Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.192
123.204.854
 
Hyperion Hungary (tiếp)
Nguyễn Hồng Nhung

HAMVAS BÉLA

 

                              

 

( Hyperion Hungary là một trong những tác phẩm chứa đựng những nỗi niềm tâm sự  hằn sâu nhất trong tâm tưởng Hamvas Béla. Thời kỳ này, sau khi bị chính quyền đương thời liệt vào danh sách những trí thức nguy hiểm, bị cấm viết, thay vì sự thỏa hiệp ông lựa chọn sự cô độc hoàn toàn, nhưng không tuyệt vọng, không đau đớn, không chấp chới, ông”lớn lên cùng thế gian”

 Hyperion là một vị thần titan con của Uranus (Bầu Trời) và nữ thần Gaia (Đất Mẹ)trong thần thoại Hy lạp, Hyperion có nghĩa là: "Người quan sát từ phía trên" hay "người đi lên phía trên". Theo truyền thuyết vị thần này gánh vác Mặt trời trên mình một thời gian khá lâu.

Hyperion Hungary đặc biệt còn là một tác phẩm của Hamvas Béla gây tranh cãi nhiều nhất trong giới trí thức cũng như bạn đọc Hungary ngày nay, khi tác giả thẳng thắn, dũng cảm bày tỏ quan điểm của mình trong những câu hỏi lớn có liên quan đến dân tộc, ý thức quốc gia, chính trị, cộng đồng và tính đặc thù của tổ tiên, giống nòi Hungary- Người dịch: NHN)

 

 

LÁ THƯ THỨ BẢY

Tại sao tôi không cai trị? Bạn hãy tin đi, không phải do tôi. Ở đâu có loại dân chịu đựng nổi sự thống trị của tôi? Người ta than phiền, dân không có vua của họ. Nhưng: quả thật có dân của vua? Ở nơi đây, hôm nay họ quả là xứng đáng với nhau, dân và những kẻ cai trị họ.

Vua là người tạo ra từ tất cả các kẻ khác một vị vua. Còn những kẻ trị vì ngày hôm nay tạo ra nô lệ từ tất cả mọi người. Trở thành vua trong một quốc gia của những kẻ nô lệ, nơi, ngay cả đến kẻ thống trị cũng là người hầu?

Và điều ta hãy quan tâm là trả cho kẻ nào bao nhiêu tiền công vì sự phản bội? Và ta hãy ngợi ca ai bằng cách nào, bởi nó đã nuốt lời của chính nó? Và ta hãy tặng thưởng cho những loài sâu bọ? Và ta hãy tử tế cả với những kẻ, mà sự đê tiện của nó vượt lên trên tất cả? Và ta hãy đề cao những người có lòng tin hơn kẻ khác, cho dù chỉ là những cái bóng nhỏ nhoi? Và ta hãy cười nhăn nhở suốt ngày như  tên phụ việc của một lão nhà buôn? Và ta hãy xiết chặt những đôi tay bẩn thỉu nhất của đất nước này một cách bè bạn?

Nếu thế gian xứng đáng để ta cảm ơn, chỉ có thể, nếu nó cho ta khả năng sống đơn độc- một đời sống lớn nhất và nguy hiểm nhất. Các ngươi chỉ biết tới sự tích anh hùng vĩ đại. Điều ấy chỉ xảy ra, nếu có đám dân  dành cho việc lên ngôi vua của ta. Chuyện này không khó. Ta biết đến cả những sự việc không hề anh hùng. Đấy là sự đơn độc. Ta không cần các ngươi. Mọi mối quan hệ của ta kết thúc bằng điều ấy: không cần.

Đơn độc không dễ. Tháng Mười, bước ra hiên, ngắm bình minh xám run rẩy- không có ai, không một ai. Bên triền núi, sương mù nhập nhoạng sà xuống những chiếc lá úa vàng. Cảm giác này chỉ được chữa chạy bằng thứ thuốc chống độc mạnh nhất. Đấy là cái gì?

Là ý thức rằng, con người có thể sống một mình trải qua những cái đẹp lớn nhất của thế gian, không phải trong trí tưởng tượng, trong sự hài lòng, mà như một kẻ vĩnh cửu đứng gần nhất với cái Toàn Bộ.

Con người chỉ có thể sống hạnh phúc trong cộng đồng, nhưng chỉ trong đơn độc nó trở thành Thượng đế.

 

 

BỨC THƯ THỨ TÁM

 

Tôi không thiếu bất cứ thứ gì. Tôi nấu thức ăn của mình và tiết kiệm những thứ mình cần đến. Tôi học làm khá sớm mọi công việc nhà. Tôi ngồi trên bậc thang ngoài hiên, gọt vỏ khoai tây và nhặt rau. Tôi tự dọn phòng. Khi quần áo của tôi sắp dùng hết, tôi đun một nồi nước lớn, cho tất cả quần áo màu trắng đã ngâm kỹ vào nấu, sau đó giặt.

Nắng chiếu vào người tôi khiến mồ hôi chảy đầm đìa, tôi chăng dây lên các cành cây và những áo sơ mi, khăn trải giường, tất từ từ khô trong gió tung bay. Lúc khác tôi là quần áo. Tôi có thể vá những lỗi  rách nhỏ, nhưng rách to hơn tôi phải mang đến thợ may.

 Đôi khi, chán ngấy loại bánh mỳ đầy bột nở, tôi tự vắt bột và nướng. Tôi sống bằng hoa quả đến chừng nào có thể. Không phải từ lý thuyết. Tôi không có các lý thuyết. Dạ dày tôi chịu đựng hoa quả rất tốt.

Những công việc nhà không  chiếm quá nhiều thời gian để phải cần đến một người đàn bà. Nếu tôi nấu, dọn dẹp, giặt rửa, một nửa là trò chơi, một nửa là nghi thức. Tôi sung sướng đã biết cách học từ người đàn bà sự bình yên tuyệt diệu của công việc nhà.

Tôi cho rằng hôn nhân là một mặt khác của chiến tranh. Phòng của tôi xinh xắn như của một cô gái. Tôi không chịu được bụi, nhưng ở đây giữa cây cối, rất ít bụi, chỉ mùa đông có bụi từ việc sưởi. Và nắng chiếu soi rạng rỡ mọi hoạt động sống của tôi.

 Nếu tôi chờ đợi một điều gì đó lớn lao từ nhân loại, điều đó sẽ là, giá mà họ từ bỏ những kẻ cấm nguồn dinh dưỡng lấy từ ánh sáng. Giá mà một sáng hè họ đi ra khỏi thành phố, từ bỏ những nhà máy, đường phố, những công sở, lò sưởi trung tâm, điện, phòng tắm, và ra ngồi ngoài nắng, lặng im, nhưng một hề muốn lẩn tránh.  Đấy là cuộc cách mạng giá mà của tôi- cách mạng nắng.

Khi tôi đứng trước cái chậu giặt, dúng những chiếc áo sơ mi của mình trong bọt xà phòng trắng, mặt trời chiếu thẳng vào lưng tôi, và lưng tôi rạng rỡ vì vui sướng. Tôi biết, trong con người  có sự tối tăm thiêng và sâu thẳm, khoảng không của đêm nằm dưới lớp da. Nhưng tôi cũng biết,  niềm hân hoan  của những lớp dưới da, khi cảm nhận ánh sáng mặt trời.

Một lần, tôi nằm trên một phiến đá trắng vĩ đại cạnh biển vào buổi trưa, lần đầu tiên trong đời tôi trần như nhộng.  Trước đó tôi tưởng rằng, trong  một ý nghĩa rộng hơn nào đó, con người dấu diếm trước mặt trời cái háng của nó, giữ cái bộ phận đêm của nó trong bóng tối.

Nhưng trong khoảnh khắc khi nắng mặt trời soi rọi đến một vị trí trước đó chưa bao giờ nó chiếu đến, tôi bỗng hiểu, cái gì là Phallus tươi tỉnh- cái dương vật tràn ngập nắng, tươi tỉnh rạng rỡ chẳng chút xấu hổ, thứ ánh sáng mỉm cười  của các pho tượng thần  Hy lạp.

 

LÁ THƯ THỨ CHÍN

 

Buổi chiều hè tôi nằm dưới gốc cây và ngủ. Để giấc mộng tan đi phải mất vài phút. Khói thuốc lá của tôi bay lơ lửng bình yên giữa vòm cây, một cử động câm, như những đám mây bay chậm rãi, êm ả tan trong không khí, và tôi cũng tan trong giấc mộng. Khoảnh khắc êm dịu và ấm áp.

 Tôi cảm thấy tất cả con người mình ở bên ngoài, ở trong cây, trên bầu trời, trong căn nhà mình, trong vườn. Không có linh hồn mình. Tôi tự do, không ý muốn, không mục đích. Gió trườn qua tôi, ánh sáng xuyên qua tôi, chiếu rọi ấm áp thứ hương vị rừng. Trong tôi không một chút gì của sự chống đỡ.

 Phút này tôi hiểu tại sao tôi là tôi như bây giờ, kẻ đã bẻ gẫy sự cưỡng bức mà tinh thần cùng chính bản thân nó đã chống đối dựng lên. Tôi là kẻ đã làm nên cái không thể. Tôi không biến mất trong sự câm lặng, như tất cả mọi người đã từng là con trai của titan khổng lồ Hyperion cao cả.

 LỜI hé mở và trong sạch  chỉ đã từng mở ra định dành cho tàn tích người và sự nhơ bẩn, là lời mà ai nghiêm túc định cất lên, đã bị bóp nghẹt. Sức mạnh của tôi là thứ duy nhất có thể hoàn thành nổi nhiệm vụ này. Tôi đã cất LỜI, và điều tôi nói ra, mang tính chất Hyperion. Tôi đã nói bằng thứ ngôn ngữ trước đó chưa ai chưa từng nói bao giờ. Duy nhất chỉ mình tôi.

Ở địa vị của tôi tất cả mọi người đã có thể gục ngã, như những Besenyei (một nhà thơ Hungary-ND). Trở nên một mình, không ấp úng, không ngồi trong Bóng Tối Sâu. Hyperion là vị thần đơn độc, kẻ tự mình dựng lên một thế gian, bởi nơi đây không ai cần đến sự cao cả và cần đến thần linh. Tôi đã trở nên hoàn toàn độc lập với (cái gọi là) môi trường.

  Và trong khi họ đánh mất bản thân trong tiếng kêu van thảm hại, bởi ngôn từ và chính bản thân họ trước đấy cũng đã hoang mang, tôi biết cất tiếng. Đôi bàn tay tôi lần đầu tiên dựng lên nơi đây một thế gian, mà sống ở đấy không hề xấu hổ. Tất cả những ai từng có ý định này đều không đủ sức. Họ chưa từng là một Hyperion hoàn toàn- cả đến Bessenyei cũng không, dù đấy là kẻ đứng gần tôi nhất, và vì thế cũng là kẻ  xa rời tôi nhất.

Kẻ nào càng mang tính chất vua chúa nhiều hơn bao nhiêu, kẻ đó càng đạt tới ít bấy nhiêu chất liệu tạo dựng của tinh thần, và kẻ nào càng chìm xuống đáy sâu hơn bao nhiêu, kẻ đó càng cởi mở hơn với công chúng bấy nhiêu. Tôi đã trả lại Lời cho các vua chúa. Nhưng tôi không tự ru ngủ mình.

 Từ điều này sẽ không xảy ra cái gì hết, cũng như chưa bao giờ xảy ra điều gì. Những ngôn từ lớn lao mà tôi dùng để tạo dựng lên một đời sống lớn lao, chưa bao giờ đến được trái tim những con người. Chúng đứng trên giá sách trong phòng tôi. Một mình tôi tạo ra chúng, chỉ một mình tôi biết, đấy là cái gì cái tôi đã làm, và tác phẩm này chỉ duy nhất đời sống của tôi tô điểm nó. Chúng không cần cho ai hết.

Trước khi đi ngủ, tôi mỉm cười dưới những vòm cây, khi nghĩ như vậy, bạn cho rằng tôi buồn vì thế. Bạn hiểu về các thần linh mới ít ỏi làm sao! Cái các thần linh tạo dựng mới đẹp làm sao, khiến tác phẩm không mất đi, mà chỉ có kẻ không nhìn thấy.

Bầu trời sẽ tái nhợt hơn nếu người ta không ngắm? Bạn nghĩ thế nào, tôi đã có thể trở thành cái gì, nếu tôi đứng giữa họ và sùi bọt chống lại mọi sự cao cả? Bạn có thể hình dung được tôi như một đại lý của chính tôi?

Nếu ai đó không chấp nhận, tôi tự xấu hổ thay cho kẻ đó, buồn là họ đã sỉ nhục bản thân họ. Và họ không hề biết. Họ xua đuổi từ chối mà không nhận ra rằng, đã biến nó thành cái không thể trước chính bản thân họ.

Ai sẽ biện minh cho tôi? Không ai hết. Những kẻ có thể đơn độc đều giống như tôi. Nhưng các thần linh không biện minh cho ai và cho bất cứ cái gì, nhất là cho bản thân họ. Nếu các thần linh sợ ai đó sẽ động vào tác phẩm chăng, tôi sẽ phản đối. Không ai có quyền coi tác phẩm này là của mình.

Nhưng, tôi không sợ. Sẽ không có thêm một Hyperion.

 

                      Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung

                                          ( Budapest.2013.09.14)

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2927
Ngày đăng: 12.10.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Làm sao gây jống một con vật có khả-năng jữ lời-hứa: - Nguyễn Quỳnh USA
Băn-khoăn của Nietzsche về Cỗi-nguồn Luân-lí Part II - Nguyễn Quỳnh USA
Làm sao có thể đẻ ra một con-vật biết jữ lời-hứa: nỗi băn-khoăn của Nietzsche về nguồn-gốc luân-lí - Nguyễn Quỳnh USA
Quyền – Lực và Tự -zo Khai-Thác tận-cùng về thể-tính và về tính-sử trong nỗ-lực đi tìm quyền-lực và tự-zo của con-người I-niệm và thực hành :Bản mới (2013) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê – bình Jacques Derrida jới – thiệu Cội – nguồn hình – học của Edmund Husserl (phần 3) - Nguyễn Quỳnh USA
Bàn về sự tự sát - Trịnh Ngọc Thìn
Đọc và fê-bình fê-bình thẩm-mĩ của Immanuel Kant Kritik Der Urteil Skraft (1790) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê-bình Jacques Derrida jới-thiệu Cỗi-nguồn hình-học của Edmund Husserl Theo Deconstruction hay Fương-fáp Khai-mở và Fê-bình Cơ-cấu - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc, fê-bình và so-sánh Truy-tầm luận-lí (Logische Untersuchungen, 1900) của Edmund Husserl với Hiện-tượng luận và thuyết zuy-vật biện-chứng (Phenomenology and dialectical materialism, 1951) của Trần Đức-Thảo (kì 7) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê-bình cơn khủng hoảng của khoa-học tây-fương của Edmund Husserl (fần 4) - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)