Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.178
123.222.769
 
Hóa thân của Franz Kafka (II)
Võ Công Liêm

 

                 

        

     Hóa Thân là tập truyện vừa, gồm có 3 chương. Là một trong hai tác phẩm đầu tay của Franz Kafka. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1915 trên báo Thời Sự / Die weissen Blatter với tựa đề: ’Hóa Thân / The Metamorphosis / Die Verwandlung’. Kafka không nói rõ những gì để dẫn chứng về việc xuất bản; do đó chứa đựng nhiều sai sót, mắc lỗi trong việc in ấn.

 

Sau những lần tái bản đều được chỉnh sửa cho phù hợp tinh thần và ý văn của Kafka. Đây là việc khó để thấu thị cảm thức của tác giả (the sensation of sight) Bởi; Kafka làm ra được cái giật mình, hốt hoảng, quái dị, tạo được sự ngạc nhiên buồn cười qua từng câu văn. Ông cày lên những luống đất rải vào đó một thứ ngu ngơ khôi hài, trầm lắng vào một cảm thức không tương xứng; tội lỗi và những gì khác biệt. Hóa Thân là một tác phẩm phổ quát khắp nơi trên thế giới, tạo ảnh hưởng vào những tác phẩm hư cấu khác ở thế kỷ hai mươi. Phê bình gia W.H. Auden viết: ’Kafka là một nhà văn quan trọng đối với chúng ta bởi; trong cuộc đời khó khăn, ức chế của ông là một khó khăn, ức chế của con người hiện đại. –Kafka is important to us because; his predicament is the predicament of modern man.

 

Văn phong của Kafka là tiếng vọng duy nhất trong nền văn chương đương đại. Ảo giác của ông có khả năng đưa ta về một cõi của ’dốc mơ’ thực, hoặc; tỏ ra một cái gì chính xác, nhét vào đó bóng mộc-đè trong tâm hồn của những kẻ ’có-bóng’. Cũng trong biểu hiện của truyện kể thường để lại một kết quả quái dị, kỳ khôi và những gì tương nghịch qua những vai trò hư cấu đầy tính chất ngụ ngôn, phong thần; đồng thời trong tất cả chuyện như phơi bày một lời lẽ châm biếm, mỉa mai, một âm vang hớt hải không cạn lời. Sự miệt thị máu Do Thái trong ông đã ám ảnh bởi ý niệm tội-tổ-tông (Original Sin) như hệ lụy cái tội phải trả, đó là hình phạt và quyền năng tối thượng. Dù rằng giữa lúc đó có nhiều lời phê phán, coi Kafka như kẻ mắt chứng bẩm sinh tâm thần, đồng thời ông trút vào hồn ông một thứ phân tâm sinh lý trong khi viết những tác phẩm như thế. Gần đây có nhiều thức giả, độc giả thừa nhận rằng cái lối mà ông cố tạo ra dạng thể như thế không phải là chuyện giản đơn trong một dụng ý cố tình, mà đó như một ao ước, nhưng; ở đây không phải là dấy động từ nội tại mà những gì xẩy ra là chứng cứ căn bệnh thời đại một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất; Kafka hình như thấy trước những dự đoán của mình qua những gì đen tối thuộc về lịch sử; ngay ở thế kỷ nầy, kể cả chuyện hỏa thiêu (Holocaust) mà ông đã nghĩ tới. Giữa lúc đó cho chúng ta thấy một ý tưởng không thích hợp với đời người, xa lạ với thế giới thực thể , gần như thế giới của cõi ngoài (alienation) và bao trùm một cái gì ngu ngơ, quẩn trí nằm lịm ở mỗi con người. Trong lúc nhân loại đang mong đợi cái gì cao cả vô tận, thì ngược lại lúc đó người ta đối diện một tinh thần hoài nghi, mơ hồ. Cho nên chi không có lời lẽ nào hơn tiếng nói của Kafka trong:’Hóa Thân/The Metamorphosis’ là điều không thể nào bỏ qua, không thể nào cướp lấy những gì kinh hoàng của bóng-đè để thay thế những gì khác hơn, với khả năng lý luận cho rằng những gì nghĩ ra là thuộc ở cõi ngoài . Đó là tiến trình không thể nào lay chuyển từ những câu văn băng hoại, lạnh lùng rơi dần vào chốn hồn ma bóng quế...

 

Trong chương một; phần vào truyện, Kafka đã tạo được cảm giác ghê rợn, một lối mở cho ta thấy giữa bình thường và hóa thân có những trạng thái khác nhau. Đọc một đoạn mở đầu trong truyện Hóa Thân của Kafka xem có tác động trong ngọn bút lơ lửng của ông không:

 

”Buổi sáng trong khi Gregor Samsa thức dậy từ một giấc mơ bồn chồn, bất an hắn nhận ra nơi hắn một biến thể ngay trên giường là một con bọ to lớn kinh khủng. Hắn đặc lưng nằm xuống trong một thế khó khăn tợ như áo giáp sắt và cùng lúc đó hắn nhất đầu, hắn thấy bụng dưới phồng lên, u tròn một màu nâu sậm, chia ra từng phần cánh cung bén cạnh của xương sườn, làm thành mái che toàn thân hắn, bao quanh một thứ dễ trượt, có thể vừa đủ để bấu vào. Quá  nhiều chân cho nó, mỏng mảnh, yếu mềm đáng thương so với một tấm thân cở bự đặt yên trên thân nó; đu đưa, chơi vơi như không ai cứu giúp trước đôi mắt nó. ’Những gì đã xẩy đến với tôi?’ hắn nghĩ. Đó không phải là giấc mơ. Buồng của hắn, một buồng ngủ thông thường của mọi người, chỉ có điều là buồng quá nhỏ, đặt giữa bốn bức tường liền nhau yên lặng. Trên bàn những đường may, mẫu vải tháo rời đã trải tràn ra -Samsa người là thương nhân- hắn treo những tấm hình vừa mới cắt ra từ một tạp chí có giấy bóng loáng và đặt vào trong cái khung mạ vàng đẹp. Hình lộ ra một người đàn bà đội nón lông thú và quàng khăn lông thú quanh vai, ngồi thẳng đứng và nhô lên, dội vào người xem một đám lông thú nặng nề quàng kín mà tất thảy cánh tay đằng trước của nàng không còn nhận ra...”

(As Gregor Samsa woke up one morning from unsettling dreams, he found himself transformed in his bed into a monstrous vermin. He was lying on his back as hard as armor plate, and when he lifted a his head a little, he saw  his vaulted brown belly, sectioned by arch-shaped ribs, to whose dome the cover, about to slide off completely, could barely cling. His may legs, pitifully thin compared with the size of the rest of him, were waving helplessly before his eyes. ‘What’s happened to me?’ he thought. It was no dream. His room, a regular human room, only a little on the small size, lay quiet between the four familiar walls. On the table, on which an unpacked line of fabric samples was all spread out –Samsa was a traveling salesman- hung the picture which he had recently cut out of a glossy magazine and lodged in a pretty gilt frame.It showed a lady done up in a fur hat and a fur stole, sitting upright ans rising up against the viewer a heavy fur muff in which her whole forearm had disappeared…)

 

Tuy đoạn văn ghi lại ngắn nhưng cũng thấy được  ảo hóa trong từng cách diễn đạt, từng con chữ chạy trên một mệnh đề văn chương để cho ta nhận ra một hình ảnh mơ hồ quái dị; điều nầy cũng chẳng làm lạ cho một nhà văn như Franz Kafka; lúc sinh thời bản chất Kafka là một con người khó hiểu, khó hiểu ngay những ngày sắp chết; ông muốn phá hủy những gì ông đã dựng lên, chính cái khó hiểu, kỳ cục đó đã đôi phần khó hiểu, tối tăm trong những truyện ngắn của ông. Nhưng; đến khi Kafka lià đời người ta mới tìm thấy tâm thân tiềm ẩn của Kafka nằm trong các tác phẩm; chính những tác phẩm của ông đã tạo ra một tri nhận sâu sắc, một ý thức hiện đại và cảm nhận được chiều sâu qua từng nhân vật trong chúng ta.

Lịch sử của Hóa Thân bởi Kafka và những gì của Kafka là bởi một thứ nghệ thuật của ông. 

-The metamorphosis of history by Kafka, and of Kafka by his art- Là hầu hết những chứng cớ thảm kịch đời; một sức mạnh trong văn-chương-mới từ khi có trường phái Lãng Mạn ra đời. Sự thật lịch sử của Kafka là sự thật cuộc đời hiến dâng cho văn chương. Hiểu được ông thời chúng ta có thể thay vào đó một chất liệu dành cho ngữ ngôn văn chương, bởi ở đây chúng ta gọi là ‘lịch sử / (his)tory’ nói một cách công thức: Lịch sử là cuộc đời của tự thức (mind itself) mà không phải là do từ trí tuệ, ngoại trừ được xem như góc độ khoảng cách, đó là cả hai bề mặt sống trong tiến trình thuộc lịch sử và hiểu rõ tự nó như cuộc đời đang sống. Hành động của Kafka là hành động lịch sử thật sự trong những truyện của ông mà chính điều đó phản ảnh được hành động như mỗi khi ông đặt bút xuống viết. Phản ảnh sống thực bên cạnh cuộc đời: một cuộc đời đầy rẫy rối ren, một tàn bạo do từ gia đình, một bộ mặt lạnh lùng thờ ơ của đám viên chức quan liêu và những đô thị chất chứa khốn khổ, lầm than. Giữa thế giời ngày nay cho ta cảm thấy như cô lập, như mắc phải, như khuyết điểm là những gì mà tác giả ghi nhận như một hiện hữu để viết lên cái bi kịch đời để được hóa thân. Truyện của Kafka là những câu chuyện điều trị, đối xử những vấn đề đem lại hạnh phúc cho từng người, một xã hội công bằng và một tấm lòng biết ơn khởi từ quan điểm của định mệnh đời ông như cuộc đời trong văn chương của ông; đó là dấu tích linh hồn của nhà văn Kafka.

 

Nhớ rằng; hình ảnh ở đây không thể ởm ờ, hờ hửng, bỏ rơi một cách vô tình hay để nhắc nhở người đọc về sự sanh ra cái quái gở, lạ lùng nầy, mà; ở đây là một chủ thể nồng cốt để nhấn mạnh vào những chuyện kế tiếp của Kafka. Ý của tác giả không cho đây là chuyện ngẫu nhiên mà là một thực thể của đời người đang đứng trước một hiện hữu dù là một hiện hữu tha hóa chăng nữa đều biến dạng qua những hình thức khác nhau, Kafka thấy được những trạng huống mà con người đang dấn thân. –the monstrous mà Kafka xử dụng trong Hóa Thân được biến dạng như một anh hùng phi thường khác lạ, không còn là sinh vật dưới con mắt bình thường, Kafka ẩn dụ một đối kháng giữa người và vật, giữa nhân cách hóa ‘lục súc tranh công’ mà vạch ra đây một cái gì dơ bẩn, xấu xa, tục tỉu và những nhầy nhụa xuyên suốt trong những hộ gia đình; từ cái mốc đó cho chúng ta thấy được thế nào là ảo hóa của biến thân trong cuộc đời cũng như trong xã hội. Đó là ý thức siêu đẳng của Kafka.

 

Và bây giờ; hình như cho ta thấy được một tư duy phi thường để đòi hỏi yêu cầu những gì ở:

Gregor Samsa, loài sâu bọ (quân vô loại). .. những ‘con chữ’ thuộc văn chương là điều kiện khai mở hiện hữu của người viết –literally expresses the condition of being a writer. Có thể đó là lối dụng văn mù tăm, tá hỏa qua từng con chữ, câu văn của Gregor được Kafka diễn tả như định mệnh đã an bài cho người viết. Nhưng; cái sự cớ gì để nối liền giữa hình ảnh loài sâu bọ và tác động đích thực của người viết? Mạch nối đó đã có trước đây trong một câu chuyện khác được gọi là ‘Chuẩn bị một Cuộc hôn lễ ở Nông thôn / Wedding Preparation in the Country’ (1907) cái đó nó nằm trong lối miêu tả một chủ quyền tự quản qua hình ảnh, vóc dáng của một con bọ-hung (a beetle). Nhân vật Raban, người hùng, khám phá là lối về của bất lực, một cố gắng bất thành; đó là cách sắp xếp trong một cuộc hôn nhân. Từ đấy nảy mầm trong ‘Hóa Thân / The Metamorphosis’ của Franz Kafka.

 

Đây là giấc mơ huy hoàng của bọ-hung là tương hợp tư duy khởi thủy của Kafka, trước mùa thu 1912; đó đây như một hệ lụy văn chương của đời ông. Đó là cái nhìn trong suốt từ con người của Franz Kafka, một sự nhận biết về quyền năng và tuyệt hảo –He saw it as the source of power and perfection : ‘một cõi như nhiên hứng khởi trong tôi… là quá đủ để tôi có thể làm nên mọi thứ và không những chỉ điều đó đưa tới để nhận rõ qua từng mảng của tác phẩm. Trong lúc tôi võ đoán viết những câu văn đơn phương, thí dụ; ‘Hắn nhìn qua cửa sổ’ đó là sẳn sàng có một cái gì hoàn hảo’ –the special nature of my inspiration… is such that I can do everything, and not only what is directed to a definite piece of work. When I arbitrarily write a single sentence, for instance; ‘He looked out of the window’ it already has perfection’ (Rút từ Diaries/ Nhật Ký F.K. 1910/1913 p.45/48).

 

Vậy thì; người viết là nhận biết cái thích thú, hào hứng của niềm vui, phản ảnh một nét u sầu đẹp ‘beautiful lament’, nhưng: đó cũng là một thể loại sáng tạo chết ‘dead creature’. Phải biết cho Kafka là kẻ say mê chơi chữ ‘nguyên ngữ học / etymology’ và có thể rất là thích thú để ý thức  về cảm thức gốc của những ám ảnh ngữ thuật như chữ ‘un-‘ chữ của ‘ungeheueres Ungeziefer’ (Con bọ kinh khủng vĩ đại/monstrous vermin) ngay cả danh xưng của ‘Gregor’ đã được chuyển hóa ra từ ‘un’ của Ungeheuer có nghĩa là con người mà người ấy không có nơi nương tựa, một thứ vô gia cư, vô địa táng. Thì ra; ‘Con bọ/Ungeziefer/Vermin’ là sinh vật không sạch, không đồng bộ cho việc tế sinh; một tạo vật không nằm trong quy trình sinh tử vạn vật của Thượng đế. Nhưng phải hiểu cho rằng dạng thể bày tỏ ở đây giống như Gregor có thể không phải là một đáp ứng; chúng không phản ảnh một sự lắp đặt mập mờ, kỳ ảo mà những thứ đó cũng không thể gói trọn trong cùng một hình ảnh. Nguồn gốc của Hóa Thân là vết tích còn lại của căn-số, của không-tự-nhiên, của bí-ẩn là cả một giải đáp về người cha, là một trường hợp của phủ nhận cho tất cả những mạch nối trong nó. Vai trò người cha không phải là gốc ngọn của những quái dị nầy và cũng không phải tạm bợ của sinh tồn, hoặc; ở đây Kafka có thể không chứng minh một cách rõ ràng là Gregor hẳn nhiên như người và hoàn toàn không lệ thuộc những gì có dính tới loài sâu bọ (vermin). Đọc sâu vào tác phẩm có thể cho ta suy nghĩ Gregor là loài sâu bọ. Ở Hóa Thân của Kafka thì nói: ’was no dream / không phải mơ’ Kafka không biểu lộ được sự trở về trong một dạng thể của ông. Có một vài nguyên nhân: ‘Hóa Thân’ của ông không phải ở trạng thái nguyên vẹn của một con người thoái hóa. Ảnh hưởng qua những kinh nghiệm khác nhau trong đời để trước khi thành hình tác phẩm. Thật ra trạng thái tâm linh của Kafka lúc ấy là một đối đầu gia đình và xã hội đưa tới nhiều biến đổi bất đồng, biến mình dưới nhiều dạng thức thực và ảo đưa tới một nội tâm chuyển hóa thực thành mộng, mộng thành ảo; đó là nguyên nhân  một phần làm nên tác phẩm. Hóa Thân đã chuyên chở cho Kafka một cảm thức thị giác cần thiết: là người viết đã bị kết tội, là không chạy chửa cho cái mất tình cảm. Dù rằng; khi viết về cái gọi là kinh khủng vĩ đại ‘monstrous’ là không-hiện-hữu ‘non-being’. Tuy nhiên khi diễn tả một sự to lớn quái dị như thế thì chính lúc ấy là hiện hữu trước sự vật. Đành rằng không hiện hữu hay hiện hữu qua sự vật mô tả. Ở đây Kafka viết cho chính ông, nhưng trong công việc nầy ít nhiều ông nói lên cái hướng trước mắt hơn là cái nhìn thực thể. Hóa Thân là một bí ẩn của con người dưới nhiều dạng thức khác nhau. Kafka hoá thân ( metamorphosis) là một hình ảnh vừa siêu hình vừa trừu tượng, một lối ẩn dụ (metaphor) với từng mạch chữ mà ông xử dụng trong hầu hết tác phẩm của ông. Đó là yêu cầu cần thiết nhất trong Hóa Thân.

 

Hóa Thân của Franz Kafka coi như một cái chết và một tư duy kỳ quặc được phục hồi. Hóa Thân là một tác phẩm làm say mê hằng triệu độc giả trên thế giới, ông đã đưa dẫn bằng một cấp độ vô-thức của sợ hải hơn cấp độ hữu-thức của hiểu biết. Chuyện kể là một cái gì lạ đời tợ như mê hoảng, một giấc mơ quái gở chưa hề có,  dù cho mơ có tính khôi hài quấy nhiễu đi  chăng nữa; cơn mơ thường hay đến bình thường hay mê man, mơ đẹp hay ác mộng là cấu trúc dưới một dạng tinh nghịch của hình ảnh vô thức, chế ngự trọn vẹn một cách tỉ mỉ và ý thức kềm tỏa luôn cả trí tuệ nghệ thuật. Chính Kafka không giảo nghiệm qua giấc mơ của ông, bởi; ông đã từ chối việc thực hiện nầy hoặc có thể do từ bản tánh tư kỷ(ego)sợ hải trong ông do từ những gì liên can đến sự xâm lấn của vô thức xẩy ra. Những gì Kafka dự phóng vào giấc mơ hoặc ít ra một yêu cầu cho dự phóng, đó là những gì ông nghĩ tới như một nguyên nhân, như hiệu năng để thực hiện. Trong cái tư kỷ của Kafka, ông cảm nhận ra mình như dịch hạch truyền nhiễm và chính sự cớ đó đưa đến một thứ phân bón bọ hung, ấy là những gì tư kỷ mà ông đã giảm thiểu trong ‘Hóa Thân’. Thật ra chủ đề nêu trên đã lạc hướng; mà có thể đó là đa nguyên luận (pluralized) dành cho một tập thể gia đình: cha, mẹ và một người em trong trí tưởng, tất cả được biến thể như nhau trong một dạng thức của tâm linh sống còn (intrapsychic) đó là thảm kịch của tất cả cho hành vi đơn thuần, bởi đây là một dâng trào trong vô thức của một trí tưởng cạn cợt thuộc phân tích tâm lý của yêu, ghét qua hình tượng của người mẹ. Vấn đề tâm lý của Gregor Samsa là chuộc lại xuyên qua một dấu hiệu của cái chết, là tổng số của mọi dữ kiện kể cả bản năng tính dục .

 

Trong khi đó Hóa Thân mở ra một hành động về ý thức tâm linh, Gregor Samsa tìm thấy tư kỷ ở chính hắn, một thế giới ngập tràn bởi cuồng nộ của hỏa diệm sơn, của dấy động qua những kinh nghiệm hệ lụy gia đình. Trong phần kết của tập truyện đã được tác giả dàn dựng cảnh huống gia đình với những tác động dục tính quái dị…tất cả hóa thân trong cuộc sống như vẽ lên một bức tranh vân cẩu, một ngày hội hóa trang, những múa rối là cả mô hình phơi bày mặt thực xã hội; hóa thân để đại diện mặt thật bên trong của con người mà mỗi con người như đã một lần hóa thân trong dạng thức của vô thức. Biến hình trong dạng ‘nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi’ là hình ảnh quái gở giữa đời này. Đi sâu vào lòng đất của Kafka ta mới nhận ra được thực ảo của cuộc đời là thế. Và; hóa thân không như ta tưởng!

 

 

Qua cái nhìn thẩm định tác phẩm thì Hóa Thân không còn là chuyện ‘kinh dị Hít-Cốc’không còn là chuyện phong thần trừu tượng để làm cho người ta hoảng sợ; mà đó là mặt thực của bóng đen phô diễn trạng thái tâm linh. Bóng trắng của Hóa Thân là phản ảnh một chiều sâu có tính giáo dục nói lên bi thảm –education for tragedy; một bi thảm giữa con người và xã hội, biến cách qua nhiều dạng thể khác nhau, ngay cả trạng huống gia đình, kể cả cá nhân riêng biệt ‘single personel’ đều lâm vào một hoàn cảnh. Kafka nhìn hóa thân không ở thực thể sự vật mà nhìn sâu vào ‘nội điạ’ của con người, một tâm thức phản kháng của bọ-hung.

The Metamorphosis / Hóa Thân là câu chuyện của một thương nhân Gregor Samsa, hắn trở giấc vào một buổi sáng biến hình thành một bọ hung to lớn kinh khủng; duy trì bản năng để nghĩ ra và nhận ra mình là một hiện hữu của con người, là người tù bị giam giữ, ẩn trốn từ gia đình và từ từ đi tới sụp đổ, điêu tàn trong con người của Gregor…

Trạng thái tinh thần của Gregor trong gia đình là một rập khuôn chính xác qua một trạng huống gia đình của Franz. Mà bốn bề của căn buồng như vây hảm không lối thoát. Gregor một người lớn tuổi, là một người tù của gia đình hắn…Trái lại; hắn hoàn toàn xa lạ đối với gia đình và sống giữa sự hờ hửng của kẻ lưu đày; một trạng thái như vậy Kafka cho đó là lưu đày kiểu Nga nằm lạnh cóng giữa bãi sa mạc Tây Bá Lợi Á. Đó là tâm trạng bi thảm của Kafka đã bộc bạch trong nhật ký như tỏ ra một lần nữa về yếu tố vật lý và văn chương của ông; về sau khi giả từ bút nghiên là lúc Kafka đóng chặc cửa buồng để xa dần thị giác.

Trong Hóa Thân là một cố gắng vượt mức và cũng là lòng ham muốn vượt thoát; cả hai tinh thần nầy hòa tan vào trong thế đơn phương của Gregor Samsa, đó là yếu tính được cấu trúc cho câu chuyện đúng như  thể cách tự phân biến (self-division). Tự phân, tự biến là thể thức thực tế đúng tâm bệnh của cái sự khởi đầu, cái hết lòng ra đi của thương nhân là để bỏ tù một thân thể khổng lồ sâu bọ. Với hóa thân; chính yếu là đi vào thế giới cõi ngoài của cái ngã vị nguyên thủy (pure-self) tức vẽ lại hình ảnh con rận, con rệp hay con bọ-hung, một thứ côn trùng không thể coi là tốt, đẹp trong chức năng; chính cái đó đã tác động trong tác phẩm của Kafka. Hình ảnh bọ-hung xuất hiện lần đầu trong tác phẩm ‘Chuẩn bị cuộc Hôn lễ ở Nông thôn / Wedding Preparation in the Country’ một tác phẩm chưa hoàn thành khi Kafka còn trẻ tuổi(1907/1908) như vậy mất từ bốn đến năm năm trước khi xây dựng bố cục Hóa Thân. Tên nhân vật được gọi là Raban và sau đó đổi thành Samsa, chính cái đó làm Kafka hài lòng và tỉnh ngộ về sau. Bọ-hung xuất hiện ở đây như một ký hiệu của nguyên thủy, một ngã vị tự tại. Một tự tại thất nhân tâm (this self is inhuman); mà đã có lần Kafka ghi lại trong nhật ký: ’Và rồi tôi trở nên tê cóng trở lại và mất luôn cảm giác… Và; tợ như một con thú dữ ở cực xa từ loài người, cổ tôi xoay tứ phiá nhiều lần’ (Rút từ Daiaries/Nhật ký. F.K. II. P.98). (And I have become cold again, and insensible…And; like some kind of beast at the farthest pole from man, I shift my neck from side to side again).

Điều đó hết sức chính xác để trục xuất những gì tồn tại, chính xác trong những gì thất nhân tâm trước đây trong ông, để cuối cùng giả từ tất cả và khép cửa. Franz Kafka trở về với tấm lòng nhân. Vị trí trong cuộc đời là hoàn toàn giống như tâm trạng của Gregor Samsa, một thương nhân du hành, trước khi ông hóa thân; tuy nhiên điều nầy chưa hẳn đúng vẫn còn tồn tại khuyết điểm, vẫn chưa vững lòng, vẫn còn đau khổ và quyết tránh. Đó là thế giới tương quan của đấu tranh và bi thảm trong Kafka. Tuy vậy đó cũng là một thứ động lòng trắc ẩn ‘pathetic’ trong tinh thần của Gregor, tinh thần của Kafka. Một đánh dấu rõ rệt nhất: Mất tiềm lực/powerless. Đích thực/preciseness. Con người/Human. Đó là những gì của Kafka.

Có hai bọ-hung hóa thân trong tác phẩm của Kafka. Ở đây có cái chung chung: được thay mặt cho một khuynh hướng ngưng nghỉ, lui về. Và mặt khác cho một đối kháng: dành cho một chịu đựng, kiên trì để đi tới chiếm cứ. Như vậy trong hai trường hợp trên của hóa thân là hợp nhất trong cùng một đối kháng. Điều đó như đã một lần khước từ và giảm thiểu, triệt thoái và xâm lược. Gregor có thể không bao giờ chấp thuận một ý thức riêng tư như một mong muốn cho mình; đó là yếu tố chính trong hóa thân mà Kafka muốn nói đến.

 

Đúng ra Gregor muốn thực hiện những gì mà lâu nay hắn muốn chiếm cứ và mơ về tính dục trong con người hắn, cái sự cớ đó gây ra từ khát khao xác thịt hơn là tình yêu. Đó là chiếm cứ. Giấc mơ mộc mạc của Gregor với người chị đã được chế ngự bởi lòng tư kỷ để đưa tới một sức mạnh, chiếm cứ để tự khâm phục lấy mình. Hóa Thân gần như chuyện ngụ ngôn chớ không duy nhất là sự kiện. Ở đây chúng ta tìm thấy mẫu mực xưa của giấc mơ có tính nghệ thuật về dâm tính (the archetypal ‘art’ eroticism) trong tác phẩm Hóa Thân của Kafka.

Ở phần kết của tập Hóa Thân tác giả đã nói hết viễn cảnh cha mẹ và chị của Gregor Samsa; được diễn tả dài dòng (5 trang) qua từng khiá cạnh trong một gia đình. Từ câu đầu của đoạn văn đã hiện ra cảnh tượng của mơ như sống thực chớ không như mơ, cảnh tượng méo mó, phồng mang trợn mắt nằm đơn độc của thứ anh hùng bệnh hoạn để thấy mình biến dạng dưới một con bọ-hung to lớn khủng khiếp. Đó là những gì có thể xem là trọn vẹn cho người viết dù là bày tỏ thân thiện chăng nữa thì đó cũng đã ‘hóa thân’, duy nhất một điều được coi đó là ảo giác của anh hùng bệnh hoạn : vậy thì trong hành động của ông có thể phá hủy, nhưng; không thể -impossible!; thì đó là cấp độ quá đặc biệt trong chuyện của Kafka. Dọc đường của Hóa Thân tác giả nhắc nhở nhiều lần về ‘người hùng/hero’ như một nhấn mạnh vào một hiện thể không thực. Lấy một loài sâu bọ để tượng trưng là một ý tứ siêu thoát của Franz Kafka; bọ-hung được liệt kê là côn trùng, nhưng Kafka đã nhân cách hóa ‘monstrous vermin’ là ‘anh hùng bệnh hoạn’ đó là dữ kiện tha hóa của hóa thân. Phần cuối tác giả diễn tả sự xung đột nội gia là một hiện hữu tha hóa, tha hóa gia đình, tha hóa xã hội được lồng trong một hoàn cảnh bi thảm, bởi; Hóa Thân được cấu trúc như một thảm kịch, không còn cấu trúc xây dựng chính cho hiện thực –The Metamorphosis  is a tragedy constructed not on the structural principal of realism. Nhưng; chủ yếu vẫn là ‘trở về/rêver’ của cuộc đời đang sống –But; on the principles of the dream-life. Nghiệm ra Kafka đưa nhân vật Gregor là bản thân mình và người hùng bệnh hoạn là cõi đời. Tại sao? Đó là phép ẩn dụ của tác giả, một thể loại nhận thức siêu đẳng trong văn chương như đã nói ở phần trên lối dụng văn của Kafka là thuật ngữ. Cho nên chi đọc hóa thân để thấy mình hóa thân với câu chuyện. Sao? Sao? Sao? Và; tại sao? Bởi; Hóa Thân tự nó đã thuộc về luân lý và trở nên quy luật thực nghiệm (empirical laws). Ngu xuẩn! Đó là đích thực không trở nên dữ kiện của ký hiệu nhưng ký hiệu trở nên dữ kiện –it is precisely not a fact become symbol but a symbol become fact. Nhưng đứng trên phép tu từ khác thì nó trở nên ảo hóa huyền bí/magical; đó là thuyết tương phản và hết sức ngu xuẩn, cũng vì thế; mà những gì xẩy ra chỉ có một cảm nhận duy nhất là khả năng lý luận của giấc mơ (the logic of the dream) Nhớ cho; không phải những gì nói ra đây là nằm dưới dạng miêu tả để trở nên đúng. Với Franz Kafka thì đây là một cái nhìn thông thường để lại và trút vào đó một hiện thực câu chuyện. (một thời được coi là ‘phép lạ’ của hóa thân và được chấp nhận). Ấy là điều đáng được ngợi ca!

Trong loạt truyện của Franz Kafka phải thừa nhận rằng Hóa Thân là một văn phẩm sáng giá lớn lao đã đưa tên tuổi và tác phẩm của Kafka trở nên tuyệt đích, một tác phẩm trọn vẹn, một sáng lập cơ bản ‘oeuvre’ như một thiên hùng ca giữa kỷ nguyên nầy.

Không phải tìm thấy trong đó là thể thức, thuật ngữ, cấu trúc của Kafka, cũng chẳng phải đường lối chủ nghĩa biểu thị (expressionism) nhưng; tất cả đã cô đọng trong cái ngôn từ ‘in nuce’ để thẩm định về nhận thức hiểu biết: thần thoại, ngụ ngôn của Franz Kafka đạt được là thành quả cho một giá trị hàng đầu và một thể cách (văn phong) tuyệt hảo. Siêu lý!   ./.

 

(Hoàn tất ở Los Cabos.Mexico 14/8/2013)

* Franz Kafka (1883-1924) chết bệnh lao. Người Tiệp Khắc gốc Do Thái . Học và viết tiếng Đức.

 

SÁCH ĐỌC: ‘The Metamorphosis’ by Franz Kafka. Trans. by Stanley Corngold. A Bantam Book.USA 2004.

ĐỌC THÊM Của VCL: ‘Hoài Vọng và Ngu Ngơ trong Tác phẩm của Franz Kafka I’. Ở: http://vanchuongviet.org

 

TRANH VẼ: ‘Cõi Ngoài / Alienation’ Khổ 10’X12’ Trên giấy bià. Acrylics+Oilstick+Combined media. Vcl 2013.

 

 

 

 

 

 

Vcl# 1072013

 

 

   CÕI NGOÀI / ALIENATION    

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 11872
Ngày đăng: 19.08.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguyễn Hàng Tình – kẻ ĐÀO TẨU HOANG VU. - Nguyễn Tấn Cứ
Nguyễn Hoàng với bài học vượt qua hiểm họa, dựng xây nghiệp lớn - Nguyễn Hoàn
Nikos Kazantzakis Kẻ đi tìm tuyệt đối giữa cuộc đời - Võ Công Liêm
Xuất bản thơ dễ quá! - Phan Chính
Sự "Đạo văn" trắng trợn của Băng Sơn và Mai Khôi (Nhân đọc cuốn "văn hóa ẩm thực Việt Nam"-nxb Thanh niên 2006) - Nguyễn Khôi
VÀNG và LỬA - Vũ Ngọc Anh
Đường vào cõi vô hình - Lê Hải*
Báo Việt thời nối mạng toàn cầu - Lê Hải*
Vô ngôn sư - Vũ Ngọc Anh
Quan niệm của nhóm Dạ Đài và cách tân bước đầu của thơ Trần Dần - Chế Diễm Trâm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)