Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.182
123.220.971
 
Nhiệt tình và lòng tự phụ
Võ Công Liêm

 

 

 

   Ròng rã mấy chục năm qua, kẻ ra đi khi nào cũng mang trong người cái tình hoài hương, ít hay nhiều thì điều ấy không chối cãi được; dẫu ở đây có đãi ngộ cách nào vẫn không để lại một chút ’sóng trong lòng’ cho kẻ tha phương như bọn chúng tôi, cố tạo một dấu hiệu để nhớ, để thương; khổ nỗi đất đâu, người đấy cây cỏ cũng vậy nhưng có người chủ quan cho rằng đất lành chim đậu, thật ra câu nói ấy chỉ là lý giải cái uẩn khúc của mình nằm trong cái hờn vong quốc đấy thôi, chớ phong thổ khí hậu ở đây đâu có chìu chuộng để có một ý tứ ghi dấu kỷ niệm để đời; vị chi quay về với hoài niệm đó là hành trang của kẻ ra đi, người ta mơ sống lại như thực của một thời để yêu và một thời để chết, ấn tượng đó khó phai mờ vì rằng đời người hai trạng huống đó luôn bên nhau, ngọt bùi, thương mong như đã một lần xẩy ra trong đời. Yêu không những dành cho ái ân, trìu mến mà ở đây cái tình của kẻ được yêu nó bao la diệu vợi, một cái tình thiêng liêng cao cả bao bọc suốt cả cuộc đời; do đó tạo nên cái thương mong vô bờ bến. Thương mong cả cái chết cứ còn lởn vởn trong đầu, người ta thương quá quên mình mà nhìn đối tượng của cái chết ra mình, cho nên chi hỷ nộ ái ố khi nào cũng tồn tại chất chứa, dù kẻ ở người đi đều cùng một tâm trạng...Khó mà diễn tả cho cạn cùng cái sự cố đó, mỗi người có một cách nhìn khác nhau nhưng chung chung đều có một cái gọi là ’egoist’ nói nôm na là tính tự cao, tự đại; thà như cụ Cao Chu Thần đường đường một đấng anh hùng trong sách sử, ngông để sống thực với đời, vạch mặt đời cho bá quan thiên hạ thấy rõ trắng đen thì cái đó nên lắm chứ(!)ấy mới thực là thương mong, chớ bô bô cái miệng thì làm nên cái giống gì, chỉ ngồi mà kể công lao âu đó là hoài niệm chớ đâu có quay về. Vì vậy giữa hoài niệm và quay về cái nghĩa lý khác nhau hoàn toàn, bởi nó nằm trong cái thì ’tenseness/temps’ giữa quá khứ và hiện tại. Người ta gào giữa hai cái thời điểm nầy. Thi sĩ Vũ Hoàng Chương nói: ’khi chưa thấy ta hề đường đi thênh thang/đến khi thấy ta hề đường đi chông gai’ trạng huống đó của kẻ ra đi, chẳng khác chi tráng sĩ đời Chiến quốc tại bờ sông Dịch, thích khách Kinh Kha ’một đi không trở lại’ dạng nầy nó cũng trong dạng thương mong của kẻ ở người đi. Gần đây có một vài vị ’anh hùng một cõi / lừng danh một trời’ cũng khăn gói qui cố hương, họ quên mình là kẻ chiến bại, đó là lý thuyết nhưng thực tình ’đói quê hương’ mà đành chia sẻ mặn ngọt để thấy quê hương trong hoài niệm của ngày-trở-về và thấy mình trong đó.Vị chi tình-hoài-hương là chân lý, là chính nghĩa, cái thứ hạ dân như bọn chúng tôi tình hoài hương là ước mơ ’dreaming-day’ của kẻ tha phương. Dù đứng dưới góc độ nào cái tình cố quốc không thể chối từ hay phủ nhận được. Cái thương mong đó tùy thuộc ở chúng ta!

 

Không những cái tình đó dành cho người đang sống mà ngay cả vong linh cũng có đòi hỏi về với núi sông. Ngẫm cho kỹ câu xưa nói ’sống nhà thác mồ’; gào là đúng. Vì; mình đang chung thân ở cõi tạm. Điều ấy chẳng riêng ai, ai cũng nhiệt tình yêu nước từ trong nước đến ngoài nước, ai cũng tự hào mình là con dân thì cớ sự gì mà nói không với có. Vì thế thấy được quê hương dù không như ý mình nhưng là hạnh phúc trong cõi người. Cái tình nầy là cái tình dành cho người tha thiết chớ không dành cho kẻ đứng bên lề. Nhiệt tình và lòng tự phụ nó chênh lệch rõ rệt, một đằng tha thiết, một đằng tự dưng. Xưa nay đều thế; kiếm cho ra một người chân chính thật khó để định nghĩa, khi chưa đạt thì nghe mềm lòng nhưng đến khi đạt rồi thì lại đổi thay. Phải lấy cái tâm làm chủ thì may ra mới trọn tình nhân nghĩa ’đại phàm vật bất đắc kỳ bình tắc minh’ là thế đó. Yêu ghét tự nó không còn nghĩa mà chính ở tương thuộc vào sự vật mới tạo ra ý nghĩa của nó. Thật tình mà nói cái tình hoài hương thì dù ở nơi đâu, lúc nào, thời nào cũng có, nhưng trở về liệu có như trong hoài niệm hay không? Hay; trên con đường tùng lộ mình đang mặc tư về lẽ trầm luân thế sự. Thế nhưng ’sóng trong lòng’ vẫn chất chứa tự tại hai cái hoài bão nhiệt tình và lòng tự phụ mà ở bất cứ nơi đâu đều hiện rõ triệu chứng nầy, nó biến  ra con bệnh khó chửa.Vô hình trung trở thành bệnh ’gia truyền’.

Nói đến hai chữ nầy lại nhớ phim xưa ’ Pride and the Passion’ 1957 do Frank Sinatra, Cary Grant và Sophia Loren thủ diễn. Thuở đó trình chiếu ở VN vào đầu thập niên 60 Chuyển ngữ ’Nhiệt tình và lòng Tự Phụ’ phỏng dịch rất sát tình tiết của câu chuyện: Một viên sĩ quan Hải quân Anh chiếm được súng thần công của Tây Ban Nha, thế kỷ 19 đem vinh quang cho đất nước và hoàn thành sứ mạng để trở về cố quốc. Một anh hùng khác khoe khoang chiến công do mình lập nên và muốn chiếm đoạt người tình của viên sĩ quan để đem hào khí về cho đất nước. Cả hai đều mang trong người tình hoài hương nhưng cuối cùng người anh hùng vì quá tự phụ mà chết trên đường về chưa kịp thấy quê hương yêu dấu nơi sinh ra mình. Thì ra cái lòng tự hào thường không đạt yêu cầu là thế, bởi; cái gì quá tự tin chính là cái đưa tới tuyệt vọng; viên sĩ quan kia chọn cái im lặng để thành vàng. Người xưa nói quả không sai. Cần phải coi chừng cái thiên lương của con người; nó sẽ trả lời cái thực, cái sai, cái hay, cái dở. Tình quê nó lai láng vô cùng.

 

Cứ mỗi lần về quê, việc đi thăm thú là ước mơ, dù núi non hiểm trở hay biển đảo xa xôi, tham quan, thưởng lãm là lý thú vì không muốn mất quê hương trong lòng, người ta gọi là sóng-trong-lòng và tìm đích thực cái hào sảng mới thỏa chí người xa quê. Mà mỗi dịp như thế thì tôi gặp Vũ, anh lấy cái hẹn với tôi ở viả hè. Ban đầu thì tôi hơi ngại và đặc câu hỏi, nhưng đáp lời mời của Vũ thì quả là nơi lý tưởng, nơi hội tụ văn nhân, mặc khách đủ loại cỡ già trẻ lớn bé họp nhau ở đây như gởi gắm tâm sự, một diễn đàn bỏ túi, la hét, phẩn nộ rất tự do, họ có thể văng tục vì nơi đây là đất dung tục, nhưng họ gào có sách lược, có chuẩn mực, họ không phải là kẻ phàm phu tục tử, cả một bồ trí tuệ kinh hoàng đó nha(!) chưa chắc những kẻ thành danh làm được như họ; bây giờ đám người ’ngồi lê đôi mách’ mới là thực chất hơn cả hồi xưa của những thập niên 60/70 họ có la-cà nhưng trong cái tư thế salon, một kiểu cách đỏm dáng của cái gọi là ‘bourgeois’.

Cho nên không thấy hay mà thấy ’dzỗm’ đòi phải có ‘buồng lạnh’ mới là văn nhân, mới là thời thượng ngôn ngữ, chất liệu đó không làm nên sự nghiệp, họ chạy theo cái danh mà trong cái danh là hư danh, có kẻ bỏ tiền ra mua danh hoặc phải nâng bi để có tên tuổi, cái thời đó hủ hoá thấy rõ. Cũng tội cho những kẻ yêu văn chương, nghệ thuật cứ thấy ai xuất hiện, nhắc nhở, thấy ai lên báo, ca khúc phóng ra ủy mị là tâng bốc, là thần tượng, sao chữ nghĩa dễ dàng thế nhỉ? Rồi thành bất tử. Vô duyên! Lượng thì vô số kể mà phẩm có bao nhiêu, nhưng cái buổi đó người ta đánh giá thành phẩm chớ không đánh giá của giá trị tinh hoa. Tới bây giờ cũng còn đuổi theo chưa chịu dừng. Hay tại chưa sáng giá? Vũ có lần nói với tôi: ‘phải có điểm dừng’ tôi nghe trong bàn rượu, nhưng nghĩ lại thấy thâm hậu. Cái dừng chính là cái để-đời. Sao gọi là để đời? Vì họ đâu có chết. Gào cho lắm tắm ở lổ. Bởi họ không thấy mình ở truồng, cứ bảo có mặt quần đàng hoàng. Mụ đàn bà ngồi kế bên cười Vũ nói. Nhiều vị có cái nhìn tiêu cực hơn, cho cái đám viả hè bậy bạ. Tư duy sai lầm! Vậy là hoài niệm của ‘mémoire’ chớ không phải ‘rêver’. Please; watch your mouth! Không thì phù mỏ, xưa tôi thường hay nghe ‘bề hội đồng’. Ba cái chữ nầy nhập tâm cho nên tôi phải ‘uốn lưỡi bảy lần’ mới nói. Những vị cho viả-hè là phường ba-láp, không sang trọng đúng cung cách của người nghệ sĩ; nhờ cái bất kể, bất đã của một thi sĩ giáo sư hóa điên, để đời nay còn nhắc nhở và rồi biến thành huyền thoại. Nếu huyền thoại đúng nghĩa! Người đời hay lạm dụng ngôn ngữ để thần thông biến hóa; đó cũng do từ ý thức tự hào, tự phụ mà ra. Có kẻ thần tượng ngu xuẩn, đội lên đầu thành đỉnh cao trí tuệ, thành triết gia mà thực sự đâu có thấy triết thuyết gì trong đó đâu, rặc là cốp-pi-chép rồi ký tên ngang tàng ở cuối bài. Học Đông học Tây, trường nọ, dạy trường kia. Lập dị tôn giáo. Chỉ có mình là nhứt trên đời. Ra sách một vài tập kèm theo ‘một đại tiểu sử’ nghe lạnh xương sống. Ông Phật nói: ‘có ngày; có kẻ ăn vận như ta, nói năng như ta nhưng không phải là ta’. Nhưng đời cứ chạy theo, chạy mãi không ngừng vì đam mê và tự phụ không buông tha. Thậm chí có kẻ nhớ ngày kỵ, hương hoa quả phẩm, trà rượu, nhang khói khóc thầm. Tại sao phải làm thế? Vì; tất cả sẽ đi vào cõi không. Có ai trách đâu. Làm thế khác gì kể công. Khoe mình. Uổng! Tội cho những kẻ quá đam mê chủ nghĩa mà trở thành cơ hội chủ nghĩa, a-dzua chủ nghĩa, bốc thơm chủ nghĩa, mà tệ tàn với ngữ ngôn. Chẳng qua có quá nhiều tài, nhất ở kỷ nguyên nầy tự do truyền thông phá kỷ lục, cần chi đến Hàn Lâm Viện. Cho nên chi mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy nói. Ưa viết là viết chả cần phải văn với luật. Mẹc-xà-lù! Sợ ai và ai sợ ai? Văn chương tá hỏa, có vị lập ra để độc diễn thi, nhạc đứng hàng đầu, có vị ôm một mình, không cho ai dành của qúy, có treo bảng hiệu ‘sân chơi dành riêng’ của Mụ-O, thành ra có nói cũng không cùng. Riết rồi chẳng cầu chứng tại tòa, muốn vẽ gì đó vẽ, muốn chạm gì đó chạm chả symbol/label/register gì hết trọi. Hùm-bà-lằn! Bởi ; trong mọi dạng thức đều có chất nhiệt tình và lòng tự phụ, nó ẩn chứa trong tâm can, tỳ vị mấy ngàn đời, có cách mạng văn hóa chăng nữa rồi nó cũng trồi lên. Ung thư một căn bệnh trầm luân.

 

Về quê vì nhớ con sông bến nước, nhớ đọt rau, ngọn cỏ, nhớ tiếng gà ban trưa, nhớ áo nâu phai, nhớ em bé nhỏ miền quê, nhớ con trâu với đồng ruộng, nhớ chân lấm tay bùn ; chả nhẽ mặt áo gấm. Hề ! Quê hương trong trái tim tôi, ‘quê hương là người đó’* Vũ đưa chén rượu cho tôi như cảm thông cái tình hoài hương mà đời không dành cho tôi một đặc ân nào khác hơn giữa lúc nầy…bọn chúng tôi trả viả hè cho phố thị ; đợi một sáng mai khác như mọi ngày, với một ngày trong đời của Ivan Denisovich ./.

 

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. ngàyvỡ/daylight begins. 10/3/2013)

*  Thơ : Du Tử Lê.

 

TRANH VẼ :‘Cái Đầu / The Head’ Khổ 12’X16’ trên giấy cứng. Acrylics+Acrylicink+Oilstick+Mixed. vcl 2012.

 

 

                                                                  ***

Tranh vẽ

 

                                                                                

VCL# 1122012

                                                     Cái Đầu / The Head

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3226
Ngày đăng: 17.03.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lưu Thủy bất tranh tiên * - Huỳnh Minh Tâm
Không gian sống của đời sống thần - Nguyễn Hồng Nhung
Tôi thường quay về - Khổng Ðức
Trái Cấm - Vũ Ngọc Anh
Tạm biệt Hà Nội - Nguyễn Hồng Nhung
Năm mới thiền với cái loa - Trần Kiêm Ðoàn
Trở về nhà - Nguyễn Hồng Nhung
Thầy giáo, bạn văn - Trương Văn Dân
Mừng tuổi mẹ - Nguyễn Nguyên Phượng
Hóa văn - Vũ Ngọc Anh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)