Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.218.300
 
Lại nói chuyện thi cử
Phan Văn Thạnh

 

  

Thi cử mang tính chất kỹ thuật – là công cụ kiểm định chất lượng giáo dục,mỗi thời mỗi khác,tôi nhớ ở miền Nam trước đây thi cử khá dày đặc, là những rào cảnthử thách các sĩ tử nhưng nếu cố sức chiến đấu vượt qua cầm lấy tấm bằng Tú tài toàn phần trong tay thì vô cùng tự hào sung sướng vì nó là thứ “chứng chỉ ISO” xác nhận chất lượng,hiệu quả đào tạo và đẳng cấp giá trị bản thân người học .

Tú tài thời trước rất có giá - cũng đúng thôi,trước năm 1960 – các bạn thử tưởng tượng cái rây lọc cứ“một trăm học sinh khi xong Tiểu học chỉ còn không đầy 50 em được vào Trung học công lập,một số khác phải vào tư thục nếu gia đình có tiền.Trong số 50 em này sau khi học xong Trung học Đệ Nhất Cấp(THĐNC) chỉ còn khoảng 20 em vào Đệ Tam rồi Đệ Nhị và dự thi Tú tài I. - Xong Tú tài I còn không đầy 10 người lên học Tú tài II.Thường thì hầu hết những người đậu xong Tú tài I đều sẽ đậu Tú tài II sau đó,tính trung bình không hơn 10% học sinh vào trung học được tốt nghiệp trung học! Sang thập niên 1960,Bộ GD(Miền Nam) lược bỏ thi Tiểu học - kỳ thi THĐNC chỉ còn thi viết,bỏ vấn đáp và sau đó cũng bỏ luôn(nhưng lại tổ chức kỳ thi THĐNC Tráng Niên cho người lớn tuổi). Đến năm 1973 kỳ thi Tú Tài I cũng được bãi bỏ chỉ còn giữ kỳ thi Tú Tài II xem như kỳ thi tốt nghiệp bậc Trung học.”- (Theo GS Nguyễn Thanh Liêm,nguyên Thứ trưởng Bộ GD ở miền Nam - Nguồn:Website Pétrus Ký-Australia, 06/02/2005)

Thi cử bây giờ

Mỗi năm đến hè ôm liền hai kỳ: Tốt nghiệp Trung học phổ thông(THPT)và Tuyển sinh Đại học,Cao đẳng (ĐHCĐ),toàn xã hội Việt Nam gần như gồng mình căng cứng để lo trăm thứ : tàu xe vận chuyển,giao thông ùn tắc,chỗ trọ,cha mẹ gác công việc chầu chực đưa đón,rồi nào là tư vấn chọn nguyện vọng,chọn trường,hướng dẫn ghi hồ sơ, tiếp sức mùa thi…

Năm 2009 trên diễn đàn báo chí, nhiều ý kiến trao đổi nghiêng về phương án gộp“2 trong 1”– bỏ thi TNTHPT,lấy kết quả cuối năm lớp 12 xét tuyển ĐHCĐ. Bộ lắng nghe nhưng rồi cuối cùng vẫn cảm thấy chưa yên tâm,chưa dám bỏ thi – do vậy năm tiếp theo đó (2010) vẫn chỉ đạo tổ chức riêng hai kỳ thi với lý lẽ :”để tạo niềm tin trong chính ngành giáo dục và thúc đẩy học sinh học tập”. Và cho đến nay(2014) vẫn thi hai kỳ…

Có nên bỏ thi TNTHPT ?

Tiếng Pháp phân biệt rất rõ:thi tốt nghiệp “examen” có nghĩa xem xét,kiểm tra,khảo sát,không cần ganh đua,đề thi TN ở mức độ kiến thức cơ bản,chỉ cần đủ điểm trung bình là đỗ,khác với thi tuyển“concours” phân biệt hơn kém.Do vậy theo theo nhiều ý kiến đã đến lúc chín muồi bỏ thi TNTHPT thay vào đó xét tốt nghiệp trên cơ sở kết quả năm cuối cấp.

Điều quan trọng ở phổ thông là “Cách học” chứ không phải học “Cái gì”- Jame Beatle đã chỉ ra :“Mục đích của giáo dục là dạy cách nghĩ chứ không phải dạy suy nghĩ cái gì”. GS Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại có lần đã phát biểu:”Giá trị đích thực của học vấn không phải ở “cái gì” học được mà là bằng “cách nào”học được “cái” ấy .Cả hai “cái” và “cách” này không nhất thiết chỉ có thể có được từ nhà trường và không nhất thiết phải đến phòng thi làm công chứng”.Do vậy trong giảng dạy,người thầy cần đặt học sinh vào vị trí trung tâm các phương pháp,rèn học sinh kỹ năng tư duy phê phán - đặt câu hỏi phản biện,thuyết trình nêu vấn đềtranh luận - học sinh chủ động tiếp thu kiến thức thay vì chỉ đơn thuần một chiều .

 

Về công tác tuyển sinh Đại học như hiện nay phải nói khá phức tạp,tốn kém xã hội- Cứ tầm tháng Tư (cuối Học kỳ II) hằng năm chưa cầm tấm bằng TN trên tay,học sinh phổ thông đã lo làm hồ sơ dự thi ĐH,mỗi em 1,2bộ,ảnh chụp,lệ phí thi – tư vấn trực tuyến, rối rắm chọn ghi nguyện vọng, ngành học, khối thi.- Rồi thì đâu phải 100% học sinh TNTHPT đều có chỗ ngồi trên giảng đường ĐH,do vậy triển khai làm hồ sơ sớm xem như mặc nhiên dồn tất cả dự thi ĐH- dẫn đến nghịch lý - lùa học sinh thi ĐH để rồi lại lập luận vào ĐH không phải là con đường duy nhất …! –Tội nghiệp các trường CĐ chuyên nghiệp,trung cấp nghề lúc bấy giờ bị “knock out”sự chọn lựa ngay ở vạch xuất phát,trở thành cái sọt hứng thập cẩm thí sinh rụng xuống .

 

Thử xem qua cách thức thi cử ở một số nước:

 

-Ở Pháp thi Tú Tài (baccalauréat – được thiết lập năm 1808 dưới thời hoàng đế Napoléon I) hoàn toàn bằng tự luận - học sinh tốt nghiệp vào thẳng Đại học (hệ thống Université),sau năm học thứ nhât sinh viên phải qua kỳ thi lên lớp rất gắt gao nếu không đạt sẽ bị loại. Hiện nay một số trường thuộc hệ thống tạm gọi “Trường lớn”(Grande École) có “mục tiêu nghề nghiệp” như kỹ sư,chuyên viên cao cấp về Thương mại,Thú y…,buộc các Tú Tài phải trải qua kỳ thi tuyển chặt chẽ.

 

-Ở Mỹ thi Tú Tài bằng trắc nghiệm,áp dụng học chế tín chỉ,học sinh lớp 12 chỉ cần tích lũy đủ điểm số cho những tín chỉ của các môn học đã chọn theo quy định của chương trình là được trường cấp bằng tốt nghiệp trung học. Tuyển sinh ĐH ở Mỹ là một quá trình phi tập trung hóa mỗi trường ĐH đều có quyền tự trị nên họ tuyển sinh theo các tiêu chí và thủ tục của riêng mình mà không qua một “kỳ thi quốc gia” nào – Nhưng tuyệt đại đa số dựa trên kết quả kỳ thi chuẩn gọi là SAT (Scholastic Aptitude Text)hoặc ACT (American College Text) do Hội đồng Đại học(College Board),một cơ quan độc lập với mọi trường ĐH,tổ chức nhiều lần trong năm cho bất kỳ ai muốn dự thi. Thông thường học sinh Mỹ đăng ký thi SAT vào năm giữa hoặc năm cuối của bậc Trung học. Những trường ĐH có uy tín chưa cao luôn mở rộng cửa đón mọi học sinh tốt nghiệp trung học.

 

- Ở Hàn Quốc không tổ chức thi Tú Tài (TNTHPT),từ năm 1995 đến nay để được xét tuyển vào ĐH,học sinh phải trải qua kỳ thi chung cấp quốc gia tương tự như kỳ thi SAT của Mỹ,kéo dài hơn 9 giờ,thường được tổ chức vào giữa tháng 11 hàng năm. Kết quả của kỳ thi duy nhất này sẽ là căn cứ để các trường ĐH xét tuyển sinh viên.Cha mẹ học sinh hết sức lo lắng cho con em phải huy động đến “thần linh” yễm trợ.–Đình chùa tổ chức cầu nguyện – cá biệt có rất nhiều bà mẹ đứng lên quỳ xuống lạy 1000 đến 3000 cái để cầu may?!- Ở Việt Nam mình thí sinh kéo nhau đến xoa mòn đầu các cụ rùa Văn miếu Quốc Tử Giám -  Hà Nộiđể xin ân phúc).

 

Tuyển sinh ở Việt Nam:

Cải tổ thi cử là cấp thiết nhưng cần có lộ trình và được nghiên cứu kỹ lưỡng,giải trình tường tận không thể thăm dò dư luận tìm sự đồng thuận đơn giản.Mô hình của Pháp tương đối gần gũi Việt Nam, theo đó nên chăng:

-Nhóm trường có định hướng nghề nghiệp(kiểu Grande École) - đào tạo chuyên biệt như Bách khoa,Y,Dược,Sư phạm,Kiến trúc,Kỹ thuật công nghệ … sẽ trực tiếp tổ chưc tuyển sinh( ra đề,coi,chấm xét tuyển). 

-Các trường ĐH tổng hợp,đa khoa nhiều ngành (Université Pluridisciplinaires),dạy kiến thức khoa học cơ bản hoặc đào tạo có định hướng nghề nghiệp - cho đăng ký ghi danh tự do - học theo chế độ tín chỉ - mở toang cửa đầu vào nhưng siết chặt đầu ra .

Tóm lại bớt một kỳ thi,giảm được phân nửa sức ép,giao quyền tuyển sinh cho các trường ĐH chủ động,Bộ đỡ sa vào sự vụ,rảnh tay cho nhiều công việc hệ trọng khác ở tầm chiến lược vĩ mô.

Nhân Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo từ năm 2015 sẽ chỉ còn một kỳ thi để phục vụ cả mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở giúp các trường ĐH, CĐ tuyển sinh,dư luận chung rất tán thành.

 

 

(nguyên PHT.THPT Gia Định –TP.HCM,18/7/2014)

 

 

Phan Văn Thạnh
Số lần đọc: 2924
Ngày đăng: 21.07.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thơ Mới hiện nay cần những phẩm chất gì? - Nguyễn Đức Tùng
Niềm tin và lòng xót thương trong tinh thần Phật Giáo ngày nay - Võ Công Liêm
Ba tháng – Mười bốn năm và những cuộc thiên di - Trần Hoài Anh
Thể tính hiện sinh và thời gian trong Đoạn - Trường - Tân - Thanh của Nguyễn Du - Võ Công Liêm
Mi và thượng đế - Nguyễn Hồng Nhung
Phương thức - Võ Công Liêm
Quan hệ văn học và tôn giáo nhìn từ khuynh hướng phê bình văn học ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo ở miền Nam trước 1975 - Trần Hoài Anh
Hy Lạp - Võ Công Liêm
Cảm thứ Tha-Ngã Luận [KÌ 11] - Phạm Tấn Xuân Cao
Trích dẫn văn của Camus trong bản dịch "Kẻ xa lạ" (Dựa Vào Những Lời Giới Thiệu Giúp Thấy Rõ Triết Lý Hiện Sinh Thời Đào Sâu Tính Phi Lý) - Trần Văn Nam
Cùng một tác giả
Tự khúc cuối năm (truyện ngắn)
Đà lạt & Tôi (tạp văn)
Tản mạn với CAFE (tiểu luận)
Trôi trong mơ (truyện ngắn)