Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.217.045
 
Karl Jaspers Niềm Tin và Sự Khai Ngộ
Võ Công Liêm

 

       

        Karl Jaspers* cũng như Kierkegaard và Nietzche đều coi Thượng đế là một chủ thể trong tư tưởng triết học. Từ sự hoài nghi của hiện hữu để đi tới hữu thức về chính-tự-ngã như một chủ thể hiện thực, chạm trán và biến thể để có khả tính của siêu thể đối với cái gọi là tư-duy-hiện-thực, một tự ngã chân như giữa con người với Thượng đế.

 

Đó là con đường đi về chủ thể hữu ngã; cái nhìn khách quan chính là cái nhìn duy tâm chỉ cho ta thấy được tinh thần tuyệt đối chứ không cho thấy giữa con người với Thượng đế. Lối về của chủ thể hữu ngã có nghĩa là không khước từ mà được đúc kết vào đó một tổng thể chung ( general-common) phân minh và sáng tỏ để có cái nhìn bao quát và rộng lớn giữa con người với Thượng đế. Cho nên tri thức nầy là trạng thái hiện hữu trực tiếp để hướng tới đối tượng; bởi tri thức đầu tiên đòi hỏi một đối thể, một tri giác tính để rồi đi tới hiện thực tính. Giữa những trạng huống như thế để lại một kết quả hữu-thể và vô-hữu-thể. Tuy nhiên trên thực tế không có vấn đề nhị nguyên giữa chủ thể và tha thể; vì rằng chủ thể là bản chất (substance) và tha thể là bản ngã, tự ngã (self/itself) là một tha thể tự tại (self-subsisting object-status) và chỉ còn lại một đam mê, khát vọng về tự kỷ mà thôi. Chính suy tư đó đánh mất tư duy của mình mà không hay biết.

 

Vũ trụ quan và thế giới vạn vật là bí ẩn. Triết học là con đường khơi nguồn sáng tạo tư duy, là động lực soi sáng cái bí ẩn đó để thừa nhận sự toàn năng, toàn trí và toàn lực (Thượng đế) mà sự thể đó làm cho chúng ta kinh ngạc để bùng lên một biểu lộ mặc khải. Thì đó là hiện hữu của hữu thể như một hữu thể tính trong biểu-tượng-hiện-hữu (Being-a-cypher). Đặc tính của biểu tượng là truyền đạt tư tưởng qua ngôn ngữ giữa thần trí và hữu thể để đến gần với Thượng đế và con người. Cũng nên biết thêm rằng; biểu tượng hữu thể là vô cùng. Chính nhờ biểu tượng khai dẫn chúng ta đến gần với hữu thể; đó là sự có mặt của Thượng đế trong chúng ta. Yếu tố đó quyết định mọi điều cho hữu thức, cho hoạt động nội tại, cho hiện hữu và lý trí mà hiện thực của Thượng đế là một sáng tạo vĩ đại của vạn vật. Tuy nhiên cái điều kinh ngạc đó tạo nên một ngăn cách vô hình hay công khai giữa Thượng đế với con người. Rồi từ đó con người trở nên ngờ vực, hoang mang, còn Thượng đế rơi vào cái gọi “Thượng đế vô tư”  mất tính linh nghiệm kể cả giáo điều không còn là lời kinh rao giảng, ngay cả Phật giáo cũng thừa nhận sự lu mờ của Phật tính vì đó là thời kỳ của mạt pháp giữa con người với vũ trụ (Phật). Sự thể như thế vô tình biến Thượng đế trở nên độc tôn; bởi chúng ta không rút tiả được những gì thuộc siêu lý từ ngoại tại đến nội tại ở nơi “Ngài”. Dần dần con người quên lãng sự hiện diện hữu thể của Thượng đế.

 

Nhưng mọi việc sẽ biến đổi hoàn toàn nếu chúng ta có một mặc khải trực tiếp đối với Thượng đế; đấy là cơ bản khôn ngoan ( Basic Wisdom) đầy trí tuệ về phiá tôn giáo : Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn độ giáo và Do thái giáo. Nhưng con người đã nhầm lẫn giữa biểu tượng với hữu thể. Một nhận thức thuộc về tri thức, một ý thức không bao giờ tận cùng của con người trong thế giới quan; nói cho ngay đó là cõi vô cùng của vũ trụ giới. Chớ không phải điều mà Thượng đế đã hiện thân nơi con người qua xác thịt, để rồi nhìn Thượng đế như sự vật hữu thể chứ không còn thấy ở con người. Cái nhìn đó người ta gọi là duy tâm hữu thể chỉ thấy độc nhất tinh thần tuyệt đối chứ không cho thấy mặt thực của con người với Thượng đế.

 

Lối nhìn chủ thể hữu ngã phải vượt qua, nghĩa là không bằng sự khước từ, tất cả các phân tích do giữa hai thái độ khách thể và tha thể mà bằng cách đưa tới kết quả đã thâu lượm  vào một tổng hợp phân minh, toàn diện để con người hiểu được giá trị thực thể và từ đó con người hoàn thành được chủ thể hữu ngã mà được mô tả con người như một chủ thể tại thể, xuất hiện qua thể-xác-chủ-thể  (corp subject/body subject) như trường hợp của Gabriel Marcel, Maurice Merleau-Ponty. Nói một cách trừu tượng hơn là “hiện hữu cho chính mình” (être pour soi) đã chứa đựng một cơ cấu của nó trong “hiện hữu cho người khác” (être-pour-autrui) Sự việc như thế người ta gọi là chủ thể của hiện hữu vì ta hiện hữu cho ta khi mà ta hiện hữu cho người khác và người khác hiện hữu đối với ta.

“Je ne suis pour moi qu’en étant pour l’autre et que l’autre est pour moi”.

 

      Trong tập Đường Lối Khôn Ngoan  (Way To Wisdom) Jaspers vẫn lý giải cái giá trị tối thượng của cuộc đời là niềm tin. Đó là con đường giác ngộ để giải thoát tức con đường khai ngộ được Jaspers giới thiệu như những bước đường hiện hữu ; con người linh động trước mọi hoàn cảnh và chứa đựng cả một triết thuyết nhân sinh, nhất là tư duy về ý tưởng của Thượng đế. Trong hành động thực thể đó Jaspers muốn chứng minh những tương quan giữa người và Thượng đế. Hầu như những động lực đầy tính chất khích lệ trong cuốn Đường Lối Khôn Ngoan là một sự suy xét chín chắn của lòng tin mà niềm tin đó được coi như một cấu tạo hỗn hợp của khoa triết học mà Jaspers cho đó là cơ bản  ý niệm  (basic concept)  ‘Das Umgrefende’ như xoáy vào một trung điểm và lãnh hội được niềm tin vào sự khai ngộ. Đối với Jaspers -niềm tin đó không có nghĩa là đơn thuần như một trợ lực để nói lên cái lý do cho niềm tin hoặc có tính cách thực nghiệm ; nhưng trong cái tối hậu đó có thể là yếu tố hiện thể của hữu thể. Niềm tin được soi rọi chớ không phải sự vật « thing » được chỉ định cụ thể như mệnh lệnh của Thưọng đế hoặc được coi như hiện thể của hiện hữu, nhưng đó là tiến trình dàn trải toàn diện của sự thật, lòng ham muốn và sự cảm nhận của tri thức.

 

Điều đó bao gồm dưới mọi khiá cạnh để được thoát ra, đó là tiến trình của thế giới tự nhiên của tập quán hay kết quả đạt được…cái thế giới đó thuộc về tinh thần và cũng là thế giới siêu hình, siêu việt. Niềm tin đó chính là tiến trình cực điểm để thừa nhận trung tâm của hiện hữu và đưa tới hiện sinh (Existenz) hoặc có thể đó một sự cả quyết vai trò hiện hữu. Chúng ta có thể gắn vào đó như một điều kiện của thực thể -tự nó mà ra- Lấy từ trường hợp của Kierkegaard mà Jaspers đã thu thập như một chủ thuyết hiện sinh ‘ Existentialist’ cùng lúc với Martin Heidegger, Martin Buber, Gabriel Marcel kể cả Jean-Paul Sartre ; dù rằng có nhiều lý do khác nhau, kể cả sự thách thức dưới mọi trường phái hay dưới những hình thức phản diện khác.

 

Jaspers vẫn không được chú ý trong vị trí một trong những kẻ sáng lập ra trào lưu tư tưởng nầy. Triết thuyết về niềm tin của tôn giáo chỉ là một khiá cạnh khác của khiá cạnh tâm lý triết học. Trong tập nầy Jaspers nói lên những lợi ích của triết học, nói lên sự nhận định giữa con người với Thượng đế và giá trị triết học đối với con người giữa hữu thể và vô thể  giữa hữu thức và vô thức trong một trạng thái  chủ-thể-hữu-ngã giữa Thượng đế với con người.

 

                             Niềm Tin Và Sự Khai Ngộ/ Faith And Delightement.

 

Nói theo thuật ngữ nhà Phật là Giải Thoát, nhưng theo triết học đó là trạng thái tâm linh khai sáng và nhận biết  để con người đến gần với Thượng đế.

 

Niềm tin chính là chủ thể của hiện hữu mà con người nhận thức như một chủ thể hiện hữu, một tự ngã chân như giữa con người với Thượng đế. Điều đó có nghĩa là niềm tin duy nhất để đi tới con đường khai ngộ tức đi tới chủ-thể-hữu-ngã. Ở đây không có một giới hạn của niềm tin, không đưa ra một điều kiện nào khác hay cưỡng bách để có niềm tin. Cái đó là cái năng lực giới hạn nhưng chưa hẳn là hoàn toàn. Con người có thể sống trong con đường sống của Thượng đế. Phật giáo cũng có tư duy tương tợ “ ta đã là Phật thì chúng sanh cũng là Phật” Đó là thực thể của cái thế giới tồn lưu (subsists) mà cuộc đời là cõi phù du, không thực đâm ra nghi ngờ giữa Thượng đế với hiện hữu. Nhưng tất cả điều đó là nguồn cơn của chủ thể trong một kinh nghiệm căn bản của hiện hữu. Sự thật của hiện hữu chỉ có thể tồn tại là tiêu điểm để làm sáng tỏ  “Elucidated” bởi nhiều lý do khác nhau, cái đó gọi là thu hồi trí năng “ recalled to mind”.

 

Tất cả những dữ kiện nêu trên không nhất thiết là cơ cấu khấp thiết cho một tín điều (tín ngưỡng) mà để rồi coi thường sức mạnh của niềm tin; nơi đây chỉ còn lại những gì có thể đưa tới cái bất-kiến-tánh (non-knowledge) Với Jaspers ông có lần nói: “ Tôi tin vào niềm tin đó không phải tôi dể dàng chấp nhận cái giáo điều đặc ra để tôi qui phục cái thẩm quyền đó. Nhưng vì điều đó xẩy ra trong tôi một cách rất “tự nhiên” . Điều  mà không thể tránh né được sự thật của chính nó”

 

I follow them not because I accept a dogma in obedience to an authority but because my very “nature” ; I cannot elude their truth … (K. Jaspers)

Niềm tin chính là những viên thuốc hoá trị cho một tâm thân tri thức ( body of knowledge) và đây là một sự tàn phá có mục đích cho tự nó. Cũng vì niềm tin đó đã nẩy sinh ra những giáo điều mà giáo điều đó đã thay thế cho một hiện thể có thực. Nhưng ở đây chứng minh được một cách rõ ràng như bản tường trình cho niềm tin để đứng dậy như một danh xưng cách riêng của tri thức ( pseudo-knowledge)

Đó là nhu cầu cấp thiết được nêu ra để đối thoại với niềm tin và sự khai ngộ. Vì mỗi khi  chúng ta tư duy thì điều đó luôn luôn có hai khả năng: Một là chúng ta tìm đến sự thật; hai là chúng ta đánh mất sự thật. Như vậy mỗi vị trí của mỗi đề cương như bảo đảm được sự an trú cho niềm tin, đứng bên nhau để xây đắp một qui luật sẳn có hầu đưa dẫn chúng ta một tư tưởng chính đáng hơn.

 

Vậy thì; tất cả những vị trí được phô diễn phải thấm thấu cái gọi là niềm tin nhất quán có giới hạn và được phê nhận một cách rõ ràng tính trung thực của niềm tin, đó là đường lối khôn ngoan để đi tới khai ngộ.Trong suốt hành trình khám phá niềm tin K. Jaspers đã tìm thấy những tư duy của chính mình bằng sức mạnh tư tưởng, một thực thể đối đầu, một hiện thể bản ngã giữa sự sống còn (niềm tin) và bóng tối của tử thần phá hoại sự khai ngộ của con người .  M. Heidegger gọi là : le meutre de l’etre de l’etant thì đó là một hiện thể chết chìm trong hiện hữu của niềm tin và giải thoát.

 

Có Thượng đế không? Jaspers muốn đưa câu hỏi đó để thăm dò niềm tin của con người trước Thượng đế. Có phải là bắt buộc ta phải tin có hay không tin có trong cuộc đời này? Có phải Thượng đế là đấng hoàn toàn đầy quyền năng? Có phải là con đường chỉ đạo của Thượng đế? Thực thể của thế giới ngày nay đã làm trì hoãn để đưa tới sự tàn phai? Chính những câu hỏi trên luôn luôn nằm trong vòng tranh luận giữa Thượng đế với con người. Vậy niềm tin và sự khai ngộ có đưa tới cho con người một niềm tin mãnh liệt hơn không. Cái đó là vấn đề hôm nay. Thiếu niềm tin là hoàn toàn không còn quan tâm, thì chắc chắn điều đó không thể khai ngộ hoặc giải thoát một cách trong sáng được.

 

Nhưng giải thoát đem lại gì? Trong bài trình thuyết về niềm tin, Jaspers giải thích một cách minh bạch về sự khai ngộ; ông cho điều đó không phải là bước đầu để phải quan tâm mà khai ngộ như một tiến trình lịch sử đưa lại sự nhận thức từ hữu thức đến tự ngã hữu thức của khả tính siêu thể ( transzendenz) thì lúc đó chính là sự giải thoát, khai ngộ tâm linh; bởi khai ngộ là cõi sáng vĩnh hằng mà ở đó được đại diện như một hiện thực hữu thể và nhận ra được niềm tin và sự khai ngộ; đó cũng là mấu chốt của sự sống và sự chết, cái đó nó thuộc về thế giới của luân hồi tái sinh (rebirths/samsara) mà đôi khi đem lại một hình ảnh siêu hình giữa Thượng đế và con người. Không có siêu hình nhưng đó là cách thức cứu chuộc (Not metaphysics but a way of salvation) của Thượng đế với con người để làm sao khai ngộ trong niềm tin của chân lý. Sự đó chính là biểu hiện (imbodiment) của Thượng đế.

Khai ngộ là con đường thẳng đứng chống lại sự mù quáng mà dữ kiện đó như chấp nhận một ý tưởng của sự thật, không có vấn đề ràng buộc hay một hành động chống đối.

 

Nhu cầu đòi hỏi sự khai ngộ đôi khi đưa tới sự ngộ nhận; tuy nhiên giữa sự khai ngộ có thể đem lại một sự thật và cũng có thể đưa tới sự sai lầm về việc khai ngộ. Để quyết tâm đi tìm con đường giải thoát mà tự chính mình tạo nên cái lưỡng lự, một trạng thái nửa vời không nhất tâm với niềm tin. Niềm tin và sự khai ngộ không có để đi tìm vì nó nằm trong vô thức nhưng là hữu thức. Cho nên chi giữa hai con đường giải thoát và ngộ nhận thường pha lẫn (mingle) vào nhau, tạo cho con đường đi tới trở nên chông gai giữa hữu thể và vô thể.

 

Kẻ thù của sự khai ngộ nói rằng: đó là sự phá hoại  cái truyền thống một thời đã thiết lập mà cuộc đời như đã an vị, đó là điều làm tan rã niềm tin và đưa tới con đường vô vọng của niềm tin Thượng đế. Nhờ có niềm tin mà giải phóng con người ra khỏi biển mê, trầm thống, vượt ra khỏi u minh ra khỏi sự độc tôn tư duy. Bất tin phát sinh ra những cái ngoài qui luật, hỗn loạn cái đó chính là làm cho con người trở nên bất hạnh. Do sự phá hoại niềm tin mà ra. Trái lại sự thật của giải thoát hoàn toàn không ở phạm vi bên ngoài hay bởi một ý định nào để rồi áp đảo niềm tin, ấn định giới hạn của vấn đề.

 

Tại sao lại tấn công vào sự khai ngộ? Điều đó đâu có hiếm thấy ở cõi đời này. Mỗi khi không nhận ra được thì hoài nghi bùng lên đưa tới cái sự cớ để chống lại niềm tin thì khai ngộ không hiện diện với chủ thể bản ngã mà nó trở thành cái loa truyền của Thượng đế để rồi ngoan ngoãn tuân lịnh. Việc nầy phát khởi từ sự cuồng si của bóng đêm và từ đó con người phủ nhận niềm tin để rồi khi giác ngộ ra được thì lúc đó mong mỏi có niềm tin. Cuối cùng tự mình thuyết phục lấy mình.

 

Thông thường kẻ thù của khai ngộ chính là kẻ săn lùng tận tình nhất vì lòng ao ước mong được thờ phượng. Đó là con đường đi về chủ thể hữu ngã trong cuộc sống, cái đó mới thực sự khai ngộ là một chứng minh cụ thể nhất giữa triết học với con người. Có lẽ; giúp chúng ta tái phục vụ cho nhân loại trong thế giới với một kỷ thuật tân tiến ngày nay.

 

Nguyên thủy tính chất của niềm tin và sự khai ngộ là thừa nhận một sự thật của bản thể bản ngã; điều đó không phải là miễn trừ với niềm tin. Trong năm mệnh đề thuộc về triết học thì niềm tin không thể chứng minh rõ rệt như khoa học thực nghiệm. Giữa khoa học và triết học vẫn có cái nhìn khác biệt và nghịch lý.

 

Cho nên chúng ta không thể chiến đấu mà không có niềm tin trực tiếp nhưng chúng ta chiến đấu để chứng minh cái nhầm lẫn của mình  để rồi khiếu nại cái duy lý cố hữu trong cái danh xưng tri thức đó; có thể sự khiếu nại đó là giả thuyết cho một thể thức sai lầm về lý luận.

 

We cannot combat unfaith directly but we can combat the demonstrably false claims of rationalistic pseudo-knowledge and the claims of faith that assume a falsely rational form…

Niềm tin tất yếu của khoa triết học trở nên sai lầm trong lúc đó niềm tin và sự khai ngộ phát sinh như một thông đạt để đem lại sự linh ứng và cảm nhận ra được điều đó …

 

2.

 

Chúng ta đưa niềm tin vào một trạng thái bày tỏ về khoa triết học: hiện hữu của Thượng đế không đòi hỏi một điều kiện nào cả hay cưỡng bách con người phải hết lòng tin vào Thượng đế, con người phải sống theo con đường Thượng đế đặc ra. Như chúng ta đã biết hiện thể của vũ trụ là tồn lưu không lâu dài như thử là một sự thể của phù du hư ảo  (ephemerally) giữa Thượng đế và sinh tồn; âu đó cũng là một cách nói để cũng cố hoặc tăng thêm niềm tin mà đó chỉ là sự vay mượn tạm bợ như một sự lạm dụng mà thôi. Nhưng trong mỗi trạng huống đó kinh nghiệm cơ bản vẫn là sự sinh tồn.

 

Hướng đến sự khai ngộ một cách chính đáng là chống lại sự mù quáng mà thừa nhận một tư duy trung thực không còn là vấn đề như đã nêu ra nhiều lần. Chống lại hành động đó. – hành động như kiểu thần thông biến hóa để tạo niềm tin -  thì điều đó hoàn toàn chưa phải đạo; cái đó là sự mong đợi của niềm tin, niềm tin tất yếu nằm trong vị trí của hiệu nghiệm, đó là cơ bản giả nghiệm thì cái đó chỉ chứng minh được sự sai lầm mà thôi.

Đòi hỏi của khai ngộ là gì? Đó là sự khai ngộ không có giới hạn hay một nỗ lực  để đưa tới giác ngộ (insight) và đó chỉ là một  nhận thức, phê phán về hữu năng của bất cứ sự giác ngộ nào. Jaspers nói rằng: sự khai ngộ là điều mà ông cho đó không phải là một tư duy, sơ khởi của sự chuyển biến có tính cách lịch sử để nhận biết về sự Khai Ngộ; khai ngộ là chống lại sự mê hoặc, định kiến và những điều làm bế tắc cái đó chính là sự lo lắng trầm trọng nhờ đó mà giải đáp được tính hiện thực.

 

Jaspers said : ”… the enlighttenement that is not primarity concerned with the historical movement known as the Enlightenment. It is opposed to superstition, prejudice and anything else that obstrucys the deepest apprehension of and reponse to reality “.

 

Con người thực lòng hiểu những gì mà Thượng đế đặc niềm tin, ước muốn và hành động vào con người. Đó là hiện hữu giữa Thượng đế với con người. Những hệ lụy đó là bằng chứng cụ thể nói lên sự thật của niềm tin. Ấy là căn bản tối thượng như một cơ cấu dành cho con người. Cái đó còn gọi là chân lý biểu tượng. Hiện thực tính của Thượng đế được coi như một thông đạt được truyền thông và cũng có thể là một lý do cơ bản để chứng minh được một lý luận rõ ràng và cũng vì thế mà tạo được nền móng của cuộc đời, cho dù con người qui phục trước Thượng đế nhưng cái điều đó luôn luôn là nghi vấn giữa hữu thức (thượng đế) và tha thể (con người) . Mọi điều dưới cái nhìn chủ quan thì mọi thứ trên đời chỉ cần có một điều là niềm tin, niềm tin đó phát khởi từ nội giới mà ra, bởi con đường đến với Thượng đế phải thông qua thế giới  thực tại của lịch sử.

 

Con đường khai ngộ; dựa theo ý của Kant: “ Con người khởi từ điều kiện của sự ngây ngô, chưa thấu hiểu cái chính đó là điều Thượng đế phải nhận lãnh lấy”

 

Words of Kant: - Man’s depature from the condition of immaturity for which he himself is responsible.

Sự thật của niềm tin và sự khai ngộ là con đường mà con người tự khai sáng lấy mà đi. Nhưng phải nhớ rằng con đường khai ngộ có thể là sự thật và cũng có thể là sự giả dối. Từ đó nẩy sinh sự hoài nghi giữa Thượng đế với con người; điều cho rằng Thượng đế độc tôn cần phải được bảo vệ để chống lại mọi thái độ thiếu đức tin vốn đã y trang bằng những tư tưởng sai lầm, chủ quan. Hiện-thực-tính của Thượng đế độc tôn bị hư khuyết thấy rõ: Thượng đế độc tôn là một ý tưởng mang lại cho chúng ta như một ma thuật. Cùng với ý tưởng nầy con người phóng ngoại với một tầm nhìn thấu suốt hơn để vượt thoát ra khỏi những gò đống của hiện hữu và ra khỏi những hạn hẹp giữa những xung đột khi mà người ta nói rằng ý tưởng về Thượng đế là cần thiết cho sự kiểm soát tính độc đoán hiểm nguy về một tư tưởng bệnh hoạn của một con người bình thường giữa xã hội an nhiên nầy và cho niềm tin đối với Thượng đế: thì ta có thể nói thêm rằng ý tưởng về Thượng đế là cần thiết để con người mơ về ( dreaming-day) với chính mình để con người trở nên tự do vượt khỏi mọi ràng buộc hay qui định; ngay cả trong ý tưởng nầy cũng có thể lập lại một câu nói của Voltair: “ Nếu không có Thượng đế thì Thượng đế cũng được chế ra” Một tư tưởng sáng chế không thể nào có hiệu lực. Chỉ có một Thượng đế hiện thực mới có thể có hiệu lực  như thế. Nếu không tin vào Thượng đế thì sẽ không tin, không kinh nghiệm được sự thăng hoa của Thượng đế. Thượng đế độc tôn không thể đạt đến bằng một đường lối độc tôn chỉ có thể vượt được thể tính, vượt qua mọi biến thiên lịch sử trong sự vi-nhiễu của mọi vật khả tri để trở nên gần gũi với Thượng đế; đó là tính vi nhiễm vô lượng.

Do đó khai ngộ hay còn gọi là trực ngộ đó là nguồn gốc của khả-thể-tính chớ không phải do từ nguồn gốc trung gian của bản thể.

 

                                                             *

 

Điều chính yếu của khoa triết học có thể trở nên sai lầm trong lúc con người giao cảm được được như một sự thoả thê. Vì rằng; không một ngụ ý khác hơn như một vật thể tuyệt đối, cái đó nó nằm trong phạm trù ký hiệu của vô tận số để rồi trở nên nền tảng kiên cố giữa niềm tin và sự khai ngộ. Chính cái vô tận đó là niềm tin của sự hiện hữu cái niềm tin thăng hoa đối với con người nhìn vào Thượng đế để rồi thực thể của vũ trụ như một phán quyết minh bạch (manifestation). Nhưng ý nghĩ nầy phải được sáng tỏ. Trong khi đó những nhà lý luận triết học chỉ nói ra cái niềm tin chính yếu của nó mà thôi, bởi vì họ chỉ mô phỏng dữ kiện  như một tương quan của lòng tín ngưỡng. Triết gia không thể khai thác cái không nhận thức của con người và chỉ dựa vào đó để tránh né tất cả những vấn đề đã nêu ra. Con người phải thận trọng trong những phạm trù triết thuyết và hãy lập đi, lập lại nhiều lần: Tôi không biết; thật sự tôi không biết cho dù có biết hay không, có tin hay không thì niềm tin đó biểu thị trong một trạng huống như là một chủ thể; đó là điều làm cho chúng ta tin yêu một cách mãnh liệt.

 

Với triết học luôn luôn tạo ra sự căng thẳng giữa cái vẻ do dự về những qui lệnh đã được nêu ra và được coi như một đức hạnh để noi theo.

 

Cho nên niềm tin và sự khai ngộ không còn là cuộc chiến  để có tin hay không nhưng trong trận chiến đó như chứng minh sự sai lầm  hay khiếu nại những con người chủ trương duy lý những danh xưng trí năng và khiếu nại niềm tin mà niềm tin đó là một mô phỏng giả sử của sự sai lầm về hình thức duy lý hơn là niềm tin chân chính. Nắm được niềm tin đó tức đưa tới con đường khai ngộ một cách rõ ràng và thấu đáo chân lý giữa con người và Thượng đế dù có gò đống, chông gai vẫn lãnh hội sâu sắc ý nghĩ trọn vẹn đó .

 

KẾT

 

Karl Jaspers không phát họa ở đây một hình ảnh về thế giới vật lý hay vạch ra cái lẽ tự nhiên của con người để cho chúng ta có một cái nhìn trong sáng về Niềm Tin và Sự Khai Ngộ và cũng cho chúng ta thẩm định về cái gọi là lý thuyết của tân-siêu-hình. Triết lý của ông là cố tình hoạch định về sự thức tỉnh, thức tỉnh để trở lại với hiện thực (reawaken) để từ đó chúng ta chủ động được trạng huống của con người một cách rõ ràng minh bạch hơn. Jaspers biện chứng trạng huống đó như một thể loại hơn bất kỳ nổ lực nào để đưa tới một nhận thức đông cứng hoặc có tính cách võ đoán đối với bất cứ dự thảo đưa ra và cố gắng được đã thông. Hoàn cảnh đó là ngụy tạo và một hoàn cảnh tự có của nó. Đó là cứu cánh chủ lực về triết thuyết của Jaspers. Triết thuyết của ông là hạn hữu; đưa cả hai bề mặt Có và Không vào trong cùng một lúc và cũng không cùng một lúc. Cái còn lại của hạn hữu nầy và lý thuyết nầy không thể vượt qua giới hạn của nó. Ở đây; triết thuyết của Jaspers được thể hiện như một chủ động giữa con người với Thượng đế để vượt hẳn ra trên tất cả. Đó là hiện hữu để đưa tới con đường khai ngộ.

 

Ngoài những điều đã nêu, Tư duy của Jaspers không những chỉ nói đến vũ trụ, Thượng đế và con người mà nói đến sự hiện hữu ‘ bao gồm’ (Encompassing) mà chính ở đây con người đã vây quanh những sự ấy. Ngay cả Jaspers cũng tự đánh mất cái hình ảnh đó, do chính ông hình thành.

 

He loses himself in the picture he has formed of himself.

Trong “Đường Lối Khôn Ngoan” ( Way To Wisdom) hay “Lý Lẽ Và Hiện Sinh”  (Reason And Existenz) của Karl Jaspers được xem là bộ môn triết học hiện sinh (Existenz-phylosophy) là vấn đề suy luận dành cho chủ thuyết hiện sinh. Nhưng cái gì thuộc về hiện sinh thì cái đó chỉ là định hướng, một định hướng của thế giới ( world-orientation / weltorientierung). Triết lý của ông đến như một trọng điểm trong cái soi rọi và chiếu sáng của hiện sinh. Sự tương quan giữa Hiện hữu, Hiện sinh và Siêu nhiên tất cả nằm trong sự hiện diện của vũ trụ quan.

Mục đích khoa triết học của Jaspers là đem lại một tư duy giản đơn để thu nhận chúng ta đến với ý thức trong sáng hơn. Sự thu nhận nầy không phải tự nó như một học thuyết mà nó chỉ là sự khích lệ để có một hành động nội tại (inward) mà mỗi thứ phải thực thi đúng với môi trường tự nó như một truyền thống với thế giới bên ngoài.

 

Triết học hiện sinh của Jaspers chính là sự nhận biết của con người đối với Thượng đế là hiện hữu trực tiếp với niềm tin để trở nên khai ngộ; đó là triết lý, ở đây không nói lên sự răng cấm lọc lừa (wisdom) nhưng được coi đó như là đường lối của khôn ngoan, một tình yêu khôn ngoan thông tuệ.

 Not as wisdom; but as the love of wisdom mind .     

 

 

VÕ CÔNG LIÊM (vô hạ 7/2011)

 

*Karl Jaspers : Triết gia Đức, Bác sĩ y khoa, Bác sĩ chuyên khoa phân tâm học.

  Sanh: 1883. Chết: 1969.

Để lại cho đời nhiều tác phẩm triết học có giá trị cao. Đáng kể nhất:

-Existenzbiographie (Sử liệu về thuyết hiện sinh) 1926.

-Philosophy (Triết học) 1932.

-On the Truth (Chân lý sự thật) 1947.

-The Great Philosophers (Những nhà triết học vĩ đại) 1957.

                                                                           

                                                                              *

SÁCH ĐỌC:

- Socrates, Buddha, Confucius, Jesus by Karl Jaspers. Harcourt, Brace & World. NY. USA 1962.

- Reason And  Existenz . by Karl Jaspers. NY. USA 1968.

-Way  To Wisdom by Karl Jaspers. New Haven And London .Yale University Press. UK 2003.

 

TRANH VẼ: ‘QỦI XANH / BLUE DEVIL’ Trên giấy cứng 12’X16’ Acrylics+India ink+Mixed. vcl 2013

 

                                                                           ***

Tranh vẽ: võcôngliêm ở trang sau.

 

 

Vcl# 2042013

                                                       QỦI XANH / BLUE DEVIL

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3728
Ngày đăng: 14.05.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Luận về phụ nữ - Trịnh Ngọc Thìn
Tư duy Camus (III) qua vai trò của người nghệ sĩ - Võ Công Liêm
Bảy nhà thông thái - Nguyễn Hồng Nhung
Cái nhìn khác lạ thâm thúy của một nam nhà văn về thế giới đàn bà. - Phương Đông
Merleau-Ponty với Chủ nghĩa nhân bản và tự do - Võ Công Liêm
Gabriel Marcel Con người tự do là gì ? - Võ Công Liêm
Sống - Nguyễn Hồng Nhung
Bình luận về lời đối thoại trên núi thiêng - Nguyễn Hồng Nhung
“Đỉnh Gió Hú” của Emily Bronte, sách đọc thêm cho chương trình học văn lớp 9 xưa - Trần Văn Nam
Friedrich Niezsche Der Wille Zur Macht Chí Hùng-Vĩ (Í-Chí vươn tới quyền-lực)( tiếp theo) - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)