Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.183
123.210.867
 
Tổng luận ca trù
Tuấn Giang

                                                            

                                                                                                         

1.      Luận

Ca trù như những cơn hen, con bệnh thoi thóp thở bình ôxi kéo dài lâu lắm, bỗng ào lên bao người thăm viếng, các “thày lang”đưa ra phương thuốc cấp cứu bằng mọi giá thành hiện tượng hot trong giới nghiên cứu, những người làm nghề cả công chúng yêu vốn cổ. Quy luật nghệ thuật chẳng loại thể nào vĩnh cửu, mọi cái bùng nổ, lặng lẽ dần trôi vào quên lãng, ca trù mai một là lẽ tự nhiên như bao lọai hình nghệ thuật quá khứ. Mỗi hình thức nghệ thuật sinh ra vì đối tượng công chúng thời đại, sau quá trình phát triển kinh tế, chính trị xã hội xuất hiện lớp người mới,lại thiết lập hình thái nghệ thuật khác, ca trù không nằm ngoài quy luật tự nhiên trong sinh hoạt văn hóa tinh thần các đân tộc. Vậy ca trù có gì cần quan tâm?

Các hình thái nghệ thuật tồn tại đến đỉnh vinh quang trở thảnh những mảnh vỡ lịch sử, không hoàn toàn mất hết nhưng chúng không thể sống khỏe trước nhịp thở con người thời đại mới. Bởi nghệ thuật là hệ thống ký hiệu thông tin biểu đạt cảm xúc thời đại luôn sụp đổ tan vỡ, lắng đọng

tinh hoa nuôi dưỡng trong công chúng. Vì thế, những “cơn hen”ca trù

lâu nay dù chẳng được dư luận chú ý, tự nó cứ tồn tại âm thầm, lặng lẽ giữa mạch ngầm văn hóa dân gian, mặc thế sự xoay vần. Như cuộc đời , thân phận mỗi con người, cái giá hôm nay bù trù ngày qua. Ca trù từng bị những người quản lý văn hóa nghệ thuật xứ Bắc loại ra ngoài vòng pháp luật, nay trả lại niềm kiêu hãnh nguyên sơ, không nên quá đề cao nhưng chẳng thể xem thường như trong quá khứ. Hãy khách quan với mọi loại thể văn hóa, nghệ thuật dân tộc.

Không ít nhà nghiên cứu đòi các loại hình nghệ thuật dân tộc, truyền thống: Tuồng chèo cải lương, nhảy múa, dân ca các dân tộc, ca trù...đưa vào chương trình giáo dục phổ thông, chắc học sinh phải mang “xe tải” chở đồ dùng học cụ? Nhìn lại truyền thống nghệ thuật cổ xưa qua nhiều thời đại chưa ai đưa vào môn học phổ thông nhưng mọi người cứ yêu thích, thuộc từng bài ca, điệu múa...Đó là một phương thức tồn tại tự nhiên của văn nghệ dân gian, truyền từ đời này qua đời khác. Tự thân tồn tại trong công chúng, quá trình ấy còn tiếp bước trong nhịp sống thế kỷ XXI, dù nhân loại đang đứng trước những trận cuông phong văn hóa nghệ thuật hậu hiện đại, nhiều mực thước truyền thống bị cuốn trôi theo “sóng thần” vỡ nát; nhưng còn đó bao bàn tay cần mẫn thu giữ từng mảnh vụn nghệ thuật cha ông...

Như một nghịch lý rủi ro và cơ may, nghệ thuật quá khứ bị khuất lấp trước nhịp sông mỗi thời đại mới, nhưng luôn tỏa sáng trước bão tố thời gian. Ca trù đến nay cứ trường tồn cùng bao hình thái nghệ thuật dân tộc, dù chưa mạnh, không nhiều nhưng đang sống dạy những giá trị đích thực văn hóa quá khứ.

2.      Dẫn

Viện Nghiên cứu Âm nhạc một trong những trung tâm nghiên cứu âm nhạc đã hoàn chỉnh nhiều bộ hồ sơ cho biết ban đầu có 14 tỉnh thành hát ca trù, 63câu lạc bộ, 769 người thì 513 người*biết hát ca trù, 12 nghệ nhân còn sót lại cố gắng nuôi dưỡng vốn ca trù. Viện công bố lưu giữ 42 bản ca trù nằm trong 10 làn điệu, có 7 điệu múa, 25 cuốn sách ghi chép tư liệu ...Trong số12 nghệ nhân quý hiếm này, nhiều cụ chỉ hát được 5 làn điệu. Con số ấy quá khiêm tốn, nhỏ bé so với những bài ca trù do văn nghệ sĩ sáng tác suốt IX thế kỷ đã qua, đến nay không thể phục hồi lại hơn 40 làn điệu ca trù.

Đây là hậu quả một thời nhận thức ấu trĩ, sai lầm coi ca trù là thứ âm nhạc tàn dư của xã hội phong kiến tư sản phản động, đồi trụy. Có lẽ trong số 25 cuốn sách biên khảo ca trù theo Viện Âm nhạc công báo phải dẫn ra đây cuốn: Việt Nam ca trù biên khảo của hai nhà nghiên cứu Đỗ Bằng Đoàn, đỗ Trọng Huề do NXB Thành phố HCM phát hành năm 1994, là cuốn sách khảo cứu khá toàn diện ca trù. Chỉ tiếc cuốn sách mang tính nghiên cứu sâu sắc nhưng chỉ dẫn phần lời thơ, chưa có bản nhạc minh chứng những làn điệu hát ca trù-ả đào. Dù thiếu cốt cách chủ đạo những giai điệu hát ca trù, nhưng công trình nghiên cứu Việt Nam ca trù biên khảo của nhà giáo cử nhân văn chương Đỗ Bằng đoàn, Đỗ Trọng Huề mang đến nhiều tư liệu vốn quý lưu lại đời sau. Năm nay đã 70 tuổi, sống trên đất Hà Thành tôi phải nhờ vào cuốn sách của hai ông để lại mới hiểu về ca trù. Bây giờ viết về ca trù chẳng qua tôi chỉ quay coop,“xào xáo” những nguyên liệu mà các ông để lại thôi. Bàn về ca trù còn nhiều nhận định khác nhau, người cho rằng ca trù ra đời trước thời Lý, còn các ông Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề trích dẫn sách chính sử: “Hát ả đào có từ thời Lý”**. Theo các ông từ Nhà Lý có múa hát, hình thức trình diễn: “ Vào tháng 2 trong cung làm một cái đài gọi là Xuân Đài,con hát ăn mặc trang điểm giả làm 12 vị thần đứng múa hát ở trên Đài. Âm luật đười ấy có:

                                                Nam thiên nhạc.

                                                Ngọc lầu xuân.

                                                Đạp thanh du.

                                                Mộng du tiên...

                                                Gửi thư.

Theo sách đã dẫn, tổng số 13 làn, điệu hát ca trù. Hai tác giả dẫn thêm:

“Âm điệu cũng như trước, chỉ khác tiếng hát ngân ngắn hơn”. Qua nhận xét hai nhà nghiên cứu có thể đoán định chắc chắn đến Nhà Trần ca trù đã cách tân, tiết tấu hát nhanh hơn, ngoài ra còn sáng tác thêm 8 điệu hát mới. Vào thời Trần hoàn chỉnh 13 làn, điệu hát, ca trù phát triển hưng

*Việt Nam ca trù biên khảo.**Dân từ An Nam trí lược.

 thịnh sang nhiều thế kỷ sau xuất hiện hàng loạt danh sĩ: Lê Đức Mão

(1462-1529), Hoàng Sĩ Khải (1544), Nguyễn Công Trứ (1778-1859),

Ngô Thế Vinh (1815-1869), Phan Huy Vinh, Trương Quốc Dũng, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến...Hai nhà nghiên cứu đã thông kê 31 tác giả ca trù xứ Bắc, sáng tác, đặt lời thành 214 làn, điệu hát ả đào. Vốn ca trù xưa truyền lại còn nhiều bài hát khuyết danh, hoặc phổ lời các nhà thơ Trung Quốc thấy trong điệu: Chức cẩm hồi văn do Ngô thế Vinh dịch, Tỳ bà hạnh, Phan Huy Vinh dịch thơ Bạch Cư Dị...Có thể nói dưới thời phong kiến, nhiều bài thơ Tầu phổ nhạc ca trù. Hai nhà nghiên cứu còn thống kê

lý lịch từng tác giả từ năm 1462 đến năm 1886 cụ thể đáng tin cậy, nguồn tư liệu công phu-vô cùng cao quý về bằng chứng lịch sử hát ca trù xứ Bắc. Thiết nghĩ, không có vốn tư liệu quý hiếm này, tôi chẳng biết sâu sắc về ca trù. Ngày 6-4 năm 1998, mới tìm hiều ca trù, tôi đến nhà bà nghệ nhân Quách Thị Hồ, viết bài đăng báo Phụ nữ, tựa đề: Ngôi sao ca trù Kinh Bắc. Qua trao đổi bà giảng cho tôi lề lối hát ca trù, hình thức ca làn điệu. Tôi gặng hỏi mãi: Có bao nhiêu làn điệu ca trù? Bà chỉ trả lời nhiều lắm! Cuộc trao đổi đến hồi kết bà mới hát đi, hát lại nhẩm tính hơn 40 làn điệu. Con số bà đưa ra trùng hợp với hai ông nghiên cứu ca trù: Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề. Ba người hợp lại, nhận định chung lề lối hát ca trù qua ba bước. Cách xắp xếp hai nhà nghiên cứu khác đôi chút với nghệ nhân Quách Thi Hồ, sau này bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND. Tôi thăm lại ngôi nhà  xơ xác, bà sống trong căn phòng nhỏ chỗ tầu tránh đầu phố Khâm Thiên. Bà khoe trong nước mắt: “Cả đời đi hát bị khinh dẻ, sau hòa bình năm 1954, ra phố gặp người quen phải tránh mặt vì là con hát ả đào- hát cô đầu. Tôi mù chữ!  Chỉ biết ký thôi. Nay được suy tôn, tối vui xướng lắm!”Theo NSND Quách Thị Hồ, lề lối hát sắp xếp:

                        1.Hát cửa đình( hát nghi lễ hát trước).

                        2.Hát chơi.

                        3.Hát thi( hát nghệ thuật).

Còn hai nhà ngiên cứu cho rằng:

A.Hát chơi:

                        Hát hàng hoa, hát khuôn (hát chơi có 15 làn điệu:

                        1.Bắc phản.

                        2.Mưỡi.

                        3.Hát nói.

                        4.Gửi thư.

                        5. Đọc thơ,thổng, dồn...

B.Hát cửa đình:

Hát thờ thần làng. Lối hát cửa đình, gọi là hát giai. Kép hát câu một (Mưỡu), nếu nữ hát, gọi là hát liễu. Hát cửa đình gồm 12 điệu:

                        1.Giáo chống.

                        2.Giáo hương.

                        3.Dâng hương.

                        4.Thét nhạc...

C.Hát thi.

Muốn cô đầu về thi đông, làng mở hội phải viết giấy báo trước các ông trùm.     Ông trùm lấy giấy đỏ vuông, viết chéo 4góc, 4 chữ: “Bách nghệ thông hành”, dán vào cột đình gian giữa. Đó là dấu hiệu của Giáo phường, đào kép bảo nhau về hát thi. Cuộc thi chấm giải:

Giải nhất: 30 quan tiền, 10 vuông nhiễu điều,1 cân trà tàu, 1 quạt giấy.

Giải nhì:  26 quan tiền, 6 vuông vải, nửa cân trà, 1cái quạt.

Giải ba: 24 quan tiền, 1quạt giấy.

Giải tư đến giải 10...

Thể lệ hát thi chia 4 giai đoạn: Hát văn, trầu thi, chân cầm, phú bạch.

1.Hát văn (kiểu vòng loại), cổ nhân gọi sát hạch-sơ tuyển.

2.Trầu thi- sau sơ tuyển. Người vào thi bốc thăm, hoặc chỉ định hát một số bài trong 28 làn điệu. Thường hát mở:

                                                Giáo đầu.

                                                Ca đàn.

                                                Thơ cách.

                                                Hát giai...

Tiếp theo các thí sinh tự chon những điệu: Gửi thư, vói buồn, dựng huỳnh...

D.Hát Chân cầm.

Một thí sinh chọn một bài trong 18 làn điệu hát. Vòng này khó, hát chuyển điệu  từ ngâm sang hát giai, Mm thượng, hát kiều...   

E.Thi lại (phúc bạch).

Những đào kép qua chân cầm mới vào thi lại, ai trượt vòng ba không thi vòng bốn. Những khúc hát vòng bốn, chọn một trong 10 làn điệu thi lại như ca đàn, giáo đầu, thơ cách, còn lại thí sinh hát những làn điệu ở vòng ba.

Theo con số thống kê hai nhà nghiên cứu Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ trọng Huề, tổng số ca trù có 46 làn điệu. Dàn nhạc: Đàn đáy, phách, trống con, cấu trúc giản đơn mà hiệu quả đặc sắc.Qua nghiên cứu cấu trúc giai điệu âm nhạc, các điệu hát có thang âm, âm hưởng gần dân ca Phú Thọ vùng Kinh Đô Vua Hùng. Đây cái nôi sinh ra hát chèo, ả đào, chầu văn... So sánh giai điệu nhiều bài mang dấu ấn xuất xứ từ dân ca xoan ghẹo như sa mạc, bồng mạc, giáo trồng, giáo hương, bỏ bộ...

Một điều đặc biệt theo hai nhà nghiên cứu đã dẫn, các ông cho hay múa trong ca trù  xuất hiện vào Nhà Lý. Theo tôi, múa ca trù có từ hát cửa đình, vì hát thường có múa, dù là hát tế lê, nghi thức, nghi lễ, nhưng đến Nhà Lý múa ca trù hoàn chỉnh hơn, có thể xuất hiện những điệu mới vào hát chơi, hát hội, hát chầu vua, hát nghi lễ ngoại giao... Dưới thời phong kiến Việt Nam, qua nhiều thế kỷ, ca trù từng là quốc nhạc. Vào Nhà Trần xuất hiện các điệu múa:

                        Xuân đài

                        Múa bông.

                        Dâng hoa... khoảng 6 điệu mua mang tính nghi lễ.

 

Múa ca trù có loại múa minh họa bài hát, loại múa độc lập nằm trong nghi thức, lễ mừng sinh nhật vua, quan, mừng thọ gia nhân, lễ hội... Múa ca trù từ múa dân gian phát triển thành chuyên nghiệp, kinh điển, chuyên động phong phú đội hình vòng cung, vòng tròn, hàng dọc, hai hàng đứng dân hoa...Sau này, còn các điệu diễn tả ông Hoàng Mười, uốn lượn, say rượu, đi săn... gần với hiện thực đời sống con người.

3.Bình giải.

Một số thuật ngữ tên gọi: Hát cửa đình, ca trù, ảđào, cô đầu, hát nhà tơ, nhà trò...có gì khác biệt? Mỗi tên gọi nằm trong một giai đoạn lịch sử, dù các tên gọi khác nhau, thực chất chỉ là một thể loại, hình thức âm nhạc trình diễn. Nhưng mỗi tên gọi chỉ ra từng bước phát triển ca trù, ở mỗi thời đại xã hội khác nhau, tồn tại trước công chúng dưới hình thức trình diễn riêng.

Tên gọi hát cửa đình, xuất xứ đầu tiên hát ả đào. Hát cửa đình mang ý nghĩa thờ cúng linh thiêng, sau thờ cúng là hát lễ hội. Dù là lễ hội, không phải cho dân xem, mà diễn trò dâng hiến thần linh. Đây là xuất xứ hầu hết nghi lễ hát tín ngưỡng các dân tộc Việt Nam như hát Then,  hát bỏ mả, hát mo mường ... Sau này, hát múa lễ hội mới thuộc về xã hội cộng đồng, dân chúng xem vui chơi giải trí. Hát cửa đình dần chuyển lên hát tế lễ nghi thức trong cung vua, gọi là hát chầu. Hát chầu, là vào chầu vua, có người cho chữ chầu sau này gọi chệch đi thành hát chèo. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu thế hệ đầu tiên dưới chế độ XHCN xứ Bắc cho rằng chèo tuồng ra đời từ thời Lý- Trần. Nhận định này, không đúng? Theo tôi: Tuồng chèo chỉ ra đời sớm nhất vào cuối thế kỷ XVIII, đầu XIX, vì muốn có một hình thức sân khấu phải hội tụ ba thành tố:

                        Tác giả kịch bản.

                        Diễn viên.

                        Công chúng.

Khi chưa có tác phẩm vở diễn, diễn viên, người xem, mọi hình thức trình diễn trước đó chỉ là trò diễn xướng dân gian: Một người diễn với một nhân vật, hoặc nhiều vai kể tích chuyện...chưa phải loại thể sân khấu. Nghiên cứu các điệu hát tuồng chèo, cấu thành từ nhiều thể thơ, văn Biền ngẫu, văn xuôi trong kịch, thì sân khấu tuồng chèo chỉ ra đời khi hoàn chỉnh nền thơ văn Việt Nam, sớm nhất cuối thế kỷ VIII, trước đó không thể gọi là sân khấu. Hát chầu vua, là hát nghi lễ mang tính đời sống xa rời hát cửa đình. Từ hát chầu vua dần chuyển hóa thành hát thưởng thức nghệ thuật, hát chơi, gọi là hát ca trù. Hát chơi tại các nhà quan, gánh phường đến diễn, con hát ca hay có thưởng gọi là “Trù”. Trù là thẻ quan, hoặc nhà giàu ném cho con hát, từ thẻ tính ra tiền thưởng. Đó là xuất xứ tên gọi hát ca trù. Còn hát ả đào, do một số ca nhi hát nổi danh như Đào Thị, nhiều người hâm mộ gọi là Đào nương. Sau Nhà Lý đến Nhà hậu Trần, Lê Lợi đánh giặc Minh, một người nữ họ Đào, thôn Đào Đặng, Tiên Lữ, Hưng Yên, khỏang năm 1408, bà lập mưu ca hát giết giặc Minh.Nhớ ơn bà, dân lập đền thờ tại thôn Ả Đào, từ đó những người đào hát gọi là  ả đào với cái tên kính trọng. Sau này, thêm tên gọi hát nhà trò, nghĩa là hát múa, ca diễn trước công chúng, ca trù đã lên sân khấu. Ca trù thường diễn trước cửa đình mang xuất xứ ban đầu, ca nhi hát, diễn trò trong nhà như sân khấu ca nhạc. Từ hát nhà trò đến hát cô đầu giống như Kraoke thời nay. Nghĩa chữ ả là y. Chữ y là cô đào. Mỗi phường họ quy định người đi hát trích một phần tiền trù nộp vào quỹ chung, gọi là tiền đầu. Từ đó, những người đi hát gọi là hát cô đầu. Sâu này, vào thời phong kiến tư sản, hát cô đầu biến tướng kiểu như các quán “cắt tóc, gội đầu”, “Kraoke”thời nay. Nhân dân gọi ả đào, cô đầu bằng cái tên kinh miệt vì đi kèm với nó còn tên gọi nữa là “chơi cô đầu” khá phổ biến ở Hà Nội, các thành phố lớn. Tại Hà Nội thời thuộc Pháp có 8 phố cô đầu, các dân chơi hào hứng đổ về phố Khâm Thiên nổi tiếng đất ăn chơi. Hành trình ca trù, biến hóa phức tạp, một loại hình âm nhạc bị nhìn nhận sai lêch, mãi sau ngày đất nước đổi mới khẳng định đúng phẩm chất một hình thức âm nhạc dân tộc cao quý. Dù phong ba bão táp, nổi chìm bao nhiêu, ca trù cứ tồn tại bất diệt trong lòng dân, năm 1970 xứ Bắc có 130.000 người hát ca trù. Ca trù phát triển phong phú 3 loại:

1.Hát thẩm mỹ nghệ thuật.

2.Hát chơi cô đầu. Loại này, mang tiếng xấu vì nhiều người đổ bệnh, nên sau năm 1954, các ca nhi không dám nhận mình là người hát cô đầu.

            3.Hát nhà tơ-hát ở dinh tuần phủ, ti dây thép... Ca nhi trình diễn như các bầu show đi diễn thời nay ở cơ quan, công sở... Nhân dân gọi là: Hát nhà ti.

Mỗi tên gọi ca trù biến đổi một hình thức trình diễn, mang lại giá trị thực tiễn  đời sống văn hóa, tinh thần nhân dân. Quá trình nuôi dưỡng nghệ thuật ca trù, xuất hiện nhiều nghệ nhân nổi tiếng. Năm 1374 Nguyễn Thị được Duệ Tông phong làm Tứ vân phu nhân, sau bà đã hy sinh vì nước. Lương Thị Huệ, con hát ca trù lập mưu giết giặc Minh. Một nữ ca nhi khác được vua Lê Thánh Tông sắc phong Hoàng hậu. Nữ ca trù Ngọc Đài, giúp dân lập hội Phủ Giầy...Nhiều giai thoại, sử sách ghi công đức hạnh ca nhi nổi danh, họ mang tiếng hát đánh giặc giữ nước, xây dựng quê hương, cứu giúp nhân dân phục dựng phong tục, văn hóa dân tộc. Một số giai thoại nói về hát ca trù xuất thân từ hoàng tử, công chúa, hoàng hậu... chỉ là lời đồn trong nhân gian chứng tỏ dưới thời phong kiến Việt nam, khi ca trù không còn là quốc nhạc, nó bị suy đồi khinh dẻ... Nhân dân tự đề cao ca trù, đưa ra các giai thoại xuất xứ là nghệ thuật tầng lớp trên để mọi người ghi nhớ, hãy coi trọng-ca trù. Hoặc suy luận những ca nhi nổi danh đâu thua kém các ông hoàng bà chúa, bởi họ từng xuất thân từ đấy mà ra. Ngày nay, các phan hâm mộ thần tượng nhiều ca sỹ, cầu thủ bóng đá, số đông chào đón họ hơn cả tổng thống, bởi nó hội tụ lòng người.

Ca trù xuất xứ hát cửa đình, hát tín ngưỡng thờ thần đến Nhà Lý lên ca nhạc cung đình, sang thời Trần phát triển chuyên nghiệp, có giáo phường, quản giáo tổ chức luyện tập biểu diễn ca múa nhạc trong cung vua. Ca trù hưng thịnh suốt IX thế kỷ trở thành đời sống tinh thần văn hóa trường tồn  qua các thời đại, xã hội phong kiến Việt Nam. Ca trù tồn tại hai dòng chảy: Ca nhạc cung đình xứ Bắc, ca nhạc dân gian-tồn tại do nhân dân nuôi dưỡng bất tử với mọi thời đại. Những người hát ca trù tồn tại trong dân hoạt động nghiệp dư, tự phát giống dòng ca nhạc tài tử Nam Bộ. ca nhi, nhạc công cày cấy, sau nông vụ đi hát, hoặc một số phường gánh đi hát hội, hát nhà trò, nhà ti...Ca trù đích thực dòng  âm nhạc kinh điển xứ Bắc, có tác giả lời ca, âm nhạc, một số bản nhạc của ông Hoàng Mười sáng tác...Nếu ca trù chỉ còn 10 làn điệu như thông tin hiên nay, chẳng làm xôn xao dư luận, có nơi đầu tư hàng trăm triệu chưa hẳn đã đầy đủ thông tin như tổng luận ca trù hiện có:

                        214 bản hát.

                        46 làn điệu ca trù.

                        16 điệu mới.

6 điệu múa, chưa kể riêng Quảng Bình có 21 điệu múa do các câu lạc bộ lưu giữ.

Ca trù mang hồn dân tộc đặc sắc vốn dân ca kinh điển xứ Bắc, dù thất truyền, mai một đến nay đang sống dậy trong xã hội hậu hiện đại. Nhiều làn điệu ca nhạc đi vào đời sống giới âm nhạc thị trường qua chất liệu sáng tác các nhạc sĩ đương đại. Ca trù đang tồn tại, đồng hành cùng công chúng các thế hệ yêu thích âm nhạc Việt Nam.

 

                                                            Ảnh Google.

 

Hà Nội 25-12-2013.

                                                                                    

Tuấn Giang
Số lần đọc: 3672
Ngày đăng: 13.02.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Từ lý luận – phê bình văn học miền Nam trước 1975 nghĩ về sự đổi mới lý luận – phê bình văn học dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa - Trần Hoài Anh
Epistemology trong nghệ thuật triết học Tây phương - Võ Công Liêm
Tân Cương trong văn chương Việt Nam - Hương Lê
Cảm nhận nghệ thuật thơ Cát Hoàng - Khaly Chàm
Văn nghệ miền Nam qua tác phẩm "Khi Những Lưu Dân Trở Lại" - Trần Trung Sáng
Ngệ - thuật của Hoàng Ngọc Biên - Nguyễn Quỳnh USA
Mỹ học là gì ? - Duy Đạo
Homage to “Graffiti Art” Kính cẩn trước ngệ - thuật ngoài vòng xã-hội - Nguyễn Quỳnh USA
Nguyên Cẩn trên cung bậc hân hoan sáng tạo - Tâm Nhiên
Bàn về cái đẹp và đẹp trong Ngệ -thuật - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)