Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.139
123.227.285
 
Cô Đơn của những ai dám chấp nhận nó
Phạm Tấn Xuân Cao

 

 

“Chính là bằng phương tiện phản thân sự quay ngược lại của kinh nghiệm cá thể trên bản thân anh ta mà tổng thể quá trình xã hội do vậy được đem vào kinh nghiệm của các cá thể liên quan với nó; chính là bằng các phương tiện đó, cho phép cá thể có thái độ của người khác đối với bản thân anh ta, tức cá thể có thể điều chỉnh một cách có ý thức bản thân đối với quá trình đó, bổ sung vào bất cứ hành động xã hội nào được đưa ra trong phạm vi của sự điều chỉnh của anh ta với nó”[Dẫn theo 7, 229]

George Herbert Mead

 

Cô đơn không phải là hành động thu mình của kẻ nhụt chí mà là hành động của kẻ dám đương đầu với những thử thách lớn hơn. Cô đơn trong chính những gì mà mình mò mẫm tự bước đi trên con đường tràn đầy những thử thách. Ở đó, chỉ riêng ta đối diện với cá nhân ta theo kiểu khai mở chính mình. Cô đơn cũng có thể như khi mà mọi thứ đều trở nên sa sút về niềm tin hay phai nhạt gì đó mà nó luôn tỏ ra xa lạ với cuộc sống.

Xã hội cứ tuân theo những gì mà nó vốn sẵn như thế nên cũng có thể nói cô đơn không phải là vì mặc cảm gì mà ta lại xa lánh với xã hội cả. Không thể nói rằng, điều gì có trong khi cô đơn cũng là động lực để ta sống như ta muốn vươn tới những chặng đường huy hoàng của một nỗi niềm khát khao đầy kiêu hãnh. Nhưng khi mà cô đơn, ta cảm thấy choáng ngợp trong ta trước khoảnh khắc giao hòa tất cả những chỉ dẫn về lối đi, về đường đi nước bước của ý chí muốn sống. Để rồi ta lầm lũi như một kẻ hành khất xa xứ, tha hương trên chính mảnh đất vốn quá đỗi thân quen và gần gũi này. Cô đơn không chồng chất thêm những túng bấn như bao nhiêu người vẫn thường nghĩ về nó. “Hạnh phúc mà kẻ vong thân hưởng thụ ở ý tưởng cố định, cứng nhắc muôn năm không chứng tỏ cái hiểu biết đích thực của ý tưởng đó. Một lòng tin mãnh liệt chỉ biểu lộ được sức mạnh của nó, không biểu lộ được chân lý của điều ta tin.”[Xem 1,83]. Lúc cô đơn ai cũng có thể thu gom tất cả những động lực tiềm tàng từ ý chí muốn sống để rồi từ đó khẳng định bản thân hắn theo cách riêng không giống ai.

Kẻ dám chấp nhận cô đơn mới là những kẻ can đảm. Cô đơn không như bao người cứ ngỡ đó là trì trệ mà chính thức trên dòng suy tư này để ta có về nó sẽ trở thành một khía cạnh mang dáng dấp của sự đầy đặn bất kì điều gì quá đỗi tối cần thiết cho một sự sinh hoạt bình thường. Mọi diễn biến sống đều ẩn tàng những bất an. Bởi bất an đó luôn được gia tăng hơn nữa khi con người đối diện với cái chết nên vì chết mà con người tỏ ra sợ hãi. Đó là bình thường như bao điều hiện sinh vẫn hay nhắc đến. Ở đây, cô đơn khoác vào đời người luôn được thấy dưới cái nhìn hãnh diện cho kẻ cùng chấp nhận những đổ bể và lay lắt trong xã hội này tức là những gì trưng ra trước mắt đó mà nó ngán ngẩm đến tận mạt.

Cô đơn của kẻ muốn trở thành xa lạ, ghê tởm và khinh ghét chính cuộc sống khác xa với cô đơn của những kẻ có ý chí muốn sống một cách oai hùng luôn dám tỏ ra tự mình định đoạt con đường tiến lên của bản thân mà không đụng chạm hay liên quan đến bất kì một ai/người nào khác. “Ý chí tôi là một sức mạnh siêu cơ thể tương thích với một sức kháng sống động (force hyperorganique en rapport avec une résistance vivante)”[Xin xem 6, 297]. Cô đơn nuôi nấng cho linh hồn ta được nhẹ nhàng hơn. Những trầm uất sẽ dần dần vơi đi vì ta biết quá rõ tại sao nó lại đến với ta. Tất cả chỉ là những thứ gì đó cứ quấn bện chặt vào nhau từng ngày qua ngày mà đến lúc nhận ra sự rối rắm của nó ta khó lòng thoát ra được. Nuôi nấng đó đối với ta một cách ân cần và cô đơn còn thúc đẩy ý chí vươn lên của ta nhằm thăng hoa đến tận đỉnh điểm của niềm vui tự mình sống với chính mình. “Con người phát biểu ý chí hùng cường theo nhiều cách khác nhau. Mỗi kẻ điểm xuyết cho cuộc đời mình theo cách thế riêng của mình, họ lựa chọn một tăng trưởng sức hùng cường nhanh hay chậm, chắc chắn hay nguy nan, rõ ràng hay bí mật. Nhưng dù dưới hình thức này hay hình thức khác, mọi sự kiện của đời sống nhân loại đều khai mở cho ý chí hùng tráng”[Xem 1, 133]. Không khi nào cô đơn cũng như những dòng chảy giữa xã hội này trở nên mâu thuẫn hay đối kháng nhau. Vì tham dự là điều tất yếu của một con người trong chính xã hội mà hắn ta đang sống. Cô đơn làm ta lâng lâng khó tả trong khi im lặng lại cứ thế tràn qua và bản thân ta chính thức chìm vào tận cùng của niềm vui muốn sống một mình. “Ý niệm về ý chí là ý niệm duy nhất không có căn nguyên trong hiện tượng hay trong biểu tượng trực giác thô sơ, mà lại xuất phát từ tận đáy sâu tiềm thức của cá thể, nghĩa là cá thể tự ý thức lấy mình một cách trực tiếp, không dưới một hình thức nào, ngay cả hình thức chủ thể khách thể, bởi vì ở đây năng tri và sở tri là một…”[Xin xem 6, 296]. Dĩ nhiên cái cách muốn sống đó không phải lấy nguyên nhân từ việc ta đây không có những người ta tin tưởng để chia sẻ/tâm sự. Mà ta đây cô đơn là chính ta tự ta muốn chọn lấy cô đơn cho chính mình.

Cô đơn xao xuyến trước thân phận này lại là một động lực nung nấu cho cá nhân ta càng phải tỏ ra mình là một con người cô đơn hơn. “Trong tính chất vô định này của “thiên hạ” chúng ta thực hiện một sự chạy trốn trước cái chết”[Xin xem 5, 335]. Cách thức mà cô đơn khi trở thành nguyên nhân cho những động lực để tạo nên ý chí muốn sống của cá nhân luôn trọn vẹn ý nghĩa trước một lý tưởng nào đó bất kì. Cô đơn gieo rắc trong thâm tâm ta những nỗi ám ảnh chẳng bao giờ quang minh của cuộc sống. Cuộc sống cứ thế hiện lên những thước phim, những câu chuyện, những gì dường như là khi mà con người trong sự xuất hiện của mình đã luôn muốn chứng tỏ mình là trung tâm của thế giới bị cự tuyệt trước thế giới. Qua công cuộc tham dự vào hay nói cách khác là nhập cuộc, bản chất con người vì thế mà có dịp được bộc lộ. Khía cạnh con người đặt sự cảm nhận của mình ra bên ngoài luôn chứa đựng những biểu hiện mang tính khai mở chính nó. Từ việc xác lập vị trí của mình trong thế giới con người cất tiếng xưng hô đây là tôi. Cá nhân tôi tham gia vào để trong cuộc hội ngộ với thế giới, ý chí bản thân sẽ từ đó mà bước từng bước trong tính cách tạo lập chính nó, trên lộ trình khẳng định tự mình (nó).

Vì nhập cuộc nên bất an là đương nhiên có. Chính cái đương nhiên ấy đã làm nên hay nói rõ ra là vạch/chỉ đường cho ý hướng nhìn về những biểu hiện đang diễn ra xung quanh nơi chính bản thân ta đang sống. “Sự chuyển biến riêng tư gây sức ép lên tâm lí cũng như sự biến đổi xã hội và một biến đổi như thế, đi từ đầu đến cuối, có thể đang tiềm tàng một sự mở rộng qua các thể chế khác, có tính công cộng hơn - Giddens”[Dẫn theo 7, 319]. Việc những thứ quấn bện chặt vào bản thân nó khiến nó không sao đạt được trạng thái như nó hằng mong muốn cả. Tất cả đều đang giày xéo, xé nát mọi thứ. Tội lỗi mơ hồ đi khi những lời xoa dịu cứ trưng ra như là bịp bợm trong lúc mà chính mọi cung cách biểu hiện lại khó che dấu đi được hẳn là điều đương nhiên đáng bị chỉ trích. “Sự gia tăng nhanh chóng của tính ù lì, sự bùng nổ bên trong của ý nghĩa trong truyền thông, sự bùng nổ bên trong của xã hội trong quần chúng trong một lỗ đen của chủ nghĩa hư vô và có tính vô nghĩa - Kellner”[Dẫn theo 7, 373].

Quên lãng nhưng không như vậy cô đơn níu ta về lại với cuộc sống này để ta luôn hiểu những gì mà ta đã từng trải qua rồi từ đó tỏ ra chấp nhận nó như một cách tự nguyện hằng mong muốn. Và như thế, khi tiến đến mức độ thái quá tận cùng của sự hiểu biết xã hội cũng không tỏ rõ cho được cô đơn đích thực cô đơn như ý chí muốn sống và dấu hiệu của những ý tưởng thăng hoa trên chốn chặng của sự dám chấp nhận nhìn về phía nó (tức xã hội). “Cái tính toán được từ những gì người ta nói không nhiều bằng cái họ có thể suy nghĩ hay mức độ mà những điều này thể hiện các ý nghĩ của họ, vì mức độ đó hệ thống hóa chúng từ đầu, do vậy làm cho chúng sau đó có thể đi vào các phát biểu mới một cách liên miên vô tận và mở ra cho công việc chuyển hóa chúng - Michel Foucalt”[Dẫn theo 7, 354]. Cô đơn không thể dành cho những trò chơi rẻ tiền muốn thử cảm giác của nó như thế nào mà nó luôn luôn là cách thức biểu hiện của ý chí muốn sống ở những cá nhân biết chắc rằng mình không bao giờ bị loại bỏ ra khỏi thế giới này. Mà hơn hết họ ý thức được những gì họ làm là sẽ được đồng cảm không như ít nhất theo cách nói là như vậy. Mọi cung cách biểu hiện của cô đơn không thẩm thấu đến những giới hạn cùng cực của mọi sự dự tính có khoảng cách hay giới hạn tận cùng của sự rẻ mạt theo kiểu con buôn.

Cô đơn luôn dõi theo từng bước đi của đứa con mà nó luôn ngày nào cũng chăm sóc. Cô đơn không mang vác bất cứ một trông chờ nào mà nó cảm thấy như thế là không chính đáng. Mọi nhịp điệu tiến hành khi cô đơn có trong mỗi cá nhân cũng là lúc mà tất cả trở nên lạ lẫm ngay lúc đầu. Khi thực sự sung mãn và vượt qua được giai đoạn thử thách ấy các cá nhân sẽ sẵn sàng chấp nhận nó vì như một thói quen hay một tập quán không thể dỡ bỏ đi được. “Đó là sự thâm nhập của các khả năng lựa chọn phản ứng tương lai vào sự quyết định hành động ở hiện tại trong bất cứ hoàn cảnh môi trường nào được đưa ra, và sự vận hành của chúng, thông qua các cơ cấu của hệ thần kinh trung ương, như một bộ phận của các nhân tố hay điều kiện quyết định hành vi hiện tại, đối lập một cách dứt khoát giữa hành động tri thức – hành vi với hành động có tính phản ánh, bản năng, tập tính, hay, giữa phản ứng trì hoãn hành vi với phản ứng ngay lập tức – George Herbert Mead”[Dẫn theo 7, 226]. Cũng giống như những dòng chảy sinh hoạt giữa đời thường với biết bao điều muốn nói ở đây cứ bện chặt vào nhau và trở nên trì trệ không lối thoát. Nặng nề là vậy cho nên cô đơn hay dù chỉ một cảm giác mà ta đây thấy như thế cũng là lúc kiểu như ta đang tiếp xúc với chính những gì sâu thẳm bên trong cá nhân ta. Những kẻ cô đơn không phải là những kẻ nhụt chí mà cô đơn là cách thức của những kẻ có ý chí lao vọt về phía trước một cách mạnh mẽ và sung mãn tràn trề sức sống.

Cô đơn mà ta đây đang có thì cũng như một dấu chỉ của sự dự phóng về phía trước để thỏa mãn kiềm kiêu hãnh trong cô đơn của riêng mình. Cô đơn đáng được kể ra bằng sự xóa nhòa những lằn ranh giới hạn cho bất cứ ai có sức vóc mang đầy dị biệt mà những đòi hỏi về điều gì là hoàn thiện sẽ từ đó được sức nó chiếm lấy. Không thể trách cứ cho được bằng bất kể điều gì mà có đó của sự đón lấy niềm tin nhưng như thế không được hiểu là kiêu mạn hay tự phụ cả. Kẻ vô đạo thì đầy rẫy và hành động lên án theo kiểu chập chờn tập tững là một trò hề đáng nguyền rủa. “Sự tàn phá nghiền nát những ai chống lại nó, và trong lúc thỉnh thoảng nó dường như có một đường đi đều đặn, có những lúc nó đổi hướng một cách thất thường, theo những chiều hướng mà chúng ta không thể nào đoán trước - Giddens”[Dẫn theo 7, 312]. Cô đơn móc nối nó với chính sâu thẳm như khi mà đón lấy nó ta cảm nhận được ta đây là ta theo ý chỉ mà ta đã từng cất tiếng xưng hô đây là tôi khi ta bước vào thế giới. Mọi sự đồng điệu trong cô đơn diễn ra như một vết cắt của sự dự phòng những đổ bộ thui chột từ bên ngoài vào nó.

Bằng tất cả mọi chỉ dẫn của những gì mang vác sự chú ý vào cô đơn mà không chấp nhận nó sẽ chẳng bao giờ đáp ứng được điều gì cần thiết cho nhu cầu muốn có được những hiểu biết trong cô đơn. Mà ngược lại đó phải là khách quan và luôn khi nào cũng phải được xem là như thế khi chấp nhận một cách thẳng thắn và cương quyết. Khó có thể truy vấn về một điều gì nói như nó là tối cần thiết bằng cách người tiếp nhận có thể tự mình thực hiện hành động thế chỗ cho những gì mà ta mong muốn chuyển tải đến. Cô đơn trao trả xứng đáng và công bẳng cho tất cả mọi nỗ lực của kẻ dám chấp nhận nó. Vì nó biết tự nó là đầy đủ cho những hành động sẵn sàng đón lấy bằng tất cả sự trân trọng bền vững tuyệt đối từ việc lựa chọn ấy.

Cô đơn biểu hiện trong từng cách thế của nó mà mọi sự chỉ dẫn cho hành động lãnh nhận cũng luôn khi nào là đều được thay thế bằng điều gì đó đáng được đáp ứng. Khó có thể dõi theo một điều kiện mà tự trong cô đơn cho ra được những khả thi lúc nhìn nhận về cô đơn như tự tạo trong nó mọi vẻ đẹp của tinh thần chở che mọi vật mang nó. “Tâm hồn cố gắng tìm kiếm sự an toàn và sự chắc chắn ở mối quan hệ để cuối cùng vẫn không tìm được sự an toàn ở đó, sau đó nó đặt ra một ảo tưởng và bám chặt vào nó. Khi ảo tưởng đó bị lung lay, tâm hồn chúng ta vứt bỏ nó và tìm đến một ảo tưởng khác. Tâm hồn chúng ta bắt đầu gắn bó lưu luyến với vật chất, với con người và với cả những ý tưởng”[Xem 2, 109]. Cái chứa đựng đặc biệt thì cũng sẽ được đảm nhận những điều không sao mà tầm thường cho được theo cách hiểu như vậy. Không có như những gì mà cô đơn thôi thúc và ủng hộ mọi biểu hiện tự bên trong nó vẽ ra thế tính chung quanh đảm bảo cho đối tượng khoác lấy nó, mang những tiềm năng không hề dễ dàng để bị mất mát hay tuột mất tầm tay họ. Mọi thứ đều được an bài và trong hành động xâm lấn hoàn toàn trơ trẽn đồng thời bịp bợm thì đúng là điều rất xứng đáng để trù ẻo đi.

Không như những gì đó đảm bảo một cách tạm thời không an toàn mà cô đơn lại hùa theo những nhịp bước lênh đênh có khi cùng cực như thế. Để đảm bảo mọi thứ thu gom vào các đảm bảo cho cô đơn trừu xuất nên những tính chất chủ xướng đối với mọi phong trào hợp lưu thì nó cũng sẽ mang vác hay chứa đựng về bất kể điều gì tự nó cưu mang tất cả mọi thứ cho những ý đồ sáng tạo được quang minh xán lạn hơn. “Thế giới tinh thần vượt ra khỏi phạm vi của thế giới hiện thực để đến với lịch sử siêu việt, chỉ có trong sự siêu việt, mỗi cá nhân mới có thể có được sự tồn tại có ý nghĩa nhân cách và trở thành chủ thể của lịch sử”[Xem 3, 130].

Không ngừng dự phòng trước mọi sự thui chột từ môi trường coi như trong hệ quy chiếu với nó là bên ngoài, cô đơn không bài bác một cách cực đoan như bao nhiêu hành động gớm ghiếc vẫn đang có đó. Cô đơn không dũng mãnh như những chiến binh hay con người ở đó không hùng vĩ như những tượng đài đồ sộ đến thiêng liêng bất khả xâm phạm như thế. Cô đơn chỉ lặng lẽ đi về trên con đường mà ở đó sự hằng sống luôn nung nấu trong nó đem hòa tan vào mọi ngóc ngách khó cường điệu lên như những gì vẫn bêu ra đến oái oăm như thế.

Mọi dị biệt nào rồi cũng sẽ thúc đẩy cho ra đời những hệ quả không giống nhau. Cô đơn chất chứa trong nó mọi khả năng mà tự những điều kiện đó đảm bảo cho sức hằng sống có thêm được những tin tưởng thống thiết. Cô đơn trở nên thiêng liêng hơn khi kề vai sát cánh bên nó là đôi cánh của sự im lặng cho những triền miên khỏa lấp mọi thứ mà đáng ra là không có gì phải tôn sùng như cái cách mà sự chen chúc chồng chất lên nhau vậy. Có khi nào cô đơn tự bản thân ta cũng như thế khi ta cô đơn hay cô đơn là có ở trong so với ta ở đây là bằng lòng một cách mãn nguyện tất cả. Không thể nghĩ như những gì mà cô đơn không sao giấu kín mọi thứ mà ta đây lại nỡ nào quên bẵng đi được. Mọi cách chỉ dẫn nào cũng đều gián tiếp gieo rắc sự trầm thống của nỗi điêu đứng nảy sinh mọi dị tật. Cũng có thể như khi mà các điều kiện đảm bảo sự chín chắn của những điều kiện dựng xây trở thành nguyên tắc từ việc chấp nhận cô đơn, con người ta không những thoát ly một phần mà còn vươn tới những đích đến hay ngưỡng cửa đầy sự nhiệt thành một cách hoàn toàn tinh tế. “Truyền thống, ngay cả truyền thống đích thực và khả kính nhất không chỉ được hoàn thành một cách tự nhiên do sức mạnh kiên trì của cái gì hiện hữu: nhưng nó đòi hỏi được khẳng định, lãnh hội và duy trì. Cốt yếu nó là sự bảo tồn”[Xem 4, 284]. Tất cả những gì mà cô đơn có thể nói là cô đơn sẽ chẳng bao giờ cho ra được gì như khi nói như thế này không là cái cách chơi chữ quái đảng kì cục như vậy. Bằng lòng tất cả mọi sự chấp nhận đón lấy cô đơn bản thân mỗi một sự gom vào trong nó cũng đều luôn trào dâng sự sống cho những gì đáng được chấp nhận một cách đầy ý nghĩa.

Cô đơn là cung cách của rất riêng hay nói cách khác là chỉ ít con người…thụ hưởng cô đơn!

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.      Felicien Challaye, Nietzsche – Cuộc đời và triết lý, Mạnh Tường dịch, NXB Văn Nghệ, 2007.

2.      Krishnamurti, Đối mặt với thế giới hoảng loạn, Lê Tuyên biên dịch, NXB Văn hóa Dân tộc, 2008.

3.      Lưu Phóng Đồng, Triết học phương Tây hiện đại, Tập 3, Phạm Đình Cầu dịch, NXB Chính trị Quốc gia, 1994.

4.      Remo Bodei, Triết học thế kỷ XX, Phan Quang Định biên dịch, NXB Thời Đại, 2011.

5.      Viện Đại Học Vạn Hạnh, Diễn đàn Vạn Hạnh, Ban Tu Thư Viện ĐH Vạn Hạnh, 1967. (Đề tài diễn thuyết của Tiến sĩ Hubert Hohl tại ĐH Vạn Hạnh ngày 14.5.1967 - Heidegger và sự khủng hoảng của siêu hình học. Bản dịch của Ban Chủ biên Tòa soạn Tư tưởng Viện ĐH Vạn Hạnh.)

6.      Viện Đại Học Vạn Hạnh, Tạp chí Tư tưởng số 2&3, Ban Tu Thư Viện ĐH Vạn Hạnh, 1968. (Bài viết của Huyền Trang Tâm – Schopenhauer hay con người vô duy).

7.      Vũ Quang Hà, Xã hội học đại cương, NXB Thống Kê Hà Nội, 2002.

8.       

Phạm Tấn Xuân Cao
Số lần đọc: 2258
Ngày đăng: 28.01.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tôn giáo, Nghệ thuật, Triết học và Khoa học - Cư sĩ Minh Đạt
Thơ Phùng Cung và những ám ảnh Văn Hóa Việt - Trần Hoài Anh
Thẩm định về giá trị Triết Học và tư duy của Triết Gia - Võ Công Liêm
Triết học Xã hội , Chính trị và Tôn giáo - Võ Công Liêm
Việt Ngữ Tương Giao Văn Học Và Triết Học Viết Từ Năm 1950 Của G.S. Trần Đức Thảo - Trần Văn Nam
Một giọt từ sự đọa đầy - Nguyễn Hồng Nhung
Tu tập thời @ (5) Te của Lao Tzu. - Cư sĩ Minh Đạt
Lửa của Pascal (Pascal's Fire) - Phạm Việt Hưng
Sự tha hóa trong những cuộc đi tìm bản thể - Nguyễn Anh Tuấn
Tình yêu – sự kết nối linh hồn - Nguyễn Hồng Nhung