năng nhận-thức đặc biệt.

 

            Fê-bình khộng thể ngiệm ra từ những í-niệm tự-nhiên vì mọi í-niệm tự-nhiên đều thuộc về Hiểu-biết có sẵn trong khi ấy Fê-bình hay Fán-đoán là áp-zụng hay thực-hành mọi í-niệm. Vậy nên, Fán-đoán là hiểu thấu đáo í-niệm. Nói rõ hơn, không có cái biết jì gọi là biết thực rõ ràng, ngoại trừ í-niệm là qui-luật tuy không có tính khách-quan để áp-zụng vào Fán-đoán. Cho nên, khởi đi từ một qui-luật chúng-ta mới thấy cần fải có một khả-năng Fán-đoán khác nữa để biết rõ trường-hợp nào cần đến qui-luật.

 

            Sự fiền-toái của nguyên-lí như thế - zù là chủ-quan hay khách-quan – thấy rõ ngay trong những cách fê-fán mà chúng-ta gọi là “nhận-định về Thẩm-mĩ” 16 và “nhận-định Thẩm-mĩ này liên-quan tới Cái đẹp cũng như cái Tuyệt-vời của Thiên-nhiên, hoặc Cái đẹp hay Cái Tuyệt-vời của Ngệ-thuật.

 

            Tuy nhiên, truy-tầm nặng tính fê-bình Nguyên-lí Fán-đoán về những cái đẹp kể trên mới là fần quan-trọng nhất của Fê-bình Thẩm-mĩ [Bàn-về Thẩm-mĩ]. Mặc zầu những cái đẹp kể trên không cho chúng-ta biết về sự-vật, thế nhưng những cái đẹp ấy lại thuộc về khả-năng nhận-thức, nên tức thời chúng đưa khả-năng cảm-thụ về vui-sướng hay đau buồn theo một vài nguyên-lí rất rõ-ràng (a priori), mà vẫn không lẫn-lộn với khả-năng khao-khát vì mọi nguyên-lí của khát-khao rõ ràng (a priori) nằm trong những í-niệm của Lí-trí. 17

 

            Theo cách fán-xét bản-chất bằng tinh-thần luận-lí thì kinh-ngiệm cho thấy có tỉ-lệ thuận theo lí-tính nằm trong mọi sự, theo hiểu-biết hoặc theo jải-thích để cho í-niệm chung về những zữ-kiện thuộc cảm-tính nhưng [trên thực-tế] chúng-ta vẫn chưa hiểu được. Tại sao? Tại vì ở đây Fán-xét chỉ đến từ một nguyên-lí liên-can tới đối-tượng tư-nhiên về những cảm-nhận rất cao trong khi chuyện hiểu được còn rất xa vời..

 

            Vậy thì, mặc zù ở trong trường-hợp kể trên, nguyên-lí tự-nhiên ấy chỉ có thể được áp-zụng vào khả-năng nhận-thức về sư-vật ở thế-jan, và đồng-thời mở ra nhiều viễn-tượng tốt cho Lí-trí thực-tiễn 18. Đúng thế, nguyên-lí tự-nhiên không zình-záng jì tới cảm-jác vui hay buồn. Nhưng nguyên-lí ấy lại zính-záng tới điều không sao hiểu được nằm trong Fán-đoán. Ngĩa là khả-năng Fán-đóan hồ-ngi về sự cần-thiết trong fương-fáp Fê-bình (Kritik). Tại sao? Bởi vì hiểu theo đúng tinh-thần luận-lí zựa vào những í-niệm chưa từng zính-záng tới cảm-jác vui-sướng hay đau buồn, và theo jới-hạn qúa rõ ràng của những í-niệm kia thì chúng-ta thấy fê-fán theo tinh-thần luận-lí lại bao gồm tất cả những jì liên-quan tới lãnh-vực lí-thuyết của Triết-học.  

 

            Suy-ngẫm về khả-năng gọi là sở-thích tức là cách fán-đoán về Thẩm-mĩ. Suy-ngẫm và fán-đoán như thế không zính-záng jì tới lí-thuyết 19 hay văn-hoá bàn về sở-thích, mà chính là suy-ngẫm tùy hứng 20. Cho nên, tôi tin rằng đặt vấn-đề văn-hóa sang một bên, fán-đoán Thẩm-mĩ của chúng ta sẽ vô-cùng fóng-khoáng mặc zù  suy-ngẫm tự-zo trong Thẩm-mĩ như thế lại đòi hỏi óc tò-mò gam-go nhất của chúng-ta 21.

 

            Nhưng tôi hi-vọng rằng zo bản-chất tự-nhiên, khi đụng vào vân-đề gam-go như thế chúng-ta mới có lí-zo cho fép chúng-ta né tránh vấn-đề mờ-tối không sao tránh khỏi và cũng không có cách trả lời, nếu nguyên-lí đòi-hỏi fải thật là rõ rệt. Tôi cũng tin rằng fương-fáp nhìn vào hiện-tượng hay nhìn vào Fán-đoán kể trên về những vấn-đề “Đẹp” nhưng “mờ-tối” có vấn-đề. Bởi vì chúng ta không bao jờ có thể trình-bày “cái đẹp” và “cái mờ-tối” rõ ràng và sáng-sủa được. Sáng-sủa chỉ có trong những vấn-đề khác, chẳng hạn vấn-đề nhận-thức theo í-niệm. Tuy nhiên, tôi lại tin rằng tôi đã jải quyết được chuyện này ở fần thứ hai trong cuốn Kritik của tôi.

 

            Vậy thì, tôi chấm-zứt toàn-bộ fê-bình Thẩm-mĩ ở đây [trong cuốn Kritik der Urteilskraft). Nhưng tôi sẽ còn  tiếp-tục khai thác không ngừng, càng đi xa càng tốt, theo nhip-độ tiến-triển từng năm. Rõ rệt là trong Khai-từ này không có chỗ nào bàn đến Fán-đoán; chỉ vì Fê-bình (Kritik) là hoạt-động chứ không fải Lí-thuyết. Song le là một fần của Triết-học thuần-tuý, thì Fê-bình (Kritik) fải đi sâu vào cả hai lãnh-vực lí-thuyết và thực-hành, tức là có đi vào tận bản-chất Siêu-hình của Thiên-nhiên và của những vấn-đề về Đạo-đức 22 thì mới hoàn-tất được luận-án này. [Hóa ra cái Đẹp và Đạo-đức là một. I như quan-niệm của Wittgenstein trong cuốn Tractatus Logico-Philosophicus]

 

(Kì tới: Mở-đầu, và sẽ tiếp-tục cho đến hết cuốn Kritik der Urteilskraft)

March 8, 2013

 

 

CHÚ-JẢI

1.      Kritik der Urteilskraft

2.      Jáo-sư Leo Steinberg có tước-vị cao nhất trong đại-học (Endowned Professor): Benjamin Franklin Professor tại PEN State. Hiện nay ông đã cao tuổi và vẩn còn ở Đại-học này. Một trong những tác-fẩm quan-trọng của ông là Other Criteria.

3.      Clement Greenberg là fê-bình ja Ngệ-thuật lừng lẩy ở Hoa-kì. Ông tích-cực júp thế-hệ thứ hai New York School bằng cách kiếm fòng triển-lãm ngệ-thuật cho các họa-sĩ có tương-lai và viết bài jới-thiệu ngê-thuật của họ với quần-chúng.

4.      Khác với Greenberg, những nhận-định của Steinberg về ngệ-thuật khởi đầu bằng những câu-hỏi về bản-chất. Ông không fê-bình mà chỉ nêu lên vấn-đề mà thôi. Ông fỏng-vấn Jasper Johns và Picasso. Kể từ jữa thập-niên 80 ông quay về ngiên-cứu ngệ-thuật Bắc-Âu thời Fục-hưng. Steinberg sinh ra ở Nga, tới học Trung-học ở Anh, sang Paris định trở thành họa-sĩ. Như ông đổi í sang Hoa-kì học Lịch-sử Mĩ-thuật tại Harvard University. Ông từng zạy ở Hunter College trước khi đến PEN State. Chình tại Hunter College of the City University of New York (CUNY) nên tôi đã gặp ông.

5.      Tức là từng kinh-ngiệm, chứ không fải là bao quát hết.

6.      Tức là kinh-ngiệm về những bộ-môn riêng.

7.      “a priori” hay “deductive” và “inductive”

8.      Ví-zụ khả-năng biết về “Vui, buồn, ham-muốn” Vui, buồn liên-quan tới cảm-tính (the sensible), cò ham-muốn là “Desire” hay “Will”.  

9.      Ở đây Kant bàn đền “Concept” hay í-niệm là kinh-ngiệm của mỗi người. Còn “Ideas” là Lí Uyên-nguyên không mang mầu sắc kinh-ngiệm. Nhưng thiếu “Ideas” là thiếu í-niệm Fê-bình (Kritik)

10.   Trong chính bản gi là “dangerous pretentions” hay “những jả-thiết nguy-hại”.

11.   “Tự-nhiên/ a priori”

12.   Nguyên-tác là “Faculty of Desire”

13.   “Fê-bình Lí Uyên-chuyển” hay đúng ra chữ Kritik ở đây fải gọi là “Tìm-hiểu cho ra lẽ” hay hơn nữa nên gọi Kritik of practical Reason; ngĩa làn Bàn-về Lí-trí Ứng-zụng hay thực-tiễn. Trong Thẩm-mĩ “Practical Reason” có ngĩa là “Kinh-ngiệm”. Chúng ta có kinh-ngiệm về cái Đẹp chứ chúng ta không ngĩ ra được.

14.   “Hoàn-cảnh đòi-hỏi”. Điều này cho thấy rằng Lí Uyên-nguyên (Ideas) tự nó không thể “làm ra cái bánh”. Để làm ra “cái bánh” chúng ta cần đế “lí-thuyết” và “thực-hành” và “hoàn-cảnh”. Như vậy cái “Form” nào làm ra “Formalisn” trong sáng-tạo? Trong sáng-tạo chúng ta cần Tính và Thể (Eidos). Cả hai bẳt buộc fải uyển-chuyển chứ không thể nào “cứng ngắc”. Cứng-ngắc là định-ngĩa, mà định-ngĩa là đi vào “ngõ cụt”. Xin đọc Wittgenstein.

15.   Đúng theo Luận-lí Căn-bản. Xin đọc Luận-lí Căn-bản và Luận-lí Cao-đẳng của Husserl.

16.   Chính-bản gi là “Aesthetical Judgments”

17.   Khát-khao (Desire/Will) là Í-niệm của Lí-trí. Tức là nhận biết ra mình muốn jì.

18.   “Lí-trí thực-tiển” hay “practical judgment”

19.   Kinh-ngiệm Thẩm-mĩ không thể zựa trên “Lí-thuyết”. Chúng ta có thể nói “Đep như Thẩm Thuý-Hằng, vì Thẩm Thuý-hằng là một sự-thật. Nhưng chúng-ta không thể nói “Đep như Tây-thi”. Chúng ta có bao jờ thầy Tây-thi đâu. Nhưng chúng ta có thể ví von: “Ước jì chúng ta thấy được vẻ-đep của Tây-thi!”

20.   Trong chính bản gi là: “indulgence” có ngĩa là được fép tùy ngi muốn jì cũng được.

21.   Óc tò mò gam-go nhất. Trong nguyên-tác gi là “the severest scrutiny” có ngĩa là fải chăm chú tìm tòi công fu nhất.

22.   “luận-án”. Trong nguyên-tác có ngĩa là “công-trình ngiên-cứu”. Chữ “Morals” trong Kritik của Kant tương đương với chữ Ethics, chứ không fải là Luân-lí.

 

 

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2681
Ngày đăng: 11.03.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc và fê-bình Jacques Derrida jới-thiệu Cỗi-nguồn hình-học của Edmund Husserl Theo Deconstruction hay Fương-fáp Khai-mở và Fê-bình Cơ-cấu - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc, fê-bình và so-sánh Truy-tầm luận-lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl với Hiện-tượng luận và thuyết zuy-vật biện-chứng (Phenomenology and dialectical materialism, 1951) của Trần Đức-Thảo (kì 7) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê-bình cơn khủng hoảng của khoa-học tây-fương của Edmund Husserl (fần 4) - Nguyễn Quỳnh USA
Lập-ngôn của Zarathustra (tiếp theo kỳ trước) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê - bình Jacques Derrida jới-thiệu Cội-nguồn hình học của Edmund Husserl - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê – bình Cơn khủng – hoảng của khoa-học Tây-fương (fần ba) - Nguyễn Quỳnh USA
ĐỌC VÀ FÊ-BÌNH CƠN KHỦNG-HOẢNG CỦA KHOA-HỌC TÂY-FƯƠNG (FẦN HAI) - Nguyễn Quỳnh USA
THUYẾT HIỆN SINH (II) QUA TƯ TƯỞNG TRIẾT GIA - Võ Công Liêm
ĐỌC VÀ FÊ-BÌNH NIETZSCHE: CHÍ HÙNG-VĨ LÀ MỘT TÁC-FẨM NGỆ-THUẬT CỦA MARTIN HEIDEGGER - Nguyễn Quỳnh USA
Quyền-lực và Tự-zo - 4 - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)