Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.183
123.218.185
 
Nghĩ về sự Ngu Xuẩn trong tác phẩm của Dostoevsky
Võ Công Liêm

 

     Hầu hết những gì Dostoevsky viết ra đều chứa đựng một tinh thần phản kháng, một xã hội bất công với lòng căm phẩn dữ dội. Đánh động giới vua quan, sĩ tứ cũng như nhà cầm quyền Nga vào thời đó. Tác phẩm của Dos có ảnh hưởng lớn đến văn học thế giới đem lại cho ông những nhận định sắc bén trong vai trò làm người mà ông đã sống và đại diện cái quyền đó cho nhân loại trước đây và hôm nay.

Kẻ Ngốc / The Idiot là một phản kháng táo bạo. Một tập quán thống trị và khống chế toàn quyền –The tradition of dominate and agnostic; có lẽ xẩy ra ở Nga rõ nét nhất, một tư duy nông cạn của một thể chế lấy quyền lực để trị dân, đưa một xã hội lầm than và hủ hóa. Tiếng nói của ‘Kẻ Ngốc’ là một minh chứng cụ thể cái cao sang quyền qúy không thể tồn tại dù dưới chế độ nào. Thể chế đó không có tính hợp thông trong hiến pháp mà là ‘luật sắt’ cứng rắn đe dọa, tù đày, áp đảo bằng mũi giày (hob-nailed) cai trị hoặc xoa dịu bằng một lý thuyết trá hình. Tất cả là phỉnh phờ, dối trá, bạo quyền qua hình phạt và tội ác.

 

Và; trong ‘Anh Em Nhà Họ Karamazov’ ở phần Quan chức Điều Tra ghi lại một sự phẩn nộ cùng cực; là một đụng chạm giữa tín đồ và giáo phái, niềm tin đã đánh đổ một phần trong đời, một điều gì hóc búa của kẻ đưa đường –and; that troubled believer Dostoevsky, in the ‘Grand Inquisitor’ section of The Brothers Karamazov, delivers a hammer-blow to the cathedral dơor of orthodox faith. Nhưng truyện của Dos không phải nói lên một luận thuyết nhân bản mà nói lên cái ngu xuẩn của chính trị và tôn giáo làm băng hoại niềm tin, lời rao giảng chỉ là cứu cánh cứu chuộc của Thượng đế; nhưng giáo điều đó đã đẩy con người vi phạm tội ác; để rồi chỉ còn những hứa hẹn vu vơ bằng những lời răn dạy của những gì mà con người phải loại bỏ; đó là lời rao giảng giáo điều. Dos không còn biết những gì hơn nữa mà ông cho rằng Thượng đế vẫn không hiện hữu tồn lưu và xác quyết niềm tin rằng: Thượng đế không hiện hữu .-Dostoevsky cannot know that God does not exist; he is determined to believe that God cannot exist.  Đó là lý do chống lại  niềm tin, bởi; trong đó chứa đựng những vụng về, ngu xuẩn mà làm hư hại niềm tin để rồi sống dậy bằng một phản kháng nội tại. Cũng có thể núp dưới tà áo tôn giáo để thống trị chớ không phải duy nhất là những kẻ cầm quyền. Kẻ Ngốc đã mượn ngu xuẩn để vạch trần tội ác. Những tác phẩm của Dos có thể thấy được sự tương quan giữa Camus và Kierkegăard, sự tương nghịch cuộc đời cứ thế mà liên tục không dứt, nhờ đó mà hai tác giả có một nhận thức cho một điều gì ngu xuẩn của một vũ trụ ngu si mà chỉ ôm cứng vào nhau để hạ nhục, bôi xấu niềm tin trong Thượng đế. Đứng trên cơ bản đó hiện hữu của Thượng đế coi như chết. Chính Nietzsche đã nói đến. Kierkegaard nhấn mạnh trong ‘Thống khổ trong Cái chết / The Sickness Unto Death’ cho rằng Thiên Chúa giáo ‘bắt nguồn’ với ý niệm tội lỗi mà ra. Dostoevsky nhấn mạnh nhiều lần là chúng ta vô tội; chỉ có những kẻ ngu xuẩn gây ra tội ác để hình phạt. Trong lúc đó Kierkegaard tranh luận rằng tà đạo không thể hiện hữu lâu dài trong một trạng huống tuyệt vọng nhưng ngu xuẩn vẫn là hiện hữu của nó, Dostoevsky vạch trần cái tà đạo đó và tà đạo không nhận ra cái ngu xuẩn tự chính nó nhưng xuyên thủng bằng một ý thức tự nó và canh chừng cái lối vũ phu tàn bạo xẩy ra –while Kierkegărd argues that paganism is no more than being in a state of despair but being ignorant of it, Dostoevsky delight in paganism, and in a paganism that is not ignorant of itself but thoroughly self-aware and relentlessly vigilant. Chính những gì quần thảo của xã hội là đầy rẫy những gì ngu xuẩn. Nhưng ý thức được là khả dĩ tốt đẹp thay vì bị kết tội để đi tới cái chết, và; thời gian chín vùi trong cuộc sống của Dos là những gì nhận biết kinh khủng: Dos xướng ra cái ý thức  tự chính nó –Dos proposes awareness itself. Cả hai Kierkegaard và Dostoevsky tìm kiếm một thế gìới đầy đủ ý nghĩa, bởi; theo cảm nhận của mỗi người thì cái thế giới đó phải tuyệt hảo, không một lý do nêu ra mà bằng khát vọng, một dự phóng vào đường tương lai; mà suốt hành trình qua con người phải chịu đựng trước gọng kềm ngu xuần của một thứ cai trị mới. Đó là khát vọng chính nghĩa làm người. Dos không phải con người lý thuyết đứng lặng trước một tư duy về đạo lý vũ trụ và không phải là một con người lãnh cảm bất khả tri; sự cớ đó cũng chẳng phải là vấn đề vô nghĩa mà vấn đề rất trọng tâm đối với Dos; mà đó là một tập truyền được gọi là: ‘nhân loại cần có [nghĩa lý] và một sự lặng thinh không lý do của thế giới ngày nay’ Lý sự ấy đã nảy sinh trong một ý thức có những vị trí sai lầm do từ xã hội mà ra; cái đó gọi là ‘ngu xuẩn’. Vắng bóng của Thượng đế tuồng như một thúc đẩy trong con người của Dos. Thiên điạ vô tư là một án ngữ giữa Thượng đế với con người: Thầm lặng chỉ là tiếng vọng của Chúa chúng ta mà thôi… thời làm thế nào con người nhận tiếng vọng ngoài cõi lặng đó –silence is the only Voice of of our God… how can man get a Voice out of Silence. Điều này giống tư duy của Kierkegaard và Camus. Ấy là những gì chúng ta phải đối đầu giữa một thế giới vô nghĩa, ngu xuẩn  đưa chúng ta phản kháng, một thể chế tự do và một tấm lòng tha thiết ở chúng ta. Để rồi con người ngu xuẩn không thể luồng vào bất cứ niềm tin nào hay thờ phượng, bởi; cái luồng lọt này như để xóa mờ cho một hành tung nào đó. Đối kháng! Mà đó gần như dự phòng cho ‘lở’ quên về hiện hữu; cái điều cần phải nhớ. Dostoevsky đã gào qua vai trò của ‘Kẻ Ngốc’ tiếng thốt đó là nhắc nhở qua nỗi đau của con người ngu xuẩn. Dostoevsky đã gợi lên đây một tinh thần hoài hương nhưng có thể là một trò đùa. Có thể ở đây Dos mơ về một quê hương đã mất; nhưng ông sẽ không bao giờ trở lại. Nói cách khác; ông chưa hẳn là một con người biệt xứ để nhớ về như một kẻ bi thảm sầu ai trước vận nước. Trong Kẻ Ngốc là một nỗi sầu ai của niềm tin. Nhưng rồi hãy xem, một ngày nào sẽ đứng dậy [le ‘pourquoi’ s’élève] và mọi sự bắt đầu trong cái vẻ ê chề, mệt mỏi với bao điều sửng sốt, ngỡ ngàng.

 

Dù cho Dos đứng ngoài phạm trù chính trị, hay không nhập cuộc nhưng cũng chứng tỏ được sự đối lập đó trong cái ngu xuẩn luồng vào ngữ ngôn văn chương:’nhận thức được sự hiện hữu cuộc đời đang sống, của phản kháng, của tự do và tuyệt đối, là cuộc đời và là mức tối đa’-Being awre of one’s life, one’s revolt, one’s freedom, and to the maximum, is living, and to the maximum (The Idiot P.20.16). Ở đây Dostoevsky đòi hỏi một quyết định vừa mâu thuẩn vừa kỳ khôi để thấy được một xã hội bất công và thường tỏ một thái độ khinh khi như một chứng minh bừng dậy để đi vào bất tận..

 

Heidegger có ý cho rằng điều kiện đó là do sự lạnh nhạt, thờ ơ để còn lại một hiện hữu coi thường nhân thế. Nhưng nếu nỗi sợ hải  trở thành ý thức chính nó, thời đó chính là nỗi khổ của con người đứng trước cuộc đời như cuộc đời Dos đang sống; cần một khí hậu lâu dài là một tư chất trong sáng: trong những ai hiện hữu; đó chính là ý niệm đồng tâm ‘In whom existence is concentrated’. Và; Dos đứng trong vị trí của thế giới ngu xuẩn là hướng tới một vai trò phù du  mà ông cố tìm một đường lối ở giữa cái suy tàn đó. Song song những lý lẽ trên Jaspers rơi vào tuyệt vọng của cái siêu lý, một thứ đối xữ phi thực (ontology). Ấy là những gì mà chúng ta đánh mất cái sự hồn nhiên nguyên sơ [naiveté]. Dos vẫn biết rằng chúng ta có thể đạt được nhưng đạt cái trống không. Dos hiểu được  tận cùng của tâm trí chỉ đi tới thất bại.. Goethe đã có lần nói :’Trên cương vị của tôi là đúng lúc ”My field; is time” . Đúng vậy; đó là thông điệp của kẻ ngu xuẩn. Cái chi?; dữ kiện đó là của con người ngu xuẩn? Goethe không nghi vấn điều này, không có nghĩa cho ngu xuẩn là vô tận. Cũng không phải là kẻ đoái-hoài-hương (nostalgia-foreign) đối với ông. Nhưng ở đây ông đưa ra ý kiến về cái lòng dũng cảm của ông và lý do mà ông muốn nói. Quan điểm này khơi dậy sự bất công xã hội trong tác phẩm của Dostoevsky một phần nào trong sự kiện. Tất cả hệ thống luân lý là dựa trên cơ bản lý tưởng, đó là hành động ảnh hưởng tới một điều gì hợp lẽ hoặc hủy bỏ nó. Một tâm trí thấm nhuần với một lý luận ngu xuẩn thông thường. Đến lúc mà Dos cho là phải kéo dài thời gian và cuộc đời sẽ phục vụ cuộc đời –this time will prolong time and life will serve life.

 

Đó là ý tứ siêu việt của nhà văn đứng trước cuộc đời, không đứng trước cá nhân mình mà đứng trước hoàn cảnh ‘ngu xuẩn’ để thức thời. Thống khổ của người viết là nỗi lòng. Tới bây giờ tư duy đó vẫn thấy ít xuất hiện giữa trần thế để cải thiện một con người trong sáng hơn. Cứ vẫn trong vòng luẩn quẩn, loanh quanh của một cái ngã ngu xuẩn. Chưa thoát! Cho nên chi uẩn khúc của Dostoevsky chính là lời thốt vô tận…

 

 

Trong ‘Kẻ Ngốc’ của Dostoevsky. Hoàng tử Leo Myshkin thường đem mình ra so sánh với Jesus. Đó là điều để hiểu ‘cái ngã’ tự tại. Thời ai cũng dễ dàng so sánh như đụng tới một sự thật chân chính, thánh thiện, phép mầu. Tư duy đó không tách ra khỏi cuộc sống mà là biệt lập chính nó ngay chung quanh cuộc đời đang sống và trở nên một sự phản đối và phủ nhận tất cả. Mà ở đây Dos chỉ nêu lên tính chất Myshkin đối diện với Thượng đế tức đối diện với Jesus; bằng một sự rụt rè trong trắng của Myshkin. Gần như có một sự tương đương như nhau. Cái nhìn của hoàng tử trở nên chủ quan thiển cận nhưng chắc chắn Myshkin không thấy xung quanh mình mà chỉ thấy ở mình là duy nhất, bởi; ngu xuẩn đã xâm chiếm trí tuệ trong cái bản ngã tự thức. Dos đối chiếu vai trò là đối chiếu cuộc đời, một hiện hữu tại thế. Một đệ tử mê ngủ; một đụng chạm của tư duy là nhu cầu cần thiết của tuổi thơ đi tìm một cái gì gần gũi, ôm ấp, rũ lòng và phô diễn được nhân tính làm người. Một vận dụng như an ủi của một ảo ảnh giữa cô đơn và tuyệt vọng –a fleeting comforting illusion in the midst of his hopeless loneliness. Suy tư đó là một giá trị chung cho Peter, chàng đẹp trai Jonh -những cảm quan đó là dành cho người tốt, dành cho những ai một lần nữa đến với Jesus; một điều hết sức quan tâm là được yêu thương. Có một cái gì song song đưa tới trường hợp của ta nghĩ về hắn là ‘kẻ ngốc’ thì trong giây lát đó cho ta một nhận thức rõ ràng may ra sự kiện đó giảm thiểu đôi điều; đó là lần đầu xẩy ra quá đơn giản và khó tin về những gì là cô lập, mà đó là một cô độc bi thảm.

 

Nỗi bi thảm xẩy ra vào một buổi tối ở Pavlovsk, nơi nhà Lebedev; trước đó mấy ngày hoàng tử đã chấn động tinh thần và thể xác, bình phục ngay lúc đó nhờ sự có mặt của gia đình Yepanchin đến viếng thăm. Ở đoạn này Dos mô tả một sự hỗn loạn tâm trí của nhân vật như những kẻ ngu ngơ, xuẩn trí. Có nhiều câu hỏi đưa ra, bởi vì; cái lối suy nghĩ của ‘Kẻ Ngốc’ thường khác lạ đối với những người bình thường. Nó nghĩ theo hướng không có luân lý đạo đức hoặc là suy nghĩ theo cách nhìn hồn nhiên tuổi nhỏ. Thời đó không phải là lối nhìn cho một tư duy.. Cái nhìn của ‘Kẻ Ngốc’  là những gì ta tìm thấy ở hắn là cái nhìn huyền bí. Đấy là lối nhìn hòa nhã của ‘Kẻ Ngốc’ tức hoàn toàn chối bỏ cái không thực của cuộc đời; tư duy đó, cảm nhận đó, thế giới và hiện thực của những người khác, không có của ‘Kẻ Ngốc’. Hiện thực của hắn đôi khi hoàn toàn khắc hẳn cái gì người ta tưởng. Sự thực của người ta trong mắt hắn không khác gì hơn là bóng tối mà đó là nhận biết từ hắn và yêu sách một sự cớ hoàn toàn là hiện thực mới, ấy là điều hắn muốn. Ngược lại những gì hắn muốn là kẻ thù của người khác. Sao thế? vì; tư duy ngu xuẩn tồn tại mãi.

 

Sự khác biệt qua từng nhân vật được diễn tả hay đối thoại là một chứng cớ quả quyết đầy thế lực, tiền bạc hay quan hệ gia đình, những gì giản đơn và những lý sự đó không phải rút ra từ hoàn cảnh của Dos, và cũng không phải nhà văn đại diện tinh thần và vật chất đã có, tuy nhiên; đây là một giải bày xác thực sự kiện. Không phải đi tới một cứu cánh nào khác hơn. Vì ‘Kẻ Ngốc’ là chất liệu một thế giới hiện hữu tồn lưu, Dos nhận thức một cách bén nhạy về ý nghĩa những điều cho dù rằng ông đã quá kinh nghiêm trọng vấn đề. Không nhất thiết như thế, mà quanh đây là một đáp ứng hổ tương tự nhiên và tinh thần, đều hướng tới một giao điểm cần thiết; Myshkin sẽ nhất trí trọn vẹn để đạt đến một cảm thông với những người khác. Vì; chính ở Myshkin đã có những điểm khác trong lúc kẻ ngốc mang chứng giao động thần kinh và cùng lúc đó hắn đã khéo léo điều động bình thường như một người có ý thức hơn những gì người ta làm mà đó chỉ là phép thuật trong chốc lát, một phút huy hoàng chớp nhoáng; đó là những gì có thể có như một nhấn mạnh sự việc, một biểu lộ đồng cảm mọi thứ để cảm thông và chấp thuận mọi thứ trên thế giới này –a few time; that magical ability for a moment, for the flash of a moment, to be able to be everything, to empathize with everything, to sympathize with everything, to understand and accept everything in the world. Trong tư duy của ‘Kẻ Ngốc’có một bản chất không thực của hắn trong hiện hữu. Nó có học vị đón nhận mọi thứ và một khôn ngoan ẩn chứa như muốn tỏ rõ điều gì; kẻ ngốc quên mình trước một hiện hữu có thật; hắn đã đứng trên tà thuật mà nơi đây mọi thứ như là một minh chứng, mà vị trí đó là một gượng ép (farfetched) để có một ý tưởng trung thực nhưng chính tư duy đó là đối kháng cho mọi ý tưởng.

 

Dostoevsky tạo vai trò qua từng nhân vật là căn bệnh, một thứ động cỡn . Những thứ đó đại diện cho những gì của mới mẻ, của  những gì hải hùng, của những gì không chắc cho một tương lai; tất cả như báo trước một tri giác rối loạn. Đối với Dos là cả một đau đớn, hồ nghi, phiền toái : Rogozhin, Nastasya và sau đó là bốn anh em Nhà Họ Karamazovs. Họ là những nhân vật đại diện như một vai trò trật đường rầy, như một chấp nhận dưới một nhân dáng lạ lùng. Nhưng nhớ cho tất cả là một lối về của những ngòng ngèo, một chứng tâm thần đưa tới ngu ngơ. Những gì khác lạ mà chúng ta tìm thấy trên những gương mặt của tội phạm, của điên khùng, của mất trí và ngu ngơ trong tiểu thuyết của Dos, một lối diễn tả hoàn toàn khác đời so với những sợ hải, tội ác và ngu dại của những tác phẩm nổi tiếng khác. Những dữ kiện như thế đôi khi chúng ta cần có một cảm nhận cho chính chúng ta; trong đó có một hệ lụy của huyết thống để trở nên khờ khạo vô cớ. Đây chưa hẳn là một tai nạn văn chương và cho dù có một ít ngoài lãnh vực trong tác phẩm của Dosteovsky. Tuy nhiên không còn là điểm lưu ý về những gì tiêu biểu – Chúng ta chỉ có một suy nghĩ duy nhất cho Dos là ông đã biết trước một thứ tâm sinh lý cao độ của những gì thuộc về vô thức mới dám viết lên một thứ tâm bệnh như vậy. Nghĩa đen của tác giả là nói lên những gì của lớp người qúy tộc có những hành động hay cử chỉ khác đời thường. Kẻ Ngốc của Myshkin là kẻ ngốc của triều đại, vừa là cái ngốc thời đại.Tất cả là lối nhìn ngu xuẩn. Dos viết lên được cái ngu xuẩn xã hội là phi thường, quán tưởng được một xã hội tương lai trong sạch. Kẻ Ngốc không thấy mình điên vì họ cho họ không điên cho nên nghĩ rằng thể chế đó không bao giờ suy tàn. ‘Kẻ Ngốc’ là cái họa xã hội. Dostoevsky trách nhiệm về tội ác và hình phạt của lương tâm cho một con người có ý thức trước hoàn cảnh đất nước.

 

Mỗi khi đọc những tác phẩm của Dos, chúng ta không còn thấy tính chất hư cấu nhào nặn theo con chữ qua từng nhân vật trong truyện mà giới thiệu một hình ảnh lý tưởng cho tương lai –Không ai nghĩ đến điều nầy. Đúng! bởi; chúng ta không thấy một Myshkin và những nhân vật khác với những dẫn dụ sao lại (copies); thay vì chúng ta cảm nhận được một cái gì cố hữu , mà nói; ‘Xuyên qua được đây thì chúng ta vượt qua được, đấy là định mệnh của chúng ta’ / Throught this we must pass, this is our destiny. Hay hơn là phải lấy một câu thơ vần hay ngạn ngữ xuôi để dẫn chứng, thí dụ: ‘chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau’ tức là đạp lên cái thông thường đã dẫn, thời không còn là ngôn từ cho một lối viết mới.Dostoevsky sáng tạo để đạt tới một kỹ thuật viết vừa tinh tế vừa sâu xa mà rất ít nhà văn xưa nay xử dụng một cách thẩm mỹ như thế.Vì vậy; văn chương của Dostoevsky sống mãi đồng thời là chứng tích lịch sử văn học thế giới.

 

Nói rút lại; ‘Kẻ Ngốc’ là nói đến tương lai mà tương lai là không chắc, nhưng con đường đó đã bày ra ở đây một cái gì không còn là mơ hồ, tối nghĩa mà nâng lên một giá trị tinh thần tuyệt hảo. ‘Kẻ Ngốc’ đưa dẫn qua vai trò Myshkin với một ý nghĩa khác là ‘ma thuật / magical’ như thể chấp nhận một sự rối loạn tâm can. Trở lại những gì gọi là rối loạn, những gì vô ý thức, những gì vô thể thống biến con người thành con vật như thời hoang sơ. Không còn một trật tự xã hội và gia đình còn lại ở đây, không còn được coi là sanh vật tự nhiên như thuở ban đầu. Thế nhưng nhờ đó mà chúng ta định hướng cho chính chúng ta, bỏ tìm kiếm nguồn cội mà chúng ta đang sống, quên đi những bản năng tự có và những gì có thể mở mang được để đảm nhận một khai phá mới hơn, giá trị, đích thực, toàn thiện cho thế giới ngày nay. Không có một chươnng trình nào mở lối cho chúng ta mà chính chúng ta mở lối, có nghĩa rằng không cần có một cách mạng mới có thể đẩy chúng ta mở cái cổng đó mà đòi hỏi một trí tuệ trong sáng, vượt mức thì xuyên thủng mọi trở ngại khác. Trong mỗi chúng ta lặng lẽ đi nhưng đi tới đích. Bởi; chúng ta cần có thời gian để minh định lẽ sống một cách chính đáng, không thể vì ngu xuẩn mà tác hại đến một lý tưởng mà phải đứng trên  biên cương của Myshkin; nơi đây sự thật có thể chấm dứt những gì không thực để bắt đầu một cái gì mới hơn – Each of us for an hour in his life will have to stand on the Myshkin boundary where truths can cease and begin anew. Cũng như Dostoevsky đầy kinh nghiệm trong những giây phút đó trong lúc Dos đối diện với hình phạt và từ những yếu điểm đó Dos đã bùng dậy như một phản kháng, một phản kháng nội tại thức thời trước hoàn cảnh, như đôi mắt chăm chăm của nhà tiên tri vậy.

Trong tác phẩm hư cấu của Dostoevsky có hai cái lực bấu vào chúng ta. Ngoài những gì không dứt và phản kháng là hai yếu tố chính yếu và đối lập những gì ngu xuẩn của kẻ ngốc, phá vỡ những huyền thoại vô tưởng đã chìm lắng vào một tư duy điên rồ.  Đọc những tác phẩm của Dostoevsky mới thấy được chân tướng con người kể cả bên ngoài của con người đều biểu lộ rõ nét. Dos không ngoài là nhà văn mà là một quan tòa phán xét sự thật của tội ác và hình phạt với cái nhìn sâu hoáy vào tâm can lòng dạ con người, ẩn tàng một ngu xuẩn vô cớ; đó là lý do đưa tới ngu xuẩn ‘an absurd reasoning’ cho một con người ngu xuẩn ’the absurd man’.Nhưng; trong những tác phẩm của Dos vấn đề chính là đối xử thẳng thắng bằng một cảm thức của con người cao thượng và một ý niệm mới mẻ thuộc về hiện hữu triết học được đem ra luận bàn ./.

 

 (ca.ab.yyc. 1/9/2014)

* Dostoevsky Fyodor (1821-1881) Nhà văn Nga.

SÁCH ĐỌC: ‘The Idiot‘ by Dostoevsky. Trans. by Zapiski . Dover Thirft Editions. NY. USA 1992.

ĐỌC THÊM; ‘Hồi Ký Viết Dưới Hầm của Dostoevsky’ tiểu luận của võcôngliêm trên báo mạng và giấy hoặc email: lvocong@hotmail.com.

 

TRANH VẼ: ‘Dáng Nằm  Số 9 / Reclining Figure # 9’ . Khổ 12’ X 16’ trên giấy cứng. Acrylics + Mixed. Vcl# 3082014.

 

                                                                           

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 4184
Ngày đăng: 06.09.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nghĩ về Văn Hóa Tâm Linh và Tín Ngưỡng ngày nay. - Mặc Phương Tử
Giải pháp nào vì giới trẻ ngày nay - Tuấn Giang
Vào với thơ - Võ Công Liêm
Zarathustra (II) Thốt như thế đấy - Võ Công Liêm
Trường sinh & Giải thoát - Hồ Dụy
Đồng dạng và giới tính - Võ Công Liêm
Lại nói chuyện thi cử - Phan Văn Thạnh
Thơ Mới hiện nay cần những phẩm chất gì? - Nguyễn Đức Tùng
Niềm tin và lòng xót thương trong tinh thần Phật Giáo ngày nay - Võ Công Liêm
Ba tháng – Mười bốn năm và những cuộc thiên di - Trần Hoài Anh
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)