Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.122
123.228.673
 
50 năm ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu 11.6.1063 – 11.6.2013
Vũ Ngọc Anh

 


Trà Mi: Là một người đang giảng dạy tại Mỹ, quan tâm nghiên cứu đến một câu chuyện

xảy ra cách nay gần 5 thập niên, giáo sư có thể chia sẻ thêm về ý nghĩa cuộc nghiên cứu này, cũng như thông điệp mà ông muốn gửi gắm qua đó là gì?


http://www.voatiengviet.com/content/vietnamese-american-professor-wins-grant-to-study-monk-symbolic-of-vietnam-war-era-05-11-10-93451744/863620.html#hash=relatedInfoContainer


Giáo sư Tri Ân: Qua một số báo chí, người Mỹ chỉ biết Hòa thượng là một hình ảnh tự thiêu rất hào hùng của thời đại chống chiến tranh Mỹ, nhưng người ta không biết là bên trong có một sự đàn áp tôn giáo. Một vấn đề khác mà người ngoại quốc ít biết đến là trái tim của Hòa thượng để lại. Nhục thân của Hòa thượng được đưa về an dưỡng địa thiêu trong suốt nhiều giờ. Lần thứ nhất, trái tim của Hòa thượng vẫn còn. Người ta phải thiêu lại lần thứ hai đến khoảng 4 ngàn độ, nhưng trái tim vẫn còn nguyên. Đó là một sự rất kỳ diệu. Chúng ta cần đặt lại vấn đề rằng điều gì làm Hòa thượng dấn thân. Một vấn đề khác mà tôi muốn đặt ra ở đây là thời đại bây giờ, có nhiều người đã mệnh danh tôn giáo gây ra những cuộc khủng bố, làm hại người và đem lại sự bất bình an xã hội. So sánh hai hình ảnh đó, ta thấy Hòa thượng Quảng Đức là một hình ảnh vừa cao quý, vừa đẹp, dám hy sinh thân mạng mang lại lợi ích cho người khác. 



Trà Mi: Nói về trái tim của Hòa thượng, có một số ý kiến ngờ rằng không biết đây có phải là trái tim thật của Ngài hay không. Có tài liệu hoặc minh chứng nào để chứng minh cho điều này không?

Giáo sư Tri Ân: Đây là vấn đề tôi rất muốn biết. Cố Hòa thượng Thích Thông Bửu, đệ tử cuối cùng của Hòa thượng Thích Quảng Đức, cho biết trong năm 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm có tìm cách cướp trái tim của Hòa thượng, nhưng không được. Trái tim sau đó được gửi vào ngân hàng Thụy Sĩ ở Việt Nam. Sau 1975, Hòa thượng Thích Thông Bửu và một số người khác đại diện để mang trái tim về, nhưng họ không cho. Hòa thượng Thích Thông Bửu có nói rằng ấn, cái phiêu giữ, và giấy tờ lưu giữ của trái tim vẫn còn nguyên

Về trái tim Bồ Tát của Hòa thượng Thích Quảng Đức

A.- Trong bài phỏng vấn gs. tiến sĩ Nguyễn Tri Ân nói: “ Trái tim sau đó được gửi vào ngân hàng Thụy Sĩ ở VN”. Nhưng với bài [Chuyện ít người biết về xá lợi Phật - Kỳ cuối: "Khai thị về Pháp thân xá lợi"-Giao Hưởng-]  thì: “Bồ tát ngã xuống mà tay vẫn còn bắt ấn tam muội và khi ngọn lửa trà tỳ với sức nóng 4.000 độ đã tắt, trái tim của ngài vẫn không cháy, kết lại thành một khối rắn chắc như ngọc, được đưa vào giữ trong tủ sắt của chi nhánh Ngân hàng Thụy Điển tại Sài Gòn”

Trên báo Thanh Niên: Chuyện ít người biết về xá lợi Phật - Kỳ cuối: "Khai thị về Pháp thân xá lợi"[ Giao Hưởng] 

http://www.thanhnien.com.vn/news/0109/Pages/200925/20090617225405.aspx

- Thụy Sĩ hay Thụy Điển ? Và tên ngân hàng đó là gì ? và địa chỉ tọa lạc của cái ngân hàng đó ở đâu ? Là một tài liệu lịch sử mà không có đường dẫn (xuất xứ) ?

B.-…và… “Lần thứ nhất, trái tim của Hòa thượng vẫn còn. Người ta phải thiêu lại lần thứ hai đến khoảng 4 ngàn độ, nhưng trái tim vẫn còn nguyên.” [Nguyễn Tri Ân]

- Thế nhưng lời đã được khắc trên Bia Đá tại An Dưỡng Địa (An Lạc – Phú Lâm) ngày 01-01-2010 là: “ Sau đó, nhục thân của Ngài được Giáo Hội Tăng Già tôn trì tại Chùa Xá Lợi và được cung nghinh trà tỳ tại lò thiêu An Dưỡng Địa này. Có một điều kỳ diệu là trái tim qua ba lần hỏa thiêu, với nhiệt độ trên 1.000 độ C, nhưng trái tim của Bồ Tát vẫn nguyên vẹn không cháy rã.”[xin xem pic. Attach]

* “Trên 1.000 độ C” có thể suy ra: 2.000…3.000…4.000/40.000…400.000 độ ? miễn sao là trên 1.000 là được cho nên đương nhiên là hợp lý ??? Đây là tài liệu lịch sử hay tài liệu tuyên truyền ?

 

* Tài liệu lịch sử là: “Có một điều kỳ diệu là trái tim qua ba lần hỏa thiêu, với nhiệt độ trên 1.000 độ C” đã được khắc vào Bia Đá của Giáo Hội Phật Giáo VN và chính xác là chính nơi Hòa thượng Thích Quảng Đức được thiêu – An Dưỡng Địa – tức thuộc Chùa Huệ Nghiêm (An Lạc- Phú Lâm)

C. “từ năm 1991 đến nay, quả tim Bồ tát Thích Quảng Đức vẫn do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam lưu giữ. Đó là bảo vật quốc gia, là một dạng xá lợi độc đáo của Việt Nam.” [dẫn lại báo Thanh Niên trên]

- Vậy mà ông tiến sĩ Nguyễn Tri Ân lại nói: “ Trái tim sau đó được gửi vào ngân hàng Thụy sĩ ở VN. Sau 1975, Hòa thượng Thích Thông Bửu và một số người khác đại diện để mang trái tim về, nhưng họ không cho. Hòa thượng Thích Thông Bửu có nói rằng ấn, cái phiếu giữ, và giấy tờ lưu giữ của trái tim vẫn còn nguyên.” [Xin lưu ý: tiến sĩ này viết: “Cách đây 3 năm tôi có về VN đi thăm các ngôi chùa do Hòa thượng trước trùng tu, trụ trì, hay xây dựng có lưu giữ rất nhiều tài liệu của Hòa thượng…” * 2010-3 năm = 2007, đó cũng là năm “Cố Hòa thượng Thích Thông Bửu (tịch năm 2007 - là một trong những đệ tử thân cận của ngài”- Thanh Niên- (vậy lả ông gặp trước khi HT mất)…đã nói với ông, nhưng tài liệu của báo Thanh Niên trên thì “từ năm 1991 đến nay, quả tim Bồ tát Thích Quảng Đức vẫn do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam lưu giữ.”

- Đến năm 2007 ông tiến sĩ Nguyễn Tri Ân lại nói: “ Trái tim sau đó được gửi vào ngân hàng Thụy sĩ ở VN. Sau 1975, Hòa thượng Thích Thông Bửu và một số người khác đại diện để mang trái tim về, nhưng họ không cho.

- Ôi…nghiên cứu….nghiên cứu cái kiểu gì lạ vậy ???

     -   Có khi nào người ta nâng một chuyện lịch sử lên thành huyền thoại để rồi chính những huyền thoại bất nhất đó trở thành huyền hoặc không?

-          Tại sao họ không giữ lại chính sử để cho nó được chính đáng và chính danh ?

-          Có vấn đề gì khuất tất khó nói không ?

==============

 * Bài phỏng vấn gs. Tiến sĩ Nguyễn Tri Ân Người Mỹ gốc Việt được tài trợ nghiên cứu về HT.Thích Quảng Đức  trên đài VOA:  http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnamese-american-professor-wins-grant-to-study-monk-symbolic-of-vietnam-war-era-05-11-10-93451744.html

=========

* Trên báo Thanh Niên: Chuyện ít người biết về xá lợi Phật - Kỳ cuối: "Khai thị về Pháp thân xá lợi"[ Giao Hưởng] 

 http://www.thanhnien.com.vn/news/0109/Pages/200925/20090617225405.aspx

=========

 

 

 

 

 

 

 

 

Vũ Ngọc Anh
Số lần đọc: 2213
Ngày đăng: 13.06.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những loại đàn tì bà - Vương Trung Hiếu
Xã Hội Dân Sự : Đó chính là Sự Hy sinh Dũng cảm - Đoàn Thanh Liêm
Phải chăng chu thần Cao Bá Quát là Cha đẻ của phó vương Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải!? - Thái Doãn Hiểu
Dịch phẩm cho Lễ Phục Sinh - Nguyễn Hồng Nhung
Con người suy nghĩ bằng bụng, dạ, ruột, gan hay tim … óc? - Nguyễn Cung Thông
Du xuân Tà Cú - Phan Chính
HỎA LINH, SỰ THẬT VÀ THẦN THÁNH - Nguyễn Hồng Nhung
BIÊN ĐỘ CỦA THÁNH KINH - Nguyễn Hồng Nhung
Con Đường Bao Dung - Trong văn hóa và huyền sử Việt Nam 4. hết - Nguyễn Văn Thành
Nhà Văn Vũ Trọng Phụng Dưới Bút Danh Ngọa Triều - Lại Nguyên Ân
Cùng một tác giả
Đặng Phùng Quân (truyện ngắn)
Cánh hoa vô ưu (tạp văn)
Đánh giặc (đối thoại)
Ta đi tìm Mình (tạp văn)
Thư mở...cho mầy (đối thoại)
Trái Cấm (tiểu luận)
“ Ừ ” (đối thoại)
Ngôn Pháp (nghệ thuật)
TomTom (tạp văn)
Chạy Mất Dép (tạp văn)
Thú tủi nhục (tạp văn)
Hóa văn (tạp văn)
Trái Cấm (tạp văn)
Vô ngôn sư (tiểu luận)
VÀNG và LỬA (tiểu luận)
Chuyện con tim (truyện ngắn)