Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.156
123.224.932
 
Cảm thức Tha-Ngã Luận [KÌ 2]
Phạm Tấn Xuân Cao

 

 

 

 

CHƯƠNG I

BẢN THỂ THỰC TẠI ĐA KHÔNG GIAN

 

 

1.CẢM THỨC KÍCH XUẤT KHÔNG GIAN.

 

1.2TIẾN TRÌNH CỦA CẢM THỨC.

 

Mỗi giác độ của cảm thức bao chứa tính không trương, như là một diễn tiến vận hành của chính ý thức dự phóng bảo toàn linh động trong không gian mà ý hướng tính vạch ra. Không gian đó mang nghĩa, là dự phần trong tính tiếp biến phóng thể từ nội giới ra ngoại giới để cảm thức tự trở thành những khuynh lực ý hướng tính. Với ý hướng tính là tính hướng định của ý thức về một cái gì đó. Nó là tính chất của ý thức được đảm bảo rằng, việc thực hiện hay quá trình diễn ra của ý thức phải luôn có đối tượng được hướng đến. Nó mang tính chất nhắm đến của ý thức, tự bản thân ý thức thực hiện được điều này, bởi ý thức muốn được coi là ý thức thì ý thức phải được xem như một quá trình thực hiện có điều nó muốn thực hiện đối với điều mà nó thực hiện, tức là không gì khác ngoài đối tượng của ý thức. Việc chỉ rõ tính chất của sự gắn kết chặt chẽ giữa ý thức và đối tượng của nó làm thành ý hướng tính. Với nội giới là thế giới bên trong của chủ thể. Nơi mà các hoạt động được diễn ra như những quá trình mang tính dàn dựng nên thành những phân vùng riêng biệt mang đậm yếu tố chủ quan. Và ngoại giới là thế giới bên ngoài, so với chủ thể. Ngoại giới là tổng hợp của rất nhiều những thành phần đưa đến tác động đem lại về phía chủ thể. Ngoại giới còn là một mức độ biểu hiện gián tiếp của những hoạt động dàn dựng diễn ra bên trong chủ thể, tức nội giới. Từ đó, phóng thể được hiểu là quá trình thực hiện một cách rõ ràng ra những gì đang chứa đựng như những tiềm lực trong chính bản thân mình đang có. Nó là một bước kế tục của tiếp biến. Phóng thể được coi là cụ thể hóa các tiềm tố thành những gì thực sự có. Chính bằng hành động cụ thể hóa đó, mà phóng thể được coi như một giai đoạn cố gắng cho những nỗ lực thực hiện, để đi đến hệ quả đóng vai trò là một tiềm tố kế tiếp trong quá trình diễn ra sau đó. Trên cơ sở của tiếp biến là sự thực hiện một giai đoạn, mà giai đoạn đó, được kế thừa và rồi chính nó, tự khơi gợi ra một phân vùng nào đó rõ ràng hơn. Giải thích cụ thể, ta thấy rằng, tiếp biến được hiểu như một giai đoạn tiếp nhận sự biến chuyển của một quá trình hay sự kiện nào đó mà trước nó mang lại. Với đồng thời, sự hiện hữu của dự phần được hiểu như một thành phần nào đó tham dự vào quá trình. Nói đến dự phần trong một quá trình bất kì, tức là nhắm đến một mức độ bao hàm của đối tượng, được dự phần đó, trong quá trình đang thực hiện chứa đựng ngay đối tượng dự phần. Và rồi chính khuynh lực, nhằm để chỉ một yếu tố mang tính chuyển tải những cơ cấu cho việc xây dựng nên các quá trình, nó đề bạt và tự triển khai khuynh hướng thành những cơ cấu rõ nét.

Cảm thức được diễn giải qua cơ cấu tiền niệm chính là nhắm vào phía ý thức, như muốn khơi gợi nên một chút gì qua sự suy tư được thực hiện rõ ràng, khi mà tất cả đều nhập cuộc. Mỗi giác độ của cảm thức, do đó, luôn bao chứa tính không trương mà những gì được diễn giải ra là có sẵn ở đó. Giác độ đó được nhìn nhận, khi cảm thức và chỉ duy nhất cảm thức mới có khả năng tái lập nên những hệ hình, mà bản thân mình không thể đáp ứng một cách chu toàn. Không gian mà ý hướng tính vạch ra chỉ duy cảm thức mới có thể đổ bộ vào và hướng đến những quy kết thẩm tra sáng suốt. Trong không gian mà ý hướng tính vạch ra, có sẵn tất cả những điều kiện cần thiết cho mọi quy tắc thẩm tra về phía không trương cảm thức, được biểu hiện qua mỗi giác độ tại thân, luôn tiếp biến trên những mức độ thuần thành. Mỗi giác độ bao chứa tính không trương cảm thức, luôn muốn khơi gợi về những cơ cấu hạ tầng có trong mỗi định phần của cảm thức, tự biện minh cho chính chúng, trước sự phân lập khả giải về nguồn gốc mọi cuộc hướng dẫn tư duy.

Ý thức dự phóng tạo nên ý hướng tính, mà ý hướng tính luôn khảo sát tiềm năng ở mọi phương diện, với khả năng thiết yếu có thể được biểu hiện là khả hữu. Ý hướng tính luôn bảo toàn linh động trong không gian mà chính nó vạch ra. Mỗi giác độ cảm thức trong đương mức có thể hiểu được chính là nhắm vào và gia công hơn nữa cho ý hướng tính. Một diễn tiến vận hành trong những gì được coi như dự phóng thì luôn là sự hướng định đến đối tượng, để tạo nên, trong một chừng mực nào đó, một hệ quả tất yếu. Đi từ diễn tiến vận hành của chính ý thức dự phóng, được bảo toàn linh động trong không gian mà ý hướng tính vạch ra, ta có thể thẩm tra được tính chất có ở mỗi giác độ của cảm thức, bao chứa tính không trương, như là tính chất chuẩn hóa dự tính (tìm đến) những yếu tố tính chất thứ cấp khác. Và cũng có thể thẩm tra theo chiều ngược lại, khi mà việc hiển minh trên mỗi giác độ không trương cảm thức, sẽ có thể cho chúng ta một hệ quả thẩm tra sáng rõ, những gì ý thức dự phóng trở đi được bảo toàn linh động trong không gian mà ý hướng tính vạch ra, được hiểu ngang với một diễn tiến vận hành, trên thời trường.

Khi một quy chụp thẩm tra nào xuất phát từ hệ hình của mỗi phía thì căn cứ vào điều kiện thiết yếu đó, tự suy có thể trở thành, như là nguyên tắc khả giải cho quy chụp thẩm tra ấy. Không gian mà ý hướng tính vạch ra chính là không gian mà ở đó nói lên được tính trực quan của cảm thức, trong việc xâm nhập khả nhiễm vào một dự phóng bất kì nào đó, được hiển minh trong cảm thức. Do đó, chính cảm thức là nhân tố chủ đạo trong công cuộc dẫn nhập vào dự phóng, đề hướng về bất kì một không gian. Nên tính trực quan cảm thức sẽ được dàn dựng như là yếu tố không thể thiếu, để căn cứ vào đó, thẩm tra về mọi phía của không gian bất kì. Nguyên tắc thẩm tra được xây dựng, ở đây, không nhằm về bất kì một phía nào, để tăng cường cuộc đổ bộ vào không gian, được dự phóng mang đến những hệ quả rao giảng vào hư vô. Mà thẩm tra cho ta biết được, nguyên tắc thích ứng trong từng chuỗi dạng tư duy khi ta có, để thông dẫn không trương cảm thức trên mỗi giác độ luôn có tác động điều hướng về sự dự phóng hình thành không gian. Mọi ý hướng tính ngập tràn sự hiển minh cho không gian được xây dựng trên mức độ cố kết sâu đậm. Và bằng với khâu chuyển tải có thể có, mang vác tính thực hành, để biện minh cho mỗi bước dẫn nhập vào không gian ý hướng tính vạch ra, thì chính những gì mà không gian tính có được từ bước dự phóng ý hướng tính đó, sẽ tạo nên tất cả những hệ hình cơ sở cho việc xây dựng mang tính nguyên tắc thiết yếu, để hiểu hơn về tiến trình của cảm thức. Trên một bước đà được nói đến, chính tiến trình ấy, được khả giải thật rành mạch trong chủ thể bởi những quy trình mang nguyên tắc thẩm tra vừa quy xét.

Với ý chí ngoại biên của vùng miền cảm thức luôn thụ nạp những biến cố phát sinh từ ngẫu nhiên tính triển thời trương độ, ở bản thân không gian cổ điển, được ghi khắc và phù ứng nên thành những âm hưởng và dự ý của chủ thể, đem dàn nạp nó vào trong chính bản thân cảm thức thì đi từ bản thân không gian cổ điển, sẽ là một không gian chứa đựng tính ưu việt miên tục của thực tại. Không gian cổ điển, xưa nay vẫn như thế. Không gian cổ điển là phân vùng thiết đặt ở những gì mà giữa nó và điều kiện hiện hữu có một sự ngăn cách. Khi mà trong chính bản thân không gian đó luôn bung vỡ ra những khả năng, chứa đựng ngẫu nhiên tính hòa tan vào các biến cố, thì sự đặc cách của bất cứ những gì ở ý chí ngoại biên vùng miền cảm thức sẽ luôn thụ nạp chúng. Chúng được phát sinh và luôn được đón nhận một cách nồng nhiệt. Ý chí ngoại biên của vùng miền cảm thức, chỉ những gì tồn tại thành một dải tần ấn kí trong vùng đệm, mà ở đó có khuynh hướng về một tác động của cảm thức hướng xuất ra khỏi bản thân nó.

Ý chí ngoại biên luôn thụ nạp những biến cố phát sinh từ ngẫu nhiên tính, nghĩa là, nó luôn khi nào cũng gom vào mình những gì có thể đạt được về một sự tự tin có ý nghĩa, mang lại một hệ quả. Thụ nạp ngẫu nhiên tính thông qua các biến cố, chính ở đây, tương tác giữa cảm thức và bản thân không gian cổ điển biểu hiện rõ ràng nhất. Và chính điều đó, được biểu hiện ở triển thời trương độ bản thân không gian cổ điển. Khai triển một cách tức thời, luôn đánh đồng được đương lượng ngang bằng với những biến cố phát sinh từ ngẫu nhiên tính. Đồng thời, triển thời trương độ bản thân không gian cổ điển muốn hướng đến cái nhìn trên nền miên tục của thực tại, nhấn mạnh tính trương độ của những biểu hiện vật chất sẽ khả dĩ cho việc thụ nạp các biến cố phát sinh, mang hệ quả từ chính bước phân tích đó đem lại. Ý chí ngoại biên tạo nên một sự kiểm duyệt, hay nói cách khác, chọn lọc có đương mức khả nhiên, cho những gì mang tính chất bất khả kháng, từ chính nguyên tắc thẩm tra mà nó có. Bằng với nguyên tắc thẩm tra đó, ý chí ngoại biên thực hiện lệnh được cấp đi từ trung tâm cảm thức, do đó, việc thụ nạp sẽ được ghi khắc và phù ứng trong tiếp biến mang tính chất của một quá trình.

Sự ghi khắc và phù ứng đó khả hữu cho công cuộc khôi phục nên hệ hình, để có thể dàn dựng thành những âm hưởng và dự ý của chủ thể. Tính ghi khắc và phù ứng bắt buộc phải khả hữu vì tính chất trước đó là thụ nạp. Khi một đối tượng thụ nạp và được đặt trong quá trình thì tiếp theo thụ nạp sẽ là niềm tin xảy đến đối với một sự ghi khắc cộng với phù ứng mang tính khả hữu cho mọi hệ quả cuối cùng có thể xảy ra. Ghi khắc sẽ chứa đựng tác động trực tiếp đến hệ quả đó và phù ứng đóng vai trò như một người trợ lí tham dự vào việc phẫu thuật, sao cho nó có thể, luôn khi nào cũng, diễn ra một cách suông sẻ. Thì chính sự ghi khắc, đồng thời với phù ứng đó, đã tạo nên những âm hưởng và dự ý có được trong chủ thể, hình thành như hệ quả của những điều vừa diễn giải. Âm hưởng luôn ngập tràn trong chủ thể bởi sự khỏa lấp mang tiến trình khuấy động từ tâm hệ. Dự ý ở chủ thể được nói đến, để nhằm xác định các động thái sẽ xảy ra, nếu chủ thể thực hiện theo mỗi khả năng được sắp xếp trước đó. Nhưng chính những âm hưởng và dự ý ấy sẽ trên một tuần hoàn, mang chu trình được dựng sẵn, sẽ quay về lại, nghĩa là được dàn nạp vào trong bản thân cảm thức. Bản thân cảm thức trong mức tương tác khả nhiên cho cái được gọi là ngang bằng với tính miên tục của thực tại, được biểu hiện cụ thể thông qua không gian cổ điển, khi chính những gì mà cảm thức nhắm đến, thì đều đem lại các hệ quả, mà chính những hệ quả đó được đặt định vào những nguyên lý tự thân chính nó. Trong các diễn biến xảy ra bên trong cảm thức, điều mà nó biểu hiện, lại cũng chính là điều mà nó có được tiềm tàng, từ chính việc làm nguyên ủy của nó. Và bất kể một tiến trình nào, cũng phải có đối tượng để tiến trình thấm nhập đến/vào nó. Cho nên, không riêng gì những tiến trình cá biệt, tiến trình cảm thức sẽ được thực hiện khi cảm thức nhắm đến đối tượng, không gì khác đi, của nó, là bản thân không gian cổ điển, tự hạn định trong những đường hướng vừa phân tích.

Và ở đó, trên bước đường dự phóng của cảm thức từ bản thể tôi đến bản thể không gian bao chứa bản thể tôi, luôn ấn định một tác động cảm quan soi chiếu về tính phức hợp, được minh định hóa trong tiến trình phóng ngoại ra khỏi bản thể tôi. Tiến trình của cảm thức, không gì khác hơn, là quá trình mà ở đó có sự thay đổi tính nhìn nhận trực tiếp chính vấn đề muốn nhắc đến. Đi từ bản thể tôi đến bản thể không gian, bao chứa bản thể tôi đó, cảm thức thực hiện một cuộc dự phóng chính quy, như đã nêu ra, và cuộc dự phóng ấy luôn ấn định trên một đường ray mà cảm quan chính là người lái tàu. Tác động cảm quan luôn sâu sắc, chừng nào bước đường dự phóng của cảm thức thể hiện một cách sáng rõ, những hệ quả liên đới với các đích đến khả hữu nhất.

Khi mà tác động cảm quan nhập cuộc vào để thực hiện dự phóng cảm thức, xuất phát từ bản thể tôi đến bản thể không gian chứa bản thể tôi, thì cũng đồng nghĩa với việc, cảm quan trừu xuất trên bước đường dự phóng đó, những phương hướng quang minh, hơn hẳn những gì hiện hữu trong cảm quan. Với lối tiếp cận khác, để nhằm hiểu được những toan tính từ tác động cảm quan, hướng đến công cuộc dự phóng, đó là đầy tiềm năng và khó chứa đựng một sự giao kết biện minh ngang ngửa. Và chính hành động mà bản thể tôi trừu xuất đó, làm thành/nên sự phóng ngoại ra khỏi chính nó. Cũng từ đây, tiến trình phóng ngoại được hiểu như một sự thôi thúc đáng có, khi cảm quan thực hiện đầy đủ vai trò chính quy của mình, như khi mà cảm quan điều phối cảm thức, với cảm quan hiện minh cho toàn bộ quy trình/tính chất mà cảm thức thu nạp.

Không kể đến bất cứ một điều gì mà cảm quan có thể làm, là đem lại tiếng nói, được đánh giá có trọng lượng, thì quan hệ của những thành phần hạ cấp, hẳn sẽ là mang được cho sự thuận theo những khả năng, mà mỗi đối tượng thành phần hiểu rõ nhất. Hẳn với chỉ những gì vừa nêu ra, thì chúng ta sẽ thấy rõ việc làm ở cảm quan, với định tính của nó là gì, tất sẽ có được một câu hỏi đầy sáng suốt, bởi hiểu rõ hơn cảm quan thì khả năng ở bước đường dự phóng cảm thức, sẽ phần nào đó, luôn luôn được nghĩ đến là dễ dàng hơn.

Cảm quan, chỉ những gì chứa đựng quan năng trong cảm thức, mà chính quy mỗi định phần có ảnh hưởng từ nó, một cách liên thuộc nhất. Cảm quan không chỉ là những gì đó mang tính cảm xúc/chứa đựng cảm tính một cách tràn ngập. Mà cảm quan muốn chỉ đến tính tri thức được thu hồi từ chính những gì được phán cho cái tên là cảm tính nhất đó.

Cảm quan không hề đưa ra một gây cấn nào về việc sẽ biện minh cho mình chính bổn phận như vai trò của những bậc tiền bối, mà chỉ việc thông qua cảm quan, đám hậu bối mới truy xét ra trong cảm quan, chứa đựng tất cả những điều gì mang tính đồng loạt, được thẩm định tức thời. Giá trị nó có vững vàng, chừng nào, nó được liên kết với những điều gì đó được cho là mang tính tự trị về mặt pháp chế, tựa như, biên vùng của những thửa đất, mà ở đó đã có chủ sở hữu. Mọi hành động xâm lấn bất hợp pháp đều sẽ phải trả giá cho chính hành động ấy. Tính tự trị ở bất cứ một phân vùng nào, đều được coi là thích đáng bởi tiến trình luôn thúc đẩy đầy tiềm năng, từ dự phóng mang đến ở chính những vai trò đặt ra.

Những tác động của cảm quan sẽ ấn định một cách rõ ràng, trên tiến trình/bước đường dự phóng đó, để sự phóng ngoại thực hiện một cách sung mãn không thể ngờ tới. Tính tự trị được gieo vào, ở đây, như thúc đẩy cho những đương lượng thẩm định tức thời, có cơ hội tràn sang các phân vùng, cũng có thể là toàn bộ phân vùng, trong công cuộc dự phóng. Một điều gì đó được gán cho cảm quan với những tính chất hàn lâm luôn được khả quy,  không gì khác đi, trong chính dự phóng đó, nó mới được nói đến như vậy. Bằng cách liên thông tất cả mọi sự đặt định đúng quy trình của sự kiện đang diễn ra, thì sẽ tất yếu, từ đó, khởi đi một khả hữu cho tiến trình phóng ngoại nhằm giải đáp những đương lượng khả năng, có thể có từ những gì mà cảm quan có thể có. Từ đó, hướng đến việc chỉ cho ta thấy rằng, cảm quan điều phối cảm thức, trên hay trong một khía cạnh nào đó, trái với tính chất hàn lâm, bởi tác động trí năng mà nó chứa đựng.

Để rồi, mọi không gian dự kiến phát sinh tồn hợp trong tác động cảm quan của chủ thể. Không gian, được định nghĩa, là dự phần trong tính tiếp biến phóng thể từ nội giới ra ngoại giới để cảm thức tự trở thành những khuynh lực ý hướng tính. Không gian, được sản sinh từ cảm thức. Không gian trong vật lí khác với không gian được sản sinh từ cảm thức. Không gian từ cảm thức chỉ là dự phần, mà dự phần đó, mang trong mình tính tiếp biến phóng thể. Nghĩa là, một bộ phận khả nảng có khả năng xảy ra khi khuynh hướng nhắm đến, trong mức độ chờ đợi, để hiện hữu trở nên mang tính có. Cuộc phóng thể đi từ nội giới ra ngoại giới muốn nói đến không gian, chính là việc thực hiện những gì mà nội giới khuấy động nên sự tự thành để hiện hoạt. Và chính tiếp biến phóng thể đó, làm cho cảm thức tự trở thành những khuynh lực, bức phát nên, trong một độ lùi gia tăng mức độ, trên bình diện ý hướng tính. Ý hướng tính được nói đến, cho nên, thể hiện rõ được sự chờ đợi để những hiện hữu mang tính có xảy ra. Không gian cảm thức là những không gian khả năng, không gian có thể có. Không gian cảm thức mang những biểu hiện của riêng mỗi phân vùng, khi mà nó có thể hiện hoạt, thì chính nó sẽ tự mình trở thành không gian, theo đúng nghĩa của từ đó. Và vì liên quan đến khả năng có thể có trong những gì sẽ xảy ra, nên không gian, chẳng qua cũng chỉ là, những dự phần mà thôi, dự phần trong tính tiếp biến phóng thể (phóng vọt ra khỏi đối tượng tự quy (chiếu). Khuynh lực ý hướng tính sẽ lan tràn trong các phân vùng được hạn định bởi ý chí ngoại biên của cảm thức, nhằm thiết đặt sự ảnh hưởng ý hướng tính đến quá trình sản sinh ra không gian. Cảm thức đóng vai trò như một trạm trung chuyển những gì tương tác song hành giữa nội giới và ngoại giới. Trên từng đương mức khả thành của sự tiếp biến vừa nói trên thì khả năng bủa vây mọi ngóc ngách cảm thức đến nội giới là rất rành mạch, để từ đó, hướng đến việc nâng cấp chủ tri một cách thành thật hơn. Và chính những gì mà khuynh lực ý hướng tính vạch nên trên hạn định ý chí ngoại biên cảm thức, nên dự phần của mỗi thành tố không gian là khả giải cho tác động trí năng chủ thể. Mọi không gian được dự kiến sản sinh ra, phụ thuộc trong tác động diễn giải tường minh đó. Và chính tiếp biến ấy còn mang trong mình những lộ trình thứ cấp khác.

Cho nên, phức hợp luôn dàn dựng vào bên trong không gian cổ điển mang những lộ trình thực hữu đối với sự lấn loát cảm thức vào thời trường. Lấn loát cảm thức vào thời trường chính là sự thiết tạo không trương cảm thức đến ưu trương thời trường. Tất cả những lộ trình thực hữu chính là tiến trình của cảm thức. Lộ trình đó, luôn mang tính phức hợp. Bên trong không gian cổ điển mang những lộ trình thực hữu ấy, khi mà sự lấn loát cảm thức được thực hiện một cách thông suốt. Tiến trình cảm thức được xây dựng trên những lộ trình đó, đủ chứng lý cho sự sáng tỏ hơn vai trò của cảm thức. Bản thân không gian cổ điển, tự thân nó, không gì khác ngoài những phân vùng chứa đựng cứu cánh với các mức độ khả quy. Không gì hơn cho việc minh giải về phía không gian cổ điển, mà chứa đựng trong nó những gì đầy đủ của phức hợp tính, đều có ý nghĩa tất hữu. Bản chất của phức hợp tính bao chứa trong sự ấn định mà lộ trình lấn loát đó luôn là khả hữu, với từng ấn định, phức hợp luôn gia tăng mức độ hợp lí.

Ở đây, không trương của cảm thức ấn định nơi từng không gian, mặc dù có thể có trường hợp chúng ta đang không ở trong phần lớn các không gian khác, nhưng với tác động chung của toàn thể, ta cảm ứng được từ nhiều phía của chuỗi dạng thông tin đến từ các không gian khác đó.

Phức hợp tính bây giờ được thể hiện rất rõ và tác động ấn định của không trương cảm thức nơi từng không gian, nhấn mạnh rành mạch đến phân vùng của điều khả quy. Toàn thể thực tại là gì đó được hiểu như một bao chứa, mà ở nó có sự kết hợp của những biên vùng rõ rệt với tất cả định liệu dự trù cho tiến trình cảm thức, được thông dẫn đến hồi khải lộ. Trong đặc tính của tiến trình đó, cần một tác động chung mang tính biểu thị từ nhiều phía của chuỗi dạng thông tin đến với các không gian khác. Tác động toàn thể là tác động chính của tiến trình cảm thức, nên mọi định liệu, là cần thiết cho mỗi kết lập tiến trình đó được hiện trình sáng rõ. Tiến trình được gia cố trong toàn thể tính, không gì khác, từ cơ cấu liên tải, chứa đựng trong thực tại này với sự hướng định không hề mệt mỏi đến hệ hình đa không gian.

Được nói đến bằng tích tụ khảo sát những liên tải trong không gian, cho nên thao tác thăm dò bên trong cảm thức mang những phân vùng được dàn dựng một cách công phu nhưng tức thời. Tích tụ đó, chứa đựng mọi vẻ của sự khảo sát chính đáng có trong bản chất mỗi không gian. Đồng thời với chính sự tích tụ đó, thao tác thăm dò bên trong cảm thức như chứa đựng mọi điều, mọi vẻ, mà chính thao tác thăm dò ấy, mang những phân vùng được dàn dựng một cách công phu nhất. Công phu nhưng tức thời. Tích tụ khảo sát bên trong những liên tải không gian, nghĩa là, không ngừng truy về phía mỗi không gian để có thể nắm được điều gì có khả giải cho một hiệu lực truyền hưởng từ phía mỗi không gian có đó. Đi từ các tích tụ khảo sát để nhắm đến những gì bên trong cảm thức, như vậy, minh chiếu nên sự rõ ràng về tiến trình cảm thức trong tương tác với việc định hình không gian là như thế nào? Tiến trình cảm thức đóng vai trò cho mọi sự hướng nhìn về phía không gian, được đặt ra thông qua một viễn cảnh mang tính thực tế, mà bấy lâu nay, chưa định hình nên một cách toàn bộ, rằng, thực tại đó, là thực tại đa không gian.

Tiến trình cảm thức, không gì khác hơn, chính là tích tụ những khảo sát liên tải bên trong không gian cổ điển của vũ trụ cổ điển, để dẫn nhập vào bản thể thực tại đa không gian. Tiến trình đó, đòi hỏi mức độ tương tác giữa cảm thức và không gian cổ điển được đẩy lên đến mức cao trào. Bằng với tích tụ khảo sát thì chính sự tích tụ đó được giải thích cho mức độ tương tác vừa nêu. Tiến trình cảm thức mang cứu cánh về một quy hợp cảm thức định hình thực tại đa không gian. Tiến trình đó, hợp lí trên mọi căn nguyên của vô số những tiềm năng chứa đựng nơi thực tại dự trù đến. Tiến trình đó, là khả quan đối với mọi sự tất hữu được liên đới hướng định vào nhau, qua tương tác thuần thành mà viễn tượng của cảm thức nói lên rất rõ/sâu hơn những gì cần diễn giải ở đây. Bất kể tương tác nào cũng là đồng bộ và khả quy. Nên, khảo sát sẽ không thể không đồng bộ vì khả quy, do đó, thao tác thăm dò bên trong cảm thức đề hướng đến một chung cuộc vĩ mô trên tầm nhìn viễn tượng của tiến trình cảm thức.

Viễn tượng của cảm thức hình dung về mỗi một không gian, đương lượng với tư cách khả vi  giao hoán cho bất kì một không gian nào khác nó, chính bằng hiệu năng từ sự liên kết tương ứng giữa chúng. Không gian này, ở đây, không gian kia, ở đó. Giữa hai không gian, ta nói rằng, có một hiệu năng (hiệu quả năng lực) của sự liên kết giữa chúng, được đương lượng, với tư cách khả vi giao hoán về mỗi một không gian. Chính điều này, tự nó, thừa nhận, sự tương tác giữa các không gian là hoàn toàn khả hữu. Không gian chứa đựng những định liệu chính yếu đối với mỗi tư cách được cho rằng, nó có thể định liệu về mọi phương hướng. Mỗi một không gian là mỗi một viễn tượng cho cảm thức hình dung nung nấu trong mình sự thấm nhập của những biến quy đồng phức. Khả vi giao hoán đối với bất kì một không gian nào khác nó không có nghĩa là thay đổi vị trí của chúng với nhau, mà ý muốn nói rằng, khả vi cho sự tương tác những liên tải bên trong mỗi không gian. Không gian nào cũng được coi là không gian từ các mức độ phẩm tính của cảm thức mà thành, cho nên, tự chúng có trong những liên tải khác nhau. Những liên tải đó, nếu được coi là hiệu năng giữa các không gian, thì không gì khác hơn cho chính việc quy xét hiệu quả của năng lực, khi những tương tác liên tải xảy ra đối với mỗi không gian, rộng ra là đối với hai không gian.

Hiệu năng của sự liên kết giữa hai không gian thì cũng đồng bộ cho hiệu năng của sự liên kết tất cả các không gian, trong một tổng thể. Bởi thế, mới viện dẫn đến một viễn tượng, mà ở đó, khó thật sự chối bỏ khẳng định vừa nêu. Hiệu năng nào cũng là gia cố thêm vào tiến trình định liệu cho hiệu quả của sự liên kết, để tiến trình cảm thức có thể diễn ra một cách suông sẻ. Hiệu năng lúc nào cũng nung nấu trong mình sự không cam tâm chịu nung nấu từ bất kể một dự định nào được tính trước. Chính hiệu năng là điều kiện cho đương mức để tiến trình cảm thức trong tiềm độ ngày một tăng cường hơn nữa tính tái thiết mọi bộ phận, chính quy cũng như không chính quy, khi tiến trình được khởi thảo và di nhập vào bất kể phương vùng nào, mà tiến trình đó, gợi mở đến những đương độ khả năng thuần thành cho hệ hình muốn xây dựng.

Hệ hình đó, chứa đựng tính biền biệt của thời gian hiện diện trong không gian, hiển nhiên làm thành tính không trương cảm thức xúc tác vào trong một ứng động chung. Khi công cuộc chuyển thể bên trong bản chất phân vùng không gian của thực tại được vạch sẵn, thì từ đó, sẽ làm nên cách thức chuyên biệt ở bản chất trong tính chuẩn hóa không gian không hề khi nào mang sự dị biệt do cảm quan đem lại. Trong tương tác giữa không trương cảm thức với ưu trương thời trường, hẳn sẽ là, khả dĩ cho việc khẳng định tính biền biệt của thời gian hiện diện trong không gian như một khả dĩ tất hữu.Tiếp đó, là diễn giải rõ hơn, chính điều ấy, hiển nhiên góp vào thành tính không trương cảm thức xúc tác trong ứng động chung chính nó. Nói tính biền biệt của thời gian hiện diện trong không gian, không gì khác, chính là viện dẫn cho công cuộc chuyển thể vào trong bản chất phân vùng không gian của thực tại. Khi không trương cảm thức phát động nên một tiến trình cảm thức về lộ đạo đa không gian, thì đồng thời, tính biền biệt cũng tham gia vào công cuộc chuyển thể bên trong bản chất phân vùng mỗi không gian của thực tại, do cảm thức vạch sẵn này.

 

Chính điều đó, đã làm nên sự chuyên biệt bản chất của tính chuẩn hóa không gian, không hề khi nào mang sự dị biệt do cảm quan đem lại. Thêm một tư suy cho tiến trình cảm thức, ở đây, trong tiến trình cảm thức, tương tác không trương-ưu trương ngày càng bộc lộ một cách rõ ràng. Ưu trương góp vào không trương, đồng thời không trương tác động vào ưu trương. Tiến trình cảm thức luôn mang một cung cách quy giản trên từng chặng lộ trình như thế làm cho nó ngày càng, được sáng rõ. Tiến trình phân định mỗi khi sự khả giải có được khả giải mang tính toàn bộ. Dự liệu từ tất cả những gì mang lại điều đó được coi là dị biệt thì cũng đều là dị biệt, tất nhiên, sẽ không khả quan như trong tâm tưởng hướng đến tiến trình cảm thức.

 

Chuyển thể nào trong bản chất phân vùng không gian của thực tại, do cảm thức vạch sẵn, đều muốn nói đến vai trò của cảm thức trong từng hiện diện ở tiến trình cảm thức. Tiến trình của sự kích xuất nên lộ trình về không gian, với việc hướng định đến trường hợp xán lạn nhất, khi những cứu cánh có mục đích đối diện với hệ hình, không gì khác, mang tính đa không gian.

 

Để rồi, bất kể một sự thụ tạo nào cũng đều mang bản chất của công cuộc hội ngộ đánh đồng quy chụp cảm thức phóng nạp vào không gian. Bởi nó là thụ tạo nên nó luôn gia nạp vào trong mình bất kể những điều gì mà nó cần cho nó. Nó có những điều gì mà nó luôn mong muốn được thôi thúc để bổ sung thêm những điều gì, mà tự nó, muốn được sở hữu những điều như vậy. Bởi rằng, bất kể một sự thụ tạo nào cũng đều mang bản chất của một cuộc hội ngộ, nên thụ tạo đi liền với điểm tập kết chính quy, để từ đó, phóng vọt cho ra những gì mang tính hệ quả có quy chiếu. Nhưng với lí lẽ để viện dẫn rằng, và thật sự đúng như thế, cuộc hội ngộ đó đánh đồng quy chụp của cảm thức phóng nạp vào không gian. Cho nên, phóng nạp vào không gian như điều kiện trong một bước giải quyết đồng tâm của nó, chính là sự thụ tạo có gia nạp những đi liền những truyền hưởng khả thi. Và rằng, bất kể một sự thụ tạo nào cũng chứa đựng ý nghĩa, nên thụ tạo đó, đi đôi với việc trừu xuất ra những gì mang kết quả khả giải, là điều gì luôn được đánh giá với tư cách khả quan, cho việc quy xét đến tính chất của mỗi một công cuộc, mà công cuộc đó, dẫn dắt cho việc tư suy đi từ cảm thức, đến những gì mang lại từ cảm thức viễn trình ra. Hay nói cách khác, cho những gì là viễn tượng của cảm thức đem đến.

 

Hẳn là, bằng với bất kể một sự thụ tạo nào, cảm thức cũng đều gia nạp và gia nạp không ngừng về tâm tưởng truyền thông cho phóng nạp vào không gian. Như khi mà không gian, còn đón đợi điều gì đó được cho là khả nghi xuất phát nơi cảm thức. Bởi chăng, bất kể một điều gì bị cho là đánh đồng trên toàn bộ, thì cũng đều là những gì cục bộ/riêng rẽ, mang hàm ý của những miệt thị. Cho nên, hẳn là sự chỉ dẫn đối với những chú giải về bất kể một biên vùng thụ tạo nào, thì gia lực truyền hưởng đó sẽ luôn thực hiện tốt, ít nhất là như vậy, cho việc mà ta nghĩ tưởng đến, bằng với lộ trình phóng nạp vào không gian. Mà chính không gian được nói đến, ở đây, hay là một không gian bất kì, mang tính chung, đều cấu nạp từ sự thụ tạo hẳn hoi đó. Và phóng nạp chính là tiền đề để từ đó khởi đi của những tụ độ.

 

Mỗi tụ độ là mỗi một hồi cố về phân vùng không gian có giới hạn riêng biệt. Phương tiện diễn đạt mang đến cho ta thấy rằng, chính sự hồi cố về phân vùng không gian có giới hạn riêng biệt, sẽ cho ta một nhận thức về tụ độ. Ngược lại, biểu hiện khác đi của nguyên nghĩa hồi cố đó, cho ta một khái niệm về tụ độ. Tụ độ xuất phát từ dự phóng bao hàm trong ý chí chính bản thân chủ thể. Nói mỗi tụ độ là mỗi một hồi cố để hiểu rằng, hồi cố, đó chính là bước truy lùng để quay về với những diễn giải quy xét vào tụ độ. Hồi cố đó, có đối tượng chính là phân vùng không gian mang giới hạn riêng biệt chứ không phải là không gian đơn thuần. Hay hiểu như một không gian bất kì, cũng đều một khi mang đến với tư cách, là đối tượng của hồi cố, thì điều đó được coi như chính sự xuất hiện của mỗi tụ độ tương ứng với bất kì một không gian nào.

Diễn đạt như thế có thể hiểu một cách khác rằng, chính những dự phóng ý chí được quy giản trong từng tụ độ, nên mỗi tụ độ, khả nhiên, sẽ là một tác động hồi cố về điều gì đó mà chính ý chí dự phóng đến. Tất cả điều gì đó mang tư cách là dự phóng của ý chí hướng tới, thì cũng đều gia tăng màu sắc cho hồi cố, được chuyển tải một cách rành mạch và sâu sắc hơn trong từng tác động. Dự phóng ý chí thẩm định những gì mà hồi cố phân lãnh nên. Hồi cố được triển khai, ở đây, hướng về phân vùng không gian có giới hạn riêng biệt. Tính chất không gian đó, chỉ ra rằng, với tính giới hạn riêng biệt, sẽ khả giải cho tác động hồi cố thêm rõ ràng, nhưng với chỉ tác động hồi cố đó, để thẩm định một cách sáng suốt nên những gì mà ai cũng hiểu, thì hẳn nhiên điều khả giải ấy, phải cần đón nhận một túc lí tự thân. Và rằng, túc lí đó, sẽ được điềm nhiên khải lộ về một định chuẩn trong cơ cấu hướng đích, đến cơ sở đóng vai trò như nguyên nhân được trình bày một cách thông suốt. Chỉ những ngoại biên của ý chí mới là những gì mà túc lí cần nắm bắt và nhận biết cho sự đóng vai trò bổ túc đối với chính nó lấy đó làm cơ sở.

 

Ngoại biên của ý chí được thực thi bằng tụ độ bản nhiên . Ý chí cho ra những dự phóng và bằng những dự phóng đó, sẽ đem đến/mang lại bất cứ một điều gì mà ý chí cần. Sự cần thiết đó nói lên rằng, dự phóng của ý chí là chỉ định cho bất kể một công cuộc dẫn nhập nào, về phía đối xuất trực tính của cảm thức. Và ngoại biên của những ý chí được thực thi bằng tụ độ bản nhiên của chính nó, chính là, xuất phát từ đó, mà chúng ta cho rằng, tụ độ bản nhiên của những gì mà ngoại biên ý chí được thực thi, chính là hành động hiện thực hoá từ những dự phóng đó. Và cũng chính dự phóng là tiềm tố mà chúng ta cần chú ý, để có thể, giải quyết rành rọt cho những gì liên quan đến ngoại biên của những ý chí.

 

Ngoại biên của những ý chí được thực thi hay là hành động hiện thực hoá của những dự phóng. Và chính các tụ độ được nhắc đến ở đây, hẳn sẽ là điều kiện luôn cần phải được nhắc đến, nó – những tụ độ đó, phải mang tính bản nhiên của chính nó. Tính bản nhiên đó chỉ dẫn rằng, bản chất tất nhiên của mỗi tụ độ, khi được nói đến, đều coi chúng như những tụ độ bản nhiên, chính là nói đến trung khu của những gì được thực thi khả hữu, xuất phát từ điều gì đó là chính quy cho một sự giải thích, mang mong muốn quy hồi về với những điều kiện được coi là xuất phát cho nó.

Nói đến ngoại biên của những ý chí mà không nói đến chính bản thân của chú ý, viện dẫn rằng, nói thế để chuyển tất cả các định hướng có được dự phóng khởi đi từ những tụ độ, chính vì vậy mới khả hữu nên sự kiện tất yếu cho viện dẫn như thế là hợp lí. Với tính quy tắc gạn lọc cho điều kiện được soi chiếu là mang tính bản nhiên của những tụ độ, xuất phát từ ngoại biên ý chí, không gì hơn, tăng cường công tác tư suy về việc giải thích được cho là rõ ràng bằng viện dẫn, được khởi đi từ những vùng biên của ý chí, hơn là nhắc đến bản thân ý chí. Ý chí phát xuất bằng những gì hướng định, nhưng ngoại biên của ý chí thì chứa đựng sự phơi bày mang tính tập trung. Nên có được tập trung chính là thực hữu cho những khả cấu không gian, đang trong quá trình phát sinh, cũng như trong sự băng hoại của chính chúng, đang có đó.

Ngay khi suy nghĩ đóng vai trò là một tập trung, chính bằng hành động tự do, sẽ tạo dựng thành những khả cấu không gian thực hữu cho chính bản thân cảm thức hướng đến. Tiến trình cảm thức phỏng chiếu nên trình tự, mà ở đó, cảm thức đi từ những định phần có quy hướng về với những điều kiện mang trong nó một định tính.

Khi suy nghĩ, tự do trong suy nghĩ thì khó mà dám nói rằng, điều gì đó được minh bạch cho những suy nghĩ được suy nghĩ tới đó; khi suy nghĩ được suy nghĩ tới đó, biết rằng, đang được suy nghĩ qua chủ thể, thì suy nghĩ về chính sự suy nghĩ sẽ khó mà hoài nghi một cách chính đáng về những điều đang được suy nghĩ. Vì suy nghĩ là suy nghĩ của riêng mỗi chủ thể nên suy nghĩ là tự do. Tự do suy nghĩ là tự suy nghĩ đó, tự nó phán xét cho chính nó – tức suy nghĩ được nói đến, là suy nghĩ, mà một khi suy nghĩ đó, được cảm thức hướng đến, để tạo dựng thành những khả cấu không gian thực hữu, ít nhất ra, là trong suy nghĩ về chính sự suy nghĩ đến khả cấu những không gian thực hữu. Suy nghĩ đó, đóng vai trò là suy nghĩ cho sự suy nghĩ được biện minh về suy nghĩ mang quy tắc tự trị của suy nghĩ, nên khó nói suy nghĩ là suy nghĩ điều gì về không suy nghĩ, cho những gì vẫn được coi như suy nghĩ điều gì về không suy nghĩ, đối với những gì vẫn được coi là suy nghĩ không chính đáng.

Suy nghĩ đó, có chính định hướng là suy nghĩ và suy nghĩ mang tính chất cho mọi đánh giá về suy nghĩ là suy nghĩ đang suy nghĩ. Suy nghĩ mang tất cả những gì mà suy nghĩ có thể suy nghĩ, nên mỗi suy nghĩ đều có khả năng tạo dựng thành những khả cấu không gian/không gian cảm thức chứa đựng các suy nghĩ hướng đến, như với tính định vị ngẫu phát từ cảm thức. Chính bản thân cảm thức hướng đến, cho nên, suy nghĩ là suy nghĩ về điều gì đó mà suy nghĩ tự cấp phát cho chính suy nghĩ, để suy nghĩ về nó những gì khi sự suy nghĩ được suy nghĩ nhiều hơn những gì được suy nghĩ như thế nữa. Những khả cấu không gian xuất phát từ chính hành động tự do của suy nghĩ, như có được từ bản thân cảm thức định vị ngẫu phát. Và chính tự do đó, nên lưu chuyển bất kể điều gì trong định vị ngẫu phát, cũng đều là không chính đáng, cho những khẳng định tất yếu về điều gì được coi là bền vững. Bền vững trong tính tự trị của bền vững quy nhiên.

Để rồi, đề hướng cảm thức về ý định lưu chuyển của bản thân hữu thể trong thời trường, gia tăng mức độ giảo hoạt tính chính bằng trạng thái mập mờ của thực tại. Đề hướng mang tác động định quy cho cảm thức. Khi ý định lưu chuyển bản chất hữu thể trong thời trường được diễn ra, thì cũng đồng nghĩa với việc, cảm thức tự trình bày nên quy tắc đón nhận rằng, chính nó sẽ đảm đương công tác lưu chuyển đó. Không gì khác hơn, là chính ý định lưu chuyển của bản chất hữu thể trong thời trường, sẽ đề cập đến cảm thức, như cơ sở cho mọi biến chuyển được diễn ra. Bản chất hữu thể trong thời trường diễn giải rằng, hữu thể phân lãnh nên như chính nó biến thành một ánh xạ và ánh xạ đó phóng vọt trong thời trường. Ánh xạ được hiểu như điều gì đó tương tự các bức xạ, phần nào được khả kiến, vì khả kiến nên ta có thể biết nó có thể xảy ra/hiện diện, ít nhất là trong trí óc.

Cũng chính sự đề hướng đó của cảm thức làm gia tăng mức độ giảo hoạt tính, mức độ giảo hoạt tính chính bằng những phân vùng ngoại cảm, mà bản thân cảm thức không dẫn dắt để đổ bộ vào trong được. Mức độ đó ngày càng gia bội, chứng tỏ rằng, miên tục của thời trường đang tăng cường sự thăng giáng của mình. Chính vì sự thăng giáng miên tục của thời trường, nên khả năng lưu chuyển bản chất hữu thể trong thời trường, được coi không chỉ là điều gì đó lớn nhất, hay ít ra được nói rằng, là ý định, thì lúc này, sẽ bắt gặp rất nhiều trục trặc/sự cố. Chính giờ này mà mức độ giảo hoạt tính sẽ thoát li ra khỏi trạng thái tĩnh, để bắt đầu tăng vọt. Điều gì được mang đến như là hệ quả cho chính sự tăng vọt đó? Và mức độ gia tăng giảo hoạt tính chính bằng trạng thái mập mờ của thực tại. Khi khả năng lưu chuyển bản chất hữu thể trong thời trường, tự giản quy về các phân vùng bất khả nghi, được cố kết từ những trụ cột vững chắc, thì không gì hơn, chính khi giảo hoạt tính gia tăng mức độ, thì chủ thể mang bản chất trong thời trường điều xuất về tất cả những khả năng có thể xảy ra, trong những gì được diễn tiến tiếp theo sau đó. Trạng thái mập mờ của thực tại là khả nhiên. Trạng thái đó, cố định nên các truy phục vào những gì tất định mang bản tính cố kết khả hữu cho sự kiện được coi là bất biến.

 

Chính vì vậy, biểu trưng  hư vô chỉ là một trong những mức độ thuần thục của giảo hoạt tính, tự tồn (tạm thời) nương náu đằng sau những tác động giả cách của cảm thức chưa hướng định đến được tổng phần cảm quan chính bản thân hữu thể.

 

Nói thế, để viện dẫn rằng, hư vô hiện hữu chỉ dưới tư cách nhìn nhận về nó như một biểu trưng. Biểu trưng hư vô chỉ là một trong những mức độ thuần thục của giảo hoạt tính. Mức độ đó, mà giảo hoạt tính là sự chỉ sự giả cách, đả phá đến mọi hệ hình cơ sở được hiểu theo lí thường tình, nghe như có vẻ thuyết phục trong từng biểu hiện. Giảo hoạt tính đó, nương náu tạm thời đằng sau những tác động giả cách của cảm thức. Hư vô, được hiểu về nó, như một biểu trưng, đủ cho thấy, khả năng hiện hữu của hư vô chẳng qua chỉ là một ý niệm/ý tưởng về nó, được có nó để nó được có những gì mà nó có, chẳng qua, cũng chỉ là những điều gì đó đặt định bên ngoài nó. Biểu trưng hư vô chỉ là một trong những mức độ thuần thục của giảo hoạt tính. Giảo hoạt tính đề xướng nên phân vùng, mà ở đó, sự hiện hoạt của đối tượng chỉ mang tính giả định tạm thời để suy tư về nó. Thuần thục, ở đây, như chính điều kiện của giảo hoạt tính phân bố, sắp xếp nên cung cách biểu hiện của những gì được đề ra như là biểu trưng hư vô. Giảo hoạt tính đó, nói đến tính chất của nó, được lồng ghép vào bên trong, chính nó, mang tự tồn những tác động giả cách của cảm thức. Nghĩa là, mỗi đề hướng về phía ngoài bản thân cảm thức, mà cảm thức hướng đến, chính cảm thức tự thiết đặt nên những gì mà nó không thể phân lãnh rành mạch được. Khi cảm thức hình thành những tác động giả cách, hay nói đúng hơn, những tác động giả cách xuất hiện song hành ở các tiến trình xảy ra bên trong cảm thức, được hiểu như một hệ quả thứ cấp. Nhưng nguyên nhân nào lại đặt định các tiến trình xảy ra đó, nương náu đằng sau những tác động giả cách tự làm thành bản thân giảo hoạt tính?

 

Không gì khác đi, với những điều mà cảm thức hướng định đến được tổng phần cảm quan, chính bản thân hữu thể, là nguyên nhân của những tiến trình cảm thức coi như giảo hoạt tính. Với một điều kiện là những tác động giả cách của cảm thức, chưa hướng định đến được tổng phần của cảm quan chính bản thân hữu thể.

Do đó, nếu nói về biểu trưng hư vô thì luôn luôn xem xét nó trong sự tiệm cận đến biên vùng cảm quan bản thân hữu thể. Tổng phần cảm quan sẽ cứ liệu những gì mà điểm xuất phát từ nó minh chiếu về một nền tảng cho những gì khả biến. Hư vô xuất hiện như chính nó, mang tính bào mòn gián tiếp, sẽ dẫn đến sự khế hợp đến tổng phần cảm quan chứa đựng những cái không tương quan, biểu hiện đi, trở thành một cách nan giải. Khi tác động giả cách của cảm thức hướng định đến tổng phần cảm quan, thì chính kết quả có được đó, sẽ trình chiếu nên những ảnh tượng sáng rõ, và khi đó, nói hư vô có, sẽ khó nhận định rằng, nó vô nghĩa. Nhưng nó – chỉ hư vô, chỉ đặt định khi hướng đến là mang kết quả được (đến được), nên chỉ khi không đến được thì hư vô lại xuất hiện, còn như khi không đến được thì sẽ phi tính tiếp cận đến một đặt định rằng nó không có, là khả nhiên.

 

Bản thân hữu thể không khi nào không linh động trong từng bước tường minh về miên trùng của nội giới. Ở đó, tổng phần cảm thức chính thức điều phối tất cả những gì mà nó có khả năng làm được/thực hiện thành công, thì sẽ chỉ những gì không có khả năng mới trong/dưới một chiều kích nào như thể, gợi đến một cung cách (cung cách gì đó) khả giải về hư vô.

 

Hư vô xuất hiện khi chính tiến trình hướng đến tổng phần cảm quan của cảm thức, được hiểu, bị gián đoạn đi. Hư vô, chỉ khi đó, được hiểu như là hư vô tại nghĩa. Hư vô không là gì khác đi khi không là hư vô mà chúng ta cũng cho đó là hư vô thì cũng đồng nghĩa với những hành động ấy chẳng khác gì là hư vô cả. Chỉ khi khả nhiên để định tính những gì được hướng định đến tổng phần cảm quan, thì hư vô mới chính nên hư vô được nói đến như là hư vô, mang nghĩa hư vô. Biện giải về hư vô, chính là, không gì khác, một cuộc đổ bộ để đẩy được hướng nhìn (nhận) của cảm thức lại phía tồn vong bản thể thực tại.

Định lực mang những họa đồ chính quy nhất của khả giải về mức tồn vong bản thể thực tại, được ấn định từ bản thân cảm thức. Nói thế, để diễn đạt rằng, mức dự phóng từ cảm thức sẽ mang những khoả lấp vào sự hiển minh của bản thể thực tại. Nếu không có cảm thức thì suy tư về bản thể thực tại sẽ không được rõ ràng. Mức tồn vong bản thể thực tại sẽ được thực thi bởi chính cảm thức. Định lực từ cảm thức mang những hoạ đồ luôn luôn coi đó là chính quy nhất, của những gì cho mọi sự chú ý về thực tại, coi như khả nhiên, được quy kết, từ trong cảm thức. Những hoạ đồ ấy là những dự phần của mỗi một biểu hiện trong liên thuộc phát sinh không gian. Điều chính quy nhất gia tăng sự ảnh hưởng của cảm thức vào chính điều được nói về bản thể thực tại, chính là sự ấn định khiến cho cảm thức, với những gì có thể tạo dựng nên, mà ở cảm tưởng về bản thể thực tại, sẽ là, điều được hiểu khác đi như những gì đang có. Khi mà chính sự ấn định đó, không có được một giải thích nào cho chính mình mà cần phải vin vào những điều kiện thiết yếu (bất kì) khác.

 

Mức tồn vong bản thể thực tại được hiểu như là sự sống chết của thực tại, hiểu theo những điều hiển nhiên đang có về sự sinh tồn, có đáp ứng những mong mỏi, được kí gửi từ những thiết đặt liên thông khác không? Mang những hoạ đồ chính quy nhất của khả giải về mức tồn vong đến cho bản thể thực tại, thêm một lần nữa, hướng đến sự phân định trong thiên hướng vạch nên các dự phần có ở mỗi tiềm tố không gian, chính mang những hệ quy chiếu khác nhau triệt để, đập vào bản thân thực tại, lấy ra ở đó những gì được quy định trong từng bước ảnh hưởng của cảm thức đến bản thể thực tại này. Không có một bất cứ điều gì có thể được hiểu như điều gì trong tự thân nó có những tri thức mà chỉ mình nó hiểu được chính nó. Thực tại cũng như cảm thức, thời trường cũng như miên tục, tất cả đều đã in sâu trên những lằn ranh tương quan với nhau. Khi chính sự hiện hoạt của bất cứ điều gì cũng đều là phông vỡ dự phóng vào nhau, trên một tổng thể, hiểu như một toàn phần.

 

 

Phạm Tấn Xuân Cao
Số lần đọc: 1851
Ngày đăng: 12.02.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Từ Tâm lý học đến Siêu hình học - Võ Công Liêm
Bốn chiều kích thần bí - Nguyễn Hồng Nhung
Khi một nhà thơ xem tranh - Quỳnh Thi
“Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu.” - Lai quang nam
Cảm thức Tha-Ngã Luận [Kì 1] - Phạm Tấn Xuân Cao
Có đường đi lên - Nguyễn Hồng Nhung
Trốn chạy và thoát ly - Phạm Tấn Xuân Cao
Cô Đơn của những ai dám chấp nhận nó - Phạm Tấn Xuân Cao
Tôn giáo, Nghệ thuật, Triết học và Khoa học - Cư sĩ Minh Đạt
Thơ Phùng Cung và những ám ảnh Văn Hóa Việt - Trần Hoài Anh