Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.148
123.225.559
 
Cô gái ở ngã ba Đồng Lát
Bùi Thanh Xuân

 

1

Ông bạn đặt ly rượu xuống bàn, khà một tiếng, khuôn mặt đăm chiêu như triết gia : “ Kể cũng lạ, ông ạ. Chuyện ngỡ như đã quên đi, bay theo gió mấy chục năm rồi nhưng nó lại trở về như mơ. Tôi kể cho ông nghe câu chuyện này. Tin hay không tuỳ ông. Chuyện cô gái ở nhà ga Đồng Lát.

2

Hai mươi tuổi, chín tháng quân trường tôi may mắn về Đặc khu Cam Ranh. Đại đội của tôi đóng ngay tại nhà ga Đồng Lát. Địa danh này ông nghe lạ quá phải không? Cái thứ lính Hải quân chỉ biết chui xuống dưới hầm máy, lâu lâu mới leo bờ một lần  như ông thì biết mẹ gì trên đời này có đủ thứ thú vị. Lão đại đội trưởng giao cho tôi nắm trung đội một, đẩy lão thương sỹ già xuống làm phó. Đêm dẫn quân vô rừng, ngày về nằm lăn lóc hết nhà này đến nhà khác. Nơi đây là xứ đạo. Cả làng Đồng Lát đâu ngoài Quãng Bình kéo vào đây lập nghiệp năm năm tư, họ làm ruộng là chính.

Ga Đồng Lát lỡ loét như bị ăn bom, trống trước trống sau, chẳng có cái cửa nào. Khi tôi đến nhà ga vẫn hoạt động bình thường mặc dù chẳng có nhân viên đường sắt  làm việc ở đây. Tàu đến, khách xuống vội vã rồi hàng người lũ lượt lên trước khi tàu chạy. Nếu không có cái chợ chồm hỗm ven đường trước ga thì nó trông giống cái miếu hoang hơn.

Vậy mà trong cái tưởng như là miếu hoang ấy lại có người ở mới lạ. Hai chị em cô gái mồ côi. Đến bây giờ tôi cũng không biết họ lưu lạc từ đâu về. Không tiện hỏi. Cậu con trai mười ba và cô chị mười lăm tuổi. Cả hai chị em cùng buôn bán lặt vặt trước ga nhưng vẫn tiếp tục cắp sách đến trường. Họ sống kham khổ, ít nói , rất ngại tiếp xúc với người khác ngoại trừ những lúc bán hàng. Cô gái tên Hương, có đôi mắt to và nước da trắng mịn. Trông xinh đẹp, mỹ miều như tiểu thư con nhà danh giá chứ không phải nghèo hèn sống tạm  nhà ga. Lão đai đội trưởng của tôi rất nghiêm khắc, cấm tất cả lính dưới quyền bén mãng đến chọc ghẹo, trừ tôi. Được giao nhiệm vụ bảo vệ và dạy kèm cho hai chị em cô gái. Không biết ông ta có ý gì mà lại giao cho tôi nhiệm vụ cao cả đó. Công việc lắm “thằng “ trong đại đội thèm muốn . Thật là một vinh dự.

Cô gái xinh đẹp mỗi ngày ít nhất một tiếng đồng hồ được  tôi kèm cho học. Chàng trai hai mươi tuổi làm sao không rung động trước cô gái mười lăm có đôi mắt to trong veo, tròn xoe thỉnh thoảng ngước nhìn. Trái tim tôi xốn xang nhưng em lại còn nhỏ bé quá. Ngày tháng trôi qua đều đặn và rồi tôi mê mẫn đôi mắt, mái tóc dài của em. Mùi xà phòng rẻ tiền nhưng với tôi nó là mùi hương tuyệt diệu.

Vậy mà..

Chưa tròn năm tôi được điều đi học khoá Phân chi khu, xong khoá học về nhận nhiệm vụ tại S. H, cách Đồng Lát ba mươi cây số. Đi lại rất khó khăn nhưng hằng tuần tôi vẫn thường về thăm chị em Hương. Gặp em, tôi hỏi thăm đủ thứ chuyện nhưng điều cần nói lại không thốt nên lời. Hương cũng tỏ ra quyến luyến và đôi mắt u buồn khi tôi từ biệt. Có lần tôi đã nhìn thấy mắt em đỏ hoe khi chuẩn bị về đơn vị vậy mà thằng đàn ông như tôi vẫn không nói được lời nào. Tệ thật. Mặc dù không còn là ông thầy và người bảo vệ bất đắc dĩ cho chị em Hương nữa nhưng tôi cứ mãi  dại dột đóng vai ông thầy nghiêm túc, không dám ngỏ lời yêu.

Chiến tranh khốc liệt hơn.

 

Cuối tháng ba năm bảy lăm, CamRanh như muốn vỡ tung vì dân ngoài Trung theo các chiến hạm đổ tràn ngập phố phường. Đơn vị  được lệnh di tản. Tôi về đặc khu xem tình hình như thế nào. Ở đây vắng vẻ như đình làng. Bên  kia đường có chiếc xe jeep, không ngần ngại, tôi leo lên phóng thẳng  về Đồng Lát tìm hai chị em Hương. Làng xóm vắng vẽ, còn một ít nhà ở lại. Bọn họ tháo chạy theo đoàn người vào Nam. Khi tôi đến Hương đang ôm mặt khóc,  chỉ kịp bảo em gói ghém vài thứ rồi quay ngược ra quốc lộ

 

Hằng trăm ngàn người rồng rắn trên đường. Đoàn xe chạy trong đêm. Thỉnh thoảng trên núi dội pháo về, nét mặt ai cũng hốt hoảng, bấn loạn nhảy ào xuống lề đường. Chốc lát yên ắng lại lên xe đi tiếp. Cứ thế hai ngày một đêm đoàn người gồm cả dân và lính mới đến được ngã ba Bình Tuy. Đường ngang qua Long Khánh bị chặn rồi. Có người nói bị đắp ụ, gài mìn không cho xe qua. Vậy là cả đoàn đồn lại ngay ngã ba, tạo áp lực lên tiểu khu Bình Tuy. Trên núi pháo xuống, Bình Tuy nã pháo lên, người bị thương, người chết nằm lăn lóc trên đường.

Hình như có sự điều đình giữa tiểu khu trưởng Bình Tuy và đạị diện đoàn di tản. Chúng tôi được phép vào thị xã để đi ghe thuyền về Sài gòn bằng đường biển nhưng với điều kiện tất cả quân nhân phải bỏ lại vũ khí. Đoàn người như đàn bò hằng ngàn con đang di chuyển trong rừng Châu Phi, chen lấn, vứt bỏ tất cả những gì có trên người trừ bộ áo quần.

Trong đám hỗn mang ấy, tôi vẫn nắm chặt tay Hương và cậu em trai từ từ theo đám người đùn đẩy phía sau, lồm cồm phía trước bò qua hàng rào kiểm soát. Xô đẩy, hoảng loạn, gào thét, tiếng súng chiu chíu trên đầu. Tay tôi nắm không chăt tay em nữa.  Bàn tay lơi dần. Có tiếng gọi thét nhói tim của Hương ở phía sau hoà vào tiếng thét của khẩu đại liên trên xe thiết giáp M113 khạc đạn. Tội bị đoàn người đẩy qua hàng rào. Hương mất hút trong đám người lỗn ngỗn bò bên kia.

Hớt hãi chạy tìm khắp nơi nhưng rồi tôi vẫn không tìm được em.

Bao nhiêu năm qua tôi luôn ân hận, ray rứt sao mình nỡ đánh rơi tình yêu đầu đời  bên kia hàng rào kẽm gai sắt nhọn ấy. Kể từ lúc đó chưa bao giờ tôi đươc thanh thản và tha thứ cho mình mãi đến khi tôi gặp lại Hương

Cách đây hơn năm năm tôi đã gặp lại cô ấy đấy.  Ông tin không? Ngay tại thành phố của mình. Chuyện cứ tưởng như mơ.

Không phải chúng tôi đi tìm nhau mà là định mệnh. Cái định mệnh vừa ngọt vừa đắng.

Buổi chiều, dọc bờ sông đông kín người, Chẳng có chiếc ghế trống nào. Tôi đứng tựa lan can cầu nhìn thiên hạ đi lại.  Hôm nay hơi khác thường vì có nhiều lính Mỹ trong quân phục Hải quân trên chiến hạm vừa ghé thăm. Nhìn khuôn mặt họ rạng rỡ, đi từng tốp vài ba người, chuyện trò với nhau. Tôi nghe lõm bõm được vài ý. Đại khái khen thành phố này nhỏ nhưng xinh đẹp như cô gái mới lớn.

Một phụ nữ mặc bộ quân phục trắng đi cùng một sỹ quan Mỹ chậm rãi như đi dạo mát. Cũng hơi lạ, tôi chưa thấy người nữ quân nhân mỹ nào bao giờ. Mà cô ấy lại là người Châu á. Tôi nhìn cô ấy và cô ấy nhìn tôi. Bất chợt cô dừng bước, chăm chăm vào mặt tôi.  Đôi mắt cô to tròn trông quen lắm. Đuôi mắt có vài nếp nhăn hiện lên sự tò mò ngạc nhiên, rồi khựng lại. Người phụ nữ cứ mãi nhìn tôi như vậy rất lâu, khuôn mặt thất thần, giọng run run nói bằng tiếng Viêt : “Xin lỗi, có phải anh Nguyên không?” Người tôi run lên bần bật, hai tay nắm chặt lan can cầu. Hơn năm mươi tuổi rồi nhưng lúc ấy tôi như cậu con trai mới lớn. Tim đập thình thịch liên hồi, miệng lắp bắp : “ Hương..” Cái lưỡi tôi nó chận ngang cổ họng mất rồi, không thêm được tiếng nào nữa.

Trời ơi! Hương của tôi đây sao? Trước mặt tôi bây giờ là một trung tá hải quân của quân đội Hoa Kỳ. Lạ thật! Kỳ diệu thật!

Tôi còn gặp lại em một nữa vào ngày hôm sau. Hương kể đã ra đi như thế nào. Trước khi từ giã em có một đề nghị. Và tôi từ chối lời đề nghị của Hương…

Nè, ông đừng có mà cười vào tôi.

Thôi, kể ông nghe vậy đủ rồi. Nhìn mặt ông nghệch ra là tôi biết ông không tin. Đừng nhìn tôi mà cười mỉa. Đôi mắt nheo nheo dễ ghét quá! Có phải ông nghĩ tôi bịa phải không? Cái ngữ như tôi gần bốn mươi năm lên bờ xuống ruộng, làm không đủ nuôi vợ con mà dám nhận bà trung tá quân đội Hoa Kỳ làm người quen. Chắn chắn là ông nghĩ như vậy rồi. Thôi được! Đến khi nào ông cho chuyện tôi kể là thật thì phần sau ông suy diễn ra sao , tuỳ ông. Mẹ kiếp! Trông bản mặt ông ghét quá.

Uống đi! Cứ xem như tôi đang mơ mộng viễn vông đi. Chết moẹ! Trời sụp tối rồi. Mụ vợ sai đi mua bó rau muống về luộc, kể chuyện ông nghe, quên moẹ nó. Thôi tôi về. Nhớ trả tiền bửa nhậu nhé.

 

3

Tôi và Nguyên là đôi bạn khá thân. Nó hiền lành. Nếu trong trận chiến đấu cuối cùng nó không bị mãnh đạn ghim vào đầu có lẽ đời nó sẽ khá hơn. Lúc lên cơn nó thường cười, nhảy múa như con nít, không chọc phá, chửi bới ai.

Nguyên yêu sách hơn mọi thứ trên đời.

Đôi lần tôi gạ gẫm Nguyên kể tiếp câu chuyện nhưng nó nhất định không. Tôi tin Chuyện cô gái ở ngã ba Đồng Lát là có thật

 

10/06/214

 

Bùi Thanh Xuân
Số lần đọc: 4993
Ngày đăng: 12.07.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mưa mùa thu trên núi - Vũ Dy
Nói chuyện với người đã chết - Nguyễn Trung Dũng
Chuyện tổ quốc moving bất thành - Đỗ Quyên
Lớp học Tiếng - Nguyễn Hồng Nhung
Án văn - Trần Văn Bạn
Kịch - Trần Thái Hưng
VIP - Minh Thuỳ
Xóm Cô Hồn - Kha Tiệm Ly
Chị của Bố - Nguyễn Hồng Nhung
Sa ngã . - Trạch An – Trần Hữu Hội.
Cùng một tác giả
Thiên thu (truyện ngắn)
Cơn đau vô hình (truyện ngắn)
Tôi đi dạy bổ túc (truyện ngắn)
Thiên thu 3 (truyện ngắn)
Về với Mẹ (truyện ngắn)
Game CANDY CRUSH SAGA (truyện ngắn)
Hoa sứ đỏ (truyện ngắn)
Cô Ba (truyện ngắn)
Tiếng còi tàu (truyện ngắn)
Hai chiếc lồng đèn (truyện ngắn)
Những bậc cầu thang (truyện ngắn)
Cầu hồn (truyện ngắn)
Chuyến tàu cuối năm (truyện ngắn)
Một đêm trăng (truyện ngắn)
Hạt nút thứ năm (truyện ngắn)
Hãy tha thứ cho tôi (truyện ngắn)
Ván game cuối (truyện ngắn)
Rét nàng Bân (truyện ngắn)
Khoảnh khắc (truyện ngắn)
Con bẻm (truyện ngắn)
Khoảng lặng (truyện ngắn)
Cỏ dại hồi sinh (truyện ngắn)
Cơm mẹ nấu (truyện ngắn)
Chiếc lá cuối cùng (truyện ngắn)
Cái ống thổi lửa (truyện ngắn)
Đợi (truyện ngắn)
Mùi hoa vạn thọ (truyện ngắn)
Chiếc áo màu gạch (truyện ngắn)
Hai miếng vá (tạp văn)
Cô gái người hoa (truyện ngắn)
Hoa tím bao giờ nở (truyện ngắn)
Chiếc trống lủng (truyện ngắn)
Hẻm mười ba (truyện ngắn)
Con vịt lông nâu (truyện ngắn)
Cho mẹ nghe mùi tết (truyện ngắn)
Nhớ mẹ (truyện ngắn)
Cúng cơm cho mẹ (truyện ngắn)
Tệ thiệt (truyện ngắn)
Người mẹ mù (truyện ngắn)
Cho đời vui (truyện ngắn)
Cho mẹ nghe mùi tết (truyện ngắn)
Con chó Dove (truyện ngắn)
Nhà mình (truyện ngắn)
Hoa xuyến chi (tạp văn)