Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.186
123.215.193
 
Hướng tới đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ VII
Nguyễn Trọng Tín

MẢNH ĐẤT ĐANG BỎ TRỐNG

 

Đó là mảnh đất  trên mạng Intrenet, nơi lẽ ra văn học nước ta phải có mặt một cách tử tế và có trách nhiệm cùng bạn đọc, với đay đủ diện mạo đích thực của nó. Theo dõi đại hội Hội Nhà văn TP. HCM và đại hội 5 khu vực cuả Hội Nhà văn Việt nam, tôi phát hiện ra, trong mối bận tâm cuả các nhà văn, mảnh đất này đang bị bỏ quên.

Thực tế hiển nhiên ai cũng biết, tại thời điểm của ngày hôm nay, Internet là kênh thông tin nhanh nhất, nhiều nhất và dễ dàng tiếp cận nhất với tất cả mọi cá nhân, dù người đó đang sống ở đâu trên trên trái đất này. Và, cũng có the nói mà không sợ hàm hồ rằng, kênh thông tin này đang tiếp cận với đối tượng người đọc có học thức, đa số là người trẻ và họ có nhu cầu đích thực trong việc tiếp nhận kiến thức, và thưởng thức. Có nghĩa là, Intrenet, với khả năng tiên tiến của nó,  đã “dọn cổ” sẵn cho văn học hàng triệu đọc giả văn chương. Con số này, theo xu thế không cưỡng lại được, đang tăng trưởng không ngừng, không phải từng giờ mà là từng giây.

Thế thì những người bạn đọc lý tưởng ấy, họ đang đọc gì của văn học Việt Nam trước màng hình máy tính của họ? Tôi lấy mình làm ví dụ. Có hai nhà văn Việt nam mà thỉnh thoảng tôi vẫn phải đọc lại, đó là Nguyễn Tuân và Võ Phiến. Vơi Võ Phiến bây giờ tôi có thể đọc mọi lúc, ở mọi nơi và bất cứ trang nào mà ông đã viết, chỉ cần một phút sau khi ghé vào một tiệm Internet. Những tiệm Internet như thế hiện có mặt từ thị trấn Năm Căn của Mũi Cà Mau cho đến Hà Giang. Với Nguyễn Tuân thì khó khăn hơn nhiều vì tác phẩm cuả ông nằm rải rác trên nhiều website tiếng Việt; do lòng ngưỡng mộ mà người này, người kia đưa lên một cách không có hệ thống. Tóm lại, chưa ai có trách nhiệm tập họp đầy đủ tác phẩm cuả Nguyễn Tuân để đưa lên mạng cho người đọc được mua hay đọc miển phí. Cũng tương tự như thế, dù có muốn đọc tôi cũng không đào đâu ra các tham luận trong hội nghị phê bình lý luận Tam Đảo (trừ mấy cái in trên báo Văn Nghệ), trong khi đó tôi vẫn có thể đọc được những gì mà Nguyễn Hưng Quốc vưà viết tận bên bên Út châu.

Thực tế trên cho thấy mảnh đất Internet cuả văn học thật sự bị bỏ trống. Và, qui luật tự nhiên cuả đất đai, nếu ta không trồng tỉa gì thì tất cỏ dại sẽ mọc. Tôi biết điạ chỉ cuả ít nhất là hơn hai chục trang web “chuyên trị” chuyện sex . Vào thư mục “đọc truyện” cuả những trang web này bạn sẽ gặp khong phải một đôi truyện tục tỉu mà là cả một cái thư viện mênh mong. Nó cũng là một cái biển mênh mong làm kinh hoàng tất cả những ai còn biết xấu hổ. Và, không có một phụ huynh nào có thể đảm bảo rằng con cái mình không sa chân vào cái biển bẩn thỉu này.

Là một nhà văn, tôi tự thấy mình chẳng những vô trách nhiệm mà còn có tội với người đọc trẻ trên Internet.Và là một hội viên, tôi thấy mình phải có trách nhiệm nêu lên ý kiến này với Hội Nhà văn. Tôi nêu ý kiến không phải để chê bai hay chỉ trích, mà mong muốn được các nhà văn khác cùng đồng tình rằng, Hội Nhà văn cần cấp bách có một kênh thông tin chính thức trên Internet, để những người yêu văn chương được đọc những tác phẩm tinh tuý nhất, đáng đọc nhất của các nhà văn Việt Nam từ xưa đến nay. Không chỉ được đọc, người bạn đọc lý tưởng ấy cuả chúng ta còn có thể chia sẻ cảm xúc, có thể tranh luận với tác giả, với các nhà phê bình, khi trên website ấy có một diễn đàn. Và không chỉ có diễn đàn, chúng ta còn có thể link tới những website thành viên như Lý luận phê bình, lịch sử văn học, Văn học thiếu nhi, Văn học cac dân tộc anh em, Nhà văn nữ Việt Nam, Văn học nước ngoài...và thậm chí  cả Bảo tàng văn học Việt Nam với đầy đủ hiện vật không khác gì bảo tàng trên mặt đất.

Tôi vẫn biết kinh phí hoạt động cuả Hội Nhà Văn eo hẹp, khó khăn. Nói đến dự án cho một website đồ sộ như thế, hẳn ý kiến e ngại sẽ đặt ngay lên bàn ông Tổng thư ký Hưũ Thỉnh là chuyện tiền. Dĩ nhiên, không tiền thì không thể làm được. Mà tiền cũng không phải ít. Nhưng cái chủ yếu là chúng ta kiếm được số tiền cần có ấy ở đâu. Qua việc gầy dựng trang web vanghesongcuulong.org, tôi tin rằng có con đường “xã hội hoá” cho văn học trên mạng Internet. Chúng ta có thể nghĩ đến việc liên kết cuả website này với Trung tâm bảo vệ tác quyền cuả Hội Nhà văn. Một khi tất cả các nhà văn Việt Nam ký thác cho website này quyền khai thác các tác phẩm cuả mình trên mạng, tôi tin là chúng ta chẳng những bán được tác phẩm qua mạng mà còn làm đổ vở các trang văn học trên các website tiếng việt hiện đang sử dụng tuỳ tiện tác phẩm cuả các nhà văn Việt Nam./.

 

Nguyễn Trọng Tín
Số lần đọc: 3150
Ngày đăng: 04.04.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Văn chương, hay là một cách ứng xử văn hóa - Trần Mạnh Hảo
Từ phương ngữ Nam bộ đến sáng tạo văn bản thành văn - Hồ Tĩnh Tâm
Vài ý tản mạn nhân đọc thơ Vương Huy - Nguyễn Văn Hoa
Giết thơ rất dễ (!) - Trần Mạnh Hảo
Sự mặc khải của thi ca - Trần Mạnh Hảo
Sức sống văn hóa của một vùng ngôn ngữ đầy năng động - Hồ Tĩnh Tâm
Tản mạn đôi điều về văn hóa - Hồ Tĩnh Tâm
Chữ tửu trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du - Hồ Tĩnh Tâm
H.CÁC MÁC - TÌNH YÊU VÀ BÃO TÁP - Hồ Tĩnh Tâm
Huy Cận – Lửa vẫn còn thiêng - Trần Mạnh Hảo