Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.204.088
 
Thi ca & cảm tính
Khaly Chàm

 

   Trước khi vào bài viết. Tôi với tư cách là một độc giả, xin được đính chính những chỗ sai cần phải lưu ý trong bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử. “Sao anh không về thăm thôn Vĩ”, câu thứ nhất khổ I, Tg Châu Thạch đã viết nhưng không có dấu hỏi (?) cuối câu. Còn chữ thăm là không đúng với nguyên bản vì đó chính là chữ “chơi” “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Câu thứ tư - khổ I “Lá trúc che ngang mặt chử điền?” chữ “chử” sao lại là dấu hỏi (?), rồi lại cuối câu thơ Tg thêm dấu chấm? Câu thứ ba khổ II “Thuyền ai đổ bến sông trăng đó” chữ đậu hay chữ đổ? Câu thứ hai khổ III. “Áo em trắng quá nhìn không ra” cuối câu thiếu ba chấm (…). Có thể Tg bị quên, hay đây là một ý riêng để gây sư chú trọng về mặt học thuật [?]. 

   Nếu người ta tốn rất nhiều giấy mực để viết về Hàn mạcTử thì trong đó một phần không nhỏ đã viết cho bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ của ông.

Bây giờ trước hết xin quí vị thưởng thức bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ.(Tg CT)

Sao anh không về thăm thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chử điền ?

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu ,hoa bắp lay

Thuyền ai đổ bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà ?./.

  

   Nghĩ về bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử. Bài viết thể hiện quan điểm của Tg Châu Thạch. “… Đọc những bài bình thơ trên báo chí, những bài giảng văn trong sách học đường tôi lại càng thấy rối bòng bong thêm vì có nhiều người đã nặn  ra những ý tưởng mà tôi cho là  thiếu chính xác, không đúng với sự thật của bài thơ…(Tg Châu Thạch)” phongdiep.net.

   Thưa ông Châu Thạch. Nếu ta đem “vấn đề thi ca HMT” nêu ra để đối thoại hay luận bàn, thì có lẽ một trăm năm nữa chắc gì đem lại sự thỏa mãn thuyết phục cho mọi tư tưởng? Tuy nhiên, không thể không nghĩ tới những gì đã được Tg CT viết ra.

Trước hết tôi xin điểm qua những nhận xét, những lời bình ấy như sau:

1)      Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ tả về một vùng quê của đất nước Việt Nam.

2)      Nét vẽ “lá trúc che ngang”là nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người em gái thôn Vĩ.

3)      Sự nổi loạn trong thi pháp HMT ở chổ mạch thơ biến đổi bất ngờ qua ba cảnh trong ba khổ thơ.Cảnh và người trong bài thơ chỉ mang một phần hoài niệm về một thời gian quá vãng, còn lại chỉ là những ảo giác siêu hình.

4)      “Đây Thôn Vĩ Dạ”,phải chăng đó là một thế giới mong manh, được thụ cảm bởi một nhà thơ bệnh hoạn. 

 

1)     Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ tả về một vùng quê của đất nước Việt Nam.

Không thể biết hết được những nhà phê bình-lý luận, trí thức, học giả… đã viết về “phong cách đặc biệt” thơ Hàn Mạc Tử, cũng như hôm nay có thêm Tg Châu Thạch. Qua bài viết “Nghĩ về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử”. Cho dù Tg CT đã phô diễn những từ chương “khiêm tốn” nhưng không vì thế, mà người đọc không nhìn thấy được Tg CT đã thả mình theo tiếng nói của bản năng, Tg đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp linh động  sâu xa trong thơ HMT.

  

   “Đây là một bài thơ hay, nhưng thật khó dùng lời diễn tả được hết cái hay của nó. Đọc những bài bình thơ trên báo chí, những bài giảng văn trong sách học đường tôi lại càng thấy rối bòng bong thêm vì có nhiều người đã nặn  ra những ý tưởng mà tôi cho là  thiếu chính xác, không đúng với sự thật của bài thơ. (Tg CT)”.

   Phải chăng là sự khẳng định. Có khi nào Tg Châu Thạch suy gẫm đến các chủ thuyết, học thuyết đã bị lật nhào? Cho dù nó đã “tắt thở” từ lâu, nhưng nó vẫn luôn hiện những hình thái: phiêu lưu trí thức, phiêu lưu tinh thần, phiêu lưu đời sống, phiêu lưu siêu thực… “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử là một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình. Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử. Nhà thơ Chế Lan Viên ”.

 

   Nguyên tắc lý trí trở thành một phức số những tự do, mỗi người đi tìm một ngã để khám phá “giá trị” thi ca HMT. Mỗi người truy tìm một căn bản tư duy để hướng dẫn mình. Rung cảm và tưởng tượng. “Lý trí của ngươi không không thể đạt tới ta, mà ngươi cũng đừng làm như vậy, ta không để ngươi đem ta ra làm gì thì làm, nhưng ta ca hát và nhảy múa! (Claudel)”. “… nhiều người đã nặn  ra những ý tưởng mà tôi cho là  thiếu chính xác, không đúng với sự thật của bài thơ – Tg CT”. Lối hành văn của Tg CT trung thành với những phép tắc ngoại hiện, tái tạo hình ảnh trong trí não một cách trừu tượng. Tg Châu Thạch đã trở thành địa vị một người tham dự “đối kháng”  vào quan niệm suy tư “thẩm mỹ” của người khác. Sự thật cao siêu có thể đạt được bằng những khái niệm? Đối với thi ca, thi nhân không cần đến những ảo giác pha trộn vào cái hăng say của một quan niệm thần bí hỗn độn, để rồi xem nó là một phương tiện… hay sự thèm khát cứu cánh khi nụ cười rớm máu trước thời gian.

  

   2) Nét vẽ lá trúc che ngang:

Tôi chưa hề đọc sách nào, chưa từng nghe ai cho rằng người con gái đẹp lại có khuôn mặt chữ điền. Đọc trên các sách bói toán, sách tử vi, và các sách nghiên cứu về khuôn mặt thường thấy giải như sau:

a)      Khuôn mặt chử điền thể hiện đúng là một nam nhân, thể hiện người có cá tính trung trực hài hòa và thành đạt.

b)      Người nữ có khuôn mặt chữ điền tánh tình kịch kợm, nóng nảy và nhiều nam tính.

c)      Điền là ruộng. Mặt chử điền là mặt vuông vức như đám ruộng. Đàn bà cần tròn trịa, đàn ông cần vuông vức. (Tg CT).

   “Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ (ĐTVD) của Hàn Mặc Tử (HMT) được giảng dạy trong chương trình phổ thông. GS Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng  “cái độc đáo và đẹp của câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” là “nghệ thuật cách điệu hóa. Không nên tìm ở đây hình ảnh tả thực, tuy rằng cách điệu hóa cũng xuất phát từ sự thực : trong những ngôi nhà vườn xinh xắn, sau những hàng tre trúc, thấp thoáng có bóng ai đó kín đáo, dịu dàng, phúc hậu, dễ thương…” – Bùi Công Thuấn “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Theo cách diễn nghĩa của Tg CT thì đã quá rõ ràng bởi với “cái biết” ở những điểm a – b – c:  các sự vật chỉ là các tồn tại hiện thời và tức thời (hiện hữu) qua các hình ảnh. Chúng vốn được xác định tùy thuộc lẫn nhau theo cách khẳng định hoặc phủ định. Nhưng Tg CT đã quên rằng “cái biết được đề cập ở đây không phải là cái biết vốn được hiểu như là trạng thái tinh thần riêng biệt của từng cá thể (mà người này không biết người kia không biết gì). Đó không phải là cái biết riêng rẽ của từng người để xác lập những “cái tôi” (ngã cá nhân) riêng biệt”.

 

    3) Sự nổi loạn trong thi pháp HMT ở chổ mạch thơ biến đổi bất ngờ qua ba cảnh trong ba khổ thơ.Cảnh và người trong bài thơ chỉ mang một phần hoài niệm về một thời gian quá vãng, còn lại chỉ là những ảo giác siêu hình.

   Có phải đây là một sự tự chủ hào hển. Nhà thơ Hàn Mặc Tử chuẩn bị để bước băng qua những thảm kịch tiềm ẩn trong cuộc đời ông? HMT không trú ẩn vào thi ca “cổ phong”, những vần thơ hiện thế chủ tín đã khước từ uẩn khúc vọng tưởng mơ hồ…Thi ca HMT là tiếng nói sinh khí bất tuyệt của đời sống, khi con người luôn ý niệm tất cả đều là nghịch lý với cuộc đời này. Trái ngược lại, với một cách nhìn thuận lý và khách quan “… Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng… và vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh… Nhà phê bình Văn học Hoài Thanh ”.

   4)“Đây Thôn Vĩ Dạ”, phải chăng đó là một thế giới mong manh, được thụ cảm bởi một nhà thơ bệnh hoạn. “Con người thế kỷ 20, muốn phát minh ra một cái linh hồn ở trên cả trí khôn lẫn thể xác, dù nó thế nào cũng được. Con người chợt nhận thấy sống và làm triết lý chưa đủ: họ muốn một cuộc phiêu lưu đi xa hơn lãnh vực tri thức…”. Hiện tại bây giờ là thế kỷ 21, sao lại có những con/người hạ thấp giá trị thi ca HMT? Cũng chỉ là việc lý luận hàm hồ cộng với thói tật ăn uống phàm phu, họ đang tiên nghiệm mong tìm ra một thứ dưỡng chất thấp hèn để thổi hơi tàn trong ý thức văn chương bi thảm.

Platon giải thích trong Phèdre: “Thượng đế ban cho con người sự linh cảm phi lý tính. Như thế thường nhân tiếp xúc với chân lí siêu nhiên và thần linh, theo đó nó đến với chúng trong con đường đặc biệt của cái đẹp hấp dẫn lôi kéo của giác quan, thông qua sự mê cuồng thành ra tình bằng hữu giữa thần linh và con người.” Con người đó chính là Hàn Mạc Tử. Khi nhắc tên HMT,  ngoài những  kịch thơ và tuyển tập với nhiều bài thơ nổi tiếng như: Đây thôn Vĩ Dạ, Mùa xuân chín, Thời gian… Trong tuyển tập Thơ điên, sau đổi tên thành Đau thương (1938), còn nhiều bài thơ hay có người chưa biết đến như: Say trăng, Trăng tự tử, Rượt trăng… trong tập Máu cuồng và hồn điên.

   Căn cứ theo sự kiện: Không thể gọi Hàn Mạc Tử là một nhà thơ “bệnh hoạn”, mà hãy vinh danh HMT là một thi nhân với sự “điên cuồng” của cõi thượng tầng… Novalis (1772-1801- Đức) nói rõ hơn “Nhà thơ chính là gã điên – sự điên cuồng ấy là tất cả đều phát sinh từ nội tâm của nhà thơ, nó vừa là chủ thể, vừa là khách thể cùng một lúc, nó là linh hồn mà cũng là trời đất vạn vật ”.

 

Thị xã TN mùa mưa 2013                          

 

                                                     

 

 

 

 

Khaly Chàm
Số lần đọc: 7076
Ngày đăng: 29.08.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hóa thân của Franz Kafka (II) - Võ Công Liêm
Nguyễn Hàng Tình – kẻ ĐÀO TẨU HOANG VU. - Nguyễn Tấn Cứ
Nguyễn Hoàng với bài học vượt qua hiểm họa, dựng xây nghiệp lớn - Nguyễn Hoàn
Nikos Kazantzakis Kẻ đi tìm tuyệt đối giữa cuộc đời - Võ Công Liêm
Xuất bản thơ dễ quá! - Phan Chính
Sự "Đạo văn" trắng trợn của Băng Sơn và Mai Khôi (Nhân đọc cuốn "văn hóa ẩm thực Việt Nam"-nxb Thanh niên 2006) - Nguyễn Khôi
VÀNG và LỬA - Vũ Ngọc Anh
Đường vào cõi vô hình - Lê Hải*
Báo Việt thời nối mạng toàn cầu - Lê Hải*
Vô ngôn sư - Vũ Ngọc Anh
Cùng một tác giả
đi là chơi… (truyện ngắn)
Chuyện đời thường (truyện ngắn)
Tình người (truyện ngắn)
Thi ca & cảm tính (tiểu luận)
Chuyện trồng rừng (truyện ngắn)
Chuyện trồng rừng (truyện ngắn)