Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.200
123.205.194
 
Từ hành hương đến du lịch – Khái lược lịch sử bản sắc
Đinh Lê Na

 

Zygment Bauman

 

 

(Dịch từ Tiếng Anh *)

 

“Bản sắc tiếp tục là một vấn đề, như đã từng như vậy, tiếp nối đến thời hiện đại” Douglas Keller nhấn mạnh thêm “để tránh cho bản sắc trở nên mờ nhạt dần trong xã hội hiện tại, cần một quá trình tái xây dựng và tái định nghĩa” [1] – qua một số trích đoạn tương tự sau đó về “quá trình tái xây dựng và tái định nghĩa”, ông chỉ ra rằng “ngày nay vấn đề bản sắc là đã trở thành một trò chơi tự do lựa chọn, một biểu hiện kịch tính của cái tôi” và “khi một người vô thức thay đổi bản sắc, anh ta đã bị mất kiểm soát”. Những cảm xúc đa chiều của Kellner phản ứng với chính hiện thực hỗn hợp ở thời điểm mà dường như vấn đề đang được nhắc đến một cách thường xuyên hơn so với trước đây. Và vì bản thân một người luôn tự hỏi liệu có phải những mối lo lắng hiện hữu này không chỉ là một tình huống khác của hiện thực thông thường mà được lưu ý như là một yếu tố thực tế khi chúng đột nhiên biến mất, gãy vỡ hay mất giá trị trong danh sách những mối quan tâm của chúng ta?

 

Tôi lại nghĩ rằng trong khi “tiếp tục là một vấn đề của thời hiện đại”, bản sắc không phải “là vấn đề tiếp nối đến thời hiện đại”. Thực tế, nếu “vấn đề hiện đại của bản sắc” là làm cách nào xây dựng và phát triển bản sắc trở nên ổn định và vững chãi, thì “vấn đề hậu hiện đại của bản sắc” là làm cách nào tránh sự rập khuôn và giữ được các tùy chọn mở. Đối với vấn đề bản sắc, cũng như với một số vấn đề khác, những khái niệm hiện đại thông dụng sẽ được sáng tạo nên; những khái niệm hậu hiện đại thông dụng sẽ được quay vòng. Hay có thể nói rằng nếu “phương tiện nghe nhìn là một thông điệp” của thời hiện đại như ảnh chụp (liên tường đến những cuốn album gia đình, cuốn niêm giám điện thoại cập nhật chậm chạp những sự kiện cố định), thì biểu tượng của thời hậu hiện đại là những cuốn video (dễ dàng xóa và tái sử dụng, máy tính cầm tay chẳng lưu một cái gì mãi mãi, thêm một sự kiện của hôm nay là xóa bớt một lưu ý của hôm qua, ghi nhớ một sự kiện lớn được đám đông quan tâm cho “lần tới” đối với mọi thứ trở thành một cách ghi nhớ có giá trị đặc biệt). Nỗi sợ hãi chính về ranh giới của bản sắc hiện đại là mối lo lắng về vẻ bên ngoài, liên quan trực tiếp đến sự bất an do những sai lầm gây nên. Thời hiện đại được xây dựng trên nền tảng của bê tông và cốt thép; thời hậu hiện đại đứng trên những chế phẩm sinh học plastic kém chất lượng.

 

Bản sắc là một sáng chế hợp thời. Nếu cho rằng thời hiện đại đã dẫn lối bản sắc trở nên “không gắn kết” hay khoác một vẻ “không cố định” là một cách dùng từ thái quá, vì chưa bao giờ bản sắc “trở thành” vấn đề. Bản sắc đã là một “vấn đề” từ khi khai sinh khái niệm – một vấn đề tự thân (có nghĩa là, vấn đề mà người ta phải làm gì đó về nó, như một nhiệm vụ). Có thể, đó chính là vấn đề duy nhất. Bản sắc vốn đã là một vấn đề, do đó cũng sẵn sàng được thai nghén, chính xác thì do kinh nghiệm của những quyết định ngầm và sự tự do thả nổi mà khái niệm yếu tố thực tế được hiểu thành “không gắn kết”. Bản sắc ngưng tụ lại thành thực thể hiện hữu và có khả năng nắm bắt nhưng lại mang hình thái “không gắn kết” và “không cố định”.

 

Một cách nghĩ khác về bản sắc là liệu một người có dám chắc chắn mình sẽ thuộc về một nơi nào đó; nghĩa là một người không thể chắc chắn về nơi mình thuộc về giữa vô vàn những bằng chứng của khuôn mẫu hành vi và phong cách và làm sao có thể chắc chắn rằng mọi người xung quanh đều đồng ý rằng khuôn mẫu đó đúng và là đặc trưng riêng biệt. Vì thế, cần phải có sự thấu hiểu về sự hiện diện từ cả hai phía. “Bản sắc” là cách gọi để né tránh những điều không chắc chắn. Nên “bản sắc” là một danh từ mạo nhận, sử dụng như một động từ, mặc dù tồn tại một sự thật lạ lùng: bản sắc chỉ xuất hiện ở thì tương lai. Tuy quá thường xuyên tái hiện như là thuộc tính của vật liệu, bản sắc mang sự mặc nhiên công nhận như một kế hoạch và tiên đề. Đề cập đến “tiên đề bản sắc” trong một từ đã là quá nhiều, không phải điều này lẫn điều kia, mà là một tiên đề có sẵn. Bản sắc là một kế hoạch bị chỉ trích được dự trù việc phải xác định nhu cầu và/hoặc định nghĩa; hay chuẩn xác hơn, là thiên về sự xác nhận không đầy đủ của điều sau.

 

Bản sắc thâm nhập vào trí óc và tập tục khởi đầu từ những nhiệm vụ mang tính cá nhân. Bản sắc phát triển trong khi cá thể tìm kiếm cách tránh né những điều không chắc chắn. Đây không phải lần đầu tiên cũng không phải lần cuối cùng, xã hội tái giải quyết vấn đề và chữa lành các chứng bệnh tập thể dưới tác động hoặc bằng những phương thuốc cá nhân. Không phải các cá thể đem đến sự chủ động hay sự hiểu biết nhanh chóng của họ được tin tưởng; mà ngược lại, họ tự đặt trách nhiệm cá nhân vào việc tự tổ chức để tạo ra những huấn luyện viên, giáo viên, tư vấn và hướng dẫn viên…tất cả những người có khả năng nắm giữ những kiến thức cốt yếu về cách thức bản sắc có thể bị xâm nhập và giữ gìn. Những khái niệm của việc xây dựng bản sắc và văn hóa (tức là, những ý tưởng chưa hoàn thiện của cá nhân cần được chăm chút và tầm quan trọng của việc chăm lo phát triển kỹ năng và kiến thức) chỉ có thể được khai sinh cùng nhau. Tính “không cố định” của bản sắc đồng thời mở ra khả năng tự do lựa chọn và phụ thuộc của cá thể dưới sự chỉ dẫn của các chuyên gia.

 

Cuộc sống hiện đại là cuộc hành hương

 

Hành hương không phải là một phát minh mới mẻ; đó là một truyền thống Ki tô giáo cổ xưa. Tuy nhiên, thời hiện đại thổi phồng và đem đến vẻ tiều thuyết cho vấn đề.

Khi đế chế La Mã suy tàn – bị hạ nhục, bao vây, cướp phá bởi những người thuộc đội quân của Alaric – St Augustine đã ghi nhanh những quan sát: “Người ta đều được thông báo rằng chính Cain đã xây dựng thành phố, trong khi Abel, chỉ là một  kẻ hành hương, đã chẳng tạo nên điều gì cả”. “Thành phố thật sự chỉ tồn tại ở thiên đường” St Augustine, một tín đồ Ki tô giáo đã tự vấn “như là một cuộc hành hương qua thời gian để tìm đến với vương quốc vĩnh cữu” [2].

 

Cuộc hành hương xuyên thời gian, với sự thật là bất kể nơi nào luôn luôn tồn tại khoảng cách, thỉnh thoảng rất xa. Bất kể nơi nào cuộc hành hương tồn tại, đó không phải là nơi có thể cũng không phải nơi giấc mơ hiện hữu. Khoảng cách giữa thế giới thực tế và thế giới hiện hữu ngay tại đây tạo nên sự không phù hợp giữa mục tiêu và thực tế. Thanh danh và những nguy cơ của tương lai làm giảm giá trị của hiện tại đồng thời đem lại cho hiện tại những luồng ánh sáng mới. Đối với người đi hành hương, mục đích tồn tại của những thành phố này phục vụ điều gì? Với người hành hương, chỉ có con đường là tạo nghĩa, không phải ngôi nhà – chỉ dành cho việc nghỉ ngơi và thư giãn, để tạm quên đích đến của mình. Với mỗi con đường, đã có bằng chứng về sự cản trở hơn là hỗ trợ, về những cái bẫy hơn là sự chào đón. Người hành hương có thể mất phương hướng, rẽ nhầm đường và lạc lối.

 

“Văn hóa Ki tô giáo Do Thái” Richard Sennett viết “từ trong gốc rễ, là kinh nghiệm của một linh hồn vô định và vô gia cư…Tín ngưỡng của chúng ta bắt đầu nghịch hướng với nơi chốn” [3].

 

“Chúng ta hành hương xuyên thời gian” mệnh đề không nhận được sự ủng hộ dưới ngòi bút của St Augustine mà là một hiện tượng thực tế. Chúng ta là kẻ hành hương bất kể chúng ta làm công việc gì và thật sự, dù muốn, chúng ta cũng rất ít có khả năng tác động đến. Cuộc sống trần thế chỉ là một khúc dạo ngắn ngủi của sự tồn tại vĩnh cữu của linh hồn. Chỉ số ít người mong muốn và có khả năng sáng tạo nên chính họ, trong giai điệu chung của trời đất, để quyết định có ý thức số phận của họ. Những số ít đó cần phải tránh xa những phiền nhiễu đô thị. Sa mạc là nơi họ nên chọn để sinh sống. Sa mạc của ẩn sĩ Ki tô giáo giữ một khoảng cách với sự náo nhiệt từ cuộc sống gia đình, từ đô thị, làng xã, từ cuộc sống thế tục và nhà nước. Sa mạc mang ý nghĩa là tạo ra một khoảng cách giữa cá nhân và những nhiệm vụ, nghĩa vụ, những hạnh phúc, đau đớn của việc trở thành một ai đó, được đóng khung trong khuôn khổ bởi sự giám sát, yêu cầu và kỳ vọng. Trong sự gắn bó trần tục, môt bên là sự ràng buộc, một bên là những ý tưởng. Đây, đường chân trời gắn với những túp lều, kho, bụi rậm, lùm cây và tháp nhà thờ.  Đây, một sự di chuyển ở tại một nơi nào đó, nghĩa là ở tại nơi ấy, thực hiện những gì mà nơi chốn yêu cầu người ở trong nó phải thực hiện. Sa mạc, mặt khác, là vùng đất, chứ không phải là một lát cắt từ một nơi nào đó; đây là lý do mà sa mạc có thể tự sáng tạo nên chính mình. Sa mạc, nói như Edmond Iabes “là một nơi mỗi bước đi là cơ sở cho một bước tiếp theo và đường chân trời chính là niềm hy vọng để ngày mai lên tiếng”. “Bạn không đến sa mạc để tìm kiếm bản sắc, nhưng nếu đánh mất sa mạc, tức bạn đánh mất cá tính và trở nên vô danh…Tình huống này chính là điều đã xảy ra: bạn nghe được âm thanh của sự im lặng” [4]. Sa mạc là khuôn mẫu, là vườn ươm của tự do ở hình thức nguyên thủy, là cận dưới của tự do không giới hạn. Điều làm cho những ẩn sĩ thời Trung cổ có cảm giác gần với thượng đế khi ở trong sa mạc chính là vì họ cảm nhận được phần giống với đấng sáng tạo trong chính bản thân mình: không bị ràng buộc bởi thói quen và quy ước, bởi nhu cầu của cơ thể của mình và linh hồn của người khác, bởi những việc đã làm trong quá khứ và hành động ở hiện tại. Theo ngôn ngữ của các lý thuyết đương đại, ẩn sĩ là những người đầu tiên trải nghiệm tình trạng “không gắn kết” và “không cố định”. Họ chính là phần “không gắn kết” và “không cố định” của thượng đế. Họ được coi như thần, bởi vì bất kể điều gì họ làm, họ làm không vì mục đích nào cả. Cuộc hành hương về với thượng đế là một kinh nghiệm tự xây dựng (đó là lý do tại sao nhà thờ luôn mong muốn trở thành cầu nối với chúa trời và ngay từ đầu đã thấy phẫn nộ với những ẩn sĩ – lôi họ ra khỏi con đường họ đi, ép họ vào trật tự của tu viện, dưới sự giám sát của luật lệ và thói quen).

 

Người Tin lành, như Weber đã nói, không thể tượng tượng được hình ảnh của những ẩn sĩ cổ xưa: họ quyết định hành hương ngay bên trong thế giới. Họ sáng tạo nên cách thức kết hợp hành hương mà không cần rời khỏi nhà và rời khỏi nhà mà không trở thành vô gia cư. Điều họ có thể làm, tuy nhiên, chỉ vì sa mạc đã kéo dài ra và chạm sâu đến bậc thềm nhà họ. Họ không dám vào sa mạc, mà là thế giới hằng ngày của họ đã càng ngày càng trở nên “như sa mạc”. “Như sa mạc” thế giới trở thành phi nơi chốn; những tính năng quen thuộc đã bị phá hủy, nhưng những điều thay thế mới mang ý nghĩa vĩnh cữu cũng chỉ như những đụn cát. Trong thời hậu Cách Tân của những thành phố hiện đại, sa mạc dần trở thành một nơi quy ước nằm ở đằng sau cánh cửa phòng.

 

Người Tin lành, một hình mẫu (là chính anh ta nhưng chỉ có tính tượng trưng?) đối với người hiện đại, như Sennett nói với chúng ta, “bị cám dỗ bởi những nơi hoang dã, những nơi trống vắng mà anh ta không có nhu cầu (đến, sở hữu,…ND)”. Đây chính là điểm khác biệt với những ẩn sĩ muốn đi vào sa mạc; người Tin lành làm việc chăm chỉ để sa mạc đến với anh ta – để biến thế giới trở thành sa mạc. “Vô ngã, lạnh lẽo, trống rỗng là những từ người Tin lành dùng để mô tả môi trường; họ mong muốn được nhìn thấy rằng thế giới bên ngoài là vô giá trị hoặc kém giá trị” [5]. Đây là một dạng ngôn ngữ dùng để mô tả về sa mạc: không gì cả đang chờ đợi để trở thành một điều gì đó, dù chỉ trong chốc lát; điều vô nghĩa đang chờ đợi để trở thành có ý nghĩa, dù chỉ để trôi qua; không gian vô sắc đang chờ đợi để chấp nhận bất kỳ một đường nét nào, chỉ khi một sắc thái được chấp nhận; không gian trong sạch không một vết sẹo quá khứ trở nên màu mỡ; vùng đất hoang chưa được cấy cày; vùng đất vĩnh viễn; nơi không là gì cả chưa có tên gọi và đặc tính. Trong những vùng đất đó, những còn đường mòn cháy đỏ lên bởi bước chân của những kẻ hành hương và một vài trong số đó sẽ được kể/biết đến.

 

Trong những vùng đất đó, như cách mà xã hội hiện đại thường gọi, những kẻ hành hương chưa bao giờ lựa chọn một cách thức tồn tại trong cuộc đời; ít nhất cho đến khi điều đó trở thành việc lựa chọn giữa trở nên anh hùng hay thánh thiện. Cuộc sống của một kẻ hành hương không còn là một dạng của triết lý đạo đức hay khởi đầu bằng sự lựa chọn và công bằng. Kẻ hành hương chỉ làm những việc cần làm, để tránh bị lạc trong sa mạc; để sáng tạo nên mục đích của chuyến đi trong khi vẫn tự hỏi về vùng đất không có điểm đến. Trở thành một ẩn sĩ, anh ta có thể làm nhiều hơn là bước đi, anh ta bước đi có mục đích. Anh ta có thể nhìn những dấu chân mình để lại trên cát và nhìn chúng như là một con đường. Anh ta cũng có thể nhìn nhận lại con đường đã qua và coi đó như là một tiến trình tiến về phía trước, sự gần lại; có thể phân biệt giữa “đằng sau” và “phía trước” và ấp ủ một “con đường phía trước” bằng những dấu chân thành công, những vết sẹo trên bề mặt đất. Đích đến, mục đích của chuyến hành hương cuộc đời, là hình thức phi hình thức, tạo nên toàn bộ những sự rời rạc, hết đợt này đến đợt khác.

 

Thế giới như sa mạc yêu cầu một cuộc sống như hành hương. Nhưng vì cuộc đời như chuyến hành hương, thế giới bên bậc thềm cửa chỉ là như sa mạc, phi tính chất, như ý nghĩa mà điều đó đem vào chính nó thông qua sự tự vấn sẽ chuyển đổi chính nó để hoàn thành tại nơi mà ý nghĩa sẽ được thay thế. Ý nghĩa “đem vào bên trong” còn được gọi là “tạo dựng bản sắc”. Kẻ hành hương và thế giới như sa mạc mà anh ta đang bước đi trong đó tồn tại cùng nhau thông qua lẫn nhau. Cả hai tiến trình đều có thể và phải tiếp tục bởi vì có một khoảng cách giữa đích đến (ý nghĩa của thế giới và bản sắc của kẻ hành hương luôn luôn là chưa chạm đến, luôn luôn ở thì tương lai) và khoảnh khắc hiện tại (tự hỏi về tình trạng hiện tại và đặc tính của người hỏi).

 

Cả bản sắc lẫn ý nghĩa đều tồn tại như là kế hoạch và đó là khoảng cách mà một kế hoạch có thể tồn tại. “Khoảng cách” như những gì chúng ta thường gọi, là một ngôn ngữ “khách thể” của không gian, một kinh nghiệm “chủ thể”, một khái niệm tâm lý khi đề cập đến sự thất vọng, một sự chê bai, ngay lúc này tại đây. “Khoảng cách” và “sự thất vọng” đều có chung điểm tham chiếu và cả hai đều có ý nghĩa đối với cuộc đời của kẻ hành hương.

 

“Có một sự khác biệt giữa việc hài lòng với nhu cầu mục tiêu” rằng sẽ cung cấp những yếu tố chỉ dẫn cho phép không một sự ngăn chặn ở bất kỳ vị trí nào được thực hiện, nhưng, những vần thơ “Đẩy về phía trước sự không khuất phục” (Faust) nhìn nhận Freud trong Bên trên nguyên tắc hài lòng (Chasseguet­ Smirgel) [6] mô tả sự mở rộng bình luận của quan sát, sự khởi đầu của tự phát triển, tạo dựng bản sắc…đến những tình huống cơ bản của sự trì hoãn chỉ dẫn, của khoảng cách không bao giờ nối kết giữa bản ngã lý tưởng và thực tại.

 

“Khoảng cách” mang nghĩa “trì hoãn”…Đi qua không gian là một thuộc tính của thời gian, khoảng cách là cách đo lường bằng thời gian cần thiết để vượt qua. “Ở đây” là sự chờ đợi, “ở đó” là đích đến. Bao xa nếu từ đây đến đó, từ chờ đợi đến đích đến từ trống rỗng đến có ý nghĩa, từ kế hoạch đến bản sắc? Mười hay hai mươi năm? Hay là sự nghiệp của một đời? Thời gian có thể dùng để đo khoảng cách nhưng phải nằm trong một phần của luật lệ - tuyến tính, từng mảnh nhỏ, đều đặn, kiến tạo thành từ những nguyên vật liệu chắc chắn. Và như thế, sự thật là, thời gian của cuộc sống hiện đại là tuyến tính. Như chính cuộc đời, đã được định hướng từ trước, tiếp diễn  và không thể bẻ cong. Thời gian “tiếp nối” và “vượt qua”. Cả cuộc đời và thời gian đều được tạo ra làm thước đo của chuyến hành hương.

 

Đối với chuyến hành hương, đối với con người hiện đại, trong quá trình thực hành rằng anh ta có thể-nên-phải xác định điểm đến từ thời tuổi trẻ với sự tự tin; dĩ nhiên  thời gian cuộc đời là tuyến tính, không thể bị uốn, bẻ, vặn xoắn hay đứt gãy hoặc quay trở lại. Nếu sự trì hoãn đích đến, cũng nhiều như sự thất vọng tạm thời được tạo ra, là một yếu tố năng lượng và nguồn gốc tạo dựng bản sắc trong chừng mực nào đó thì đó là sự kết hợp giữa tuyến tính và tích lũy thời gian. Chiến lược hàng đầu trong cuộc sống của một kẻ hành hương, một kẻ tạo dựng bản sắc, là “lưu giữ cho tương lai”; nhưng “lưu giữ cho tương lai” chỉ có ý nghĩa như là một chiến lược khi và chỉ khi người ta có thể chắc rằng sự tưởng thưởng cho việc để dành sẽ được tích lũy lại mà không bị thu hồi, rằng sự để dành sẽ không bị mất giá trước ngày xét thưởng hoặc bị tuyên bố là không hợp lệ; rằng điều mà bây giờ có giá trị thì vẫn giữ nguyên giá trị vào ngày mai và mãi mãi sau này. Kẻ hành hương lưu dấu vào thế giới mà họ đang bước đi trong đó, trong thế giới mà một người có thể nói rằng cuộc sống là một câu chuyện đang tiếp diễn, câu chuyện “tạo cảm xúc”, câu chuyện mà mỗi sự kiện đều chịu tác động của một sự kiện trước đó và là nguyên nhân cho sự kiện tiếp theo, mỗi sân ga trên đường đi cuộc đời được đánh dấu một cách trọn vẹn. Thế giới của kẻ hành hương – kẻ tạo dựng bản sắc – phải được tổ chức, được xác định, được dự đoán, được chắc chắn; nhưng vượt trên tất cả, đó phải là thế giới mà mỗi bước chân đều khắc dấu những điều tốt đẹp, vì thế, cần được theo dõi và ghi nhận lại những gì tiền nhân đã gìn giữ và bảo quản. Một thế giới mà sự du hành mang ý nghĩa của cuộc hành hương. Một thế giới chào mời những kẻ hành hương.

 

Thế giới không chào mời những kẻ hành hương

 

Thế giới chẳng chút chào mời những kẻ hành hương. Kẻ hành hương phải trải qua những trận chiến để dành chiến thắng. Họ phấn đấu để tạo nên một thế giới ổn định hơn thông qua kiến tạo khả năng có thể giáo dục, vì thế bản sắc có thể được xây dựng từ mong muốn nhưng có hệ thống, từng bước từng bước đặt từng viên gạch một. Họ tiến hành bằng cách xoay chuyển không gian trong đó bản sắc được xây dựng ở bên trong sa mạc. Họ phát hiện ra rằng sa mạc, mặc dù động viên những người đi tìm kiếm nhân diện, lại không giữ những điều đó quá lâu. Càng dễ khắc vẽ lên sa mạc, càng dễ làm lu mờ chúng. Những cơn gió mạnh sẽ làm việc đó. Sa mạc là vùng đất của những cơn gió.

 

Như vậy, sớm có thể nhận ra vấn đề thật sự không phải làm thế nào để tạo dựng bản sắc mà là làm thế nào để giữ gìn; bất kỳ điều gì xây dựng trên cát đều không thể giống như một tòa lâu đài. Trong thế giới như là sa mạc, chẳng có nỗ lực lớn nào ảnh hướng đến dấu vết của con đường mòn – vấn đề khó khăn là ở chỗ làm cách nào nhận ra con đường đó. Làm thế nào để phân biệt một cuộc chuyển tiếp vào bên trong vòng tròn, để trở lại đời đời? Gần như không thể khắc dấu bước chân trên cát trong chuyến đi cô độc tìm kiếm bản sắc trong cuộc hành trình đơn độc mang tên cuộc đời.

 

Ý nghĩa của bản sắc, như lưu ý của Christopher Lasch “Đối với cả con người và sự vật, cả hai đều đánh mất sự đặc sắc, tính xác định và tính liên tục trong xã hội hiện đại”. Thế giới tạo dựng nên những đối tượng có thể thay thế “những sản phẩm dùng một lần được thiết kế để giải quyết những nhu cầu lỗi thời”. Trong thế giới mà “bản sắc có thể thích nghi và bị loại bỏ như sự thay đổi của chủ nghĩa tiêu dùng”[7]. Điều tệ hại nhất của tình huống mới là sự tận tụy của việc xây dựng được chứng minh là hảo huyền; sự dẫn dụ là thực tế không giới han bởi những thử nghiệm cũ, trở nên không bao giờ bị đánh bại, luôn ở trạng thái “giữ tùy chọn mở”. Cuộc sống hành hương khó khả thi và không giống chút nào với kẻ được chọn. Không nhiều, dù sau đi nữa. Và đó cũng không phải là một cơ hội để thành công.

 

Trong trò chơi cuộc đời của thế giới tiêu dùng hậu hiện đại, luật chơi tiếp tục thay đổi trong suốt trò chơi. Một chiến lược hợp lý nhằm giữ mỗi trận đấu được ngắn gọn – để trò chơi được chơi một cách hợp lý đòi hỏi sự phân tách một trò chơi lớn với hàng ngàn nhiệm vụ thành những hiệp đấu nhỏ và ngắn. “Xác định sống cho giây phút hiện tại”, “mô tả cuộc sống hằng ngày như hằng loạt những nhiệm vụ nhỏ khẩn cấp” [8] trở thành kim chỉ nam của các hành vi hợp lý.

 

Để giữ cho các hiệp đấu được ngắn có nghĩa là hãy cẩn thận với các cam kết dài hạn. Từ chối sự “cố định” theo cách này hay cách khác. Không gắn kết với nơi chốn cụ thể. Không kết hôn bất kỳ chỉ để có một cái danh. Không thề nhất quán và trung thành với bất cứ điều gì và bất cứ ai. Không kiểm soát tương lai, nhưng từ chối thế chấp nó: phải chăm sóc những hậu quả của trò chơi điều sẽ không tồn tại lâu hơn bản thân trò chơi và từ bỏ trách nhiệm như vẫn làm. Chặn đứng quá khứ để mang về hiện tại. Trong ngắn hạn, cắt giảm yếu tố “hiện nay” ở cả hai đầu, cắt đứt từ hiện tại đến lịch sử, để bãi bỏ thời gian trong bất kỳ hình thức nào khác những bộ sưu tập buồn tẻ hoặc một dãy tùy ý của những khoảnh khắc hiện tại, trạng thái hiện tại tiếp diễn.

 

Một khi đã tháo rời và không còn chức năng như một vector, thời gian không còn các có cấu trúc không gian. Trên mặt đất, không có nhiều "tiên phong" và "lạc hậu", đó chỉ là khả năng không tồn tại cho đến khi được tính đến. Thể dục - khả năng di chuyển nhanh chóng nơi hành động và sẵn sàng để có những kinh nghiệm - được ưu tiên hơn sức khỏe, ý tưởng của tiêu chuẩn thông thường, ổn định và không bị tổn thương. Tất cả sự trì hoãn, bao gồm cả “sự trì hoãn được hài lòng”, mất ý nghĩa của nó: không có mũi tên thời gian để đo lường.

 

Và do đó, trở ngại là không còn sự khám phá, sáng tạo, xây dựng, lắp ráp (thậm chí mua) một bản sắc, nhưng làm thế nào để ngăn chặn sự bám víu. Được xây dựng tốt và bền vững, bản sắc chuyển từ một tài sản vào một trách nhiệm. Trạm trung chuyển của chiến lược cuộc sống hậu hiện đại không phải chỉ tạo dựng bản sắc, mà là cố tránh sự cố định.

 

Mục đích nào có thể được định hướng đối với “quá trình” hành hương trong thế giới của chúng ta? Trong thế giới, không chỉ có “sự thất vọng vì công việc đã chọn” mà các giao dịch và ngành nghề có những thói quen khó hiểu không biết xuất hiện từ đâu và biến mất không dấu vết có thể khó tồn tại như “khuynh hướng” Weberian – chà xát muối lên vết thương – nhu cầu của những kỹ năng cần được rèn luyện để trở nên chuyên nghiệp càng kéo dài miễn là đủ thời gian cần thiết để đạt được chúng. Công việc không còn được bảo vệ, và dĩ nhiên không tốt hơn việc ổn định ở một nơi nào đó nơi chúng được thực hành; bất cứ khi nào từ “hợp lý hóa” được phát âm, có thể chắc chắn rằng sự biến mất của những công việc tương lai. Sự ổn định và tin tưởng vào những mối quan hệ con người cũng chỉ tốt hơn một chút. Thời đại của chúng ta, như khái niệm “mối quan hệ thuần khiết” của Anthony Gidden’s, khái niệm mà “xâm nhập vào chính lợi ích của nó, cho những điều có thể chuyển hóa với mỗi người” và vì thế “có thể chấm dứt, nhiều hoặc ít hơn, bởi cả những cộng sự lẫn bất kỳ một thành viên nào”; của “tình yêu hợp nhất” điều mà “mãi mãi”, “một và duy nhất” tình yêu lãng mạn vì thế “lãng mạn không còn công bằng với sự vĩnh cữu”; “tình dục plastic”, tức sự thưởng thức tình dục “tách ra khỏi sự gắn bó lâu đời với sinh sản, quan hệ họ hàng và các thế hệ” [9]. Một người có thể khó mà “móc” bản sắc với mối quan hệ cũng như khó “cởi móc” khỏi chúng và một người có thể được khuyên một cách long trọng là đừng cố gắng – với một cam kết mạnh mẽ, sự gắn kết sâu sắc (hãy cô đơn một cách trung thực, rằng cống hiến những ý tưởng lỗi thời nhấn mạnh những tập tin đính kèm có những ràng buộc, những cam kết nghĩa vụ) có thể làm tổn thương, gây sẹo tinh thần khi thời gian lại được dùng để tách bản thân khỏi những vị khách mời. Trò chơi cuộc đời diễn ra với tốc độ chóng mặt và chẳng có chút thời gian nào để tạm dừng và suy nghĩa hay lên kế hoạch. Tuy nhiên, một lần nữa, công vào sự bối rối bất lực, luật chơi tiếp tục thay đổi cho đến khi hiệp đấu hoàn thành. Trong “sòng bài vũ trụ” của chúng ta (như cách George Steiner đã gọi), giá trị được ấp ủ và tích cực theo đuổi, phần thưởng được dành cho chiến đấu và âm mưu được triển khai để có được chúng, tất cả đều được tính toán để có “tác động tối đa và ngay lập tức lỗi thời”. Với tác động tối đa, vì trong một thế giới quá bão hòa sự quan tâm, thông tin biến thành các nguồn tài nguyên khan hiếm và chỉ có một thông điệp gây sốc, và một lần nữa gây sốc hơn so với trước, mới có cơ hội được chú ý (cho đến khi cú sốc tiếp theo) và với lỗi thời ngay lập tức, như các trang web thu hút sự chú ý cần phải được xóa ngay sau khi nó được lấp đầy, để nhường chỗ cho các thông tin mới tiếp theo.

 

Kết quả tổng thể là sự phân mảnh của thời gian thành từngkhúc, mỗi người cắt từ quá khứ và từ tương lai của mình, mỗi người tự đóng kín và tự chứa chấp. Thời gian không còn là một dòng sông, mà là một bộ sưu tập các ao hồ. Không có chiến lược phù hợp và gắn kết cuộc đời từ kinh nghiệm mà có thể được thu thập trong một thế giới không có điều khiển từ xa gợi nhớ đến ý nghĩa của mục đích và được xác định chắc chắn của cuộc hành hương. Không có gì nổi lên từ kinh nghiệm đó nhưng nhất định, chủ yếu là tiêu cực, quy tắc: không lập kế hoạch chuyến đi của bạn quá dài – kế hoạch càng ngắn hơn, càng nhiều cơ hội hoàn thành, không được bộc lộ cảm xúc với những người bạn gặp nhau tại điểm dừng chân- càng ít quan tâm đến họ, càng ít phải trả chi phí để rời đi, không cam kết bản thân quá mạnh mẽ với con người, địa điểm, lý do - bạn không thể biết sẽ kéo dài bao lâu hoặc sẽ phải trả giá cho tới lúc nào để xứng đáng với cam kết của bạn; không nghĩ tới các nguồn lực hiện tại của bạn như nguồn vốn - tiết kiệm nhanh chóng bị mất giá và "vốn văn hóa” từng được ca tụng có xu hướng biến thành phi thời gian, thành trách nhiệm văn hóa. Trên tất cả, đừng trì hoãn sự hài lòng nếu bạn có thể làm được. Bất cứ điều gì sau đó, cố gắng để có được nó ngay bây giờ, bạn không thể biết liệu sự hài lòng mà bạn có được hôm nay sẽ vẫn còn giá trị vào ngày mai.

 

Tôi đề nghị rằng với cùng một cách như những người hành hương, phép ẩn dụ phù hợp nhất đối với chiến lược cuộc sống hiện đại bận rộn với nhiệm vụ khó khăn của tạo dựng bản sắc, những kẻ dạo chơi, những kẻ lang thang, du khách và đấu thủ cung cấp cùng một ẩn ý cho chiến lược hậu hiện đại được chuyển động bởi sự khủng khiếp của việc bị ràng buộc và cố định. Không ai trong danh sách trên là phát minh thởi hậu hiện đại - họ đã được biết đến trước khi có sự ra đời của thời kỳ này. Nhưng với cùng một cách mà các điều kiện hiện đại định hình lại số lượng những kẻ hành hương thừa hưởng từ Ki tô giáo, trong bối cảnh hậu hiện đại đưa ra yêu cầu chất lượng mới cho danh sách như với người tiền nhiệm – và phải có trong hai khía cạnh rất quan trọng. Đầu tiên: phong cách được thực hiện bởi người bên lề trong biên thời gian trải dài tại những vùng biên, được thực hiện bởi phần lớn thời kỳ đầu và ở những nơi trung tâm của cuộc sống trong thế giới của họ, họ đã trở thành như hiện tại, đầy đủ, trung thực, có phong cách. Thứ hai: đối với một số, nếu không muốn nói là tất cả - thuộc dạng nào không phải là một vấn đề của sự lựa chọn, không có cũng không phải - cuộc sống hậu hiện đại là quá lộn xộn và rời rạc để được nắm bắt bởi bất cứ ai muốn gắn kết với mô hình. Mỗi dạng truyền tải một phần của câu chuyện mà không bao giờ tích hợp thành một tổng thể (“tổng” trở thành không là gì cả, mà là phép cộng của các bộ phận rời rạc). Trong đoạn điệp khúc hậu hiện đại, tất cả bốn dạng nhạc khúc - đôi khi hài hòa, mặc dù kết quả thường xuyên là tạp âm.

 

Hậu duệ của những kẻ hành hương

 

Những kẻ dạo chơi

 

Charles Baudelaire coi Constantin Guy là “họa sĩ của cuộc sống hiện đại” bởi vì Guy đã vẽ những cảnh đường phố thành phố theo cách mà chúng được nhìn thấy qua đôi mắt của những kẻ dạo chơi (stroller, fliineur). Bình luận về quan sát của Baudelaire, Walter Benjamin đã tạo nên hình ảnh fliineur trong phân tích văn hóa tên gọi hộ gia đình và biểu tượng trung tâm của thành phố hiện đại. Tất cả các sợi liên kết của cuộc sống hiện đại dường như gặp gỡ và kết hợp chặt chẽ trong các trò tiêu khiển và kinh nghiệm của những kẻ dạo chơi: sẽ đi dạo như một người đi đến một nhà hát, tìm kiếm bản thân mình giữa đám đông và là một người xa lạ đối với đám đông đó (trong đám đông nhưng không thuộc về đám đông), dùng những người lạ như “vỏ bọc bên ngoài” của mình - vì vậy “những gì người ta thấy” làm khô kiệt “những gì người ta là” và trên tất cả phải thấy và hiểu họ thành từng phần; là các sự kiện không có quá khứ và không có hậu quả. Cũng có nghĩa là họ thực hành các cuộc gặp mặt không phải là gặp mặt, như những cuộc gặp gỡ mà không cần tác động: những mảnh vỡ phù du của cuộc sống của người khác được kẻ dạo chơi tách ra thành những câu chuyện theo ý thích - đó là nhận thức khiến cho họ (có cảm tưởng) trở thành diễn viên, chứ chưa nói đến cốt truyện của bộ phim truyền hình họ đang đóng. Những kẻ dạo chơi là người chủ thuộc về quá khứ của mô phỏng -. anh ta tưởng tượng mình là một nhà viết kịch bản và đạo diễn giật dây cuộc sống của người khác mà không gây tổn hại hay làm sai lệch số phận của họ. Những kẻ dạo chơi thực hành cuộc sống “nếu như” và những cam kết “nếu như” với cuộc sống của người khác; anh ta đã trả tiền cho sự đối lập giữa "biểu hiện" và "thực tại", là người sáng tạo mà không phải trả giá, là bậc thầy không cần phải lo sợ những hậu quả từ những hành động của mình, là sự táo bạo không bao giờ phải đối mặt với các hóa đơn của lòng dũng cảm. Những kẻ dạo chơi đã có tất cả những niềm vui của cuộc sống hiện đại mà không có sự đau khổ kèm theo.

 

Cuộc sống-như-đi dạo là khác xa với cuộc sống-như-chuyến hành hương. Những gì những kẻ hành hương đã làm ở tất cả các mức độ, những kẻ dạo chơi chế nhạo một cách tinh nghịch, trong quá trình này, họ tránh khỏi những chi phí và vẫn đạt hiệu quả như nhau. Những kẻ dạo chơi lấp đầy khung cảnh hiện đại, nhưng sau đó, họ trốn vào nó. Họ đang thư giãn và đi dạo trong thời gian nghỉ ngơi. Kẻ dạo chơi và chờ đợi đi dạo ở bên ngoài cho đến thời điểm của họ. Và nó đã đến - hay đúng hơn là nó đã được đưa đến bởi các đại diện hậu hiện đại: những nhà sản xuất anh hùng trong thế giới tiêu dùng vui tươi. Bây giờ việc đi dạo, một hoạt động thực hiện bởi những người ở bên lề "cuộc sống thực", đã trở thành cuộc sống riêng của chính nó (biểu hiện “trở thành” thực tại, ND) và vấn đề “thực tại” không cần phải được xử lý nữa.

 

“Trung tâm thương mại” trong ý nghĩa nguyên thủy đề cập đến những nơi để đi dạo. Bây giờ hầu hết các trung tâm thương mại nghĩa là trung tâm mua sắm, là nơi đi dạo trong khi bạn mua sắm và mua sắm trong khi bạn đi dạo. Các nhà bán lẻ đánh hơi ra được sự hấp dẫn và sức mạnh quyến rũ của thói quen đẩy xe đi dạo và thiết lập chúng vào đời sống. Mái vòm Paris đã được phát huy đến đầu cầu của thời gian đang đến: các đảo hậu hiện đại trong biển hiện đại. Trung tâm mua sắm làm cho thế giới (hay cái phần “thế giới” được theo dõi, bảo vệ chặt chẽ, cẩn thận trong những bức tường) an toàn cho cuộc sống-như-đi dạo. Hay nói đúng hơn, trung tâm mua sắm thế giới được tạo ra bởi các nhà thiết kế riêng biệt sao cho phù hợp với những kẻ dạo chơi. Các trang web nói về nội dung của các cuộc họp bị bỏ lỡ, của các cuộc gặp gỡ đảm bảo được chia làm nhiều tập nhỏ, của hiện tại được đánh giá cao từ quá khứ và tương lai, các giải nghĩa ở ngay trên bề mặt. Trong thế giới này, tất cả những kẻ dạo chơi có thể tưởng tượng mình là một đạo diễn, mặc dù tất cả họ đều đã bị định hướng. Sự định hướng đó, như chúng đã từng, là nhàm chán và vô hình (tuy nhiên, không giống như họ, hiếm khi là không quan trọng), vì thế, để họ cảm thấy như mong muốn, có quyền tạo áp lực như ý muốn, bị quyến rũ như khi ra quyết định, trong trung tâm mua sắm, trong cuộc sống như mua sắm- để-đi dạo và đi dạo để mua sắm, sự phụ thuộc hòa tan trong tự do và tự do tìm kiếm trong phụ thuộc. Các trung tâm áp dụng chương trình khuyến mãi hậu hiện đại của kẻ dạo chơi nhưng cũng chuẩn bị nền tảng cho tầng cao hơn (hay là thanh lọc?) cho cuộc sống đi dạo hiện đại. Ý tưởng sau nhắm đến mục tiêu thành phố truyền hình (telicity) (Khái niệm “giới hạn vui vẻ” của Henning Bech) “thành phố của những kẻ dạo chơi lảng vãng”, chưng cất để lọc ra bản chất, nay thâm nhập vào nơi trú ẩn cuối cùng của một thế giới cá nhân, bí mật, giấu kín, cảnh giác hoàn toàn vô định, nơi mà sự hiện hữu của người lạ không che dấu hay làm ảnh hưởng đến tâm lý họ. Trong phiên bản thành phố truyền hình, các đường phố và các trung tâm mua sắm đã được tẩy sạch tất cả những gì mà từ quan điểm của kẻ dạo chơi về chuyện đẩy xe là một môn thể thao vớ vẩn, một tạp chất dư thừa, một chất thải - vì thế những gì đã được giữ lại có thể tỏa sáng và đạt được tất cả độ tinh khiết thanh sạch. Nói theo cách của Bech “các màn hình nghe nhìn trong thế giới thành phố truyền hình chỉ tồn tại trên bề mặt và tất cả mọi thứ đều có xu hướng có thể và phải được biến thành một đối tượng của “cái nhìn”. Ở đây hay ở đằng kia, bằng cách “đọc” những dấu hiệu bề mặt, cơ hội cho một sự đồng cảm mạnh hơn rất nhiều khi thay đổi cả trong và ngoài của bản sắc, vì các khả năng không thể can thiệp và liên tục theo dõi.... Truyền hình là hoàn toàn không cam kết ? [10]” Sự tự do cuối cùng là do màn hình ti vi điều khiển, tồn tại bên trong bề mặt của các công ty và được gọi là “chuyển kênh”.

Kẻ lang thang

 

Những kẻ lang thang là tai ương trong giai đoạn tiền  hiện đại, những lời thô lỗ thúc đẩy các nhà lãnh đạo và các nhà triết học thiết lập trật tự và lập pháp một cách điên cuồng [11]. Những kẻ lang thang là vô chủ và đang trở nên vô chủ (ngoài tầm kiểm soát, ngoài vòng pháp luật, lỏng lẻo) là một trong những điều kiện hiện đại không thể chịu nổi và do đó dành phần còn lại cho cuộc chiến lịch sử của chính nó. Các nhà lập pháp Elizabeth bị ám ảnh với sự cần thiết phải đuổi những người lang thang ra khỏi đường và đem họ trở về giáo xứ “nơi họ thuộc về” (nhưng mà họ sẽ lại nhanh chóng bỏ đi bởi vì họ không thuộc về bất kỳ nơi nào cả). Những kẻ lang thang là những đội quân tiến bộ, đơn vị du kích của thời đại hỗn loạn sau truyền thống (tạo nên bởi những người cai trị, theo cách thông thường sử dụng một tấm gương để vẽ nên hình ảnh của người khác, như  tình trạng vô chính phủ), và họ đã phải đi nếu có lệnh (có nghĩa là, sự theo dõi và quản lý không gian) thành xu hướng thắng thế. Đó là những kẻ lang thang tự do di chuyển, những người tạo nên những cuộc tìm kiếm điều mới mẻ, tình trạng cấp bách và ngoại lệ của nhà nước và trình độ xã hội.

 

Điều làm cho những kẻ lang thang trở nên đáng sợ là sự tự do di chuyển và cả sự thoát khỏi mạng lưới kiểm soát từ trước đến nay tại địa phương. Tệ hơn nữa, các di chuyển của những kẻ lang thang là không thể đoán trước, không giống như những người hành hương, những kẻ lang thang không có đích đến. Không thể đoán biết được nơi tiếp theo họ di chuyển đến, bởi vì chính bản thân họ cũng không biết và không quan tâm nhiều về điều đó. Tính lang thang không có hành trình định sẵn - quỹ đạo của hành trình được vá lại với nhau từng chút một, theo từng chút thời gian. Mỗi nơi sẽ cho kẻ lang thang một điểm dừng, nhưng anh ta không bao giờ biết sẽ ở lại với nơi đó trong bao lâu, điều này phụ thuộc vào lòng hảo tâm và sự kiên nhẫn của cộng đồng người dân nơi đó, cũng  như dựa trên tin tức rằng những nơi khác khơi dậy nên  hy vọng mới (kẻ lang thang bị đẩy từ phía sau bởi sự hy vọng đã bị thất vọng và kéo về phía trước bởi hy vọng chưa được kiểm tra). Các quyết định về địa điểm lang thang tiếp theo sẽ đến khi anh ta đứng ở giữa giao lộ, chọn nơi tiếp theo bằng cách đọc các dấu hiệu trên đường. Rất dễ dàng kiểm soát những người hành hương, vì những quyết định hoàn toàn dự đoán được. Để kiểm soát được những kẻ lang thang bất thường và thất thường lại là một nhiệm vụ gây nản lòng (mặc dù điều này đã được chứng minh là một trong số ít các nhiệm vụ mà thời hiện đại giải quyết).

 

Bất cứ nơi nào kẻ lang thang đến, anh ta vẫn là một người lạ, anh ta không bao giờ có thể là “người bản địa”, là “kẻ định cư”, một người  “cắm rễ trong đất” (quá trình thâm nhập quá mới để cộng đồng có thể nhớ đến sự hiện diện của kẻ lang thang – cũng như sự hiện hữu trước đó của anh ta). Nghỉ ngơi là một giấc mơ về với tự nhiên chỉ có thể kết thúc trong sự cay đắng và buộc tội lẫn nhau. Tốt hơn là, vì thế, không để trở nên quá quen thuộc với nơi chốn. Hơn hết, khi một nơi khác ra hiệu, không cần kiểm tra trước, có thể hiếu khách hơn, dĩ nhiên có thể sẽ cung cấp một cơ hội mới. Do đó, quan tâm như một người lạ là một chiến lược hợp lý. Điều đó mang lại cho tất cả các quyết định hương vị “chờ thông báo tiếp theo”. Điều đó cho phép giữ một tùy chọn mở, ngăn chặn sự thế chấp tương lai. Nếu người bản xứ không còn gì để giải trí, người ta luôn có thể tìm được những niềm vui khác vui hơn.

 

Những kẻ lang thang hiện đại đi lang thang qua những nơi định cư, anh ta là một kẻ lang thang vì không có nơi nào anh ta có thể định cư như những người khác. Người định cư thì quá nhiều, kẻ lang thang chỉ thuộc về số ít. Thời hậu hiện đại làm đảo ngược tỷ lệ. Bây giờ chỉ còn tồn tại vài nơi “định cư”. Các cư dân "định cư mãi mãi” thức dậy để đi tìm một nơi nào đó (những nơi chốn trên mặt đất, trong xã hội và trong cuộc sống), nơi mà họ “thuộc về”; không còn tồn tại hoặc không còn đủ sức chứa, những đường phố gọn gàng xuống cấp, các nhà máy biến mất cùng với công việc, kỹ năng không tìm được người sử dụng, kiến thức trở nên vô dụng, kinh nghiệm chuyên môn trở thành trách nhiệm, mối liên hệ công việc tan thành từng mảnh và những nơi hôi thối đầy chất thải. Bây giờ một người lang thang là một kẻ lang thang không phải vì miễn cưỡng hoặc khó khăn trong việc ổn định cuộc sống mà vì sự khan hiếm của những nơi định cư. Bây giờ tỷ lệ cược cao là những người mà kẻ lang thang gặp trong chuyến đi của mình là kẻ lang thang khác - kẻ lang thang ngày hôm nay hoặc kẻ lang thang của tương lai. Thế giới đang bắt kịp với kẻ lang thang và bắt kịp một cách nhanh chóng. Thế giới đang được tái thiết kế riêng dành cho những kẻ lang thang.

 

Du khách

 

Giống như kẻ lang thang, du khách cũng sống bên lề những hoạt động “đúng cách xã hội” (kẻ lang thang là kẻ bên lề trong khi du khách là hoạt động bên lề) và giờ đang chuyển dần về trung tâm (trong cả hai mặt ý nghĩa). Như kẻ lang thang, du khách luôn ở trên đường. Như kẻ lang thang, du khách có mặt ở khắp mọi nơi anh ta đến, nhưng không thuộc về nơi nào. Tuy nhiên có một vài sự khác biệt bản chất.

 

Đầu tiên, sự cân bằng giữa các yếu tố “đẩy” và “kéo” trong trường hợp chuyển động về phía “kéo” kết thúc. Du khách di chuyển có mục đích (hoặc anh ta tưởng như vậy). Chuyển động của anh ta trước hết là “để mà” sau đó mới đến “bởi vì” (nếu có). Với mục đích tìm kiếm những kinh nghiệm mới, du khách là một người tìm kiếm có ý thức và có hệ thống những kinh nghiệm, những kinh nghiệm mới và khác nhau, khác biệt và mới lạ - khi những niềm vui quen thuộc đã không còn sức hấp dẫn. Du khách muốn đắm mình trong một yếu tố mới lạ và kỳ bí (cảm giác dễ chịu, cảm giác hồi hộp và tươi trẻ, như để cho mình được vùi dập bởi sóng biển) với điều kiện, miễn sao, sẽ không bị đụng chạm đến thân thể và có thể dừng lại bất cứ khi nào họ muốn. Họ chọn tham gia vào từng phần cuộc sống theo một cách kỳ lạ, nhưng cũng vô thưởng vô phạt; bạn sẽ nhận ra không chỉ cách du lịch trắng trợn, phô trương và kỳ quặc của họ (nếu được chuẩn bị cẩn thận chu đáo) mà còn bởi sự phong phú của đệm an toàn và việc đánh dấu các tuyến đường thoát hiểm. Trong thế giới của du khách, sự kỳ lạ có nghĩa là được huấn luyện, thuần hóa và vô hại; những cú sốc phải đi kèm với một hợp đồng trọn gói được bảo hiểm an toàn. Điều này làm cho thế giới dường như vô cùng nhẹ nhàng, dễ bảo, sẵn sàng để được điều khiển như mong muốn và ý tưởng của du khách nhưng vẫn phải là một thế giới “tự mình thực hiện”, trông đẹp mắt, mềm dẻo, được nhào nặn, xây dựng và tái tạo để đạt mục đích trong tâm trí (du khách): kích thích, hài lòng và giải trí. Không có mục đích nào khác để biện minh cho sự hiện diện của thế giới và sự hiện diện của du lịch bên trong nó. Thế giới của du lịch là đầy đủ và có cấu trúc hoàn hảo theo các tiêu chí thẩm mỹ (một số lượng lớn các nhà văn lưu ý rằng “thẩm mỹ hóa” trong thế giới hậu hiện đại có thể gây thiệt hại đến không gian khác, cũng như đạo đức, kích thước, mô tả của không gian đó - ngay cả khi người ta không biết gì về nó - thế giới dưới con mắt của du khách, thế giới “có tính thẩm mỹ” là thế giới sinh sống của du khách). Không giống như cuộc sống của kẻ lang thang với thực tế khó khăn và khắc nghiệt chống lại yếu tố thẩm mỹ không thể can thiệp; người ta có thể nói rằng những gì du khách mua, những gì họ trả tiền, những gì họ yêu cầu sẽ được đáp ứng (hoặc sẽ bị kiện nếu giao hàng chậm trễ) chính xác là quyền không bị làm phiền, được tự do từ mọi hướng nhưng với một khoảng cách thẩm mỹ.

 

Thứ hai, không giống những kẻ lang thang những người có ít sự lựa chọn nhưng hòa mình vào tình trạng vô gia cư, du khách có một ngôi nhà, hoặc phải có ở mức độ nào đó. Có một ngôi nhà là một gói bảo hiểm an toàn: cho những niềm vui được trong sáng và thật sự hấp dẫn, phải có một nơi nào đó, “sở hữu” giản dị và ấm cúng dành cho đến khi cuộc phiêu lưu kết thúc, hoặc nếu hành trình được chứng minh không phải là mạo hiểm như mong đợi. “Ngôi nhà” là nơi để cất áo giáp và tháo dỡ đồ đạc – nơi không cần phải chứng minh và tự vệ như thông thường, nơi rõ ràng và quen thuộc. Sự êm ái của ngôi nhà gửi những người du lịch lên đường tìm kiếm cuộc phiêu lưu mới, nhưng cũng chính cảm giác đó khiến cho việc tìm kiếm những cuộc phiêu lưu trở thành một trò tiêu khiển thú vị: bất cứ điều gì đã xảy ra với khuôn mặt của tôi ở đây, trong thế giới du lịch, hoặc với bất cứ mặt nạ nào tôi mang, “khuôn mặt thật” của tôi vẫn được giữ an toàn, miễn dịch, chống nhiễm bẩn, thanh sạch…Vấn đề là, mặc dù, chính cuộc sống lại biến thành một chuyến du lịch trốn chạy mở rộng, việc đi du lịch trở thành tập quán sinh hoạt trong cuộc sống và lập trường du lịch phát triển thành các cá tính, rồi ngày càng có ít nơi du khách đến thăm mà có cảm giác được như ở nhà. Ý kiến đối lập “tôi ở đây, nhưng chỉ là khách, ở đó mới là nhà của tôi” vẫn rõ ràng như trước, nhưng không còn dễ dàng chỉ ra nơi nào là “ở đó”. “Ở đó” ngày càng tước bỏ tất cả các tính năng vật chất, khái niệm “nhà” chứa đựng sự thiếu tưởng tượng (mỗi hình ảnh tinh thần sẽ là quá cụ thể, quá hạn chế), nhưng tiền đề, những gì được coi là tiền đề là một ngôi nhà, không phải là một tòa nhà đặc biệt, đường phố, cảnh quan hoặc công ty. Jonathan Schwartz Matthew đưa ra lời khuyên “phân biệt nhớ nhà với việc tìm kiếm khao khát hoài cổ”, yếu tố sau, ít nhất là bề ngoài, là sự định hướng quá khứ, trong khi nỗi nhớ nhà lại như là một quy luật ở “thì tương lai hoàn hảo”…[12]. Đó là một sự thôi thúc cho cảm giác được ở nhà, để nhận ra môi trường xung quanh và nơi một người thuộc về đó. Nỗi nhớ nhà là một giấc mơ thuộc về; để được, một lần, thuộc về nơi này, chứ không chỉ đơn thuần là ở. Và nếu hiện tại là tai tiếng của các tất cả các điểm đến ở thì tương lai, thì tương lai của “nỗi nhớ nhà” là một ngoại lệ. Giá trị của ngôi nhà đối với nỗi nhớ nhà mãi mãi nằm chính xác trong xu hướng tương lai. Không thể di chuyển đến hiện tại mà không tước đi sự quyến rũ và sức hấp dẫn của nó; khi du lịch trở thành tập quán của cuộc sống, khi những kinh nghiệm ăn uống kích thích hứng thú thèm ăn hơn nữa, khi ngưỡng giới hạn của sự phấn khích tăng lên không ngừng và mỗi cú sốc mới phải gây sốc hơn so với lần trước - khả năng giấc mơ về ngôi nhà trở thành hiện thực cũng kinh hoàng như khả năng nó không bao giờ trở thành thực tế. Nỗi nhớ nhà, như nó là, không phải là tâm lý du lịch duy nhất: khía cạnh khác là nỗi sợ hãi bị giam cầm, bị gắn với một địa điểm và bị cấm thoát ra. “Ngôi nhà” lưu lại ở đường chân trời của cuộc sống du lịch như một sự pha trộn kỳ lạ của nơi trú ẩn và nhà tù. Khẩu hiệu yêu thích của du khách là “Tôi cần nhiều không gian hơn”. Và không gian là điều cuối cùng người ta tìm thấy khi ở nhà.

 

Đấu thủ

 

Trong thế giới trò chơi, không có yếu tố bất ngờ lẫn không có gì không thể tránh khỏi (không có bất ngờ trong một thế giới mà hiểu biết là không cần thiết lẫn không thể quyết định): chẳng thể dự đoán hoặc kiểm soát được điều gì, nhưng cũng chẳng có điều gì là không thể dự đoán hay kiểm soát được. Trong thế giới trò chơi mềm mại nhưng khó nắm bắt này, điều quan trọng nhất là làm thế nào vào vai một đấu thủ thật ngọt. Tất nhiên, đó quả là một "vận may" - khi tất cả các thẻ đều ở trong tay một người hay gió sẽ giúp thổi bóng vào lưới. Nhưng “vận may” (hay xui xẻo, có thể hiểu như vậy) không thích thế giới cứng nhắc, điều mà rõ ràng “vận may” thiếu; đó là dấu hiệu giới hạn về cách chơi mà một người có thể đi xa nhất trong việc tạo dựng những điều tất yếu, nhưng chia sẻ với nhau tình trạng “không cần thiết phải có những điều bất ngờ” trong tính toán của đấu thủ.

 

Trong thế giới trò chơi, thế giới là đấu thủ của chính nó, may mắn và xui xẻo chỉ là các chuyển động trong thế giới này. Trong cuộc đối đầu giữa các đấu thủ và thế giới, không có luật pháp lẫn vô luật pháp, không trật tự cũng chẳng hỗn loạn. Đó chỉ là sự di chuyển - nhiều hoặc ít thông minh hơn, khôn ngoan hay khó khăn hơn, sâu sắc hoặc sai lầm. Vấn đề là phải đoán được di chuyển của đối thủ, dự đoán hoặc ngăn chặn họ trước – luôn ở trong trạng thái “dẫn trước”. Luật chơi có thể chẳng hơn gì quy tắc: tự học hỏi, không có sự hướng dẫn không thuật toán. Thế giới của đấu thủ là một thế giới rủi ro, của trực giác và đề phòng.

 

Thời gian trong thế giới-như-trò chơi chia thành một loạt các trận đấu. Mỗi trận đấu có quy định riêng, mỗi trận đấu mang “tập hợp nghĩa” riêng biệt - một vũ trụ nhỏ của riêng mình, tự đóng kín và khép kín. Mỗi đòi hỏi hoài nghi bị trì hoãn - mặc dù trong mỗi trận đấu sự hoài nghi bị hoãn lại là khác nhau. Những người từ chối tuân theo các quy ước không nổi loạn chống lại các trò chơi, họ chỉ không tham gia và không còn là đấu thủ. Nhưng “trận đấu vẫn tiếp tục” và bất cứ điều gì những kẻ bỏ cuộc nói và làm gì sau đó đều không ảnh hưởng chút nào. Không thể vượt qua các bức tường của trò chơi, tiếng nói bên ngoài tắt lịm khi vào đến bên trong.

 

Mỗi trò chơi có khởi đầu và kết thúc riêng. Những lo lắng của đấu thủ là mỗi trò chơi thực sự nên bắt đầu từ đầu, từ “điểm khởi đầu”, như là sẽ không có trận đấu nào đã từng được thắng hay bại điều sẽ bị nhạo báng là “không điểm” và chuyển vào khởi đầu như là một quy định. Vì lý do này, tuy nhiên, người ta phải đảm bảo rằng các trận đấu cũng có kết thúc rõ ràng, không tranh cãi. Trận đấu đó không nên “lấn” vào thời gian của trận kế tiếp: để cho các trận đấu sau càng ít liên quan, thì càng phải không có trận đấu nào trước đó bị khiếm khuyết, bất công hoặc an bài trước – điều sẽ để lại hậu quả. Bất kỳ ai nếu không muốn “phải cắt lỗ” do những ảnh hưởng từ bên ngoài và bắt đầu từ những vết thương – đều có thể làm việc đó.

 

Để đảm bảo rằng không có trò chơi nào để lại hậu quả lâu dài, đấu thủ (và cả đối tác và đối thủ của họ) phải nhớ rằng đây vẫn chỉ là một trận đấu. Một điều quan trọng nữa, mặc dù rất khó khăn để chấp nhận lời nhắc nhở này, nhưng mục đích của trận đấu là giành chiến thắng và vì vậy các trận đấu không có chỗ cho lòng thương xót, lòng từ bi, sự thương hại hay sự hợp tác. Trận đấu một cuộc chiến, nhưng là cuộc chiến không để lại vết sẹo tinh thần và không bám lấy hận thù “chúng ta là người trưởng thành, chúng ta hãy trở thành bạn bè” đòi hỏi đấu thủ bước ra khỏi trò chơi của hôn nhân, bước vào mối quan hệ của trận đấu tương lai; tuy nhiên vẫn phải là tàn nhẫn và vẫn là một cuộc đấu. Cuộc chiến là một trò chơi bào chữa cho lương tâm thiếu thận trọng. Các dấu hiệu trưởng thành của thời hậu hiện đại là sẵn sàng chấp nhận chơi hết mình, như cách bọn trẻ vẫn làm.

 

Cơ hội nào cho đạo đức? Cơ hội nào cho chính thể?


Mỗi một dạng trong danh sách trên chứa đựng những mâu thuẫn của riêng mình, ngoài ra, lại khác nhau trong từng khía cạnh riêng và do đó muốn pha trộn tất cả vào chung trong lối sống gắn kết không phải là điều dễ dàng. Không có thắc mắc về việc gia tăng khả năng mắc chứng tâm thần phân liệt ở con người hậu hiện đại – được ghi nhận ở một số khía cạnh như triệu chứng bồn chồn, nhẹ dạ và phân vân trong khi lựa chọn định hướng cuộc sống.

 

Tuy nhiên, vẫn có một số đặc tính mà bốn dạng phong cách sống nói trên có thể chia sẻ với nhau. Điểm chung lớn nhất là ảnh hưởng của họ đến tiêu chuẩn đạo đức và thái độ chính trị chung và gián tiếp tác động đến tình trạng đạo đức và chính trị trong bối cảnh hậu hiện đại.

 

Ngoài ra, tôi cho rằng tính hiện đại nổi bật trong xu hướng trách nhiệm đạo đức cách xa tư cách đạo đức cá nhân lẫn cấu trúc xã hội và tổ chức cá nhân hay trách nhiệm bề nổi của sự quan liêu “luật chẳng cho ai cả” [13]. Kết quả tổng quát là, một mặt, các xu hướng dùng đạo đức, như một dạng luật gồm các quy tắc và quy ước, thay thế cho tình cảm đạo đức, trực giác và sự cấp thiết của tự trị bản thân; mặt khác, xu hướng “trì hoãn đạo đức” miễn một phần đáng kể hành động của con người trước sự phán xét của đạo đức và thực sự, của ý nghĩa đạo đức. Những tiến trình này không mang ý nghĩa là một yếu tố quá khứ - mà dường như những ảnh hưởng của tiến trình có vẻ tác động đến ít quyết định hơn so với thời gian “cổ điển” hiện đại. Tôi cho rằng bối cảnh trong đó thái độ đạo đức là giả mạo (hoặc không) là cuộc sống chính trị ngày hôm nay chứ không phải là xã hội và cấu trúc hệ thống; có nghĩa, nói cách khác, đó là các chiến lược của cuộc sống hậu hiện đại, chứ không phải tính quan liêu của sự quản lý tiến trình xã hội và phối hợp hành động, là những hậu quả lớn nhất trong số các yếu tố hình thành tình trạng đạo đức của đàn ông và phụ nữ hậu hiện đại.

 

Cả bốn chiến lược cuộc sống hậu hiện đại đan xen lẫn nhau đều có điểm chung là xu hướng làm cho các mối quan hệ con người trở nên rời rạc (nhớ rằng “tính tinh khiết” trong quan hệ làm giảm chức năng và “dịch vụ” của mối quan hệ xuống còn đơn nhất) và không liên tục; tất cả đều khoanh tay chống lại “chuỗi đi kèm” và những hậu quả lâu dài; đồng thời chứng minh nhằm chống lại việc xây dựng các mạng lưới lâu dài ràng buộc nhiệm vụ và nghĩa vụ lẫn nhau. Tất cả đều ủng hộ và thúc đẩy gia tăng khoảng cách giữa các cá nhân; các cá thể và các thế nhân của cá thể chủ yếu trở thành đối tượng của thẩm mỹ, chứ không phải đạo đức, được đánh giá như là một vấn đề sở thích, không ràng buộc trách nhiệm. Trong thực tế, họ từ bỏ quyền tự chủ cá nhân đối lập với trách nhiệm đạo đức (cũng như tất cả các yếu tố khác) và loại bỏ những khu vực rộng lớn của sự tương tác con người, ngay cả với những người thân mật nhất trong số đó, từ phán đoán luân lý (một tiến trình rất giống những hậu quả thúc đẩy tính quan liêu trì hoãn đạo đức của chính nó). Theo sự thúc đẩy đạo đức có nghĩa là giả định trách nhiệm cho người khác, từ đó dẫn đến một cam kết với số phận của người khác và cam kết phúc lợi của mình. Sự buông tha và né tránh cam kết được ưa chuộng bởi tất cả bốn chiến lược cuộc sống hậu hiện đại có tác dụng phản ứng dữ dội trong hình dạng của sự đàn áp như là với sự thúc đẩy đạo đức cũng như không thừa nhận và phỉ báng tình cảm đạo đức.

 

Những gì đã được nói ở trên cũng có thể có vẻ ghê gớm trái ngược với sự sùng bái sự thân mật giữa các cá nhân, cũng là một tính năng nổi bật của ý thức hậu hiện đại. Mặc dù vậy, không có mâu thuẫn ở đây. Sự sùng bái là không nhiều hơn một tâm lý (ảo tưởng và lo lắng) đền bù cho sự cô đơn chắc chắn bao bọc các đối tượng theo định hướng thẩm mỹ và hơn nữa, đó là tự đánh bại, như là một hậu quả chống giảm xuống trạng thái “mối quan hệ tinh khiết” có thể tạo ra ít sự thân mật và duy trì cầu nối của sự không tin cậy để vượt qua hố cát ghẻ lạnh. Như Christopher Lasch lưu ý một thập kỷ rưỡi trước đây “văn hóa của các mối quan hệ cá nhân ... che giấu một sự tỉnh ngộ triệt để với các mối quan hệ cá nhân, cũng như sự ám chỉ sùng bái một sự phủ nhận cảm tính trong tất cả những hình thức nguyên thủy nhất của nó. Xã hội của chúng ta “xây dựng những tình bạn sâu sắc và lâu dài, những hợp đồng tình yêu và hôn nhân, điều ngày càng khó khăn để đạt được” [14].

 

Khiếm khuyết chính trị của những người đàn ông và phụ nữ hậu hiện đại xuất phát từ cùng một nguồn gốc, đạo đức. Khoảng cách thẩm mỹ được ưa thích và chiếm ưu thế trong tất cả các chiến lược hậu hiện đại đã được liệt kê, khác với các dạng khoảng cách xã hội (như đạo đức, nhận thức) ở chỗ nó không được chọn như là một điểm tham chiếu, định hướng, sở hữu hay gán cho các đối tượng mà là thái độ của các đối tượng khoảng cách đó (như quan tâm, hứng thú, sự hài lòng hay vui vẻ). Như Jean-Prancois Lyotard gần đây quan sát thấy “các đối tượng và nội dung đã trở nên chẳng có gì khác biệt”. Câu hỏi duy nhất là liệu có “hấp dẫn” [15]. Thế giới biến thành hồ bơi của các đối tượng có khả năng trở nên thú vị và nhiệm vụ là siết chặt họ tương ứng với sự hấp dẫn mà họ có thể mang lại. Nhiệm vụ và sự thành công hoàn thành có xu hướng giữ nguyên hoặc suy giảm, tuy nhiên, lại thông qua nỗ lực và sự khéo léo của những người đi tìm sự hấp dẫn. Có rất ít hoặc thậm chí không có gì được làm ra chỉ bằng cách để các đối tượng tự thực hiện [16]. Tập trung vào các chủ đề tìm sự hấp dẫn có thể làm mờ các đường nét của thế giới nơi mà sự hấp dẫn có thể được tìm thấy. Đáp ứng một cách cầm chừng, trong quá khứ, sâu dưới bề mặt, các đối tượng không đi vào triết lý như những thực thể trong quyền riêng của họ, chẳng hạn như cần nhiều sức mạnh, cải tiến, hoặc hình dạng khác nhau hoàn toàn; chúng ta không nghiền ngẫm các mặt hàng trên các kệ siêu thị - nếu thấy chúng không đạt yêu cầu, chúng ta bỏ qua chúng với sự tin tưởng rằng hệ thống siêu thị sẽ không bị tổn thương, trong niềm hy vọng sẽ tìm thấy các sản phẩm hấp dẫn khác ở kệ bên cạnh hoặc trong khu mua sắm kế tiếp. Giải phóng, như lời Lyotard “không phải là một sự thay thế cho thực tế, là một lý tưởng để chinh phục và ràng buộc bản thân từ bên ngoài; hậu quả là, việc thực hành chiến đấu đã được thay thế bởi phòng thủ, một trong đó là dễ dàng đồng hóa do “hệ thống” vì bây giờ được giả định khía cạnh sau chứa tất cả các miếng mẫu từ sự “tự giải phóng” được dần lắp ráp lại [17]. Các “hệ thống” đã làm tất cả những gì có thể có thể. Phần còn lại dành cho những “người chơi”.

 

Phóng đại hình ảnh, nhưng chỉ một chút, người ta có thể nói rằng trong nhận thức phổ biến nhiệm vụ của công dân hậu hiện đại (giống như nhiệm vụ của các tù nhân của Rabelais 's Abbey của Teleme) là sống một cuộc sống thú vị. Đối xử với các đối tượng là công dân, nhà nước có nghĩa vụ cung cấp các phương tiện cần thiết cho cuộc sống như vậy và không để cho họ có dịp nghi ngờ việc thực hiện các nhiệm vụ là khả thi. Điều này không có nghĩa là cuộc sống của công dân không giảm bớt sự hạnh phúc. Bất mãn không phát sinh, đôi khi nhạy hơn để nhắc nhở hành động vượt quá sự lo lắng thông thường của sự tự chăm sóc. Điều này lặp lại theo thời gian, thậm chí thường xuyên, bất cứ khi nào giới hạn cá nhân của việc theo đuổi “sự hấp dẫn” được đưa vào sự bảo trợ, bất cứ khi nào các yếu tố rõ ràng vượt ra ngoài tầm kiểm soát cá nhân (như các quyết định lập kế hoạch về một con đường mới, đường cao tốc, phát triển dân cư có khả năng thu hút “người từ bên ngoài”, đóng cửa một bệnh viện, “hợp lý hóa” một trường học hoặc một trường đại học) can thiệp vào sự hấp dẫn nội dung của môi trường. Nhưng các vụ nổ tạm thời của hành động đoàn kết có thể không làm thay đổi các đặc điểm thiết yếu của mối quan hệ hậu hiện đại: rời rạc và gián đoạn, những mục đích nhỏ hẹp, các mối liên lạc nông cạn. Người tham gia đến và đi; và trong mỗi trường hợp, thực sự, yếu tố “tổng thể” không gì hơn là “phép cộng của từng bộ phận”. Bên cạnh đó, mối hận thù và sự bất bình lan tỏa, như một chiến dịch, không cộng thêm, ngưng tụ hay hiển thị một xu hướng nhằm củng cố lẫn nhau. Trái lại, cạnh tranh với nhau về việc khan hiếm sự chú ý công chúng, chia phần cho nhau cũng nhiều như khi kết hợp. Người ta có thể nói rằng chủ đề tranh luận không phù hợp với nhau để tạo thành một bộ khung thống nhất liên tục, điều được kết nối, tiếp tục và chia sẻ.

 

Stuart Hall đã tóm tắt một cách rõ ràng các điều kiện kết quả và triển vọng thị trưởng có thể nắm giữ hoặc không “Chúng ta không có phương tiện thay thế mà những con người trưởng thành có thể được hưởng lợi từ cách thức mà mọi người đã phóng thích bản thân khỏi những ràng buộc của các hình thức cuộc sống và suy nghĩ truyền thống và phát huy trách nhiệm cho người khác một cách tự do và cởi mở. Chúng ta không có khái niệm công dân dân chủ trong tình huống này” [18]. Hoặc có lẽ chúng ta có thể tưởng tượng về khái niệm đó; những gì chúng ta không thể tưởng tượng, không còn thời gian để rèn luyện trí tưởng tượng, là một mạng lưới các mối quan hệ phù hợp và duy trì như một khái niệm. Như vậy, cuối cùng, sự thật cũ lặp lại lần nữa: mỗi xã hội đặt ra một giới hạn có thể tưởng tượng cho các chiến lược cuộc sống và đảm bảo điều đó được thực hành. Nhưng kiểu xã hội chúng ta đang sống trong giới hạn chiến lược như vậy dường như phải chịu những câu hỏi tranh luận và chỉ trích về nguyên tắc của nó và do đó mở đường cho những chiến lược mới mà hiện tại bị loại trừ vì thiếu khả năng tồn tại....

Dành tặng Judith Adler

 

* Link download trực tiếp bài viết “From Pilgrim To Tourist – or a short history of Identity” http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&ved=0CCsQFjAA&url=http%3A%2F%2Fwww.nyu.edu%2Fclasses%2Fbkg%2Ftourist%2FBaumann-pilgrim-tourist.pdf&ei=2s2cUeDwK8afiAfS0oCgBw&usg=AFQjCNEAFALn7BAaaJFRgpbcnCxT39vjUA&sig2=AM4h4SeXFLBWwN4xBx4nzg&bvm=bv.46751780,d.aGc

 

Notes

 

1.     Douglas Kellner “Popular culture and constructing postmodern identities” in Scott Lasch and Jonathan  Friedman  (eds), Modernity and Identity, Basil Blackwell, Oxford, 1992.

2.     St Augustine The City of God, trans. Gerald S. Walsh et al., Image, New York, 1958.

3.     Richard Sennett, The Conscience  of the Eye: The Design and Social Life of Cities, Faber and Faber, London, 1993, p. 6.

4.     Edmond Iabes The Books of Questions, Vol. TT, trans. Rosemarie Waldrop,  Wesleyan University Press, Hanover, 1991, p.342: The Book of Margins, trans.  Rosmarie Waldrop, Chicago University  Press, Chicago  1993, p. xvi, abes quotes  the words  of Gabriel Bounoure: “Sa mạc, tự loại trừ là một nơi ở, mở ra những cơ hội vô tận cho những người người lang thang. Đây, chẳng nơi nào tạo cảm xúc” (The Book of Margins, p.16).

5.     Sennett, Conscience of the Eye, pp.44, 46.

6.     Janine Chasseguet-Smirgel. The Ego-Ideal: A Psychoanalytic Essay on the Malady of the Ideal, trans. Paul Barrows, Free Association Books, London, 1985.

7.     Christopher Lasch, The Minimal Self: Psychic Survival in Troubled Times, Pan  Books, London, 1985, pp.32,34,38.

8.     Ibid., pp. 57, 62.

9.     Anthony Giddens, The Transformation of Intimacy: Sexuality, Love and Eroticism in Modern Societies, Cambridge, Polity Press, 1992, pp. 58,137,61,52,27.

10.  Henning Bech, “Living together in the (post)modern world. Paper presented at the session on Changing Family Structure and the New Forms of Living Together, European Conference of Sociology, Vienna, 22-28 August 1992.

11.  Cf. Zygmunt Bauman, Legislators and Interpreters: on Modernity, Postmodernity and Intellectuals, Cambridge, Polity Press, 1987, Chapter  3.

12.  Jonathan Matthew Schwartz, In Defense of Homesickness; Nine Essays on Identity and Locality, Akademisk Forlag, Copenhagen, 1989, pp.15,32.

13.  Cf. Zygmunt Bauman, Modernity and the Holocaust, Polity Press, Cambridge,    1993, Chapter 7; Post modern Ethics, Basil Blackwell, Oxford, 1993.

14.  Christopher Lasch, Culture of Narcissism: Amerimn Life in an Age of Diminishing Expectations, Warner Books, New York, 1979, pp.102, 69.

15.  Jean-Francois Lyotard, Morali Us postmodernes, Galilee, Paris, 1993, pp. 32-3.

16.  Says Lasch “Không có hy vọng cải thiện cuộc sống bằng bất kỳ cách hiệu quả nào, người ta  thuyết phục bản thân rằng điều quan trọng là tâm lý tự hoàn thiện (thực hiện thông qua các chương trình khác nhau): kết nối  được với những cảm xúc của chính mình, ăn thực phẩm phù hợp sức khỏe, học múa ba lê hay múa bụng, đắm mình trong triết lý phương Đông khôn ngoan, chạy bộ, học cách “liên kết” vượt qua “nỗi sợ hãi của niềm vui”. (Culture of Narcissism, p. 29).

Hãy cho chúng tôi nhấn mạnh thêm vào sự khuếch tán, vào cảm giác không tập trung rằng không phải tất cả các chương trình có xu hướng được khớp nối như một liệu pháp hay tự phát triển đều tốt – nhưng tự điều đó đã được rút khỏi chương trình; nếu có bất cứ điều gì, chương trình được xuất hiện do các thử nghiệm với nhà cầm quyền cứng rắn.

17.  Lyotard, Morali Us posimodernes, pp. 66..K.

18.  Stuart Hall, Thatcherism today, New Statesman and Society, 26November 1993, p. 16

Đinh Lê Na
Số lần đọc: 2940
Ngày đăng: 31.05.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dấu tích miếu thờ Nguyễn Hoàng ở Gio Linh, Quảng Trị - Nguyễn Hoàn
Đôi dấu vết lịch sử ở vài miền xa khuất - Trần Văn Nam
Câu chuyện về hoàng tử Miến Điện Myingun lưu vong ở Saigon - Nguyễn Đức Hiệp
Vị trí chiến lược vùng đất Hà Giang qua đánh giá của Nguyễn Công Trứ - Hồ Bạch Thảo
Cao Biền Một Nhân Vật Nhiều Huyền Thoại. - Nguyễn Cẩm Xuyên
Một tấm lòng Vạn Xuân và Đại Việt 4 - Nguyễn Văn Thành
Phan Bội Châu Và Bia Mộ Hai Con Chó - Nguyễn Cẩm Xuyên
Một tấm lòng Vạn Xuân và Đại Việt 3 - Nguyễn Văn Thành
Một tấm lòng Vạn Xuân và Đại Việt 2 - Nguyễn Văn Thành
Một tấm lòng Vạn Xuân và Đại Việt 1 - Nguyễn Văn Thành