Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.194
123.209.042
 
Đồng dạng và giới tính
Võ Công Liêm

 

                               

 

       Trong mỗi con người có những tương quan giống nhau, cùng một trạng thái và cùng một cá tính; đặc biệt trong văn chương, nghệ thuật đều chứa ít nhiều dâm tính trong mỗi thể điệu nhưng tựu chung đồng dạng, đồng thể như nhau; con người được trời ban cho và đền bù cho bằng một giới tính sắc dục trong mỗi cá thể nhưng chẳng mấy ai nói ra cái sự cớ không cùng đó mà có nói ra chẳng đặng đừng mà không nói cũng không đặng đừng; nguồn cơn đó nằm trong trạng thái thao thức, một trạng thái ức chế, réo rắc muốn ‘vượt thoát’. Freud và Jung cho đó là trạng thái tâm sinh lý bị dồn ép. Vì vậy; mượn lời thay hành động là sự thật của bày tỏ khi tâm thần bị bức xúc bởi sinh lý dục vọng, cường độ đó không thể dằn lòng chỉ còn cách lấy văn thơ họa nhạc làm đối tượng tha thể; mở lối cho một sinh dục ấp ủ; thời mới thấy được thể tánh của con người; kiểu thức đó gọi là ‘đồng dạng và giới tính’ (identity and sexuality) nghĩa là có tính dục như nhau và cùng có một đòi hỏi như nhau ngoại trừ những kẻ đứng ngoài vòng cương tỏa.

 

Như ở đây chúng ta quá đơn giản vấn đề mà lệch đi những gì bên trong. Thí dụ: nhà thơ Wordsworth (1770-1850) chúng ta thường nghĩ ông là thi sĩ thật thà, yêu thiên nhiên, trữ tình, lãng mạn nhưng trong mỗi lời thơ đơn mộc đó lại tiềm ẩn chất dục (romance of sex) phản ảnh một thời sống ở Pháp với người tình cũng như D. H. Lawrence (1885-1930) chúng ta chỉ biết ông là kẻ tôn xưng về dâm tính (apostle of sex). Nhưng trong con người Lawrence là kẻ bất lực trước tình yêu, gần như liệt dương và từ đó đưa ông tới đòi hỏi kịch liệt…  

 

Với Wordsworth có thể đây là điều thích đáng cho một nhà thơ được mệnh danh là thi sĩ của trí năng (poet of mind) qua một tư duy tính dục, khởi từ đó ông không còn là nhà thơ thiên nhiên, không còn là nhà thơ lãng mạn tình yêu; cái nhìn về tình yêu của W. Wordsworth giờ khác hẳn hơn xưa hay từ khi trở về ẩn dật ở Anh quốc thì ông lại mơ-về với người tình cũ ở Paris với những ngày tháng họ say đắm trong dục xác đích thực là thứ cần thiết trong tình yêu; hoan lạc đó đuổi theo ông như một thỏa mãn hay đây là một thức tỉnh của dục tính? Wordsworth phục sinh tuổi thanh niên. Chính yếu tố đó đã khơi dậy qua thi tứ của ông.

 

Với Lawrence là một thích đáng khác cho một nhà văn, có thể nói là nhà văn dám ăn, dám nói, nói huỵch toẹt như một chứng tỏ (identity) và từ đó không còn gì để viết và ông sẽ không bao giờ viết về dục tính, cũng không hề viết những gì để chứng tỏ. Cả hai văn nhân đã ‘xổ/flow-off’ xong là một giải thoát tự tại. Họ đã đi qua đường tình, đường tình của họ không còn là điểm hẹn, ‘trăng mờ bên suối’ hay ‘trăng treo đầu ngõ’ mà một thứ tình yêu phơi mở tính dục của đôi lứa…Đó là chứng thực cho một đồng cảm, một tương quan sống thực tính dục, bày tỏ qua từng nhân sự hoặc những gì như đã nói đến. (the state or fact of being a specific person or thing as describled). Và; chính những dữ kiện đó đưa họ tới thành công về giới tính trong văn chương, lưu thông như dòng chảy, chắc chắn đó là giai đoạn bộc phát cùng tính và là vấn đề sắc dục hiện đại một vấn đề rõ nét nhất –that successful sexuality flows from a certain phase of identity and that the modern sexual problem is an identity problem. Một tương quan vừa chính xác, vừa cách riêng cho những gì liên can đến giới tính, điều không thể ràng buộc người khác phái phải hành động như mình trong một tư duy cá thể. Cái sự phân tách tự kỷ đó là nỗi lo của tác giả: Trong ‘Những Người Đàn Bà Si Tình / Women in Love’ của Lawrence; ông viết: ‘Ursula và Birkin đạt được kết quả quan hệ tình yêu trong cùng lúc họ tìm thấy cá tính họ bị đánh mất và cuối cùng họ tìm đến tình yêu đích thực, trong một kiểu thức mẫu mực, nguyên tắc, một thứ tình yêu ‘lột xác’ không còn biên cương của giáo lý mà bằng một giao hợp sống thực ở một trạng thái vô thức của giai đoạn chứng tỏ và rồi quay lại những gì đã qua trong ý thức tự nó –when they are able to meet as archetypes, at the unconscious phase of identity and pass back to their conscious selves without need. Và; họ nhận ra được thế nào là sắc dục; Ursula và Birkin trao thân ngay trong rừng Sherwood. Nỗi sợ hải của tánh-nam giựt lại và như thấy ở nó một cái gì tàn bạo lạ lùng của đứa con Thượng đế ‘the strange inhuman son of God’. Từ đó không ngại ngùng đụng vào chỗ bí của đàn bà. Và; nỗi sợ hải của tánh-nữ như hàm tiếu rụt rè của một bông hoa kỳ diệu chào đón được phục lụy nâng niu ‘marvelous flower opened at his knees’. Những lời văn nói ra đây không phải là một tu từ học, hùng biện chữ nghĩa nhưng biểu thị một biến thể thực chất trong luyến ái giữa cả hai trong một đồng dạng của thể tính. Với W. B. Yeats (1865-1939) giới tính sắc dục (sexsuality)bắt nguồn từ cái thông thường như đã có tự nhiên chẳng thêm bớt gì hơn. Trong tất cả những luận văn thường được bàn cải, luận về từng cá thể mà hầu như những tác phẩm của họ đều tích lũy và bắt nguồn những dục tính mà ra, bằng một chứng tỏ qua con người nghệ sĩ. Như thế những luận văn được gọi là dũng cảm dám ăn, dám chịu ‘mổ xẻ’ hoặc ‘bung phá’ với những tiểu thuyết hiện đại của Proust, Joyce và những nhà văn thơ khác đều một bày tỏ như lời trăn trối mà đây là căn bệnh tự thức vô hình chung giết chết cái văn hóa trung thực của con người bao quanh một ý thức của giới tính. Đó là giá trị dành cho và phát khởi qua những tiểu thuyết thi ca, công khai những gì gọi là ‘thâm cung bí sử’ và những gì xẩy ra qua từng cá thể đều chấp chứa dục tính, một thứ dục tính ngấm ngầm không chịu nói. Cho nên chi nói được cái điều ‘ắt có và đủ’ là một giải thoát nội tại bị dồn nén.

 

Giống như Yeats, Wordworth, Lawrence cho rằng những gì chứng tỏ đều đồng dạng và hàm chứa  một thiết kế qui mô chứng tỏ phát xuất bởi những gì ở nơi ta: dân chủ, kỷ nghệ máy móc, lòng nhân đạo vị tha, văn hóa cá tính. Yeats đã chuẩn bị trước những gì sẽ chống phá, từ khước để chứng tỏ bằng một phương hướng phản dân chủ, chối bỏ kỷ nghệ hiện đại, không có lòng nhân đạo, tà giáo. Trong tư duy của văn nhân có những cái tương tợ như nhau giữa nghệ thuật và nhân tính đó là điều chúng ta phải điều nghiêng, mổ xẻ cho những gì văn thơ nói đến, bởi; tiểu thuyết đã có một tương lai ‘the novel has a future’, nó cho chúng ta những tư duy mới, một cảm nhận mới thực sự ‘new, really new feelings’ đánh tan những huyền thoại cổ lỗ sĩ, xuyên thủng những lén lút, tầm thường ‘a way through, like a hole in the wall’. Đem lại một tư duy sáng sủa hơn là một đồng dạng như nhau, mới như nhau và cùng xuất hiện một cảm nhận sung sướng như nhau.

 

Nghệ thuật và luân lý làm nên những mẫu thức trong sáng và nhận thấy được là khơi nguồn từ một đồng dạng, đồng thể cho một thiết kế chứng tỏ (identity structure). Lawrence nhìn sự bức xúc trong tỉnh vật của P. Cézanne và trong chân dung gào thét phụ nữ của P. Picasso, là thứ cảm nhận của loại người bình thường, người ta có quyền cảm nhận như đột phá của hình ảnh tự nó (self) và không tự nó (not-self) cái trọng tâm con người (man-centered), trọng tâm tư kỷ (ego-centered) là giá trị cho việc ngụ ý có tính chất giới tính.

 

Dưới lăng kính của Lawrence, ông vẽ ra đây bằng một cái nhìn chung về luân lý đạo đức đó là cái nhìn thuộc khiá cạnh tôn giáo chớ thật ra Lawrence muốn nhấn mạnh vào sự liên can sinh dục giữa nam và nữ là một đồng dạng của đòi hỏi dục tính, trong đòi hỏi đó chính là ý hướng cho sự nảy mầm tồn sinh, vì đó; là một hiện hữu nhất thể (for Unity of Being). Những tác phẩm nghệ thuật đã trích dẫn nhiều thí dụ cụ thể, phơi bày toàn diện bề mặt của tính dục, một sự liên đới giữa biến đổi khác nhau của người nghệ sĩ (họa nhân) và sự khác biệt vũ trụ của họ (thi nhân); một thiết kế mẫu thức trong nghệ thuật là một xác định cụ thể như một tổng thể nhận thức của những gì có thể coi là tương quan, một yếu tố diễn tả (elements depicted) của họ (văn nhân). hoặc một cái nhìn tuyệt đối trong thể thức đồng dạng của mối quan hệ giao tình. Viết về dục tính là cái nhìn cuộc đời trong ông và nghệ thuật làm tình. Lawrence nói: ’nghệ thuật là một phơi mở của sự quan hệ với nhau rất thực ở cùng một hoàn cảnh giữa người và cành hoa…hẳn thế; đó là một đòi hỏi khẩn thiết tức thời’ (art is a revelation of the perfected relation, at the certain moment, between a man and flower…Yet; it is momentaneous (Sunflowers / Hoa hướng dương Van Gogh).

 

Những vần thơ của Wordsworth , Lauwrence và những nhà thơ khác như đơn cử cuộc đời của họ hay ngụ ý nói lên một cái gì trong thơ; đó là những gì trong đời được gắn liền vào hồn, xuyên suốt trong một phút chốc bừng khởi, nói lên cái ức chế, nén lòng; để rồi chỉ còn mượn thơ mà ẩn tàng cái ý mong muốn đó, dù cho lời thơ súc tích, ngắn gọn cũng đủ hàm chứa cái lòng tham dục bên trong. Tình thơ hay thơ tình đều đồng dạng một giới tính của nó. Một biến thể của thị giác là cái nhìn trọng tâm của văn nhân bởi nó ‘trong sáng / pure’ hoặc nói lên‘thực trạng cuộc sống / real living’ là mối quan hệ gần gũi nhất đối với văn nhân, thi sĩ. Tương giao đó chỉ còn lại trong cuộc đời đang sống, được coi như đồng hành, một ý nghĩa còn lại là phần đặc biệt trong sự quan hệ giữa hồn và xác, nó quyện vào nhau để thành văn, thành thơ; cái điều mà họ cảm nhận được, thấy được trong đời người hay trong xã hội đều ít nhiều chất chứa dục tính của từng cá thể, song le; đó là bày tỏ để được giải thoát không còn vướng tục hay tục lụy trong thơ của Hồ Xuân Hương (1772-1882) (?)  một cái gì trắng trợn phơi bày những gì chưa ai dám nói, nói hụych toẹt như thể không còn gì phải giấu, phải e lệ, vì rằng; cái lý giải đó là thực tế và cụ thể, cái mà ai cũng có: ‘cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không’ kể cả người tình Tổng Cóc hay đám thằng ngọng đều thế cả, thời còn ởm ờ làm chi mà úp với mở, có với không mà phải coi đó là mỹ ngữ của trào lưu văn chương hiện đại. Dâm tính của Hồ Xuân Hương là thời thượng. Nhà thơ đã đóng xuống (nailing down) cái cảm thức đa cảm, đa tình tồn lưu (sentiment of Being) nhân thế của con người, cái phì nhiêu phong phú đó được ‘thốt’ ra dù một tiếng ‘em’ hay ‘chàng’ dịu dàng muôn thuở nhưng đủ nói lên được sự khao khát là một ký hiệu cố định trừu tượng, phút chốc xuất thần của tri giác và truyền dẫn vào nhau để chuyển hóa vần điệu mạch lạc trong văn thơ hay qua một cách khác –into a fixed symbol abstracted from the moment of perception and transferable to other contexts. Nền luân lý của xã hội cũ đã tha hóa con người, lên án một thứ phạm luân lý, che lấp cái xấu vị kỷ của con người nhưng con người là một đòi hỏi cần thiết, cái điều mà cả hai đồng dạng ‘giao lưu’ đồng thể trong một khát vọng; một thứ nhu cầu cần có cho cuộc sống để đi tới đồng tình: ‘…thị Nở đồng lõa với bóng đêm để cho Chí Phèo hành lạc trong một đêm trăng nước mập mờ’; đó là thể tính trung thực trong văn chương của Nam Cao (1015-1951) có nghĩa là tác giả đã cho ta một lòng kiên trì và kinh nghiệm cuộc sống hơn là lý thuyết – Nam Cao  means giving your allegiance to experience rather than theory. Nhưng; với Vũ Trọng Phụng (1912-1939) tiếp tục  những gì xẩy ra như một thăm dò, khám phá ‘của lạ’, một đối kháng giữa chủ và thợ. –Vũ Trọng Phụng  goes on to explore the conflict between characters (owner and labourer) là một đồng dạng tương ứng mà đó là ngữ thuật (epistemological) đối kháng của chủ thể tri giác mà ra. Tác gỉa tả thực Vũ Trọng Phụng với những tác phẩm khác đều hàm chứa chất dục của con người trong mỗi tiểu thuyết; như muốn nói cái gì và cứu chúng ta ra khỏi vũng lầy của dục tính nhưng trái lại dục tính là nhu cầu đòi hỏi đồng dạng ‘… thị Mịch vùng vằn trước sự cưỡng dâm bởi quyền lực, sức ép của Nghị Hách…’ (Giông Tố) hay Xuân Tóc Đỏ dòm lén ở sân quần…trộm đưa mắt với bà Phó Đoan (Số Đỏ) là những gì rất khó để cưỡng lại những tàn tích cổ lỗ sĩ liên hệ vào nhau ‘the toils of old relationships’có thể là bộc lộ, phát hiện trong một phút chốc của đời đang sống ‘the living moment’. Dường như đây là một thay đổi vào tác nhân văn hóa. Trong cái tầm lớn lao ấy; hầu như do bởi hai cực âm dương có dính dáng, liên đới vào nhau, một hình ảnh nhập thể chớ không phải hình ảnh của cưỡng bức mà là cái mạch thu hút của hai vị trí giới tính nam và nữ, cả hai là thành viên đồng dạng; có một nhà văn khác đã nói trong: ‘Luân lý và Tiểu thuyết’ (Morallity and the Novel) với một hàm ý cân nhắc, nhưng; cân nhắc để tránh né là dối lòng của người viết, dối chính mình và dối chính người. Hợp nhất mới tìm thấy dục tính trong nhau, bởi sự thật đến cho nhau ‘true love to himself, to herself’ là cần thiết.

 

Trong cái việc chuyển hóa thuộc giới tính của nam và nữ là một chuyển động sống dậy và một tâm tư dày vò khốn khổ của cuộc đời đang sống, một trạng huống bi thương đưa tới cuộc đời vô vị, trống không, một cuộc đời trở nên đối kháng, đối thể cho một tình trạng dẫn truyền giữa cái tự nhiên  và cái lý siêu nhiên thời đó là cảm thức xưa cũ còn chất chứa với nỗi sợ hải yếu mềm trước cuộc đời như thấy được trong quần chúng. Vậy thì mỗi khi trước tác văn, thơ, họa là thiết kế trong tâm hồn một cơ cấu hữu cơ kích thích tính năng cho tuyến trình hiện hữu tồn lưu, như một tinh thần lắc lư mà cái sự cớ đó không phải là lý do phân biệt giai cấp, tuổi tác như một ý niệm tập quán của một sợi dây xích vĩ đại tồn lưu; nhưng lại chứa đựng trong đó một cá tính đơn phương –an organic line of existence from rock to spirit which is not hierarchical as in the traditional concept of the Great Chain of Being, but; contained within a single identity.

 

Dẫu cho Wordsworth , Lawrence, Yeats, Hồ Xuân Hương, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng hay những thi văn nhân khác đi nữa đều là vấn đề đồng dạng, đồng thức, đồng cá tính như nhau, bắt đầu từ sự lắng chìm trong một tư duy tự thức (self-consciousness) và cùng một trạng thái như nhau hay có thể đó là ảnh hưởng như nhau (consequent) và phân định trong cùng một sự thật hoặc cùng một tâm lý chủ quan. Cứu cánh của chúng ta là lấy lại một cảm thức tiếp nối của giới tính nam nữ. Sắc dục là cách thức nắm lấy nó; nhưng đối với những con người thời đại, cũng đã được khóa chặt cái tư kỷ và cái tự kỷ lại –our aim is to recover the sense of connection. Sexsuality is a way of recoering it; but for most modern people, locked into ego and self-consciousness. Đóng lại những cảm thức đó, những gì thuộc về ý thức  từ những gì vô thức, những gì tự kỷ thuộc từ mẫu thức để rồi phát sinh những vấn đề hiện đại của đồng dạng cá tính và giới tính. Điều này cần có một hổ tương vào nhau giữa ý thức và vô thức, giữa dục tính  nhu cầu  và dục tính đòi hỏi là cái va chạm vào cái vỏ cứng ngắt của lòng tư kỷ là chế ngự ngoài tất cả ý muốn khác và lợi dụng vào những cái khác như một khí cụ dành cho thỏa mãn tính dục mà ra. Qua thi văn của các văn nhân Đông Tây đều chất chứa một tính dục trong tinh thần sáng tác, bởi; đó là phơi mở một sự thật vốn đã ngấm ngầm trong một trạng thái sinh lý bị ức chế. Họ diễn tả sống thực bằng một chân dung qua đường nét sống thực; tất cả là một đồng dạng, thiết kế chứng thực được xẻ ra mà cả hai thứ đó như tự chính nó và cũng từ một vũ trụ mà ra, và; tất cả giới tính là hậu quả đưa tới thói tính bạo dâm –which all identity structures are split, both whitin themselves and from the universe and all sexuality is consequently sadomasochistic. Một thứ bạo dâm làm thỏa mãn dục tính cho cả hai (ức chế, dằn xé hoặc gây thương tổn để thỏa thê ham muốn) một đối kháng đồng dạng vừa tâm lý (physical) vừa tâm sinh lý (psychological) trong cùng một đớn đau như nhau hay khác nhau (Freud). Lấy từ việc trao thân trong ‘Những Người Đàn Bà Si Tình / Women in Love’ của D. H. Lawrence và trong ‘Giông Tố’ của Vũ Trọng Phụng hay trong ‘Chí Phèo’ của Nam Cao  là những nhân vật được tác giả diễn tả qua hai bề mặt tâm lý và tâm sinh lý được hồi cố một giao cấu phục sinh của tự thức, loại ra những cảm thức khác lạ dị thường –in theire recovery of connection through rebirth of self, miraculous exceptions. Khi không còn dị thường; lập tức họ đồng tình để tìm thấy khoái lạc trong dục tính. Cho nên chi điều đó như nhu cầu phục hồi cho tồn lưu nhưng trong vai trò đối thể của dục giới chỉ mong đạt tới cái gọi là ‘sadomasochistic’ mà thôi chớ không còn nghĩ đến một hậu duệ của nghiệp chướng khác ‘rebirth’. Nói cho ngay; cái đó là nguyên cớ mà người ta nặng lòng tới vai trò trong một nền luân lý cố định, chính sự cớ đó làm cho đối tác (tác giả) hoà hợp một cách trôi chảy, chứng thực trong thi văn của họ…

 

Còn nói một cách ‘logic’ về hành động của vai trò thì đây là một tổng thể đồng dạng  của đôi bên, chớ kông phải tìm thấy cái tư kỷ (ego) nằm trong đó. Cái tư kỷ là cái đòi hỏi cho chính mình được thoả mãn trong biện chứng hợp lý hoặc cho một thứ luân lý kiên cố và phù hợp. Nhưng; trong phương thức đó, cái ý muốn hung bạo (inhuman will) đã thổi vào người viết như có vấn đề một cách cụ thể không còn trong cái thế ‘chẳng đặng đừng’ mà phải ‘đặng đừng’ vượt khỏi tầm tay. Tổng thể đó là lãnh vực vô cùng  của vấn đề về tiềm năng (energized) đó là những gì tùy thuộc vào vai trò. Hầu hết các tác giả đều có cái nhìn chung chung; là miêu tả sống thực (real portray) cái chất ’than / carbon’ sau khi nung đốt. Cái chứng cớ hung bạo chẳng-đặng-đừng đó là chức năng chia sẻ cùng với như nhiên như một hợp thông, thời ít ra cũng khá hơn là lòng tư kỷ và được dàn dựng qua từng vai trò trong một đồng dạng khác nhau của từng nhân vật khác nhau.

 

Đây là lối nhìn chủ thể như một tiếp nối dài lâu, những thứ đó nằm trong nhân tính hợp nhất trong cùng một sống động và sống động trong sống động –in which human merges into animate and animate into animate. Cái sự lý đó hầu hết nói rõ trong thi văn nhất là thi tứ diễn đạt qua phong cảnh thiên nhiên mà chính yếu xử dụng phương tiện ẩn dụ, một mẫu thức dành cho hợp nhất hiện hữu (Unity of Being). Chúng ta sẽ tìm thấy vô số ẩn dụ khác chất chứa trong thi ca. Thời hiện đại ẩn dụ đó không còn nữa, bởi; sống thực cuộc đời là một chứng tỏ đồng thể (identities) không úp mở, không giấu diếm; có thể đó là mỹ ngữ. Cho nên dục tính nằm giữa cái nan rùa là cái kỳ quái cứng nhắc trong cái vu vơ trống rỗng vô thức của nó ‘sex among the tortoises is grotesque in its blank unconsciousness’. Mà chính trong cái kỳ cục của giới tính tiếng rên trên mu-rùa ‘tortoise shout’ trong nhân vật của Lawrence, Hồ Xuân Hương, Nam Cao và Vũ Trọng Phụng là tiếng rên của thỏa mãn, một lặng câm tạo nên âm vang sột soạt ở chỗ kích thích cực độ (orgasm) giữa nam và nữ. Tiếng gào đó ngầm nói lên cái nhượng bộ tương đương của tác giả như một kinh nghiệm tinh thần có thực trong xã hội đời nay. Một cảm khoái đồng dạng trong giới tính (Identity and Sexsuality). Được coi như một chứng tỏ huyền bí (the Mysteries of Identity) về tính dục của con người.

 

Trong tâm sinh lý và vô thức của học thuyết Freud; cho đồng tính luyến ái là tính dục như nhau, cái đó ngược lại luật tự nhiên. Đúng nghĩa của vô thức là trụ điểm : nơi cuộc đời chúng ta đang sống đều bềnh bồng trong chúng ta là thời kỳ đến từ mọi tâm tư. Nơi đâu cuộc đời bắt đầu vô thức cũng chính là nơi bắt đầu…-The true unconsciousness is the point ’where our life bubbles up in us; prior to any mentality. Where life begins the unconscious also begins’ Nhưng; nguồn cơn vô thức là không như Jung nghĩ và cho một định nghĩa khác: giữa thức và vô thức có một tụ điểm của giới tính, mà là một khám phá cá thể, cá thể đó là mẫu mực bởi nó có từ khởi thủy;’trần truồng đầu tiên là tế bào sống trong cơ quan hữu cơ; là một cá tính đặc biệt’. Một cá tính chứa đựng tất cả những gì được coi là huyền bí đều gói trọn trong một từ ngữ cổ là ‘hồn khí / soul’.Thời cái vô thức dục giới mà chúng ta hành động là thuộc về hồn khí(?); thế cho nên đồng dạng, đồng thể, đồng hứng trong cùng một giới tính thời chẳng còn chi là chẳng đặng đừng và đừng đặng chẳng, mà nó thuộc qui trình tự nhiên vốn đã có như mọi sanh vật, nhưng với con người; chúng ta có được một cảm nhận khoái cảm hơn cả. Đó là sự đền bù, sự tồn lưu nhân thế cho tình yêu và cho sự lao nhọc làm người ./.

 

 (ca.ab. yyc 15/7/2014).

 

TÌM ĐỌC THÊM: Bài của võcôngliêm trên báo mạng và giấy hoặc email về: lvocong@hotmail.com

-   Sigmund Freud (4/2012)

-   Freud và Jung (8/2012)

-  Dục Tính trong truyện của D. H. Lawrence (5/2014)

-  Henry Miller Nhà văn Dung tục (6/2010)

-  Anais Nin Nhà văn của Sắc Dục (2/2014)

-  Hồ Xuân Hương Tâm Thức Phản Kháng  (9/2009)                 

-  Chí Phèo Nhân Vật Bị Khước Từ (10/2009)

 

                                                                                                           ***

                                                                      

                                                                 .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                              

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 3329
Ngày đăng: 26.07.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lại nói chuyện thi cử - Phan Văn Thạnh
Thơ Mới hiện nay cần những phẩm chất gì? - Nguyễn Đức Tùng
Niềm tin và lòng xót thương trong tinh thần Phật Giáo ngày nay - Võ Công Liêm
Ba tháng – Mười bốn năm và những cuộc thiên di - Trần Hoài Anh
Thể tính hiện sinh và thời gian trong Đoạn - Trường - Tân - Thanh của Nguyễn Du - Võ Công Liêm
Mi và thượng đế - Nguyễn Hồng Nhung
Phương thức - Võ Công Liêm
Quan hệ văn học và tôn giáo nhìn từ khuynh hướng phê bình văn học ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo ở miền Nam trước 1975 - Trần Hoài Anh
Hy Lạp - Võ Công Liêm
Cảm thứ Tha-Ngã Luận [KÌ 11] - Phạm Tấn Xuân Cao
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)