Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.177
123.222.950
 
Chuyện thị phi
Võ Công Liêm

 

        

        gởi bạn học cũ: pvc. ttm. hxs và nvt.

 

     Dự tính là sẽ không đi đó đây để cho tâm hồn và thể xác nhàn nhã, bởi; mỗi bước đi là một đụng độ dẫu đụng độ nhỏ cũng không ưa; đụng độ ở đây là giáp mặt với đời mà đời muôn hình, vạn trạng oái ăm cho nên ở cái tuổi thất thập sợ phải quay về cho dù quay về với hoài niệm, cái tuổi lặng hơn động; huống là ’lục thập bất nghịch nhĩ’ xưa đã nói: chướng tai gai con mắt chịu không được, thà nhắm đui hoặc ’turn-away’cho êm chuyện. Tuổi đời như có một giới hạn cho con người để định lượng, sống thế nào cho hợp lẽ với thế gian, nhưng; bên cạnh kinh nghiệm sống đã thế mà vẫn không thoát khỏi với định mệnh: Kiều số phận dun-dủi, an bài tới 15 năm gian truân, khi vinh khi nhục, khi lầu son gác tiá, khi lầu hồng lầu xanh, xét ra thì Kiều nhẹ tội hơn chúng sanh nhiều lắm, thời nay có kẻ phải chịu cái ’thân-kiều’ mười năm, hai mươi năm lưu đày biệt xứ, lên rừng, xuống biển có khi đi xúc phân trâu mà vẫn không có cơm ăn, thằng dốt đè thằng giác, trâu cột ghét trâu ăn, khổ gấp trăm lần, so ra; cụ Nguyễn đưa Kiều vào truyện như thế là ’chuyện nhỏ’.Thế nhưng cuộc đời với con người như gắn bó để có chuyện nói, nhiều lúc không có chuyện để nói bèn đẻ chuyện, thực hư mấy ai mà rõ, tưởng tượng hay nghe lóm rồi từ đó dựng chuyện, chuyện không ra chuyện, truyện không ra truyện, rặt ròng là chuyện ta-bà, ’xưa như quả đất’ lắm lúc ráng gồng để đọc, nhưng rồi không hiểu thấu cái thần lực đó; mà chỉ biết một điều là mượn danh người khác để nói đến mình; nhớ có lần đem chuyện quần đảo Goulag và Một Ngày Trong Đời... của Aleksandr Solzhenitsyn ra ví phỏng chuyện đi học tập ở xứ ta, xem ai là ngón ’độc chiêu’ chơi chữ tù; thời lúc đó có một ông bạn văn la toáng lên: - chuyện đó có người đã viết rồi, viết chi nữa. Thật ra cái ’Một Ngày’ mà xưa nay chưa ai diễn giải cạn cùng cái ý của tác giả, vì vậy viết lại là ’thép đã tôi thế đấy’; khổ nỗi là cứ suy bụng ta ra bụng người, và; cứ khăng khăng cho là hư cấu, là tưởng tượng mà ra. Cho nên cắm cổ chạy mà không thấy đích để chạy. Cuối cùng chạy vô Nội quét lá sân trường. Rõ khổ!

 

Vì thế có nhiều chuyện dựng đứng để nói rồi pha chế, biến ảo thành thực; nôm na mà nói đó là thị phi cho xong chuyện. Mà lạ; mỗi lần đụng đến cái danh thì đem thời gian, đem cái ’bề dày’ ra làm nhân chứng như kể công, kể trạng; cái thứ đó trở nên truyền thống cố hữu. Nói chung làm người đều là cái nghiệp cả, nhiều kẻ muốn đạt cái yêu cầu sở nguyện, mất biết bao công lao, trầm trầy trầm trật mà vẫn không thành danh toại, đâu phải một hai bữa, ròng rã gần nửa thế kỷ mà vẫn không chịu đổi mới tư duy, chớ chi bình cũ rượu mới cho xôm trụ. Không! giữ thế như công thức; một ông bạn thơ của tôi mỗi lần làm xong một bài thơ, gặp tôi là đọc cho nghe, tai, mắt lộ ra hào phóng cả tin. Nghĩ đến đây nhớ nhà thơ Lê Đạt nói: ’Một nhà thơ toại nguyện là nhà thơ chết’, cùng hoàn cảnh có kẻ học hành không mấy sản, gặp thời gõ trúng nhịp phách hoặc rảy mực, múa bút trúng căn bịnh thời đại thì đồn ầm lên, thổi phồng, dựa hơi, khoe tài, khoe tướng, tặng cho danh nầy, tước nọ lắm khi ’khổ chủ’ cũng thấy thẹn vì xét ra mình đâu tới cái mức đó mà đời phong, thôi đã phóng thì phải theo về sau có ai hỏi thì nghiêm túc thối thoát như chính nhân. Nói cho ngay trong văn phẩm của một số tác giả, lục xét xem vẫn không có cái gì hay, mới trong truyện mà chỉ nghe nhắc đi nhở lại cái chuyện xưa cũ đem ra để phân trần. Không thấy chi mô răng rứa, đọc đi đọc lại nhiều lần cũng không thấy phơi mở một luận thuyết nhân sinh; cái bệnh thời đại là thế cứ sống lâu hóa ra lão làng; lấy thằng mọi Phi châu ra mà điển hình: mấy đời mà biết cô-la, bảy-úp, nói riết năm này qua tháng nọ thì ắt hai thứ đó phải thành danh nhưng phẩm thì chẳng là bao, cái danh xưng cũng thế lặp lại nhiều lần thành quen. Lỗ Tấn nói sở dĩ có con đường tại đi lại nhiều lần chớ thực chất chỗ đó trước kia là nơi bằng phẳng, không có chi mô răng rứa gì cả; không nhẽ văn chương chữ nghĩa cũng ra thương trường, nhắc nhở để có tên tuổi. Cái hay, cái đặc sản dù đậy trong hủ cũng vẫn là ’cảo thơm lần giở trước đèn’.Cho nên thành danh khó mà hư danh dễ. Éo le thay cái buổi văn nghệ ngày nay đều một cảnh tượng, cứ cho lên sân khấu một vài ba tập sách tự nhiên thấy mình trở nên văn hào, thi hào, ra mặt trầm tư đeo kính cận, lại thêm phê bình, nhận định, bình giải... để từ đó trở nên hiện tượng, thậm chí viết một đề tài thường hay đưa mấy vị ’danh nhân’ ra làm chứng nhân, đọc sâu để tìm một chân lý đích thực trong đó mà tựu chung có nói lên cái lý thuyết hay chủ đề gì đâu toàn chuyện thời sự xưa nay hết chuyện súng thời tới chuyện HO cái đà đó lập ngôn trở nên sáo ngữ. Có vô số chuyện thị phi ở đời này phải bi trí dũng mới chịu thấu cảnh đời nhá nhem hôm nay. Nói cho ngay những kẻ tung hô thần tượng, thánh hóa toàn là thứ hoạt đầu núp bóng mượn tiếng để nói lên mình mà bản chất không đủ thức để mà tri hay định nghĩa thế nào là huyền thoại và thế nào là thần thoại (myth and legend) mà cứ ầm lên là thiên tài là nghệ sĩ, tệ hơn nữa mỗi lần giỗ đem hương đèn ra khấn vái. Giữa đời này không có ai là thần tượng là vĩ đại cả. Sao thế? Bởi; tất cả là hư không là không thực ’rien n’est reel,tout est possible’; lấy Mozart ra mà nói: -tới nay có ai thấy chỗ ông nằm chưa? mặc khác; cũng do ở cái chỗ không có Hàn Lâm Viện cho nên mạnh định nghĩa (ẩu) có khi dùng chữ sai, dịch trật mà vẫn âm thầm dạy đời, trổ tài hay... e nặng định kiến vì chữ nghĩa, bằng cấp, học vị...(?) do đó chuyện thực hay giả đều là chuyện thị phi. Thú thật; cảnh đời lố nhố lăng nhăng sinh ra mình là thằng câm không nói nên lời và trở nên cực đoan, chớ bình nhật tôi không bi quan  để phải thốt những điều ai oán như thế. Mà thật lòng vì quá yêu tài năng đúng nghĩa của nó.

 

Lần chót nói là đi thăm, chớ thiệt bụng là đi ngao du đúng hơn. Bỗng nhớ bạn cũ năm nào nay đang sống ở Tiền Giang  vùng Rạch Rắn, sống độc chẳng hề nghe vợ con. Bạn bè thân quen kể lại; động lòng làm một chuyến đi thăm cho bằng được. Tính ra cũng gần nửa thế kỷ không gặp nhau, vì thế khó mà hình dung cái mặt thuở xưa và cái bản mặt thuở nay. Đi thôi! trước là tỏ tình thân hữu sau là ’thăm dân cho biết sự tình’ để xem thị phi nói những gì về người bạn cũ mà ngày đó tỏ ra thân tình với tôi. Cuộc đời đang sống là một cuộc đời biến thiên cho nên khó mà nhận rõ từ đâu và do đâu mà ra. Tôi cứ nghĩ quẩn đến thăm e chừng hiền hữu không nhận ra mình mà nhìn mình là người khách lạ, bởi; cả hai chúng tôi có một phong cách khác nhau do từ đời sống. Nhưng tin rằng hiền hữu không nghĩ như tôi nghĩ.

 

Đến bến thì mặt trời chiều đã khuất cuối lưng đồi, chỉ còn đọng chút ánh tàn trên đầu những mái nhà tôn rỉ màu cứt sắt, cảnh vật trông buồn tệ nếu một mình lần mò vào vùng sâu để tìm thăm bạn thì may ra yên tâm nơi miệt bình nguyên sông nước nầy và tá túc một đôi hôm để hàn huyên cho thỏa mộng ’giang hồ’ nơi xứ lạ . Tôi vừa đi vừa suy nghĩ sao hắn lại chọn về sống ở đây, chính vì thế mà tâm tư cảm thấy xa nhau nhiều hơn là gần nhau. Thế nhưng tình bằng hữu lại bền; phải chăng xa mặt cách lòng là cảnh giới của không gian nhưng cái khoản không gian ấy là một sự nhớ khó quên, người ta có thể quên dễ những thứ đáng quên nhưng ký ức không thể phai nhạt trong tâm tư của con người mỗi khi đã ghi dấu, ngoại trừ tâm tư bị quyến rũ bởi vật chất hay bởi một động lực nào đó. Xuống xe lôi thì nhận ra căn nhà lá của bạn tôi nằm gọn bên bờ rạch, gió gởi những tiếng reo trên cây xuống mặt đất, nghe có mùi lạnh ở chốn đìu hiu hút gió, sau phên lá cây sấu như buồn ngủ vì cả ngày đu theo gió. Người đàn ông tuổi ngoài 60 tóc trắng phếu như tiên ông, mặt thau nhỏ, hình hài gầy dưới bộ đồ vải thô may theo kiểu dân Nam bộ, đứng nhìn mông lung, phả khói thuốc bạc che kín mặt. Y vô tư nhìn tôi đi tới như kẻ lạc đường, bởi rất ít khi có người lai vãng tới chốn nầy; không ngại ngùng, cúi đầu chào nhau tợ dân thường mỗi khi đi qua. Và; từ đó nhận ra nhau.

 

Đứng trước một hoàn cảnh như thế bỗng nhiên tôi sanh lòng cảm hóa giữa thiên nhiên với con người, ở và đi là trạng huống của chúng tôi. Đi là thoát ly khỏi cái bức xúc, ràng buộc của cuộc đời đang sống; ở một nơi vắng vẻ, khỉ ho cò gáy của bạn tôi là một thoát ly khác, tức chối bỏ một hiện tại bi thương để tìm một tự do đích thực của tâm hồn và thể xác ’khát ta uống, đói ta ăn’ kiểu những thiền nhân tỏ thái độ lạc quan để nhập tâm vào cõi hư vô. Có lẽ; đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, cả chúng tôi có cảm giác sung sướng như vớt ra từ cõi chết, như hân hoan thắng một ván bài hay một ngày trúng số, cái mừng hồ hởi nầy khó lòng mà diễn tả tận đáy lòng, hay cái sự bất ngờ chính là niềm vui đem laị?. Bạn tôi vui đời cô độc, vui sống cái của mình làm ra, sáng dưa trưa muối mà hạnh phúc, đánh được một con cá sướng trên tay, săn con thú vùng vẫy trong bẩy sập mà đem lòng xót xa giữa bãi chiến; tuy nhiên không vì thế mà thấy mệt mỏi một cuộc đời tự do. Bạn tôi chẳng phải hệ lụy điều gì để choáng niềm ao ước, tự nguyện như cuộc đời mới, bởi bốn bề là trăng nước dễ sanh lòng phát tiết, sống độc như thế là để những khi bay, nhảy không vướng sợi dây xích buộc vào chân. Phải dậy sớm ra chợ, bon chen vật lộn, tranh hùng, xưng bá vì cái bổn phận chồng cha. Bạn tôi sống nhờ vào bốn mùa: xuân bán hoa, hạ bán trái, thu hái, đông bón nhờ thế có khói phà trên môi, có rượu nhắm những khi hồi cố. Tâm hồn bạn tôi là một tâm hồn nghệ sĩ, đã nghệ sĩ thì lắm cái tham dục trước con người và thiên nhiên. Hựu bạn tôi; nén lòng không cho rung động trước cái đẹp của con người, coi thiên nhiên là tình nhân. Cũng đôi khi bạn tôi sợ tình nhân phản bội, đâm ra âu sầu như Lý Thương Ẩn quá yêu thiên nhiên mà hải hùng ’tịch dương vô hạn hảo / chỉ thị cận hoàng hôn’. Hựu cứ nhìn con đường trước mặt là trường vạn thủy thiên sơn chưa chắc gì đến đây mà tịnh dưỡng tâm can, khó vượt qua nổi!

 

Dưới ngọn đèn dầu hà tiện tỏa sáng, chai rượu đế vơi dần. Cảnh ngoài cũng đã tối sầm, cây cối ngủ từ lâu chỉ còn nghe côn trùng rì rào trong đêm vắng. Bọn chúng tôi cứ thế mà kéo qua đêm. Hựu bạn tôi người có tài; thi họa đầy đủ, nếu anh biết vận dụng thì anh làm nên việc trong xã hội. Tôi nghĩ. Nhưng; Hựu không muốn làm con người đứng đắn, nghiêm trang, uy nghi chễm chệ. Bạn tôi sợ tiếng thị phi, đặc điều vu khống, có hóa không, không hóa có cái nhiễu nhương đó bọn chúng tôi đã đi qua. Hựu bạn tôi chỉ phàn nàn về đường cọ thủy thái họa chưa đạt tới phương trời viễn mộng của Bát Đại Sơn Nhân bên Tàu, đó là cái hướng của bạn tôi khi phóng bút lên lụa, lên giấy thành tranh nước mực, khác với lối tùng bách sơn thủy hạc vân, cái ý mà bạn tôi tâm tình là đừng quá nặng về tùng hạc mà vẫn thấy tùng hạc đó là nỗi băng khoăn mà bạn tôi lao vào trường phái nầy. Cái máu nghệ sĩ cũng như cái suy tư của bạn tôi đã đi vào siêu lý nghệ thuật. – Anh Lâm xem bức nầy. Hựu nói. Mở cuộn giấy màu trắng sậm khói, chỉ thấy một vạch ngang màu mực xạ nằm lững giữa trang giấy.Tôi đưa chén rượu hất gọn vào họng để lấy tiếng khà cho đở đói lòng của kẻ nhàn du như tôi, suốt đời chỉ thấy mình, không thấy người. Vì vậy mà cạn giòng tư tưởng là thế! Bạn tôi vẽ để thỏa mãn đam mê, chớ chẳng mong một yêu cầu nào hơn: bởi; ’thịnh suy như lộ thảo đầu phô’, có có, không không ảo hóa vô cùng, màng tới làm chi. Bạn tôi nói.

 

Trong những khi trao đổi mới nhận ra cái chí hướng bất khuất của bạn tôi, dù bạn tôi không nói lên điều gì đã xẩy ra trong đời nhưng thái độ đó là khước từ, bởi; cái vô vọng đi theo cái vô vọng, con cá chết không thúi sông. Cái khí khái đó đã làm nên con người bạn tôi, vì thế đời thêm dị nghị: Hắn từ đâu đến? Ngọn nguồn ra sao mà lui về trong cõi vắng? Ngần ấy câu hỏi cũng đủ thị phi thành chuyện hoang đường, nếu không khéo thì cũng lên án gắt gao; dẫu biến hóa thần thông cũng không tránh miệng thế gian. Khó mà nói hết tâm tư.

 

Chỉ tối hôm ấy rượu và nồi lẫu cá tràu lóc đã hóa giải cho chúng tôi bao nhiêu điều giữa đời này. Trong mỗi chúng tôi có cái chọn lựa khác nhau, nhưng chọn lựa duy nhất để cảm hóa cuộc đời mới là chuyện đáng kể; mặc cho thị phi có pha chế, sự thật không bao giờ thay đổi giữa tà và chánh. Tôi kính phục lòng hào hiệp của bạn tôi ở cảnh lẻ loi nầy mà trân trọng cái tình buồn của bạn đã chấp nhận mọi thương đau ở nơi quạnh vắng, một mình, một bóng nhưng không tha hóa, không oán, không trách như ngọn trúc trước gió với bầy sẻ nhỏ.

 

Tôi đổi không khí trong chuyến đi thăm hiền hữu ngày hôm đó. Lúc chia tay, Hựu nhìn chăm chăm vào khoảng trống của con rạch nước và những bụi bờ như tỏ lời âu yếm. Ngược lại tôi nhìn Hựu là con người thoát tục hoàn toàn, chẳng phải tu mà thoát tục, anh đến đây để sống chính là chọn được con đường tự do để giải thoát. Với anh chẳng còn tham vọng nào hơn, diệt được tư-kỷ để hòa nhập cùng cây cỏ, sông nước xung quanh anh như sự sống cần thiết. Hựu cho rằng lạc thú con người nó đến từ tấm lòng, một tấm lòng vô-ngại trước cuộc đời do đó anh không sợ, bởi; thị phi là những điều không thật giữa cõi đời này. Nó như bóng ma trơi, cứ hùa theo gió, phất theo cờ chẳng còn biết tê mô răng rứa. Vểnh cái mặt lên trời!

Nắm tay bạn hiền mà lòng vẫn bồi hồi; bạn tôi không nói, không nhắn gởi, âm thầm, lặng đứng nhìn tôi đếm bước đi về cuối chân trời nơi không có hoàng hôn để ngắm ./.

 

 (ca.ab cuối 8/2013)

 

TRANH VẼ: ’Người Đàn Bà và Tượng Đá / Woman and Statue of Stone-Man’ Khổ 12’X16’ Trên giấy bià cứng.

Acrylics + Mixed .vcl 2013.

 

 

 

 

Vcl# 1282013

                           NGƯỜI ĐÀN BÀ Và TƯỢNG ĐÁ / WOMAN And STATUE Of STONE-MAN       

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 2974
Ngày đăng: 10.09.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đảo ngọc Phú Quốc Thiên đường nắng gió - Minh Nguyễn
Đêm hè Thủ Đô - Nguyễn Hồng Nhung
Kỳ thi cuộc đời - Nguyễn Nguyên Phượng
Hạ ký - Nguyễn Hồng Nhung
Hamvas Béla (trích: Hyperio Hungary) - Nguyễn Hồng Nhung
Nguyễn Hòa của VCV - Nguyễn Hồng Nhung
“Hôm nay Tôi đi học” - Hoàng Xuân Sơn
Nhớ mùa dâu Hạ Châu - Nguyễn An Bình
Nguyễn Hòa VCV - Khuất Đẩu
Tản mạn về giọt nước - Đinh Lê Na
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)