Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.094
123.230.274
 
Đọc "Thơ tình với Sài Gòn" của Ngô Thị Hạnh
Nhị Ka

 

 

        (Bài trích trên Tập san Quán Văn số 21, chủ đề Nhiêu Lộc-Sài gòn) 

 

 Đây là tập thứ tư sau các tập: Vang vọng, Rơi ngược, Nắng từ những ngón chân. Ở tập này như tên gọi của nó "Thơ tình với Sài Gòn" của một phụ nữ sinh quán ở Hưng Yên, lớn lên ở Tây Ninh lại có một ám ảnh thường trực về Sài Gòn, không chỉ ám ảnh về đáy chữ mà còn ám ảnh về tâm cảm, ngay cả nơi chốn địa điểm ghi ở cuối bài thơ: Kí Con, Nhiêu Lộc Thị Nghè, Công viên Tao Đàn, Hẻm 47, cà phê AQ, đường Trần Quang Diệu, phường Cô Giang; cũng ám ảnh tình yêu khôn nguôi với Sài Gòn, yêu thành phố này ghê gớm lắm mới bày tỏ như thế, trong dòng máu quê hương đang chảy một dòng máu đô thị:

 "thời gian chẳng là gì

  khi phố nồng nàn như buổi sáng ắp yêu thương..."

  (Buổi sáng Sài Gòn)

 Bởi "Sài Gòn thương em từ khi còn bé"

  (Tỏ tình với Sài Gòn)

 Nên em "Khát khao mê đắm Sài Gòn..."

   (Một ngày của phố)

 Thơ của Hạnh đơn giản, dễ hiểu dễ cảm nhận, câu chữ đi thẳng vào góc nhìn của người đọc, không cần suy nghĩ nhiều:

  Bạn cứ hát những câu nào bạn thích

  cứ nói về những phố vắng phố đông

  những nhạc sến nhạc sang nhạc vàng nhạc đỏ

  cả Sài Thành ngây ngất chẳng liên quan

 

  Dăm ba đứa dù điên khùng đến mấy

  vẫn có kẻ tay cầm, vẫn có đứa cầm tay...

  (Hẻm 47, Chiều. Bạn Sài Gòn)

 Tình yêu trong thơ Ngô Thị Hạnh giống như bản thân tác giả: dịu dàng, đằm thắm, không lên gân, say tựa như rượu vang nhẹ; ngay cả khi chấn động trong tình yêu ngôn ngữ của Hạnh Ngộ cũng không mang dáng vẻ của bạo liệt. Trong tập thơ trước "Nắng từ những ngón chân", "dữ" lắm cũng chỉ: 

 "tự ngắm tâm mình nát thương đau"

  (Khỏa thân tâm trạng)

 Hay

  "Anh buồn em tàn phai hồn nhivì khói thuốc

   khói thuốc màu xám cộng ăn mặc đổi thay bằng em thay đổi?

  (Gương mặt chẳng nói được gì)

 Như chủ đề tập thơ về thơ tình, ngoài quay quắt về tình yêu anh & em, tình yêu thiêng liêng với quê hương, tình yêu vô bờ với cha mẹ, qui chiếu tình yêu Sài Gòn với song thân nghĩ về tình yêu với các con:

  "Mẹ nhớ Sài Gòn vì con ở đó

   Cha yêu Sài Gòn vì xấp nhỏ khát khao"

  ...........

   "Khét mùi tóc mẹ

   khắc khoải đợi chờ"

  (Chộn rộn)

  Thơ Ngô Thị Hạnh trong trẻo hồn nhiên (ngay cả đau khổ cũng hồn nhiên, hay là nàng giấu đi sự đau khổ, nàng lanh quanh ở cửa chùa cửa thiền cũng là một cách tịnh tâm); trung thành với chính quỹ đạo của mình, con chim sẻ không đi trệch đường tròn sẳn đó.  Hạnh không làm khác hay không dám làm khác con đường đã chọn, vẫn đứng ở vị trí như vậy, không dám mạo hiểm tiến hóa đến cái Khác? 

 Tập "Thơ tình với Sài Gòn" được trang bị một tập hợp tên tuổi như: Đỗ Hồng Ngọc, Võ Công Liêm,Inrasara, Lê Vũ, Nguyễn Đức Thiện, Trần Hữu Dũng, Linh Phương, Hoài Hương, Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Hàn Quốc Vũ. Có cần nhiều đến mười người như thế chăng? Hay là tập thơ chỉ 40 bài nên cần tăng cường thêm bề dày cuôn sách? Không biết tác giả có thấy được với số lượng hùng hậu như thế sẽ giảm sự chú ý cho thơ. Phải chăng thơ của mình để chính thơ lên tiếng nói. 

 

 "Thơ tình với Sài Gòn" Nxb Thanh Niên, đã phát hành vào Ngày thơ Việt Nam ngày 14/2/2014 tại Sài Gòn. Ngoài là một nhà thơ Ngô Thị Hạnh còn là nhà biên kịch làm sách làm phim, đã từng xuất bản nhiều tập truyện với bút danh khác: Mai Tú Anh, Hạnh Ngộ.

 

 

 

 

Nhị Ka
Số lần đọc: 2038
Ngày đăng: 11.04.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mai Hồng Niên "bâng khuâng thức giữa câu Kiều" - Nguyễn Anh Tuấn
Trích dẫn văn của Sartre (tuần tự theo lời giới thiệu của Phùng Thăng trong bản dịch cuốn "Buồn nôn") - Trần Văn Nam
Sự dung hợp thể loại trong truyện ngắn Hồ Anh Thái nhìn từ những vỉa tầng văn hóa - Trần Thị Ty
Như một tráng ca - Phan Bá Ất
Nguyễn Trãi lại trở về cổ vũ con cháu của Người - Nguyễn Anh Tuấn
Hiểu Tổ Quốc đến xót xa... - Nguyễn Anh Tuấn
Trần Đới rong chơi một đời thơ - Tâm Nhiên
Chử Văn Long với tình thơ đậm tính nhân tình thế thái - Phạm Ngọc Thái
Đọc “Nhị khúc” mà nhớ Sài Gòn - Nguyễn Nguyên Phượng
Những bài thơ của tác giả trẻ Hạnh Vân viết về Bác Hồ - Nguyễn Nguyên Phượng