Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.196
123.208.903
 
Luân Hoán nhà thơ đương đại
Võ Công Liêm

 

 

     Thuở chưa làm thơ yêu em. Tôi đã đọc thơ Luân Hoán. Thơ hay một phần mà cái tên có phong vị của những nhà thơ lừng danh xưa bên Tàu. Từ đó tôi yêu thơ, yêu người làm thơ. Chưa một lần thấy nhau trong đời nhưng cái tên ’huyền thoại’ đó như niêm phong trong trái tim cấm thành của tôi. Nghĩa là gì? Bởi thơ Luân Hoán như là phương pháp vật lý trị liệu, nó điều trị cả hai mặt nội quan và ngoại quan, thơ Luân Hoán giải độc mọi tình huống cho nên thơ anh trở nên bất tử là ở chỗ đó. Cùng thời văn nghiệp với anh có nhiều thi văn tăm tiếng, có kẻ đã đi và có kẻ còn ở lại, nhưng tựu chung đều nói lên một tấm lòng như-nhiên-tự-tại; ở mỗi người có một tư chất khác nhau, nhưng đặc biệt của Luân Hoán đã để lại một dòng chảy không ngừng từ khi khởi nghiệp cho tới tuổi quá ngoài thất thập, dòng sinh lực ấy đã làm cho thời gian đứng lại để thụ hưởng, nhân gian thụ hưởng đó là cái qúy của người làm thơ, làm nên tác phẩm để đời. Thực ra nghe qua như có tính cực đoan, võ đoán. Nhưng không! Luân Hoán đã có mặt với đời ròng rã hơn nửa thế kỷ qua, một chặn đường đầy căm go, đối đầu qua nhiều biến động lịch sử, dẫu là gì anh vẫn hồn nhiên trong thi ca, anh không dùng thi ca để phản ảnh như một số nhà thơ, nhà văn, nhà nhạc khác, anh là một nhà thơ chân chính của người làm thơ. Thơ anh đã nói hết cái vui, cái buồn thời sự, nói lên: ’cái tình là cái chi chi’ mà anh đã ’nhúng chàm’. Có lẽ; ngần ấy vẫn chưa lột hết tâm tư sâu kín trong anh, nhưng được cái lòng anh khoan nhượng và bao dung cho nên thơ Luân Hoán trở nên vô cùng vì ở chỗ thơ anh hiện thực và chơn chất do đó khó phai mờ với thời gian... Có vô số nhà thơ trên trần gian nầy; nói cho ngay ai làm thơ cũng được, từ trẻ cho tới già, từ kẻ cầm viết cho tới phu quét đường họ đều xuất thần để thành thơ nhưng làm thơ để có được một cảm nhận chí lý, hay ho mới là đáng giá.Tưởng thơ là ’unlimited’ là ’unrestricted’ ai muốn làm thơ là làm được; điều đó không ai cấm, dù thơ ở cõi phi gần như bất-khả-tư-nghị nhưng phải chân lý mới thành thơ. Ngữ ngôn của Luân Hoán bình dị, sống thực nhưng không bình dị, sống thực mà thực-thơ. Sao thế? Anh làm thơ dễ như cái đã có, xưa nói:’xuất khẩu thành thơ’ cái chất đó thuộc về bẫm sinh thiên tài ít ai sánh kịp. Ngoại trừ cụ Nguyễn Du; nhưng ở Luân Hoán có một lãnh điạ riêng biệt mà những người làm thơ khác không có, có chăng là có cho có mà không có là không có, chớ đâu phải ai làm thơ là thi sĩ, là nhà thơ; điều ấy không thể định nghĩa một cách đơn phương -that’s impossible!- . Cá nhân tôi khâm phục tài hoa thi tứ của Luân Hoán ở chỗ trước sau như một, vẫn phong thái đó, phong thái của thi nhân. Không rộn ràng, bon chen, không chủ quan kiêu hãnh qua cái nhìn trong đôi mắt anh. Luân Hoán trầm tĩnh là bản chất cố hữu của anh. Mắt môi anh là nụ cười khiêm ái làm tăng cái đẹp ’thẩm mỹ’ trong chức năng của anh. Chất liệu trong thơ anh là tình tự dân tộc, tình bằng hữu lớn lao; tất cả anh để lại trong từng tế bào thơ, là nhịp thở đưa vào con tim. Đó là cái xót xa muôn vàn của một tâm hồn nghệ sĩ thơ. Luân Hoán xứng đáng được ghi nhận là nhà thơ đương đại thế kỷ. Quả không ngoa!

Trong âm thầm điềm đạm đó, phần lớn anh dồn vào trong thi ca và bên cạnh cái trầm tích mặc khải đó anh còn có những đam mê khác: văn, nhạc, họa mấy món nghiệp dư nầy như để tiêu khiển một vài chung lếu láo. Tôi chưa có cơ hội hay dịp may thưởng lãm những ngón nghề nầy; hơn thế nữa anh chưa bao giờ bày biện thì làm sao tôi cả quyết như thế được, nhưng tôi tìm thấy trong thơ anh những bộ môn đó. Cái hay của người làm thơ là ở chỗ đó. Cụ Nguyễn Tiên Điền mấy khi ôm đầm mấy thứ ấy mà nói cầm kỳ thi họa trong thơ cụ thật không hết lời bình luận. Với thi sĩ Luân Hoán cũng có họa, anh vẽ chân dung thiếu nữ khá nhiều. Mỗi người mỗi sắc khác nhau. Điển hình một hai câu thơ đọc lên thấy thiên nhiên và người đầy ngập sắc màu lồng lộng của người con gái năm nào:

’nắng hồng ngấp nghé hành lang

 gót thơm Đỗ Thị Kiều Trang qua đường’ (Tình Thơ Một Thuở).

Phong cách thơ Luân Hoán đi theo với vận nước, anh sát nhập thơ qua từng hoàn cảnh, văn hóa, chính trị, kinh tế...anh ở lại với quê nhà để chứng kiến, rồi anh ra đi để phóng tầm mắt vào đất khách mà nhớ về cố quận. Đành rằng ai cũng có tình quê như anh có nhưng tình thơ anh đã nói lên ít nhiều hoài bão đó; vọng cố quốc nơi anh sinh ra và lớn lên là dấu tích của những ngày thơ mộng: con sông bến nước, chiếc cầu vắt ngang như dãi lụa đào, đường đi vào làng có bụi tre, có con trâu, am miếu khói xây thành, đường ra tỉnh lộ loăng quăng và biết bao điều thương nhớ khác thì thử hỏi một con người vốn được trời cho mỏ-thơ thì làm sao không tức cảnh sinh tình. Luân Hoán trải nghiệm cuộc đời trên những bước đường đã qua, càng đi xa anh lại chồng chất tình hoài hương vì thế mà anh ray rứt, đoài đoạn như tiếng khóc trầm thống:

’người ơi người ơi người ơi

ta còn hay mất bên trời lưu vong’ (Cúi Mặt Chào Đà Nẵng).

Thật thế; Luân Hoán giàu tình hơn vật, anh đa cảm cho nên thơ anh vận vào từng người mà anh đã một lần sống với họ. Anh phóng vào thơ những cuộc tình lãng mạn, tượng trưng, siêu thực hài hòa chất Đông phương trộn vào cái hào phóng Tây phương:

’Montreal thơm lá thơm hoa

giữa xuân vàng đón Lyna vào đời’ (Chân Dung Giày Số 6)

 

Viết về Luân Hoán, đọc thơ Luân Hoán không cần phải chi tiết từng sợi nhỏ, không cần đem lên bàn mổ, không cần phải điều tra lý lịch, không cần kể công, kể trạng. Nhảm! Quá nhiều lập khuôn làm mất cái tinh túy của nhà thơ. Sao thế? - Đời anh trong thơ, quê quán anh trong thơ, vợ con anh trong thơ, tất cả cuộc đời sống, chết đều trong thơ, anh chỉ còn một ao ước: lấy thơ hoả thiêu anh là anh mãn nguyện; là hồn anh phản phất chốn trăng sao, lúc đó anh tha hồ với non nước với bè bạn. Chừng ấy chưa đủ sao mà chi tiết hóa cuộc đời lên như thế. Cứ để cho Luân Hoán trở thành huyền thoại của thi ca thì đó là đánh giá cho một nhà thơ đương đại. Cho một khám phá để tìm thấy cái hấp lực của tự nó, chớ đua nhau nói cùng một mô thức thì đâu còn ngạc nhiên; thế hệ về sau họ thích khám phá hơn là bày vẽ. Mà đó là lối phê bình mới!

 

Đọc thơ Luân Hoán cũng không cần dẫn chứng, chứng minh, bình giải, cước với chú. Dài dòng! Đành là thế nhưng rơi vào cổ điển, kiểu thức giáo khoa thư (thường hay bình giải) làm như thế không xuyên suốt dòng thơ. Cái hồn thơ nó lung linh, có khi nó là một thứ siêu vi (virus) ẩn trong tim của con người, nếu cứ đua nhau chú giải thơ Luân Hoán trong bài văn thời làm mất đi tính gợi hình mà lạc đường thơ; nhất là thể thơ phóng ngoại lấy từ nội cung thâm hậu của anh mà ra. Luân Hoán làm thơ qua nhiều dạng thức; lục bát chuẫn mực, bằng trắc hòa hợp câu trên đối câu dưới nhuyễn, không cần vặn chữ, nặn chữ, lục loại con chữ để thần tượng hóa câu thơ, biến những câu thơ thành ’monster’, cái lối đi tìm thơ như thế không biết thể loại đó sắp xếp nó vào trường phái nào; vô hình chung làm khó hồn thơ. Luân Hoán làm thơ ngũ ngôn, thất ngôn là lối chơi chữ của người sành điệu, cũng nhảy vọt, múa may nhưng rất nhịp nhàng. Thành ra thơ Luân Hoán không phải đường một chiều mà ’xa lộ không đèn’ sáng và thênh thang rộng mở, biến chúng ta trở thành thuộc điạ của nhà thơ. Sao thế?- thơ Luân Hoán đã được truyền khẩu hơn nửa thế kỷ qua trong bè bạn khắp năm châu cũng như trong đời thường với cái lực như thế thì e còn nhiều hơn tập truyện Kiều, e còn dày hơn đại tự điển thế giới. Lượng và phẩm như thế thiết tưởng không còn một đòi hỏi nào hơn. Chúng ta cứ nhâm nhi từng câu thơ hay từng bài thơ của Luân Hoán bất luận khi nào, hoàn cảnh nào chắc chắn sẽ cho chúng ta một cảm nhận siêu lý và một cảm thông sâu sắc cho người làm thơ ./.

 

 (ca.ab. giữa tháng 10/2013)

   

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3207
Ngày đăng: 23.10.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
CHARLOTTE BRONTË : Đường vào huyền thoại - Đỗ Nguyễn
Lê Quang Đông, xao xác những hoàng hôn truyền thuyết - Ngô Nguyên Nghiễm
Lê Trúc Khanh, một lần mộng đến nghìn thu - Ngô Nguyên Nghiễm
Nguyễn Thụy Long, Bóng chim trên ngọn khô - Ngô Nguyên Nghiễm
Gérard Chapuis Người góp nhặt mảnh vụn thời gian - Trần Trung Sáng
Văn Cao, dòng sông ba nhánh sương mù - Trần Văn Nam
HENRY MILLER Nhà văn dung tục - Võ Công Liêm
Nghiêu Minh. Cuộc phiêu hốt tang bồng của kẻ lãng tử tài hoa - Ngô Nguyên Nghiễm
Bùi Xuân Phái, đã 25 năm - Nam Dao
Ngy Do Thái, hạt bụi trăm năm ôm đất quạnh - Ngô Nguyên Nghiễm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)