Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.211
123.206.156
 
Múa rối nước nhiều tiết mục múa
Tuấn Giang

                                              

Nói đến nghệ thuật múa cần phân biệt hai khái niệm: Múa dân gian và nhảy múa chuyên nghiệp-chuyên nghiệp hóa. Múa dân gian ngôn ngữ là những động tác mô tả, bắt chước hiện tượng tự nhiên, hoặc hành vi con người trong đời sống xã hội. Múa chuyên nghiệp lấy con người và đạo cụ làm ngôn ngữ tạo hình không gian, xây dựng hình tượng biểu cảm ấn tượng mạnh và sâu sắc. Dựa vào khái niệm múa dân gian so sánh múa rối nước vùng đồng bằng Bắc Bộ, cho thấy các phường rối nước truyền thống xưa biểu diễn nhiều tiết mục múa bằng con rối để mô tả, kể lại những nét sinh hoạt của người nông dân. Múa rối nước gắn với tục thiêng lễ hội, hội làng mang dấu ấn lịch sử văn hóa cư dân lúa nước của nền văn minh sông Hồng.

 

            Múa rối nước xuất hiện từ lâu trong tín ngưỡng dân gian, khi chuyển thành múa cung đình ghi tạc trên văn bia Sùng Thiện Diên Linh vào năm 1121 đã mô tả một trò múa rối nước đan xen rối cạn đồng diễn thật kỳ diệu. Đó là tích “Rùa vàng đội ba quả núi”, nội dung kể rằng:

 

            “Cửa động mở ra, rồng phun nước, thần tiên xuất hiện, vươn tay nhỏ, chim quý từng đàn bay lượn nhảy múa”…Nhiều tiết mục múa rối nước xa xưa đến thế kỷ XXI, các phường rối nước nổi tiếng Đào Thục, Đào Xá, Thanh Hà, Nam chấn, Nguyên xá, Phú Đa (Hà Tây), Đồng ngư (Bắc Ninh)… còn biểu diễn múa rối nước. Các tích trò múa chỉ là múa rối nước như Nhi đồng hý thủy, Múa tứ linh, Múa rồng, Múa bát tiên, Chém chuối…Nhiều tích trò rối cạn, rối nước múa mô tả biến ảo hấp dẫn, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 1945, còn trưng bày con rối Bà Trưng trong trò múa rối Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, động tác múa mô tả sinh động, điêu luyện voi tung vòi, quản tượng gõ búa, Bà Trưng xoay người tay vung kiếm…Múa rối cạn xưa, nhiều trò hay như Thị Màu lên chùa , Múa chạy đàn, hay tiết mục Mỵ Châu Trọng Thủy của phường múa rối Đông Anh, nghệ thuật diễn kể xen lẫn múa mô tả chiến trận binh đao khói lửa ngút trời như để lại đời sau đâu là hữu hảo tình thân. Vua An Dương Vương chạy đếncửa sông gặp thần Kim Quy, Thần nói: Con gái nhà ngươi khở dại quá!...

 

            Múa rối nước là nghệ thuật dân gian sống tại các phường do dân nuôi dưỡng tồn tại gần ngàn năm, mặc chiến tranh giặc xâm lăng bờ cõi Đại Việt, múa rối cứ trường tồn như tinh thần dân tộc mãi sáng ngời chính nghĩa. Múa rối nước, hay múa rối cạn đều rất nhiều tiết mục múa. Gọi là múa rối nước theo cách gọi của nghệ nhân và Nhà nước đã công nhận. Vào thời toàn cầu hóa, múa rối nước mai một nhiều, cần có chiền lược quốc gia bảo tồn, phát triển múa rối, là bảo vệ truyền thống văn hóa làng quê Việt.

 

                                                                         Hà Nội 3-6-2014.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 3458
Ngày đăng: 04.06.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bức tranh sắc màu múa rối Việt Nam (bản Tiếng Anh) - Tuấn Giang
Bức tranh sắc màu múa rối Việt Nam - Tuấn Giang
Đêm thu ở Hòn Bà - Phan Chính
Tế thu lễ hội - Phan Chính
Nên hiểu gật đầu và gật gù trong hai câu ca dao - Trần Đình Khiêm
Tính cách La Gi - Phan Chính
Tự Trào Phú - Kha Tiệm Ly
Người tìm nguồn tên 12 con giáp - Nguyễn Cung Thông
Con Rồng Trong Ca Dao Dân Gian - Trần Minh Thương
Tết Bò ,Tết Giếng - Trương Quang Cảm
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)