Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.214.593
 
Phòng bốn giường (tiếng Anh: FOUR-BED ROOM)
Bùi Hoằng Vị

 

 

(Tác giả dịch 2002 từ truyện ngắn PHÒNG BỐN GIƯỜNG, (http://bhvsg.blogspot.com/2008/11/phng-bn-ging.html) theo yêu cầu của Nguyễn Hưng Quốc & Hoàng Ngọc Tuấn để họ sử dụng trong Tuyển Tập Văn Học Đông Nam Á do Dennis Haskell chủ biên, mà Đại Học Western Australia (Úc) dự kiến xuất bản vào thời điểm đó. Theo Quốc, anh và Tuấn phụ trách giới thiệu mảng văn học VN đương đại với chín tác giả do họ chọn lựa, gồm sáu thơ - Chánh, Hạo, Linh,…(theo thứ tự alphabet), và ba văn - Hoài, Thiệp, Vị. Cũng theo Quốc, Dennis sau khi đọc các văn bản dịch (http://bhvsg.blogspot.com/2008/11/four-bed-room.html) đã cho biết rất bất ngờ với chất lượng thơ văn đương đại của VN, mà ông xếp vào hạng tốt nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á bấy giờ. Song, rất tiếc, với nhà nước Đông Timor mới được thành lập, dự án nói trên đòi hỏi bổ sung, nên đã phải hoãn lại cho đến… “tháng Mười” - hay “bao giờ” - thì họ vẫn chưa thông báo lại.)

 

 

     I think, at last, he’s fallen into a form of existing which is terribly meaningless. This is what I’ve always been afraid of for years, and when it came, I didn’t even want to realize it. I’ve been forced to realize it only recently:  His condition today should be seen as something inevitable.

     At first it wasn’t easy for him himself to accept such a limit of existing either. (But whoever is able to accept it, no matter  how differently from one another people may react against it?  And he is no exception.) Yes, he was too amazed  and even angry as well when he was informed that he wasn’t found injured in any part of the body, nor did he have any disease. The reason was only one, which was too simple yet quite impossible to understand: He wasn’t to live any longer, and was instead to lie here and wait.

     Thus, it is for at least three months already (, or even if you say it’s for three centuries already, it  still won’t sound unbelievable,) that he has been lying and waiting here, in a corner of this room of the hospital. Besides himself, there are still three other people: A very old woman, who is so good-looking in her age, a very old man, who is so good-looking in his age too (yet not as good-looking as the old woman), and a youth. All four people are in white: bed, bed-sheet, blanket, pillow, and clothes. All the four do not eat or drink or void anything at all, either: All those functions are fulfilled thanks to the nylon tubes which enter the passages of their body. Neither do they even breathe: There is already a big container of oxygen at each bed. Besides, there is constantly a bottle of sérum, deliberately transfusing its content, drop by drop, into the vein on their right hand, and a bottle of blood - their left hand. (How many tubes are there in all, then? What  an  odd scene!)

     The very old woman, who is so good-looking in her age, will definitely become a fairy as soon as her soul leaves her body, I bet. But not now yet, with her eyes all the time opening wide, staring silently  at the nocturnal sky outside the window, and her mouth from time to time puffing out: Red!, or: Yellow! Certainly, out there in the sky, there has just been a shooting star or, very possibly, an angel, swiftly flying by.

     The very old man, who is so good-looking in his age too (yet not as good-looking as the old woman), never utters a word, despite his wide open eyes, too, which must have seen everything, of course. No, he won’t even feel like blinking even if those heavenly bodies happen to hurl themselves right into this room. He looks quite experienced. Obviously, there is only one remaining thing on earth that he is still waiting to experience; apart from that, don’t expect to distract him with  anything else.

     As for the youth, with his eyes always tightly closed, he looks as if already dead. There is a glistening streak of scarlet color running from each of his eyes down his temples. Is that blood? Or just tears?

 

*

 

     Sitting knitting at the end of his bed, beside my daughter, right from the beginning, I have said the cost at which we have to pay for the farces  is unimaginable. At first, he doesn’t quite seem to understand what I say. My daughter doesn’t either; talking with me, she is all the time asking.

     The what, mom?

     The farces, dear!

     A nurse comes in catwalking with an index put on the lips in a charming way, softly saying hush, then comes up to one of the beds, skillfully takes the temperature, feels the pulse, replaces the needles, changes the tubes, or something of the sort, and then goes out catwalking again, without forgetting to remind me: Whenever the bottle of urine is full, please empty it for him!, and, towards my daughter: Don’t talk loud, right?! Only then does the poor little girl suddenly remember about her job and bury her nose back again in the heap of books as well as the school bag, which she has brought in with her and put right under her father’s bed. (She has been preparing for the primary school final exams.) Anyway, only after a while is her head already found raised again.

     You said, the what, mom?

     The farces, dear!

 

*

 

     I have always suspected that our biggest mistake ever made is to get married: He’s not happy, and I’m not, either. Since very long ago he has been considered as having lost all reflexes.

     For a very long time hardly have we had anything to exchange. His silence is the very thing which makes me the most uncomfortable. And I’m afraid now he won’t bother much to deny it even if somebody tells him that his being obliged to lie here like this has turned out to be quite advantageous to him, after all, because, yes, you may not believe it, but truly I was still trying to make him open his mouth even right before the day he was brought here : You intellectuals today are very disappointing indeed. Holding now a pen, now a piece of chalk, preaching the ready-made and canned truths, which, I suspect, have gotten stale out of date and rotten long since already. At times you will make such a noisy fuss about  something as if it were very important, at other times - keep as silent as a mouse, pretending to be terribly meditative, yet always leaving the greatest question untouched, or even behaving as if it didn’t exist ever. It is always pretence only, is it? How saddening it is! It is quite possible that tomorrow you will be appointed official member of some Association (- One of those holding a pen? or One of those holding a piece of chalk?) You may be recognized, asserted, or even commended and rewarded. But, I think, maybe some monkey, in its indispensible process of evolution, will be able to do that business, eventually, or any robot in the future will be more than capable of replacing and outdoing you. Yes, if you can’t answer this question yourself: What to exist like that for?, or: Can it be done otherwise? Each of us is given a hundred years’ time in order to answer it himself, before dying; he may do it, and may even do it wrong, but if he refuses to do it, he’d better not consider himself man any longer.

     Anyway, I was unsuccessful as always: He just didn’t reply. Truly, since very long ago, he has been considered as having lost all reflexes.

 

*

 

     I can’t understand anything. My daughter says.

     Open your eyes and look at the other three beds - the other three people, who are lying there. They are humans, all genuinely, and all deservedly so, try to remember that, daughter, - the rare heroic characters, who are all lying here today. And there, that is the cost at which people have to pay for a farce.

     But what farce, mom?

     The ‘The King’s New Suit’.

     Ah, I know it then. A tale in the West, in the nation of dear old Andersen, isn’t it?

     Yes, but it isn’t as simple as you may take it, daughter. Formerly, your dad  and I were once there. It was a great nation, you know? There people presented just great plays, especially this one, ‘The King’s New Suit’, which was all the time being performed in the Fantasy Theatres there during the annual Festival Season for Theatrical Dramas. To be fair, in the history of Theatre so far there has been found nothing better than that. Of course, that’s not including the ‘Crucifixion of Jesus Christ’, or the ‘People Read But One Book’, which are really in great demand no matter where and when. Yes, there is no need to mention those two; this one alone is already enough. It is said that it is the greatest among the great dramas. But , do you understand, the cost at which it is paid for is unimaginable. Truly, so far there hasn’t been found anything which is as much wasting and as much exhausting to both property and humans: It gathers quite a mass of people, 90% of whom are feeble-minded, and the 10% left are short on common sense, or sense of shame (, it’s all the same!) - a band of courtiers struggling for a bite and competing in sycophancy, a gang of aristocrats being vainglorious, craving for fame and seeking after filthy lucre in a coarse manner; they all crowd round together, noisily giving fulsome praise to the invisible suit which those two great imposters are putting on the King’s body. And what about the King himself? He is always openly poor in intelligence and aesthetic, needless to say.

     But what is next, mom?

     What is next? Audiences are so absorbed that they are soon found taking part right in it. The whole theatre turns out in no time to be the stage itself, and things won’t finish until everything has been broken into pieces, making such a mess that nobody knows how to name it.

     Oh, that sounds truly terrific, mom! If only I could go and see it once.  How sparkling the girl’s eyes look! Clearly, I’m unsuccessful again, aren’t I? I feel terribly angry.

     You are never going to see such a thing. I told her.

     Never mind, mom! I will only stand just outside the door.  She is a real saucy hussy as well, making as if the theatre were just somewhere quite nearby.

     Nobody is going to stand just outside the door.  I nearly shout. Nobody is going to allow you to do that. I tell you beforehand, with that game, it is miserable for anyone to expect to stay outside. That’s true. Just have a look at the other three beds! Yes, it was them. They used to live in that nation, used to be unwise enough to go and see the farce, yet didn’t consent to join it. The old lady, do you know, being then much younger than now, said right from the start, ‘That’s just trickery again. There is not such a fabric on earth ever! The gang is just trying to cheat  again, folks!’  Truly, one can’t tell  whether it should be said that she was courageous or just crazy, but there is one sure thing: Nothing could be taken as more offensive than that to the proud mob. Obviously, she  did break the rules of the game, and the consequence, as you can see today, has been so fatal.

     But… The girl stamps her foot. She is also a very stubborn child.

     If you don’t believe me,  just ask your dad!

     So, what about that old man?  Of course, her curiosity is quite another thing, I know.

     That old man? In those days he was much stronger-bodied than now, daughter, but his fate was no better. Right in the middle of the show he didn’t bother to make, as so should it have been, an excuse, say, to go to the privy, for example; he just, without much ado, stood up pat and asked to leave, ‘I can’t see anything. There is no fabric in that weaving loom. What the hell are you crowding together round there, treading on one another, for?’ Oh, you can’t imagine how the gang of scoundrelly courtiers there got furious. Possibly, they might have felt even much more comfortable, being spat at in the face. I had thought he was at least crushed into dust and ashes. Whoever can expect him to be on earth until now? It can only be miracle!

     Poor him. God bless him!  At the moment, you can believe she’s serious enough. And what about this third one, mom?

     Who? This youth? Ah, yes, but he was only a little boy then, having to be led by the hand by his parents.

     Did he ask to leave too?

     No, daughter. Only that, when it came to the procession, he… Ah, but you do know him. Yes, definitely.

     Me? What did you say?

     Why not? You have read the tale many a time already, haven’t you? The last part… about the little boy, don’t you remember?

     What little boy? Uh… Ah yes, I recall it now. The part about the procession, when there is a little boy shouting, ‘Oh there, The King is naked!’, is that right? But how could it be him here? So, those people also…?

     No, hardly anybody did anything to him; he was just little. Only it was enough for him to be frightened to death.

     But what’s the matter with his eyes? He makes me scared.

     It’s only tears, daughter. Sometimes red, because of some blood.

     But why is that?

     I don’t know. I only wonder how we are all here again. The earth is round indeed.

     My little girl keeps quiet for a while.

     And dad, mom?

     But I don’t reply.

 

*

 

     Just a moment ago there  was a star shooting across outside the window. It was blue. (But the old woman, who is so good-looking in her age, puffed out:Red!) It can’t be known whose soul it was among those who are lying waiting in this hospital. However, it couldn’t have been his: Had it been, he believes, it must have been amber, or green  (I believe so, too) I didn’t show it to my daughter. It was too late; furthermore, I didn’t want to make her distracted.

     The little girl has now buried her nose back again in the heap of books as well as the school bag. (Anyway, she needs to pass her primary school final exams at any cost, doesn’t she?) She is truly naive. I think, just now, it is very possible that she does believe in the story. Oh no, I don’t mean the The King’s New Suit, which everybody on earth already knows; I only mean the other things. He must think that I’m much too extravagant indeed. Usually, he can’t understand where I’ve learned those things from. I never come to any schools or libraries like people do. There, I believe, there is nothing left to learn. I’d rather brood over all the things people today throw away, all the things being sold by the kilo, sold off, sold like junked. Only those things may now be reliable and expected to have some nutrient left, - some answer. And, such things should never be expected to be there in his libraries or academies today, should they?

     Anyway, he won’t open his mouth, I know. Even if I had answered the little girl’s question, saying: Dad played intellectual, it would have been the same. He has been faithful to his role for so many years; what does he have to betray it now for? Especially in this situation, when his being silent is not only permitted but also extremely necessary? Yes, and he can’t fail to know this. I have therefore begun to suspect that, finally, he has found himself a form of existing which is the most suitable although, in others’ opinion, that might only be a death which is the longest and most luxurious, yet, at the same time, the most nonsensical, most meaningless.

 

*

 

     It turns out to be that the star just a while ago was the very old man’s. Yet only when smelling the fragrance of white lilies vaguely exhaling from his bed do I suddenly realize that, and, a little wonder-struck, I even drop a knitting needle on the floor. The old man had gone quietly, his eyes having already closed, not needing to be shut by anybody else. Certainly, there had been nothing more on earth being worth his experiencing. I don’t call the nurse, only reaching for my daughter’s hand, not taking my eyes off him. The little girl realizes it quite quickly too, and her face turns white. (This is the first time she’s seen a dead human.) But I don’t want her to mistake my intent.

     He is saint, daughter. Just come near him and see.

     I slightly push her towards the poor old man, and there she comes, standing quiet at the end of his bed,… Just a while later the nurse has already shown up catwalking as ever with an index put on her lips in a charming way again, softly saying hush, then comes up to his bed, skillfully takes his temperature, feels his pulse, then shakes her head, turns off all the tubes entering his body, without forgetting to ask my daughter: You know this one? The little girl shakes her head. She is still standing there while the nurse shrugs her shoulders and then, catwalking again, goes out for the doctor…

     … My little girl comes back, her face being still deadly white.

     Does everybody have to be like that once, mom?  She almost whispers, coming close up to me.

     Yes, if he is a saint, daughter. I’m almost whispering too.

     And how about an ordinary one, mom?

     An ordinary one has to be like that quite a few times, before his actual death.

     I say, and suddenly feel terribly sad in my heart. The streak of scarlet color is still running from each of the youth’s eyes down his temples, glistening more than ever… Right at that moment, the very old woman, who is so good-looking in her age, puffs out again:Yellow! Another star has just fallen across the nocturnal sky outside the window. A star of amber color. Yes, it was amber. I’ve seen it just in time while raising my head, and burst into tears. In spite of everything, I still love him, do you understand?

 

 

Saigon, 10-11/1991

 

 

 

 

 

PHÒNG BỐN GIƯỜNG

BÙI HOẰNG VỊ

 

     Tôi nghĩ, cuối cùng, anh ấy đã rơi hẳn vào một dạng tồn tại vô nghĩa kinh khủng. Điều này suốt bao năm qua tôi vẫn sợ, và ngay cả khi nó đến tôi cũng chẳng muốn nhận ra. Tôi chỉ buộc phải nhận ra gần đây thôi, tình trạng của anh ấy hôm nay nên được hiểu như là một cái gì tất yếu. 

     Ban đầu, anh ấy cũng không dễ chấp nhận cái biên giới này của tồn tại đâu. (Mà có ai đã dễ chấp nhận nó, dù thái dộ mỗi người một khác? Anh ấy cũng thế thôi.) Vâng, anh ấy đã sửng sốt quá đỗi; bất bình nữa, khi nghe bảo, anh chẳng bị thương ở đâu cả, cũng chẳng đau yếu gì hết, chỉ có mỗi một sự kiện vô cùng đơn giản mà vô cùng khó hiểu, ấy là anh không thể sống nữa, và phải nằm đây chờ. 

     Thế, dễ cũng đã hơn ba tháng (hay cứ nói, hơn ba thế kỷ rồi, cũng chẳng có gì là khó tin) anh ấy nằm chờ ở đây, trong một góc phòng này của bệnh viện. Ngoài anh còn ba người khác: Một bà cụ thật đẹp lão, một ông cụ cũng đẹp lão nhưng kém hơn, và một thanh niên. Cả bốn người đều trắng: giường, drap, chăn gối, và quần áo. Cả bốn người đều không ăn uống, cũng chẳng bài tiết gì hết: Tất cả những việc đó được thực hiện nhờ những ống dẫn bằng nylon qua các khiếu trên cơ thể. Cũng không cả hít thở: Đã có những bình lớn đựng oxy ở ngay cạnh giường. Ngoài ra, còn thường trực một chai sérum, thong thả nhỏ giọt vào vein tay phải, và một chai máu, - tay trái. (Cả thảy là bao nhiêu ống dẫn nhỉ? Thật dị dạng!) 

     Bà cụ đẹp lão kia nhất định sẽ thành tiên, một khi hồn lìa khỏi xác, tôi dám đánh cuộc thế. Nhưng bây giờ thì chưa: Hai mắt cứ mở to, lặng lẽ nhìn ra bầu trời ban đêm ngoài cửa sổ, thỉnh thoảng lại thều thào: Đỏ!, hay: Vàng! Ấy hẳn bên ngoài kia, một cái sao băng, hoặc, cũng rất có thể, một thiên thần, vừa bay vụt qua. 

     Ông cụ, cũng đẹp lão nhưng kém hơn, thì không một lời, mặc dù hai mắt cũng thao láo và cố nhiên là nom thấy tất. Không, ông ấy cũng chẳng buồn cả nháy mắt nữa, dẫu cho các thiên thể nọ có lao thẳng vào căn phòng này. Ông cụ có vẻ từng trải lắm rồi; rõ ràng trên đời chỉ còn mỗi một điều thôi, mà ông đang chờ đợi thể nghiệm, ngoài ra, đừng hòng chia trí ông bởi bất cứ lẽ gì khác. 

     Còn lại cậu thanh niên, trước sau mắt vẫn nhắm nghiền, nom hệt như chết rồi. Có một vệt đỏ tươi vẫn lấp loáng chẩy từ mắt xuống thái dương cậu. Máu ư? Hay là nước mắt? 

*

     Tôi (từ đầu vẫn ngồi đan đằng cuối giường bệnh, cạnh con gái) đã bảo, cái giá người ta phải trả cho những trò hề là không thể lường được. Thoạt, anh ấy có vẻ không hiểu tôi muốn nói gì. Con gái tôi cũng thế, không hiểu mấy; nói chuyện với mẹ, nó cứ hỏi suốt.  

     - Trò gì, hả mẹ?

     - Trò hề, con ạ.

     Một cô điều dưỡng nhún nhẩy đi vào phòng, ngón trỏ duyên dáng đặt lên môi, khẽ suỵt, đoạn đến bên một trong bốn cái giường, khéo léo lấy nhiệt, lấy mạch, thay kim, thay ống dẫn, hay là một cái gì đấy tương tự, xong, nhún nhẩy đi trở ra, không quên dặn tôi: Khi nào chai tiểu đầy, nhớ thay cho ông nhà, và, với con gái tôi: Đừng nói lớn nhé. Chỉ những lúc ấy, con bé mới sực nhớ đến và chúi mũi vào đống sách vở với cái cặp nó đem vào, để ngay dưới chân giường anh ấy nằm. (Nó đang đợt ôn thi chuyển cấp.) Dù sao, chỉ một lát đã lại ngửng phắt lên:  

     - Mẹ bảo, trò gì cơ?

     -Trò hề, con ạ.

*

     Tôi vẫn ngờ, lầm lẫn lớn nhất chúng tôi đã phạm phải là lấy nhau. Anh ấy chả hạnh phúc. Tôi cũng thế. Từ lâu lắm rồi, anh ấy đã được xem như là mất phản xạ. 

     Trong suốt một thời gian dài, chúng tôi hầu như không còn gì để trao đổi. Sự im lặng của anh ấy là điểm khiến tôi khó chịu nhất. Và tôi e, bây giờ, anh ấy cũng sẽ chẳng chối lắm đâu, nếu có ai cho rằng những ngày nằm ở đây, như thế này, mà lại hoá hay, vâng, chứ đến như ngay trước hôm phải nhập viện, tôi còn hòng làm anh ấy mở miệng: Kẻ sĩ các anh hôm nay thật buồn. Cầm bút, đôi khi cầm phấn, rao giảng những chân lý đóng hộp, mà em ngờ đã từ lâu thiu thối rồi. Lắm lúc ồn ào về một chuyện gì, giả vờ như quan trọng lắm, lắm lúc lại im ắng, giả vờ như đang trầm mặc ghê gớm, song câu hỏi lớn nhất thì vẫn chẳng bao giờ dám động đến, thậm chí còn làm như không hề có. Cũng lại giả vờ, đúng không? Thật buồn. Rất có thể ngày mai anh sẽ được mời vào chân chính thức của một Hội nào đấy, - Hội Cầm Bút? hay Hội Cầm Phấn?, - được công nhận, được khẳng định, khen thưởng nữa. Nhưng mà em nghĩ, có lẽ một con vượn nào đấy, trên đà tiến hoá tất yếu của nó, cũng sẽ đảm đương đươc cái trò ấy, hay một người máy bất kỳ nào, trong tương lai, cũng sẽ thừa khả năng thay thế tốt hơn anh, vâng, nếu anh không thể tự trả lời cái câu hỏi này: "Tồn tại thế để làm gì?" hay: " Có thể nào làm khác đi không?" Mỗi người được tặng cho một trăm năm để kịp làm cái việc ấy, trước khi nhắm mắt; hắn có thể làm, và có thể làm sai, nhưng nếu khước từ, thì tốt hơn, hắn đừng tự nhận là con người nữa. 

     Dù thế nào, tôi vẫn thất bại: Anh ấy chẳng bảo sao cả. Thật đấy, từ lâu lắm rồi, anh ấy đã được xem như là mất phản xạ. 

*

     - Con không hiểu gì hết. Con gái tôi bảo.

     - Con hãy mở mắt ra mà xem, ba cái giường kia kìa, - ba người đang nằm đấy. Họ là những con người, thật như đáng gọi, con hãy nhớ thế, - những vai chính diện hiếm hoi, mà hôm nay thì nằm cả ở chỗ này. Đấy, cái giá người ta phải trả cho một trò hề đấy.

     - Nhưng trò nào chứ, hả mẹ?

     - Trò Bộ Quần Áo Mới Của Đức Vua.

     - A, thế thì con biết. Chuyện ở tận bên Tây, xứ sở của ông tiên Andersen, phải không mẹ?

     - Phải, nhưng không đơn giản như con hiểu đâu. Ngày trước bố mẹ cũng đã từng ở đấy: Một xứ sở rất vĩ đại, con biết không, - ở đấy người ta chơi những trò vĩ đại, mà nhất là trò Bộ Quần Áo Mới này, cứ được tổ chức suốt, trong những Hí Viện Ảo Dị, vào mỗi mùa Festival hàng năm dành cho kịch và tuồng. Của đáng tội, lịch sử sân khấu đến giờ vẫn chưa đào đâu ra được một trò hơn thế. Cố nhiên không kể đến trò Đóng Đinh Giê-Xu-Gia- Tô, hay trò Người Ta Chỉ Đọc Một Quyển Sách, mà ở đâu và thời nào cũng thật ăn khách. Phải, không kể làm gì đến hai trò ấy; chỉ riêng một trò này cũng đã quá đủ rồi. Người ta bảo, ấy là trò vĩ đại nhất trong các trò vĩ đại. Nhưng mà, con hiểu không, cái giá phải trả cho nó thì không thể lường được đâu. Thật, chưa có trò nào làm lãng phí và kiệt quệ của cải lẫn con người cho bằng: Nó quần tụ hẳn một đám 90% là thiểu trí năng, còn lại 10% là kém lương tri, hay vô sỉ thì cũng thế, - một đám quần thần tranh ăn và tranh nịnh, một đám công hầu khanh tướng vênh váo, háo danh và trục lợi một cách thô thiển, - tất cả đều xúm xít vào đấy, om xòm tâng bốc cái bộ cánh vô hình mà hai tên đại bịp nọ khoác lên mình Vua. Còn Đức Vua ấy à? Chẳng phải nói, bao giờ ông ấy cũng nghèo thông minh và thẩm mỹ đến lộ liễu.

     - Nhưng rồi sau thì sao, hả mẹ?

     - Sao ấy à? Khán giả bị cuốn hút đến nỗi chẳng mấy chốc tham gia luôn cả vào đấy. Cả rạp thoắt một cái biến thành sân khấu, và chỉ kết thúc khi mọi thứ đã tan tành thành một bãi vô hình thù, chả còn ai biết phải gọi là cái gì nữa.

     - Ồ, thế thì tuyệt thật đấy, mẹ ạ. Ước gì con được đi xem. Cặp mắt con bé nom mới long lanh chứ. Rõ ràng, lần này tôi cũng lại thất bại, đúng không? Tôi giận kinh khủng.

     - Con sẽ không bao giờ đi xem một trò như thế. Tôi bảo nó.

     - Không sao đâu mẹ, con sẽ chỉ đứng ngoài cửa rạp. Nó cũng ghê lắm, làm như cái Hí Viện kia ở ngay đâu đây ấy.

     - Không ai lại đứng ở cửa rạp. Tôi suýt hét lên. Không ai cho phép mày thế cả. Mẹ bảo trước, với cái trò ấy, khốn cho đứa nào hòng đứng ngoài. Thật đấy, con cứ trông ba cái giường kia hẵng. Phải, chính họ đấy, họ cũng đã từng ở cái xứ sở ấy, từng dại dột đi xem cái trò hề ấy, mà lại không chịu a dua vào. Bà cụ, con biết không, dạo ấy còn trẻ hơn bây giờ nhiều cơ, ngay từ đầu đã bảo: Lại trò bịp đấy. Trên đời này chả làm gì có một thứ vải như thế. Quân ấy nó bịp đấy, các người ạ. Thật, chẳng hiểu nên bảo bà cụ là can đảm hay rồ dại nữa, nhưng mà chắc một điều là không gì có thể được xem xúc phạm hơn thế, đối với cái đám đông kiêu căng ấy. Rõ ràng là bà cụ đã vi phạm luật chơi, và hậu quả, như hôm nay con thấy đấy, thật khắc nghiệt.

     - Nhưng mà... Con bé dậm chân. Nó còn là một đứa rất bướng.

     - Con không tin, thì hỏi bố.

     - Thế còn ông cụ? Cố nhiên, óc tò mò của nó lại là chuyện khác, tôi biết.

     - Ông cụ ư? Ngày ấy còn tráng kiện nhiều, con ạ, nhưng số phận thì cũng chẳng khá gì hơn: Đang giữa buổi, chả cần như người ta, viện cớ đi tiểu đi giải gì cả, cứ việc nghiễm nhiên đứng phắt lên, đòi về: Lão chẳng trông thấy gì sất. Chẳng có vải vóc gì ở cái khung cửi ấy sất. Xúm cả lại đấy xem, đạp cả vào nhau, để làm gì mới được kia? Ồ, con không biết, cái đám quần thần vô lại ở đấy nó phẫn nộ mới khiếp chứ. Dễ thường có bị ai nhổ nước bọt vào mặt, xem ra họ còn dễ chịu hơn. Mẹ cứ tưởng ông cụ ít nhất cũng phải tan thành tro bụi rồi ấy. Ai ngờ còn được đến giờ, thật chỉ có phép lạ.

     - Khổ thân. Cầu Chúa phù hộ cho ông ấy. Lúc này, có thể tin là nó nghiêm túc đấy... Còn người thứ ba này thì sao, hả mẹ?

     - Ai? Cậu thanh niên này ư? À, phải rồi, nhưng dạo ấy chỉ là một thằng bé thôi, phải bố mẹ dắt đi kia.

     - Cậu ấy cũng đòi về chứ?

     - Không, con ạ. Có điều đến chỗ đám rước, thì lại... A, mà nhất định con có biết cậu ta. Phải!

     - Con? Mẹ bảo sao?

     - Chứ sao? Con đã đọc cái chuyện ấy của Andersen nhiều lần rồi, đúng không? Đoạn kể thằng bé, con nhớ không?

     - Thằng bé nào? Ờ...À, phải, con nhớ ra rồi: Đến chỗ đám rước, có thằng bé bỗng kêu lên: Kìa, Đức Vua ở truồng!, phải không mẹ? Nhưng chả lẽ chính là cậu ấy? Thế người ta cũng...?

     - Không, chẳng ai làm gì nhiều hết; cậu ấy còn bé. Có điều cũng đủ cho cậu ấy chết khiếp đi.

     - Nhưng sao mắt cậu ấy lại thế? Cậu ấy làm con sợ.

     - Đấy là nước mắt, con ạ. Đôi khi đỏ, vì có máu.

     - Nhưng sao lại thế?

     - Mẹ không biết. Mẹ chỉ lạ là sao lại gặp ở đây. Rõ quả đất tròn.

     Con bé im một lát.  

     - Còn bố, hả mẹ?

     Nhưng tôi không trả lời. 

*

     Ban nãy có một cái sao băng qua của sổ. Mầu xanh. (Nhưng bà cụ đẹp lão kia lại thều thào: Đỏ!) Chẳng hiểu ấy là linh hồn của ai trong số những kẻ đang nằm chờ trong cái bệnh viện này. Nhưng chắc chắn nó không phải của anh ấy; nếu của anh, anh ấy tin, phải là mầu hổ phách, hoặc mầu xanh lục. (Tôi cũng tin thế.) Tôi đã không trỏ cái sao cho con gái. Không kịp, vả, tôi không muốn nó chia trí. 

     Con bé đã lại chúi mũi vào đống sách vở với cái cặp. (Thế nào nó cũng cần qua cho bằng được đợt thi chuyển cấp này, phải không?) Nó thật ngây ngô. Tôi nghĩ, vừa rồi, chắc nó tin cái chuyện kia là thật. Không, tôi không bảo cái trò Bộ Quần áo Mới mà trên đời ai cũng biết cả rồi; tôi chỉ muốn nói đến những thứ còn lại ấy. Anh hẳn cho tôi là quá quắt, thật đấy. Bình thường anh ấy vẫn không thể hiểu, những chuyện như thế tôi đã học được ở đâu. Tôi chẳng bao giờ đến những trường học, những thư viện, như bao người khác. Ở đấy, tôi tin, không có gì để đọc nữa hết. Tôi chẳng thà nghiền ngẫm tất cả những món bị thiên hạ hôm nay phế thải, những món bị bán ký, bán đại hạ giá, hay bán đổ bán tháo. Chỉ những thứ ấy là còn trông cậy được, còn hy vọng đem lại một chút gì dinh dưỡng, một câu trả lời. Mà những thứ ấy thì chả bao giờ hòng có trong những thư viện, những hàn lâm viện của anh, đúng không? 

     Dù sao, anh ấy cũng không mở miệng đâu, tôi biết. Ngay cả nếu tôi có trả lời câu hỏi ban nãy của con bé, rằng: Bố chơi trò Kẻ Sĩ đi nữa, cũng vậy thôi. Anh ấy đã trung thành với cái vai sắm sửa suốt ngần ấy năm, thì đến giờ, có lý do gì lại phản bội? Nhất là trong tình huống này, khi mà sự im lặng chẳng những được phép mà lại còn tối cần thiết? Vâng, anh ấy không thể không biết điều ấy. Bởi thế, tôi bắt đầu ngờ rằng, cuối cùng, anh ấy đã tìm được cho mình một dạng tồn tại thích hợp hơn cả, mặc dầu đối với kẻ khác, ấy có thể chẳng qua chỉ là một cái chết dài nhất và xa hoa nhất, đồng thời cũng nhảm nhí, vô nghĩa nhất. 

*

     Hoá ra cái sao mầu xanh ban nãy là của ông cụ. Nhưng chỉ khi nghe mùi hoa huệ phảng phất từ phía giường ông nằm, tôi mới chợt hiểu và, hơi ngơ ngác, đánh rơi cả cái kim đan xuống đất. Ông cụ đi lặng lẽ, hai mắt nhắm lại tự bao giờ, chẳng cần ai vuốt. Chắc chắn trên đời này chẳng còn gì đáng nữa cho ông đợi chờ thể nghiệm. Tôi đã không gọi cô điều dưỡng, chỉ quờ tay nắm lấy con gái, mắt vẫn không rời ông ấy. Con bé cũng hiểu ra thật nhanh, mặt nó vụt trắng. (Ấy là lần thứ nhất nó thấy người chết.) Nhưng tôi không muốn nó hiểu sai ý tôi:  

     - Ông cụ là thánh, con ạ. Hãy đến mà xem.

     Tôi khẽ ẩy nó đến phía ấy, và nó đến, đứng ở chân giường, im lặng... Chỉ lát sau cô điều dưỡng đã vào, vẫn nhún nhẩy như bao giờ, và cũng ngón trỏ duyên dáng đặt trên môi, khẽ suỵt, đoạn đến bên giường, khéo léo lấy nhiệt, lấy mạch, rồi lắc đầu, khoá các ống dẫn vào thân thể ông cụ, không quên hỏi con gái tôi: Em quen người này? Con bé lắc. Nó vẫn đứng đấy, còn cô ấy thì nhún vai một cái, xong, nhún nhẩy đi trở ra, gọi bác sĩ... 

     ... Con bé quay lại, mặt vẫn trắng bệch.  

     - Ai cũng phải một lần thế, hả mẹ? Nó đến sát tôi, gần như thì thào.

     - Phải, nếu là thánh, con ạ. Tôi cũng thế, gần như thì thào.

     - Còn người thường, hả mẹ?

     - Người thường thì phải nhiều lần, trước khi chết thật.

     Tôi nói, và bỗng dưng buồn bã kinh khủng ở trong lòng. Cái vệt đỏ tươi vẫn chẩy từ mắt xuống thái dương cậu thanh niên, lấp loáng hơn bao giờ hết... Đúng lúc ấy, bà cụ đẹp lão lại thều thào: Vàng! Một cái sao nữa vừa lặng lẽ băng qua bầu trời đêm ngoài cửa sổ. Một cái sao mầu hổ phách. Vâng, đúng là mầu hổ phách. Tôi chỉ kịp nhìn thấy nó khi vừa ngẩng lên, và bật khóc. Dù sao, tôi cũng yêu anh ấy, hiểu không? 

 

     Saigon, 10-11/1991

 

Bùi Hoằng Vị
Số lần đọc: 2335
Ngày đăng: 25.04.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Sống nữa cũng bằng không - Nguyễn Trung Dũng
Nhân cách - Hòa Văn
Hoa sứ đỏ - Bùi Thanh Xuân
Prue - Phạm Văn
Chuyển kiếp - Phan Trang Hy
Game CANDY CRUSH SAGA - Bùi Thanh Xuân
Dăm ba hạnh phúc lẻ - Thiện Phạm
Về với Mẹ - Bùi Thanh Xuân
Tầng Trệt Thiên Đường (Bản Tiếng Anh: Groundfloor of Heaven) - Bùi Hoằng Vị
Câu chuyện về Ba nàng con gái - Nguyễn Hồng Nhung