Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.219.427
 
Thẩm định về giá trị Triết Học và tư duy của Triết Gia
Võ Công Liêm

 

        

 

     Học hỏi, nghiêng cứu khoa sinh lý học phải có một ý thức rõ ràng và sáng suốt; điều cần nhấn mạnh ở đây là cảm thức hữu quan chớ không phải hiện tượng cảm thức của lý tưởng hóa trong triết học; vậy thì ở đây không còn một nguyên cớ nào hơn cho một thẩm định khác của những tư tưởng gia.Tuy nhiên; chủ nghĩa dục vọng là có tính gợi cảm; thì ít ra đó chỉ là một giả thuyết thông thường, nếu không coi đây là một khám phá dành cho việc học hỏi chính yếu ‘heuristisch’ (chữ của Nietzsche).

Cái gì gọi là ‘heuristisch principle’ học hỏi chính yếu? Và cho dù ở thế giới ngoài kia thì đó là những gì thuộc về cơ cấu hữu quan của chúng ta? Dường như đây là một sự lý hoàn toàn giảm thiểu đi cái ngu xuẩn vô cớ ‘reductio ad absurdum / reduction to the absurd’ mà đó là ý niệm của cái gọi là ‘causa sui /own cause’ nguyên cớ chính mình đưa tới những gì hết sức cơ bản cho sự ngu xuẩn. Hậu quả; cái thế giới bên ngoài là không phải việc làm thuộc về cơ cấu hữu quan của chúng ta. Giả thiết này chỉ dành cho sự nhận thức của con người có nghĩa là biết được những gì trọn vẹn và đầy đủ; triết gia phải nói lên những gì ở chính họ:phân tích được tiến trình giữa cơ cấu hữu quan của chúng ta (our organs) và tác động ngoại quan (external work) Và; đó cũng là biểu lộ trong câu ‘Tôi nghĩ’, có lẽ; điều đó khó có thể chứng minh một cách cụ thể; thí dụ cho rằng TÔI người đang nghĩ, thì đó phải là một sự cần thiết của hiện hữu cho cái điều đang nghĩ-tới, cho nên chi NGHĨ là một hành động tích cực và một hoạt động có một phần gần gũi với hiện hữu mà người ta đang nghĩ-về như một nguyên nhân sự cớ, trong đó có chứa một ‘ego’ tự-kỷ-ám-thị; cuối cùng đưa tới xác quyết những gì đem đến một chỉ định từ qua tư duy – là những gì TÔI-biết những gì TÔI-nghĩ là hiện hữu. Nói cho ngay khi khẳng định ‘Tôi nghĩ /I think’ là mô tả cái tôi so sánh ở trong giây phút với một trạng thái tự tại mà Tôi-biết, trong một xác quyết của những gì hiện hữu, mà được coi đây là mối giây liên lạc giữa hồi cố của hiện hữu thông qua bởi nhận thức như sự cớ đã có, thời dẫu sao điều đó không thể xẩy ra một cách tức thời. Nếu đặc trường hợp một cách chắc chắn tức thời / immediate certainly trong sự kiện mà con người có thể cầm được ở trong tay; vậy thì triết gia tìm thấy một loạt của những vấn đề thuộc về siêu hình như đã nói đến, mà sự thật ở đây là đi tìm vấn đề của ý thức. Bất luận là ai mà một lần cho đó là vấn đề siêu hình ở cái thời được coi là thể loại của tri giác trực nhận / intuitive perception mỗi khi người ta nói:’tôi nghĩ, và; đó là điều để biết, ít nhất là sự thật, thực thể và chắc chắn. – I think, and know that this,at least, is true, actual and certain’ Có lẽ; triết gia cho đó là một hiểu biết: điều không có thể là không chắc mà có thể đó là điều làm cho người ta ngộ nhận hay nhầm lẫn, nhưng; tại sao lại nhấn mạnh đó là sự thật? Chủ thể ‘Tôi’ là điều kiện của xác nhận ‘Nghĩ’. Nghĩ ở đây là cái của ‘nó’ là một xác quyết cổ điển của tự-kỷ-ám-thị / egoism

đặc nó trong một tiết điệu, một giả thuyết, một khẳng định và một tự tin là không có cái trường hợp chắc chắn tức thời; dù cho ‘Tôi’ hay ‘Nó’ đều chứa đựng trong một diễn trình và cũng chẳng phải tùy thuộc cả hai mà là hiện hữu giữa ‘tôi’ và ‘nó’. Mà hàm chứa ở đây một điều gì thuộc tập quán của phạm trù: ‘suy tư là một hoạt động tích cực; mà mỗi hoạt động được đòi hỏi bởi một tác nhân / thinking is an activity; every activity requires an agent…’

 

Ý niệm thuộc về cá tính triết học là không bất cứ gì gọi là bất thường hoặc tự chủ động (autonomously) mà bằng một hiệu năng thực tiển trong ta ‘L’effet c’est moi / I am the effect’ nhưng trưởng thành của hiệu năng là nằm trong mạch nối quan hệ lẫn nhau, tuy nhiên; cái đó không phải là ngẫu nhiên và cũng chẳng phải phán quyết mà xuất hiện trong lịch sử của tư tưởng. Từ đó cho chúng ta một nguyên nhân chính mình ‘causa sue’ là một cái gì nghịch lý tự nó như một ý thức, nhưng trong cái niềm tự hào cạn cợt của con người có một ý thức điều khiển để rồi tự mắc vào cái gì sâu xa và đầy kinh ngạc với những gì ở đây đều là vô lý. Lòng ước ao để đạt tới tự do của hoài vọng trong một cảm thức thuộc siêu hình tối thượng mà cảm thức đó vẫn còn trong vòng luẩn quẩn, không đạt được trong một trí tuệ nửa vời (half-educated); lòng ước ao mang lại sự chịu đựng trọn vẹn và một trách nhiệm căn bản sau cùng cho những ai tự hành động ở chính mình. Và; để được Thượng đế tha tội, vũ trụ, tổ tiên , may mắn hạnh phúc và bao gồm cả xã hội thời không ít thì nhiều đưa tới một ý niệm chính xác về cái ‘nguyên cớ chính mình / causa sui’ và đẩy cái nguyên nhân đó đi vào với hiện hữu, nhập vào cõi hư không: ‘Con người không có gì khác hơn nhưng đó là điều mà con người tự làm nên ở chính mình. Đó là bước tiên khởi của chủ thuyết hiện sinh…Trước phản ảnh của cái ngã thời không còn chi là hiện hữu… / Man is nothing else but that which he makes of himself. That is the first principle of existentialism…Before that projection of the self nothing exists…(trong: Existentialism Is a Humanism by J.P. Sartre. Trans.Walter Kaufmann .P.290).

Với tất cả triết thuyết đều như có một cái gì tự phụ trong định kiến về luân lý và ngờ vực; cái đó không có nghĩa là dìm xuống dưới vực sâu mà phải hiểu điều đó như thể thức khoa học thực nghiệm, cấu trúc khác biệt từng phần trong ngữ ngôn ‘morphology’ và nói lên những gì có tính cách khai mở vấn đề cho quyền mong muốn tự do. Định kiến về luân lý là năng lực xuyên qua trong hầu hết tinh thần thế giới, điều mà có thể  được coi như là quá lạc lẻo và gần như tránh đi cái giả thuyết vu vơ. Một tâm sinh lý riêng biệt, chính xác và thích hợp cần phải có ý thức trước vấn đề.

Trái lại; nếu như có người đã một lần thả trôi vấn đề hay gào lên như tiếng thét. Điều đó đúng! thời chúng ta nghiến răng chịu đựng, chúng ta hãy mở to mắt ra; thời tất chúng ta chấp nhận đứng mũi chịu sào. Chúng ta căn buồm để vượt qua nền luân lý đạo đức, chúng ta bị đè bẹp, chúng ta đành phá hủy, có lẽ; còn lại thứ luân lý riêng ta bởi chúng ta can đảm, chịu đựng để làm nên một cuộc hành trình lâu dài và thử thách của những gì chúng ta đã thực hiện. Nhưng vấn đề gì là ‘chúng ta’! –but what matter are ‘we’! Không bao giờ hẳn là người tài ba lỗi lược, tỏ ra mình là người viễn du đi rao giảng. Và; đối với nhà tâm lý; thì đó là làm thân hiến tế / makes a sacrifice! Đó không phải hiến tế, hiến tế của kẻ thức giả /sacrifizio dell intelletto / sacrifice of the intellect, trên một nghĩa khác mang tính chất đối kháng. Mong muốn cuối cùng là được ban quyền để có một đòi hỏi để trở về những gì thuộc tâm lý nhân tâm sẽ được thừa nhận tái tục và coi như lâu đài của khoa học cho những ai đang phục vụ và chuẩn bị cho một nền khoa học tồn lưu. Vì; tâm lý học giờ đây được tái tục trên con đường mòn dẫn đến vấn đề cơ bản hữu quan. Cho nên chi thương đau gần như là hình phạt của những triết gia, bởi; họ hiến tế như kẻ ngoan dâng hiến hoặc là dâng hiến niềm tin; thương đau và hiến tế của triết gia là lãnh nhận như hình phạt, mà để nói lên hữu ích của sự thật. –the martyrdom of the philosopher, this ‘sacrifice for the sake of truth’. Duy chỉ ở đây là vấn đề cần thiết với những gì ao ước và sáng tỏ như bày ra cái gì mà người ta cho đó là trường hợp của triết học; mà chỉ là cái trò dâm ô, chỉ là những ngữ ngôn khôi hài, chỉ là những chứng cớ kéo dài; thật sự đó chỉ là bi thương trong giai đoạn cuối mà thôi, giả thuyết của tất cả những gì triết thuyết là những gì căn cớ truyền lưu lâu dài một cách bi thảm –merely a satyr play, merely an epilogue farce, merely the continued proof that the long, real tragedy is at an end, assuming that every philosophy was in its genesis a long tragedy.

Đây là những gì khó khăn để diễn tả qua ngôn ngữ trong cùng một nghĩa cử khác, đó là thời gian chuyển vần ‘tempo’ cơ bản như vai trò của cuộc đua hoặc nói rộng nghĩa ra thì đó ‘chỉ là’ thuộc triết học; trong định hướng của ‘tempo’ thuộc về biến chất trong con người (metabolism). Tuy nhiên vẫn có tính chất trung thực cho  một thẩm quan, để chuyển vần những gì có ý định bày tỏ (meant) như kiểu thức vô tư thô thiểm, một mô thức ngụy tạo nguyên bản có trước đây thuộc về triết học. Bất luận quan điểm nào thuộc hệ thống triết học người ta có thể tiếp nhận ngày nay một cách thông thường; từ mọi quan điểm qua cái nhìn thiếu sót đáng kể ‘erroneousness’ của thế giới mà trong đó chúng ta nghĩ chúng ta sống thực một cách an tâm và vững lòng, sự kiện đó chúng ta có thể bắt chụp: -chúng ta đi tìm lý do như một lần đã đi tìm lý do là điều tợ như lôi cuốn chúng ta vào sự vụ, chú ý đến giả thuyết lừa bịp chính trong cái nghĩa ‘bản chất của mọi thứ / the essence of things’ Nhưng bất luận có cầm giữ những tư duy của chúng ta đi nữa; cho là tinh thần đi! thời mặc khác: -trách nhiệm cho việc sai lầm đối với thế giới hôm nay, việc đáng qúy là cách vượt xa cái không hợp thời mà là để chúng ta chọn lựa bằng hữu thức hoặc vô thức bào chửa về Thượng đế. –an honourable way out which is chosen by every conscious or unconscious ‘advocatus dei’; đó là luật tiền tệ của Nietzsche (Nietzsche’s coinage) một mẫu thức sau khi biện hộ của loài qủy sứ ‘advocatus diaboli’. Bất cứ trong cõi không gian, thời gian nào, phương thức, trào lưu nào là cả một sai lầm ngụy tạo đã hàm chứa một sự đã rồi ‘inferred’.Thành ra giữa ‘advocatus dei’ và ‘advocatus diaboli’ là hai mặt đối nghịch giữa nhân gian và triết gia; quan điểm của Nietzsche trở nên mẫu thức ngăn cấm như qui luật của ‘đồng tiền’. Ý của Nietzsche trở thành cục bộ tư tưởng hay đây là ám thị giữa Thượng đế và Con người là hai đối tượng hiện hữu của chối từ và tôn thờ hay ‘an honourable way-out’ để vượt thoát…

Trong tất cả những gì có tính nghiêm nghị; vô tư của tư tưởng gia là như đã chạm tới và gợi lên một sự tôn kính, trong khi ngày nay người ta vẫn còn bước ra khỏi ý thức với đòi hỏi rằng lời cầu khẩn của họ là minh định lòng ngay thẳng, dẫu có hay không có một cách thực sự và tại sao điều yêu cầu đó là một xác định cho thấy rằng thế giới ngoài kia là cả một khoảng cách thấy rõ và đó cũng là vấn đề dành cho thể loại khác. Niềm tin ‘chắc chắn tức thời’ là một nền luân lý nguyên sơ (moral naiveté) đó là phản ảnh được lòng tôn kính đến với triết gia. Thời điều gì sẽ có thể ngăn ngừa chúng ta từ cái nhầm lẫn dại dột và buộc miệng nói lên rằng: triết gia chẳng có gì hơn, một quyền hạn đưa tới cái vai trò xấu xí ‘bad character’ mà thôi; trong khi hiện hữu của con người là luôn luôn dại dột, liều lĩnh là hiệu quả tốt nhất trên mặt đất này, gần như có một nhiệm vụ đưa tới hoài nghi của ngày hôm nay, nhìn bằng đôi mắt ác ý bởi mọi thứ là vực thẳm của hoài nghi. Do đó tư duy của triết gia còn phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau mới mong lãnh hội đủ.

 

Ôi Nietzsche! Ôi nhân gian! Ôi phi lý! Có một vài điều liên can về ‘chân lý’ về cái tìm kiếm sự thật và trong khi nhân loại cũng là con người hướng tới cái điều tìm kiếm chân như đúng nghĩa một cách tốt đẹp hơn ‘il ne cherche le vrai que pour faire le bien / He seeks the true only to do good’. Dù gì; Nietzsche chỉ tìm thấy hư không mà thôi (nothingness / néant). Bởi; trong cái tựu chung của ông là chối từ để về với như nhiên.

 

Tiêu biểu cuối cùng của triết gia là hình ảnh của tinh-thần-tự-do đã được góp phần bởi Stendhal, người được coi là từng trải có chất Đức; cũng chẳng phải lý do đó để bày tỏ và cho rằng ông muốn chống lại cái chất ‘đặc thù’ Đức: ‘pour être bon philosophe’ mà đây là những gì lớn lao của triết thuyết, bởi là triết gia tốt; người phải khô cứng nguyên chất, trong sáng không mắc phải ảo tưởng. Ngân hàng gia là người làm điều may thể hiện đúng chức năng, đó là nhu cầu khám phá mọi mặt của triết thuyết, là những gì nói ra, thấy được cái sáng ngời trong những gì là …il faut être sec, clair, sans illusion. Un banquier, qui a fait fortune, a une partied u caractère requis pour faire des découvertes en philosophie, c’est-à-dire pour voir clair dans ce qui est… Cái đó không phải là những gì tồi tệ mà đó là nguyên nhân xấu hổ tồi tệ.-It is not the worst things that cause the worst shame. Và; cũng chẳng phải bịp bợm sau cái mặt nạ; có quá nhiều độ lượng để che đậy giả dối, xảo trá, con người phải canh chừng một vài điều qúy giá và có thể đưa tới tác hại không lường luôn vướng vít vào cuộc đời đang sống. Con người thường khi có cảm thức xấu hổ ở chính mình là một cái gì thâm sâu chạm trán bởi định mệnh và một quyết định tinh tế, khéo léo và đó cũng là bệnh lý cảm thức mà  ít nhiều đã đụng tới và những ai đã một lần không ít hiện hữu trước sự kiện và tỏ ra một cách gần gũi mà chẳng hay biết gì. Thời đó là con người che đậy, cái điều trở nên bẩm sinh, một diễn từ của im lặng và chôn vùi trong im lặng, một im lặng hố thẳm vô biên trong cái gọi là lẫn trốn của tín hiệu giao lưu để rồi rút về với hiện hữu thụ động, chất liệu đó tồn tại và cố hữu khó vượt thoát ra khỏi sự thật của tinh thần tự do. Trong tinh thần lắng đọng đó cần có mặt nạ; dù nhiều hay ít trong bất cứ tinh thần lắng đọng, che kín mặt nạ là cứ còn tiếp tục lớn dần; tại vì còn chứa đựng sự sai lầm, ấy là vì quá ‘nông cạn/shallow’. Được diễn tả qua mọi ngôn từ, từng bước một, từng ký hiệu của cuộc đời đang sống. Cái mặt nạ đó được Nietzsche lồng vào trong một cảm thức của ‘Ngoài Tốt và Xấu’(Beyond Good and Evil) và trong ‘Chuộng Quyền lực’ (Will to Power) có thể đó là những mặt nạ rút từ phản ứng hoàn toàn không thích hợp những gì đặc sau cái mặt nạ đó. Karl Jaspers gọi đây là sự chú ý tương tợ giữa Nietzsche và Kierkeggard ở cùng một tọa độ, cùng một mục đích của sự thật, tinh thần tự do và quay trong một phạm trù triết học chẳng có gì khác hơn.

 

Tóm lại; những gì mang lại cho những triết gia là có người bạn mới của ‘chân như/truth’? Có thể xem đây là vừa đủ cho tất cả những triết gia, qúy hóa cho một người tình chân thật của họ. Nhưng chắc chắn sẽ không có tính võ đoán (dogmatists) . Mà ở đây là niềm tự hào ở chính họ và cũng là chất vị (taste); nếu chân như của họ có được thiết tưởng đó là chân như cho mọi con người. –if their truth is supposed to be a truth for every man; mà những gì tốt đẹp muốn giữ kín và che đậy, nghĩa là tất cả độc đoán đòi hỏi thời:’Phán xét của tôi là phán xét của tôi /My judgment is my judgment’ Và; không một ai khác dễ dàng ban quyền lên điều đó. Được vậy là những gì triết gia muốn có cho một tương lai, có lẽ; họ nói lên tư duy của chính họ. Great things remain for the great, abysses for the profound, nuances and shudders for the refined, and; in brief, all that is rare for the rare. Những gì to lớn còn lại là dành cho sự vĩ đại, vực thẳm của thâm sâu cùng cực, một tinh thần tinh tế dưới những dạng thức khác nhau và hãi hùng cho một văn phong tao nhã, và; trong một ý tưởng đầy đủ, một lý thuyết thu tóm; tất cả là hi hữu cho hi hữu, cho thanh cao là thanh cao!

 

VÕ CÔNG LIÊM (ca. ab. yyc. rằm giêngâm 1/2014)

 

TÌM ĐỌC THÊM: Những bài triết học về: Nietzsche, Kierkeggard, Heidegger, Kant, Jaspers. Sartre, Camus… trên vanchuongviet.org hoặc newvietart.com hoặc trên những diễn đàn mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email đến võcôngliêm.

 

TRANH VẼ: ‘Vô Danh / Unknown’ Khổ 12’X 16’ Trên giấy cứng. Acrylics+Sand+Mixed. Vcl 2014

 

 

 

Vcl # 1212014

                                                            

                                                                VÔ DANH / UNKNOWN

                 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3226
Ngày đăng: 19.01.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Triết học Xã hội , Chính trị và Tôn giáo - Võ Công Liêm
Việt Ngữ Tương Giao Văn Học Và Triết Học Viết Từ Năm 1950 Của G.S. Trần Đức Thảo - Trần Văn Nam
Một giọt từ sự đọa đầy - Nguyễn Hồng Nhung
Tu tập thời @ (5) Te của Lao Tzu. - Cư sĩ Minh Đạt
Lửa của Pascal (Pascal's Fire) - Phạm Việt Hưng
Sự tha hóa trong những cuộc đi tìm bản thể - Nguyễn Anh Tuấn
Tình yêu – sự kết nối linh hồn - Nguyễn Hồng Nhung
Đích thực của sự thật - Võ Công Liêm
Tâm tình Lê Đình Bích - Tâm Nhiên
Lý lẽ của trái tim (LA Raison du Coeur) - Phạm Việt Hưng
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)